Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

13 kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về phòng chống bệnh tay chân miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.12 KB, 10 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nghiên cứu Y học

13 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA CÁC BÀ MẸ
VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Võ Thị Tiến*, Tạ Văn Trầm*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ có con bị bệnh tay chân miệng và xác
định mối liên quan giữa các yếu tố: Đặc điểm dân số- xã hội với kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống
bệnh tay chân miệng.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Đa số bà mẹ biết về nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng, hiểu biết về vi rút gây bệnh, biết khi trẻ
bị sốt, loét miệng, nổi bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân nhưng các dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân
miệng vẫn còn biết ít. Trong chăm sóc sức khoẻ tại nhà khi trẻ sốt, đa số đã biết thực hành đúng. 92% bà mẹ biết
rằng tay chân miệng là 1 bệnh nguy hiểm, còn 8% không biết rõ về bệnh tay chân miệng. Có sự liên quan giữa
kiến thức, thái độ với hành vi phòng chống bệnh tay chân miệng; giữa tuổi, trình độ văn hoá và nghề nghiệp với
sự hiểu biết về phòng chống bệnh tay chân miệng.
Kết luận: Cần tăng cường giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhất là các bà mẹ về tay chân miệng.
Từ khóa: Bệnh tay chân miệng.

ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF MOTHERS IN HAND, FOOT AND MOUTH
DISEASE PREVENTION
Vo Thi Tien, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 83 - 86
Object: Assess knowledge, attitudes, and practice of mothers of children with hand foot and mouth disease
and determine the relationship between these factors: the socio-demographic characteristics with knowledge,
attitude, behavior prevention hand foot and mouth disease.
Methods: Cross –sectional description study.
Result: Most mothers know about the cause of hand foot and mouth disease, understanding of the virus,


when a child has a fever, mouth ulcers, floating bubbles palms, soles of the feet but the signs of getting worse of
hand foot and mouth disease still knowless. In health care at home when they are fever, majority know right
practice. 92% of mothers know that hand foot and mouth disease is one of serious diseases, while 8% did not know
about hand foot and mouth disease. There is a link between knowledge, attitudes and acts of hand foot and mouth
disease prevention; between age, educational level and occupation with the understanding of prevention of hand
foot and mouth disease.
Conclusion: Need to strengthen public health education, especially mothers of hand foot and mouth disease.
Key word: Hand foot and mouth disease.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm,
lây từ người sang người dể gây thành dịch lớn
* Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
Tác giả liên lạc: CN Võ Thị Tiến,

ĐT: 0913 771 779,

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

do vi rút đường ruột gây ra. Tác nhân gây bệnh
thường gặp là Coxsackie vi rút A 16 và
Enterovirus 71(1). Bệnh xảy ra quanh năm hầu
hết các tỉnh thành. Bệnh tăng cao vào tháng 3- 5

Email:

83


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

và tháng 9-10 hàng năm. Bệnh thường gặp ở trẻ
em dưới 5 tuổi, tập trung nhiều nhất trẻ dưới 3
tuổi. Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có
thuốc chủng ngừa cũng như chưa có thuốc điều
trị đặc hiệu(2). Do đó, việc giáo dục sức khỏe cho
người dân hiểu được cách phòng ngừa cho bản
thân, gia đình và cộng đồng. Cũng như giảm tỉ
lệ mắc bệnh và tử vong, việc nâng cao kiến thức
cho cộng đồng về hoạt động phòng chống bệnh
tay chân miệng là một hoạt đông cần thiết(Error!
Reference source not found.). Vả lại các bà mẹ ở nước ta giữ
vai trò chính trong việc chăm sóc trẻ em và trẻ
bệnh. Họ là những người phải được am hiểu về
triệu chứng, dấu hiệu trở nặng để đưa trẻ đến
bệnh viện điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của các
bà mẹ có con bị bệnh tay chân miệng và xác
định mối liên quan giữa các yếu tố: Đặc điểm
dân số- xã hội, kiến thức, thái độ, hành vi phòng
chống bệnh tay chân miệng.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích với cỡ
mẫu là 400.
Số liệu được thu thập dựa theo một bảng

câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Các biến số về hiểu
biết, thái độ, hành vi sẽ được thống kê để tính
tần suất bằng phương pháp thống kê y học.

KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số - xã hội của các bà mẹ
Đặc điểm
Tuổi

Nghề nghiệp

Trình độ

84

< 20t
21t - 29t
> 30t
CNV
Nội trợ
Làm ruộng
Buôn bán
Khác
Mù chữ
Cấp I
Cấp II
Cấp III, CĐ,ĐH,TH

n
40

208
152
188
48
86
44
34
05
105
224
66

%
10
52
38
44
12
21,5
11
8,5
1,25
26,25
56
16,5

Đặc điểm
Địa chỉ

Tp. Mỹ Tho

Huyện
Nơi Khác

n
112
240
48

%
28
60
12

* Nhận xét: Đa số các bà mẹ < 30 tuổi, 44%
nghề nghiệp là công nhân viên, 82% trình độ >
cấp II và 60% bệnh nhân ở tuyến huyện.
Bảng 2. Tỉ lệ bà mẹ biết bệnh tay chân miệng
Đặc điểm

Không

n
328
72

%
82
18

Bảng 3. Nguồn thông tin về bệnh TCM mà các bà mẹ

nhận được
Nguồn thông tin
Sách báo
TV
Radio
NVYT
Khác

n
132
320
56
64
58

%
42
80
44
16
14,5

Bảng 4. Hiểu biết của các bà mẹ về nguyên nhân
Bệnh TCM
Nguyên nhân
Vi rút
Vi khuẩn
Vi trùng
Nấm


n
216
120
56
08

%
54
30
14
2

Bảng 5. Hiểu biết của các bà mẹ về đường lây bệnh
TCM
Đường lây
Ăn uống
Dịch tiết
Truyền máu

n
248
136
16

%
62
34
4

Bảng 6. Hiểu biết của bà mẹ về mức độ nguy hiểm

bệnh TCM
Mức độ nguy hiểm

Không
Không biết

n
368
24
08

%
92
6
2

Bảng 7. Kiến thức của các bà mẹ về lứa tuổi dễ mắc bệnh
TCM
Lứa tuổi
< 2t
2 - 5t
> 5t

n
144
240
16

%
36

60
4

Bảng 8. Kiến thức của các bà mẹ về triệu chứng bệnh TCM
Triệu chứng
Bóng nước lòng bàn tay

n
272

%
68

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Triệu chứng
Bóng nước lòng bàn chân
Bóng nước mông
Lở miệng

n
232
96
208

%
58
24

52

Bảng 9. Hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu bệnh TCM cần
đưa vào bệnh viện
Dấu hiệu cần nhập viện
Sốt
Chới với
Giật mình
Đi lảo đảo
Ngồi không vững
Run tay,yếu chi
Nôn ói
Tiêu chảy

n
360
112
88
40
82
74
38
22

%
90
28
22
10
20,5

18,5
9,5
5.5

Bảng 10. Hiểu biết của bà mẹ về khả năng tái phát bệnh
TCM
Khả năng tái phát

Không
Không biết

n
264
72
64

%
66
18
16

Bảng 11. Kiến thức của các bà mẹ về biện pháp phòng bệnh
TCM
Biện pháp
Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh môi trường
Vệ sinh vật dụng

n
256

114
200

%
64
28,5
50

Bảng 12. Hiểu biết của các bà mẹ về các dung dịch rửa tay
Dung dịch
Nước sạch
Nước muối
Nước đun sôi
Nước xà phòng

n
64
08
08
320

%
16
2
2
80

Bảng 13. Hiểu biết của các bà mẹ về các dung dịch sát
khuẩn
Dung dịch

Alcol
Xà phòng
Xanh methylen
Chloramin B 2%

n
104
192
32
128

%
26
48,5
8
32

BÀN LUẬN
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Đa số đối tượng trong diện tuổi 21-29 tuổi
chiếm 52%; nghề nghiệp chủ yếu là công nhân
viên (44%), làm ruộng (21%); trình độ văn hóa
đa số là cấp II trở lên (> 80%). Do đó, trong công
tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cần chú ý
ngôn ngữ phải hết sức đơn giản, dễ hiểu, tránh

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học


dùng nhiều từ chuyên môn; các tờ bướm tuyên
truyền cần dùng hình ảnh, ít câu chữ, phù hợp
với ngôn ngữ thường dùng ở địa phương và
chú ý thời điểm và hình thức tuyên truyền thích
hợp cho đối tượng là nội trợ và nông thôn.

Kiến thức của các bà mẹ
54% bà mẹ biết nguyên nhân gây bệnh TCM
là vi rút, vẫn có khoảng 29% cho rằng bệnh tay
chân miệng là do vi khuẩn gây ra, 15% vi khuẩn
và 2% nghỉ là do nấm.
Hiểu biết về virus gây bệnh: 96% bà mẹ biết
là do ăn uống và dịch tiết. Đây là kiến thức hiểu
biết tốt của các bà mẹ. Tuy nhiên vẫn còn tỉ lệ
khoảng 4% người dân hiểu chưa đúng về tác
nhân gây bệnh là do truyền máu, cần phải được
tăng cường giáo dục sức khỏe.
Hiểu biết về những dấu hiệu của bệnh TCM:
90% bà mẹ đã biết với bệnh TCM khi trẻ sốt cao,
50% biết TCM có chới với và giật mình. Tuy
nhiên, các dấu hiệu bệnh nặng như: nôn ói và
giật mình (22%); thở rút ngực, mạch nhanh, ngồi
không vững, đi loạng choạng chỉ chiếm khoảng
54%. Do đó, trong truyền thông giáo dục sức
khoẻ cần nhấn mạnh các dấu hiệu báo động
bệnh TCM nặng để người dân có thể đem con
mình đến cơ sở y tế kịp thời.
92% bà mẹ biết rằng TCM là 1 bệnh nguy
hiểm, còn 8% không biết rõ về bệnh TCM.
Các biện pháp phòng bệnh: 64% bà mẹ biết

