Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá vai trò thang điểm NEWS trong dự báo biến cố lâm sàng sớm ở bệnh nhân sau khi chuyển khỏi khoa điều trị tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ THANG ĐIỂM NEWS TRONG DỰ BÁO BIẾN CỐ
LÂM SÀNG SỚM Ở BỆNH NHÂN SAU KHI CHUYỂN KHỎI
KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC
Kiều Văn Khương1
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu nhằm xác định vai trò của thang điểm cảnh báo sớm (NEWS: National
Early Warning Score) tại thời điểm chuyển khỏi hồi sức trên 220 bệnh nhân tại Khoa Điều trị
Tích cực, Bệnh viện Quân y 103 để dự báo biến cố sớm trong 24 giờ. Phương pháp: tiến cứu,
mô tả quan sát, cắt ngang. Kết quả: tỷ lệ xảy ra biến cố trong 24 giờ đầu 7,3%. Thang điểm
NEWS là yếu tố tiên lượng độc lập các biến cố sớm sau khi chuyển khỏi khoa hồi sức
(OR 2,25; 95%CI 1,83 - 2,78; p < 0,001). Kết luận: giá trị NEWS ≥ 7 là điểm cắt tốt nhất
(độ nhạy 90,21%, độ đặc hiệu 84,06%) phát hiện biến cố sớm trong vòng 24 giờ của bệnh nhân
sau chuyển khỏi khoa hồi sức.
* Từ khóa: Hồi sức cấp cứu; Thang điểm NEWS; Bệnh nhân chuyển khỏi hồi sức; Biến cố.

Evaluation the Role of NEWS Scale to Predict Early Clinical
Worsening in Patients after Intensive Care Unit Transfer
Summary
Objectives: To determine the role of the National Early Warning Score at intensive care unit
discharge in 220 patients of intensive care unit in 103 Military Hospital and to predict the
development of worsening in clinical within 24h. Methods: A prospective, observational crosssectional study. Results: The incidence of early clinical deterioration after intensive care unit
discharge was 7.3%. NEWS was an independent predictor for early clinical deterioration after
intensive care unit transfer (OR 2.25; 95%CI 1.83 - 2.78; p < 0.001). A National Early Warning
Score ≥ 7 showed a sensitivity of 90.21% and a specificity of 84.06% to detect an early clinical
deterioration after intensive care unit discharge. Conclusion: Among intensive care unit patients
who were transferred from intensive care unit, a National Early Warning Score ≥ 7 showed
the best sensitivity and specificity to detect early clinical deterioration 24h after intensive care
unit discharge.
* Keywords: Intensive care; National Early Warning Score; Discharge patient; Deterioration.


1. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi: Kiều Văn Khương ()
Ngày nhận bài: 10/10/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/01/2019
Ngày bài báo được đăng: 13/02/2019

88


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thực tế, do hạn chế về nguồn lực
cũng như cách thức sử dụng nguồn lực
hồi sức tối ưu nên việc áp dụng các tiêu
chuẩn bệnh nhân (BN) vào - ra khỏi hồi
sức có thể có lợi trong chăm sóc và cải
thiện mức độ an toàn cho người bệnh.
Mặc dù các tiêu chuẩn BN nhập viện vào
khoa hồi sức rất rõ, nhưng các tiêu chuẩn
ổn định để chuyển ra khỏi khoa hồi sức
đôi khi rất khó quyết định. Nhìn chung,
chuyển BN khỏi hồi sức quá sớm dẫn tới
sớm nhập lại khoa hồi sức và tăng tỷ lệ tử
vong tại khoa hồi sức. Đã có một số bảng
đặc điểm, tiêu chuẩn lâm sàng chuyển
BN khỏi khoa hồi sức để dự phòng biến
cố sớm sau khi chuyển. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều hạn chế phức tạp trong thực
hành lâm sàng.
Bảng điểm National Early Warning
Score (NEWS) là một thang điểm tính gộp

đơn giản dựa trên 6 dấu hiệu sinh tồn và
nồng độ oxy khí thở vào tại thời điểm
chuyển khoa hồi sức của BN. Giá trị
NEWS càng cao, BN càng nặng và nguy
cơ có kết cục không mong muốn cũng
cao hơn. Số lượng BN nằm tại hồi sức
thường đông, nhu cầu nhận BN mới từ
khoa cấp cứu và các khoa trong Bệnh
viện Quân y 103 rất lớn. Chuyển BN khỏi
khoa hồi sức phụ thuộc vào bác sỹ trực
hồi sức. Do đó, biến cố sau khi chuyển rất
dễ xảy ra nếu không theo dõi sát bệnh
nhân. Nghiên cứu này dùng thang điểm
NEWS ngay trước khi chuyển BN ra khỏi
khoa hồi sức để dự đoán biến cố lâm
sàng sớm trong 24 giờ sau chuyển.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
220 BN phân nhóm theo nguyên nhân
sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp cấp, suy
thận cấp, suy tim vào khoa hồi sức, điều
trị ổn định sau đó chuyển chuyên khoa
điều trị tiếp.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
* Tiêu chuẩn đánh giá:
- Các hình thức chuyển khỏi khoa hồi
sức bao gồm theo kế hoạch (bác sỹ khoa

hồi sức đánh giá đầy đủ tiêu chuẩn
chuyển khỏi hồi sức khi điểm bệnh buổi
sáng), không theo kế hoạch (chuyển BN
khi cần giường khoa hồi sức ngay lập
tức, hầu hết những BN này được bác sỹ
trực đánh giá trong tình trạng ổn định
lâm sàng).
- Biến cố sớm: triệu chứng suy hô hấp
cấp hoặc suy tuần hoàn cấp trong vòng
24 giờ sau chuyển. Suy hô hấp cấp: có
nhu cầu đặt ống nội khí quản (NKQ),
thông khí xâm nhập, liệu pháp oxy dòng
cao. Suy tuần hoàn cấp: tụt huyết áp cần
dùng thuốc co mạch hoặc tăng sức bóp.
- Thang điểm NEWS gồm 7 thông số:
tần số thở, SpO2, thở oxy, nhiệt độ, nhịp
tim, huyết áp tâm thu và rối loạn ý thức
(bảng 1). Phân 3 mức độ theo thang điểm
NEWS: nguy cơ thấp (0 - 4 điểm), nguy
cơ vừa (5 - 6 điểm), nguy cơ cao (≥ 7 điểm).
Ngoài ra, mức độ chăm sóc hồi sức phù
hợp với mức độ điểm NEWS.
89


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
Bảng 1: Thang điểm cảnh báo sớm NEWS.
Thông số

3


Tần số thở

≤8

SpO2

≤ 91

Thở O2 (l/phút)

92 - 93

1

0

9 - 11

12 - 20

94 - 95

≥ 96



Nhiệt độ

≤ 35


Huyết áp tâm thu

≤ 90

Nhịp tim

≤ 40

Mức độ ý thức

2

91-100

1

2

3

21 - 24

≥ 25

Không
35,1 - 36,0

36,1 - 38


101 - 110

111 - 219

41 - 50

51 - 90
Thức tỉnh

38,1 - 39

≥ 39
≥ 220

91 - 110

111 - 130

≥ 131
Chỉ nói, đau,
không đáp ứng

* Xử lý số liệu: biểu diễn biến liên tục bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn hoặc
trung vị với GTNN-GTLN; biến rời rạc biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm; so sánh đặc
điểm triệu chứng lâm sàng bằng test khi bình phương; dùng test Fisher, test MannWhitey và test t- student phù hợp. Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến đánh giá mối
tương quan giữa các triệu chứng với kết cục lâm sàng tiên phát. Các biến tương quan
có ý nghĩa trong phân tích đơn biến được phân tích đa biến. Dùng tất cả các biến,
OR và CI xác định yếu tố tiên lượng độc lập dự báo biến cố lâm sàng sớm. Phân tích
đường cong ROC của thang điểm NEWS, chỉ số Youden tính điểm cắt tốt nhất dự báo
kết cục tiên phát. Mức p < 0,05 khác biệt có ý nghĩa. Dùng phần mềm Medcalc 17.1

phân tích số liệu.
Sơ đồ nghiên cứu

90


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 2: Đặc điểm chung và điểm NEWS của nhóm nghiên cứu.
Nhóm có
biến chứng
(n = 15)

Nhóm không
biến chứng
(n = 205)

p

50,66 ± 10,71

49,36 ± 9,61

0,71

20 (60,7)

119 (63,7)

0,40


23 (14 - 31)

22 (12 - 33)

0,52

Sốc nhiễm khuẩn

2 (13,3)

33 (16,1)

< 0,02

Suy hô hấp cấp

10 (66,7)