rằng cần phải vệ sinh cá nhân, 50% vệ sinh vật
dụng, 28,5% vệ sinh môi trường để phòng bệnh.
Về nguồn thu nhận kiến thức bệnh TCM:
Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận sự hiểu biết
của các bà mẹ chủ yếu từ các phương tiện thông
tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền
hình chiếm tổng cộng trên 80%. Chức năng
truyền thông giáo dục sức khoẻ của cán bộ y tế
chiếm tỉ lệ khiêm tốn 14% trong việc cung cấp
kiến thức cho người dân về bệnh TCM. Điều
này cho chúng ta thấy rằng dùng cộng đồng để
giáo dục cộng đồng đã cho một kết quả tương
đối tốt. Các phương tiện thông tin đã góp phần
đáng kể vào giáo dục sức khỏe người dân, cần
được phát huy và hoàn thiện. Bên cạnh đó, các

85


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

tuyến y tế cần quan tâm hơn trong công tác
tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cộng đồng.

khoẻ tại nhà khi trẻ sốt, đa số đã biết thực hành
đúng.

Thái độ của bà mẹ đối với các biện pháp

phòng ngừa bệnh TCM

92% bà mẹ biết rằng TCM là 1 bệnh nguy
hiểm, còn 8% không biết rõ về bệnh TCM.

80% bà mẹ thừa nhận rửa tay bằng xà
phòng. 20% các bà mẹ đồng ý rửa tay bằng nước
sạch, nước muối, nước đun sôi để nguội.

Có sự liên quan giữa kiến thức, thái độ với
hành vi phòng chống bệnh TCM; giữa tuổi,
trình độ văn hoá và nghề nghiệp với sự hiểu biết
về phòng chống bệnh TCM.

Các yếu tố liên quan đến sự hiểu biết của
các bà mẹ
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
nhóm tuổi, nghề nghiệp với kiến thức của các bà
mẹ. Trên 52% bà mẹ ở nhóm tuổi 21 – 29 có hiểu
biết tốt về bệnh TCM.
Có sự liên quan giữa kiến thức và thái độ,
hành vi phòng chống bệnh TCM. Điều này cho
chúng ta khẳng định phòng chống bệnh TCM
dựa vào cộng đồng luôn luôn bắt đầu với công
tác truyền thông giáo dục sức khoẻ nhằm thay
đổi nhận thức và thái độ của cộng đồng về
nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí và phòng
ngừa bệnh TCM.

KẾT LUẬN

Đa số bà mẹ biết về nguyên nhân gây bệnh
TCM, hiểu biết về vi rút gây bệnh, biết khi trẻ bị
sốt, loét miệng, nổi bóng nước lòng bàn tay,
lòng bàn chân nhưng các dấu hiệu trở nặng của
bệnh TCM vẫn còn biết ít. Trong chăm sóc sức

86

Qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn nói
lên rằng: hiểu biết của cộng đồng, nhất là của
các bà mẹ về bệnh TCM là vấn đề quyết định
đến bệnh tật và sự sống còn của con mình. Có
nhiều yếu tố tác động đến sự hiểu biết của các
bà mẹ. Để làm giảm tỉ lệ bệnh và tử vong, cộng
đồng cần phải biết triệu chứng của bệnh TCM.
Để phòng chống bệnh có hiệu quả, cộng đồng
cần phải biết các biện pháp làm giảm nguồn lây
nhiễm cách ly hợp lý và cách thực hiện các biện
pháp đó như thế nào. Hãy làm trước những việc
nằm trong tầm tay chúng ta và đem lại nhiều
hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Chen KT (2007). Epidemiologic Features of hand foot mouth
diseaase and Herpangina caused by Enterovirus 71 in Taiwan

1999-2005, PEDIATRIC Vol.120 No 2, pp e224 – e252.
Lu HK, Lin TY, Hsia SH (2004). Prognostic implications of
myoclonic jerk in children with enterovirus infection. J Microbil
Immunol Infect, 37: 82-87.
Phan Văn Tú (2007). Epidemiologic and Virologic investigation
of hang foot mouth disease, Southern Vietnam, vol 13, 11: 17331741.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nghiên cứu Y học

14 TỈ LỆ THỪA CÂN – BÉO PHÌ Ở NHÓM TRẺ 4 – 6 TUỔI
TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO TIỀN GIANG NĂM 2012
Trần Phương Bình*, Tạ Văn Trầm*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 4-6 tuổi trong các trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang.
Phương phápnghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Đa số các gia đình có 1 con hoặc 2 con. 90,13% trẻ sống chung với cả cha và mẹ. Phần lớn trẻ sinh
đủ tháng (82,53%) và cân nặng lúc sinh là bình thường (94,40%). Tỉ lệ bú sữa mẹ là khá cao 99,07%, tỉ lệ bú
sữa mẹ hoàn toàn chỉ chiếm 19,87%. Tỉ lệ bú mẹ trên 12 tháng là 68%. Thời điểm cho ăn dặm chiếm tỉ lệ nhiều
nhất là trên 6 tháng, chiếm 53,47%, tỉ lệ cho ăn dặm sớm trước 4 tháng là 4%. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 4-6
tuổi đang học mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012 là 21,24%. Trong đó tỉ lệ trẻ thừa cân
là 9,07%, tỉ lệ trẻ béo phì là 12,17%.
Kết luận: Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi đang học mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang
năm 2012 là 21,24%.

Từ khóa: Thừa cân, béo phì.

ABSTRACT
Prevalence of OVERWEIGHT, OBESITY AMONG CHILDREN 4-6 YEARS OLD IN MY THO CITY, TIEN
GIANG PROVINCE IN 2012
Tran Phuong Binh, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 87 92
Objective: To identify the rate of overweight and obesity in children 4-6 years old in My Tho city, Tien
Giang province.
Methods: Cross-sectional description.
Results: Most families have one or two children. 90.13% of children living with both parents. The majority
of full-term infants (82.53%), and birth weight was normal (94.40%). Breastfeeding rate is quite high 99.07%,
the rate of exclusive breastfeeding accounts for 19.87%. Breastfeeding rate over 12 months was 68%. Weaning
time for the most percentage is more than six months, accounting for 53.47%, the rate for solid foods before 4
months of 4%. The rate of overweight and obesity in 4-6 year-old kindergarten children in the city of My Tho,
Tien Giang province in 2012 is 21.24%. In which the rate of overweight children is 9.07%, the rate children
obesity is 12.17%.
Conclusion: The rate of overweight and obesity in 4-6 year-old kindergarten children in the city of My Tho,
Tien Giang province in 2012 is 21.24%.
Key words: Overweight, obesity.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng thừa cân và béo phì đang trở
thành mối đe dọa đến sức khỏe con người, đang

ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới,
không chỉ ở các nước phát triển mà còn xuất
hiện cả ở các nước đang phát triển với một tỉ lệ
khá cao. Bên cạnh đó, xu hướng béo phì ngày

* Trường Cao Đẳng Y Tế Tiền Giang

Tác giả liên lạc: ĐD Trần Phương Bình, ĐT: 0913 771 779, Email:

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

87


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

càng gia tăng ở trẻ em Tại Mỹ, trong khoảng
thời gian từ năm 1971-1974 đến năm 2007-2008,
tỉ lệ trẻ béo phì gia tăng ở các nhóm tuổi như
sau: từ 5% lên 10,4% ở nhóm trẻ 2-5 tuổi, 4% lên
19,6% ở trẻ 6-11 tuổi, 6,1% lên 18,1% ở nhóm 1219 tuổi. Tại Việt Nam, từ năm 2002 đến 2005, tỉ lệ
trẻ thừa cân và béo phì ở nhóm trẻ 4-5 tuổi tại
các khu đô thị thuộc thành phố Hồ Chí Minh
(TP HCM) gia tăng đáng kể từ 21,4% lên 36,8%(3).
Béo phì ở trẻ em có liên quan đến nhiều vấn đề
về sức khỏe khác nhau, có thể xảy ra ngay hoặc
là yếu tố nguy cơ cho các bệnh lý mạn tính khác
về sau như tăng huyết áp, tăng lipid máu, đái
tháo đường týp 2, ung thư, cơn ngưng thở lúc
ngủ. Trẻ béo phì có nhiều nguy cơ béo phì khi
trưởng thành. Ngoài ra, trẻ béo phì còn gặp rất
nhiều khó khăn về tâm lý. Trẻ thường bị trêu
chọc, bị cô lập, cảm giác tự ti, mặc cảm và khó
hòa nhập vào xã hội. Trẻ cũng gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống sau này khi trưởng thành.

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức
khỏe của con người mà còn là gánh nặng kinh tế
cho mỗi quốc gia. Tại Mỹ, theo Finkelstein, chi
phí chăm sóc y tế cho các trường hợp béo phì
chiếm một phần đáng kể, 147 tỉ đô la Mỹ trong
năm 2008(4). Tại Pháp, chi phí cho việc điều trị
trực tiếp béo phì ước tính khoảng 4,2-8,7 tỉ Franc
Pháp vào năm 1992, chiếm khoảng 0,7-1,5% tổng
chi phí cho chăm sóc y tế(2). Khi tình trạng béo
phì xuất hiện, gia tăng hoạt động thể lực
và/hoặc thay đổi chế độ ăn là cần thiết tuy nhiên
rất khó để có thể đưa cân nặng trở về và duy trì
ở mức bình thường. Do đó, ngăn ngừa sự tăng
cân ở giai đoạn trẻ còn nhỏ được xem là một
chiến lược sẽ gặt hái được những lợi ích sức
khỏe về lâu dài. Mặc dù tỉ lệ béo phì ngày càng
gia tăng ở trẻ em và hậu quả của tình trạng này
là các vấn đề về sức khỏe cũng như gánh nặng
về kinh tế, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá
về tình trạng béo phì ở trẻ em. Vì những lý do
trên, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu
đề tài này nhằm xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì
và các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở
trẻ 4-6 tuổi trong các trường mẫu giáo tại thành

88

phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, lấy đó làm tiền đề
để đưa ra các biện pháp phòng ngừa béo phì

hiệu quả cho trẻ em và để thực hiện các nghiên
cứu sâu hơn về béo phì ở trẻ em trong thời gian
sắp tới.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 4-6 tuổi
trong các trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.