135 (65,8)

< 0,05

Suy thận cấp

1 (6,7)

15 (7,3)

< 0,05


Suy tim

2 (13,3)

22 (10,7)

< 0,01

Chuyển khoa theo
kế hoạch

0 (0)

126 (61,5)

< 0,001

Chuyển khoa không
theo kế hoạch

15 (100)

79 (38,5)

< 0,001

Điểm NEWS khi chuyển ra khỏi khoa hồi sức
(X ± SD; GTNN-GTLN)


8 (3 - 11)

3 (0 - 13)

< 0,001

Đặc điểm
Tuổi trung bình (năm)
Giới nam (n, %)
Điểm APACHE II (X ± SD; GTNN-GTLN)

Nguyên nhân (n, %)

Kiểu chuyển khoa (n, %)

Qua nghiên cứu 220 BN vào khoa hồi sức điều trị ổn định, sau đó chuyển chuyên
khoa thấy: tuổi trung bình 50, chủ yếu là nam (> 60%), nguyên nhân chính vào khoa
hồi sức là suy hô hấp cấp. Khác biệt về nguyên nhân, kiểu chuyển khoa và điểm
NEWS giữa hai nhóm có ý nghĩa. 15 BN (7,3%) sau khi chuyển khỏi khoa hồi sức
ở nhóm chuyển khoa không theo kế hoạch có biến cố sớm. Hiện nay, tại Việt Nam,
Bộ Y tế chưa ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn BN chuyển khỏi hồi sức. Do đó, quyết định
chuyển bệnh vẫn dựa trên quyết định của bác sỹ hồi sức. Nhiều nghiên cứu chỉ ra,
áp lực công việc và nhu cầu giường bệnh ảnh hưởng quyết định này, dẫn đến có BN
phải chuyển khoa quá sớm. Một số nghiên cứu ghi nhận việc chuyển khoa sớm liên
quan đến biến cố lâm sàng, chuyển lại hồi sức và tăng tỷ lệ tử vong [1]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN chuyển khoa không theo kế hoạch chiếm (15+79)/220 BN
(42,7%). Reese J nghiên cứu 279 BN nằm ở khoa hồi sức thấy chuyển khoa không
theo kế hoạch chiếm 36% [2]. Tỷ lệ này thấp hơn của chúng tôi, phải chăng do đặc thù
công việc, số lượng BN đông và áp lực công việc lớn ở khoa hồi sức chung tại Bệnh
viện Quân y 103. Biến cố sau chuyển xảy ra chủ yếu ở kiểu chuyển khoa này. Lý do

chuyển khoa chủ yếu do áp lực thiếu giường bệnh, máy móc trang thiết bị theo dõi và
khối lượng công việc hồi sức quá lớn (đôi khi do phải tiếp nhận cả BN cấp cứu vào
trực tiếp), tương tự nghiên cứu của Goldfrad C [3].
91


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy đơn biến và đa biến yếu tố dự báo biến cố sớm
của nguyên nhân vào khoa hồi sức.
Phân tích đơn biến
Nguyên nhân

Phân tích đa biến

OR

95%CI

p

OR

95%CI

p

Suy hô hấp cấp

0,70


0,34 - 1,44

0,40

0,6

0,24 - 1,33

0,4

Suy thận cấp

0,23

0,06 - 0,79

0,03

0,17

0,04 - 0,64

< 0,01

Suy tim

0,88

0,42 - 1,86


0,80

0,78

0,31 - 1,75

0,83

Nguy cơ trên mỗi điểm NEWS

2,25

1,83 - 2,78

< 0,001

2,52

1,97 - 3,25

< 0,001

Độ nhạy

Suy thận cấp và điểm NEWS là những yếu tố tiên lượng độc lập dự báo biến cố
sớm. Kết quả nghiên cứu này cho thấy nguy cơ dự báo biến cố sớm ở nhóm nguyên
nhân suy thận cấp và nguy cơ trên mỗi điểm NEWS tăng có ý nghĩa. Nghiên cứu của
Jo Y.S trên 343 BN hồi sức thấy yếu tố nguy cơ liên quan tăng khả năng xảy ra biến cố
chuyển lại khoa hồi sức là giới tính (OR 3,17, 95%CI: 1,29 - 8,48), lọc máu liên tục tại
khoa hồi sức (OR 2,78, 95%CI: 0,85 - 9,09) và một số yếu tố khác như tiền sử đái tháo

đường, số lượng bạch cầu khi rút ống nội khí quản, nhịp tim trước chuyển khỏi khoa
hồi sức [4]. Nghiên cứu của chúng tôi thấy NEWS là công cụ duy nhất dự báo biến
cố sớm (OR 2,52; 95%CI: 1,97 - 3,25; p < 0,001).