Dân số chọn mẫu
Trẻ 4-6 tuổi đang học tại các lớp được chọn
trong các trường mẫu giáo trực thuộc thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang vào thời điểm nghiên
cứu.

Cỡ mẫu
Công thức:

n = Z2 (1-/2)* p(1-p)/d2

Trong đó:
= 0,05: Xác suất sai lầm loại 1 ( =
0,05)(Chọn khoảng tin cậy 95%,)
d = 0,04 :

Độ chính xác mong muốn


p= 21,2% :
Tỉ lệ thừa cân và béo phì ở
trẻ 4-6 tuổi tại các trường mẫu giáo(7) Theo công
thức trên:
n = 401.
Cỡ mẫu hiệu chỉnh (vì chọn mẫu cụm) với
hệ số thiết kế là 2:
N = 2 x n = 2 x 401 = 802.

Thu thập số liệu
Cân và đo chiều cao trẻ, gởi phiếu câu hỏi
cho cha mẹ trẻ.

Xử lý và phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm WHO AnthroPlus để
xác định trẻ thừa cân béo phì, nhập liệu và phân
tích bằng phần mềm STATA 10.0.

KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 805 trẻ từ 4-6 tuổi đang học
tại các trường mẫu giáo trực thuộc thành phố

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2012, chúng tôi
rút ra những kết quả sau:
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi, giới, số con, thứ tự con và

tình trạng sống chung của trẻ
Biến số
- Tuổi 4 tuổi
5 tuổi
6 tuổi
- Giới
4 tuổi: Nam
Nữ
5 tuổi: Nam
Nữ
6 tuổi: Nam
Nữ
- Số con
1
2
3
4
5
6
- Thứ tự con
Con một
Con cả
Con thứ
Con út
- Tình trạng sống chung
Cha và mẹ
Mẹ
Khác

Biến số

Lao động tay chân, công nhân,
buôn bán nhỏ.
Công nhân viên chức, lao động trí
óc.
Thương gia, chủ doanh nghiệp.
Nội trợ

n
347

%
46,27

169

22,35

14

1,87

220

29,33

521
229

69,47
30,53


n
141
301
363

%
17,52
37,39
45,09

79
62
151
150
185
178

56,03
43,97
50,17
49,83
50,96
49,04

349
348
41
8
2

2

46,52
46,40
5,47
1,07
0,27
0,27

349
88
20
293

46,53
11,73
2,67
39,07

- Thừa cân béo phì mẹ (trước mang thai)
Không thừa cân béo phì
Thừa cân
Béo phì

676
46
28

90,13
6,13

3,73

- Thừa cân béo phì mẹ (hiện tại)
Không thừa cân béo phì
Thừa cân
Béo phì

* Nhận xét: Trẻ 6 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
(45%), nam chiếm tỉ lệ cao hơn ở từng độ tuổi,
đa số các gia đình có ít hơn hoặc bằng 2 con
(93%) và đa phần đều sống chung với cha mẹ
(90,13%).
Bảng 2. Đặc điểm về tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp và thời gian làm việc của mẹ
Biến số
- Tuổi mẹ:
< 35 tuổi
≥ 35 tuổi
- Trình độ học vấn
Không biết chữ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trung cấp-cao đẳng
Đại học-sau đại học
- Nghề nghiệp

Nghiên cứu Y học

n


%

439
311

58,53
41,47

14
69
326
177
92
72

1,87
9,20
43,47
23,60
12,27
9,60

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

- Thời gian làm việc
≤ 48 giờ
> 48 giờ

* Nhận xét: Các Bà mẹ có tuổi dưới 35 chiếm

58,53%, trong đó trình độ học vấn cấp 2 chiếm tỉ
lệ cao nhất (43,47%) và nghề nghiệp là lao động
tay chân, công nhân, buôn bán nhỏ (46,27%).
Bảng 3. Đặc điểm về thừa cân, béo phì của cha, mẹ
trẻ
Biến số
- Thừa cân béo phì cha (hiện tại)
Không thừa cân béo phì
Thừa cân
Béo phì

n

%

417
224
109

55,60
29,87
14,53

703
36
11

93,76
4,80
1,47


588
125
37

78,40
16,67
4,93

* Nhận xét: Tỉ lệ béo phì của cha là 14,53%, tỉ
lệ béo phì của mẹ trước khia mang thai là 1,47%
và tỉ lệ béo phì hiện tại của mẹ là 4,93%.
Bảng 4. Một số đặc điểm trong thời kỳ mang thai
Biến số
- Thuốc lá

Không
- Mức độ tiếp xúc
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không tiếp xúc
- Tăng cân trong thai kỳ
Không nhớ rõ
< 8 kg
8-12 kg
> 12 kg
- Tuổi thai

n


%

63
687

8,4
91,6

16
47
687

2,13
6,27
91,6

9
61
401
279

1,20
8,13
53,47
37,20

89


Nghiên cứu Y học

Biến số
Không nhớ rõ
Cực non
Rất non
Non vừa
Đủ tháng
Già tháng
- Cân nặng lúc sinh
Không nhớ rõ
Cực nhẹ cân
Rất nhẹ cân
Nhẹ cân
Bình thường
Lớn cân

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
n
8
1
6
115
619
1

%
1,07
0,13
0,80
15,33
82,53

0,13

8
0
3
27
693
19

1,07
0,00
0,40
3,60
94,40
2,53

* Nhận xét: Trong quá trình mang thai tỉ lệ
bà mẹ có hút thuốc lá là 8,4%, mức độ tiếp xúc
thường xuyên là 2,13%. Có 53% các bà mẹ tăng 8
– 12 kg trong thai kỳ, số sinh đủ tháng chiếm
82,53%, cân nặng lúc sinh bình thường chiếm
94,4%.
Bảng 5. Chế độ dinh dưỡng của trẻ trong thời kỳ bú
mẹ, ăn dặm và hiện tại
Biến số
- Bú mẹ hoàn toàn

Không
- Thời gian bú mẹ
Không bú mẹ

≤ 4 tháng
4-12 tháng
≥ 12 tháng
- Thời điểm ăn dặm
< 4 tháng
4-6 tháng
≥ 6 tháng
- Bú bình
Không sử dụng bình sữa
Bú bình < 12 tháng tuổi
Bú bình ≥ 12 tháng tuổi
- Nước ngọt
Không
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
- Khoai tây chiên
Không
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
- Gà chiên
Không
Thỉnh thoảng

90

n

%

149

601

19,87
80,13

7
63
170 510

0,93
8,40
22,67
68,00

30
319
401

4,00
42,53
53,47

101
37
612

13,47
4,93
81,60


132
554
64

17,60
73,87
8,53

423
315
12

56,40
42,00
1,60

308
421

41,07
56,13

Biến số
- Phô mai
Không
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
- Trứng
Không
Thỉnh thoảng

Thường xuyên

n

%

384
331
35

51,20
44,13
4,67

21
585
144

2,80
78,00
19,20

* Nhận xét: Số trẻ bú mẹ hoàn toàn chiếm
19,87%, thời gian trẻ bú mẹ ≥ 12 tháng là 68%,
thời điểm ăn dậm ≥ 6 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất
(53,47%). Trẻ bú bình ≥ 12 tháng chiếm 81,6%.
Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi.
Bảng 6. Tỉ lệ thừa cân béo phì theo các nhóm tuổi
Tuổi
4 tuổi

5 tuổi
6 tuổi
Mẫu nghiên cứu

Thừa cân
Thừa cân béo
Béo phì (%)
(%)
phì (%)
7,80
9,22
17,02
6,64
5,65
12,29
11,57
18,73
30,30
9,07
12,17
21,24

* Nhận xét: Trẻ 6 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất về:
thừa cân (11,57%), béo phì (18,73%), thừa cân
béo phì (21,24%).
Bảng 7. Tỉ lệ thừa cân béo phì theo giới
Không thừa cân béo phì
Thừa cân
Béo phì


Trai
306 (48,26%)
38 (52,05%)
71 (72,45%)

Gái
328 (51,74%)
35 (47,95%)
27 (27,55%)

* Nhận xét: Số bé trai có tỉ lệ thừa cân
(52,05%), béo phì (72,45%) cao hơn béo gái.

BÀN LUẬN
Tuổi, giới, số con, thứ tự con và tình trạng
sống chung của trẻ
Tỉ lệ trẻ trai và trẻ gái không khác nhau
nhiều ở cả 3 nhóm tuổi, tương ứng nhóm 4 tuổi
là 56,03% và 43,97%, nhóm 5 tuổi là 50,17% và
49,83%, nhóm 6 tuổi là 50,96% và 49,04%. Đa số
các gia đình có 1 con hoặc 2 con chiếm tỉ lệ lần
lượt là 46,52% và 46,40%, rất ít gia đình có từ 3
con trở lên chiếm tỉ lệ là 7,08%. Trẻ là con một
hoặc con út chiếm tỉ lệ khá cao, tương ứng là
46,53% và 39,07%. Đa số trẻ sống chung với cả
cha và mẹ, chiếm tỉ lệ là 90,13%. Số trẻ chỉ sống

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
với mẹ hoặc sống với những người khác rất ít,
chiếm tỉ lệ 9,86%.