Độ đặc hiệu

Hình 1: Giá trị điểm cắt của thang điểm NEWS dự báo biến cố sớm sau khi
chuyển ra khỏi khoa hồi sức.
92


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2019
Diện tích dưới đường cong của thang
điểm NEWS là 0,92 ± 0,01, độ đặc hiệu
84,06%; độ nhạy 90,21%. Xác định chỉ số
Youden thấy giá trị NEWS ≥ 7 là điểm cắt
tốt nhất (độ đặc hiệu 84,06%; độ nhạy
90,21%) để dự đoán biến cố sớm.
Thang điểm NEWS hiện đã được
RCPL áp dụng theo dõi biến cố lâm sàng
và điều chỉnh mức độ chăm sóc hồi sức
[5]. Trong nghiên cứu này, nhóm xảy ra
biến cố lâm sàng sau khi chuyển khỏi
khoa hồi sức có điểm NEWS trung bình 8
(nhỏ nhất 3, lớn nhất 11). Những đối
tượng này có thể có rối loạn sinh lý đang
được điều chỉnh nên dễ xảy ra biến cố
cao. Sau khi tính diện tích dưới đường
cong của NEWS và tìm điểm cắt thấy giá
trị NEWS ≥ 7 có nguy cơ cao xảy ra biến

cố sau chuyển. Nghiên cứu của Smith
G.B [6] thấy diện tích AUC của NEWS
cho yếu tố nguy cơ xảy ra biến cố ngừng
tim là 0,722 (0,685 - 0,759), các biến cố
khác là 0,873 (0,866 - 0,879). Giá trị này
thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi,
do thời điểm đánh giá khi BN nhập khoa
hồi sức vẫn còn trong tình trạng nặng.
Như vậy, cần tăng mối quan tâm tới an
toàn của BN trước chuyển khoa. Nên có
cảnh báo cho BN có nguy cơ cao (NEWS
> 6), tăng cường theo dõi tại các chuyên
khoa tiếp nhận BN, kịp thời phát hiện
sớm các biến cố trong 24 giờ sau chuyển.
Thang điểm NEWS hiện đã được RCPL
áp dụng theo dõi biến cố lâm sàng và
điều chỉnh mức độ chăm sóc hồi sức [5].

KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 7,3% BN
xảy ra biến cố sớm trong 24 giờ. Điểm
NEWS ≥ 7 tại thời điểm chuyển khỏi
khoa hồi sức là yếu tố tiên lượng tốt, có
độ nhạy, độ đặc hiệu cao dự báo biến cố
sớm.
Kiến nghị: nên đưa thang điểm NEWS
vào đánh giá BN trước khi chuyển BN ra
khỏi hồi sức về các chuyên khoa để đảm
bảo an toàn, phát hiện sớm biến cố trong
24 giờ đầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M.E. Readmission to intensive care: a
review of the literature. Aust Crit Care. 2006,
19 (3), pp.96-98; 100-104.
2. Reese D, Blanchard Bajaj. Rate of
preventable early unplanned intensive care
unit transfer for direct admissions and emergency
department admissions. Hosp Pediatr. 2015,
Jan, 5 (1), pp.27-34.
3. Goldfrad C R.K. Consequences of
discharges from intensive care at night.
Lancet. 2000, 355 (9210), pp.1138-1142.
4. Jo Y.S, L.Y, Park J.S, Yoon H.I, Lee J.H,
Lee C.T, Cho Y.J. Readmission to medical
intensive care units: risk factors and prediction.
Yonsei Med J. 2015, Mar, 56 (2), pp.543-549.
5. McGinley A P.R. A national early
warning score for acutely ill patients BMJ.
2012, Aug, 8, p.345:e5310.
6. Smith G.B, Meredith P, Schmidt P.E,
Featherstone P.I. The ability of the National
Early Warning Score (NEWS) to discriminate
patients at risk of early cardiac arrest,
unanticipated intensive care unit admission,
and death. Resuscitation. 2013, Apr, 84 (4),
pp.465-470.

93




×