Đặc điểm về tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp và thời gian làm việc của mẹ
Tỉ lệ bà mẹ ở 2 nhóm tuổi trên 35 tuổi và
dưới 35 tuổi không khác nhau nhiều, tỉ lệ tương
ứng là 58,53% và 41,47%. Đa số các bà mẹ có
trình độ học vấn là cấp 2 (43,47%) và cấp 3
(23,60%). Tỉ lệ không biết chữ là 1,87%. Tỉ lệ các
bà mẹ có thời gian làm việc từ 48 giờ/tuần trở
xuống là 69,47% hơn gấp đôi so với nhóm còn
lại là 30,53%.

Đặc điểm về thừa cân, béo phì của cha, mẹ
trẻ
Có sự gia tăng (hơn gấp 3 lần) tỉ lệ thừa cân
và béo phì của mẹ ở 2 giai đoạn trước và sau khi
mang thai, tương ứng, tỉ lệ thừa cân (4,80% và
16,67%), tỉ lệ béo phì (1,47% và 4,93%). Tỉ lệ thừa
cân béo phì ở cha nhiều hơn mẹ, tương ứng là
44,4% và 21,6%. Trong đó, tỉ lệ béo phì ở cha gần
gấp 2 lần ở mẹ (29,87% và 16,67%), tỉ lệ thừa cân
ở cha gần gấp 3 lần ở mẹ (14,53% và 4,93%).

Đặc điểm giai đoạn mang thai
Đa số các bà mẹ đều không tiếp xúc với
thuốc lá trong thời kỳ mang thai trẻ (91,60%),
mức độ tiếp xúc thường xuyên chiếm tỉ lệ 2,13%,

không thường xuyên là 6,27%. Phần lớn trẻ sinh
đủ tháng (82,53%), và cân nặng lúc sinh là bình
thường (94,40%). Tăng từ 8-12 kg trong thai kỳ
chiếm tỉ lệ 53,47%.
Đặc điểm chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ bú mẹ, ăn
dặm và hiện tại của trẻ

Tỉ lệ bú sữa mẹ là khá cao 99,07%, tuy nhiên
tỉ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn chỉ chiếm 19,87%. Tỉ lệ
bú mẹ trên 12 tháng là 68%. Thời điểm cho ăn
dặm chiếm tỉ lệ nhiều nhất là trên 6 tháng, chiếm
53,47%, tỉ lệ cho ăn dặm sớm trước 4 tháng là
4%. Đa số trẻ đều có sử dụng bình sữa và tỉ lệ sử
dụng trên 12 tháng tuổi là khá cao, tương ứng là
86,53% và 81,60%. Đối với nước ngọt, đa số trẻ
đều có sử dụng với mức độ thỉnh thoảng, chiếm
tỉ lệ là 73,87%. Các loại thực phẩm có nhiều chất
béo như khoai tây chiên, gà chiên, phô mai: tỉ lệ

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

không ăn và thỉnh thoảng, tương ứng ở các
nhóm gà chiên là 41,07% và 56,13%, khoai tây
chiên là 56,40% và 42%, phô mai là 51,20% và
44,13%. Đối với trứng, đa số trẻ đều có trứng
trong khẩu phần ăn, mức độ thỉnh thoảng là cao
nhất với tỉ lệ 78%, mức độ thường xuyên là
19,20% cao hơn các loại thực phẩm có nhiều

chất béo khác như khoai tây chiên là 1,60%, gà
chiên là 2,80% và phô mai là 4,67%.

Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi
Tỉ lệ trẻ 4-6 tuổi thừa cân béo phì trong
nghiên cứu là 21,24%. Trong đó, trẻ thừa cân
chiếm tỉ lệ 9,07%, trẻ béo phì chiếm tỉ lệ
12,17%. Tỉ lệ cụ thể ở các lứa tuổi như sau: Tỉ
lệ trẻ thừa cân béo phì tăng cao ở nhóm 6 tuổi
(30,30%) so với nhóm 4 tuổi (17,02%) và nhóm
5 tuổi (12,29%). Ở trẻ 6 tuổi, tỉ lệ béo phì là
18,73% nhiều hơn so với tỉ lệ thừa cân là
11,57%, trong khi tỉ lệ này ở nhóm 4 tuổi và 5
tuổi là không khác nhau nhiều. Trẻ trai có tỉ lệ
béo phì nhiều hơn trẻ gái (72,45% so với
27,55%). Trong khi đó, tỉ lệ thừa cân ở 2 giới
gần bằng nhau (50,05% và 47,95%). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ trẻ 4-6 tuổi tại
thành phố Mỹ Tho thừa cân béo phì là
21,24%. Tỉ lệ này cũng tương tự với nghiên
cứu của tác giả Phùng Đức Nhật và cộng sự
thực hiện năm 2006, thừa cân béo phì ở trẻ 4-6
tuổi tại quận 5, TP HCM là 21,20%(7).Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ trẻ thừa cân
thấp hơn trong khi tỉ lệ béo phì cao hơn của
tác giả Phùng Đức Nhật. Tỉ lệ trẻ thừa cân và
béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi tương
ứng là 9,07% và 12,17%, trong nghiên cứu của
Phùng Đức Nhật, tỉ lệ tương ứng này là
13,20% và 8%(7). Tỉ lệ béo phì trong nghiên

cứu này là thấp hơn so với nghiên cứu của tác
giả Lê Thị Kha Nguyên về tỉ lệ béo phì ở trẻ
đến khám tại khoa Dinh dưỡng bệnh viên Nhi
Đồng 2 ở lứa tuổi 2-6 tuổi là 26,06%(6). Trong
nghiên cứu này, tác giả sử dụng 2 chỉ số là
BMI và CN/CC và 2 tiêu chuẩn khác nhau để
đánh giá béo phì tùy theo chiều cao của trẻ. Tỉ
lệ này cao hơn có thể do nghiên cứu được
thực hiện trên những trẻ đến khám tại khoa

91


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Dinh dưỡng của bệnh viện, nơi mà tỉ lệ trẻ có
vấn đề về dinh dưỡng sẽ cao hơn. Tỉ lệ thừa
cân béo phì cụ thể ở từng nhóm tuổi: 4 tuổi, 5
tuổi, 6 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi
tương ứng là 17,02%, 12,29%, 30,30%. Tỉ lệ
này thấp nhất ở nhóm 5 tuổi và cao nhất ở
nhóm trẻ 6 tuổi. Khi tham khảo tài liệu, chúng
tôi nhận thấy có nhiều nghiên cứu về thừa cân
béo phì ở trẻ em. Tuy nhiên các nghiên cứu
này sử dụng nhiều chỉ số (BMI, CN/CC), tiêu
chuẩn và quần thể tham khảo khác nhau
(WHO, CDC, IOTF; bách phân vị hoặc Zscore) để đánh giá thừa cân béo phì, các độ
tuổi cũng không giống nhau, do đó rất khó để

so sánh tỉ lệ thừa cân béo phì trong nghiên
cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác.

chiếm tỉ lệ nhiều nhất là trên 6 tháng, chiếm
53,47%, tỉ lệ cho ăn dặm sớm trước 4 tháng là
4%.
Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi đang học
mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang
năm 2012 là 21,24%. Trong đó tỉ lệ trẻ thừa cân là
9,07%, tỉ lệ trẻ béo phì là 12,17%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 805 trẻ từ 4-6 tuổi đang học
tại các trường mẫu giáo trực thuộc thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2012, chúng tôi
rút ra những kết luận sau:

4.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Đa số các gia
đình có 1 con hoặc 2 con. 90,13% trẻ sống chung
với cả cha và mẹ. Phần lớn trẻ sinh đủ tháng
(82,53%) và cân nặng lúc sinh là bình thường

(94,40%).

6.

Tỉ lệ bú sữa mẹ là khá cao 99,07%, tỉ lệ bú
sữa mẹ hoàn toàn chỉ chiếm 19,87%. Tỉ lệ bú mẹ
trên 12 tháng là 68%. Thời điểm cho ăn dặm

8.

92

5.

7.

Bùi Văn Bảo, Lê Nghị, Nguyễn Thìn (2002), “Một số diễn biến
của thừa cân và béo phì trẻ em tiểu học Nha Trang”, Hội Nghị
khoa học thừa cân và béo phì với sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế Viện Dinh dưỡng, Hà Nội, tr. 137-147.
Detournay B, Fagnani F, Phillippo M (2000), “Obesity morbidity
and health care costs in France: an analysis of the 1991-1992
medical care household survey”, International Journal of
Obesity, 24(2), pp. 151-155.
Dieu HT, Dibley MJ, Sibbritt DW, Hanh TT (2008), “Trends in
overweight and obesity in pre-school children in urban areas of
Ho Chi Minh City, Vietnam, from 2002 to 2005”, Public Health
Nutr, pp. 1-8.
Finkelstein EA, Trogdon JG, Cohen JW, Dietz WH (2009),
“Annual Medical Spending Attributable To Obesity: Payer And
Service Specific Estimates”, Health Affairs, 28(5), pp. 822-831.

Hà Huy Khôi (2002), “Thừa cân, béo phì, vấn đề sức khỏe cộng
đồng mới ở nước ta”. Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với
sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng, Hà Nội, tr. 5-12.
Lê Thị Kha Nguyên (2010), “Thói quen ăn uống, vận động và
yếu tố gia đình ở trẻ béo phì”, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí
Minh, 14(4), tr. 212-217.
Phùng Đức Nhật (2008), “Tỉ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố
liên quan của học sinh mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5 thành phố
Hồ Chí Minh năm 2006”, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí
Minh, 12(4), tr. 152-157.
Trương Công Hòa (2007), “Các yếu tố liên quan đến thừa cân ở
trẻ 2-6 tuổi tại các trường mầm non quận Gò Vấp thành phố Hồ
Chí Minh năm 2005”, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh,
11(1), tr. 111-117.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa



×