Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thực trạng tiêu chảy cấp do thực phẩm tại cộng đồng huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.41 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

THỰC TRẠNG TIÊU CHẢY CẤP DO THỰC PHẨM
TẠI CỘNG ĐỒNG HUYỆN ĐÔNG HƢNG, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 20 3
Phạm Đức Minh*; Dương Huy Lương**; Nguyễn Hùng Long***
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá thực trạng của tiêu chảy cấp (TCC) truyền qua thực phẩm tại huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang trên 2.100 hộ gia đình
trong cộng đồng, điều tra về tỷ lệ mắc và đặc điểm TCC truyền qua thực phẩm trong 2 tuần
trước điều tra. Kết quả: tỷ lệ mắc TCC chung và TCC do thực phẩm trong 2 tuần theo dõi lần
lượt là 1,8% và 1,45%. Đa số (80,47%) trường hợp tiêu chảy trong cộng đồng là TCC truyền qua
thực phẩm. Triệu chứng tiêu chảy xuất hiện ở phần lớn (70,55%) các ca ngộ độc thực phẩm.
Số liệu thống kê tại y tế cơ sở chỉ thể hiện một phần của thực trạng, cứ 1 ca TCC nguyên nhân
do thực phẩm được báo cáo tại hệ thống y tế công sẽ tương đương 27 trường hợp bị bệnh
trong cộng đồng. Tỷ lệ người bị TCC đi mua thuốc tây tự điều trị cao, cứ 01 ca TCC nghi do
thực phẩm đi mua thuốc tại nhà thuốc tương ứng với 10 ca tại cộng đồng. Các ca TCC chủ yếu
(86,41%) tự điều trị tại nhà bằng thuốc tây (85,39%). Kết luận: tại Đông Hưng, Thái Bình, tỷ lệ
tiêu chảy trong cộng đồng khá cao, phần lớn các ca tiêu chảy có nguyên nhân do thực phẩm
không an toàn. Đa số các ca bệnh không đi khám và điều trị tại cơ sở y tế, mà tự điều trị tại nhà
nên số liệu báo cáo của hệ thống y tế công chỉ thể hiện một phần nhỏ của thực trạng TCC do
thực phẩm trong cộng đồng.
* Từ khóa: Tiêu chảy cấp do thực phẩm; Cộng đồng; Thực phẩm không an toàn.

Reality of Acute Diarrhea Caused by Foodborne in Donghung
District, Thaibinh Province, 2013
Summary
Objectives: To assess the situation of acute diarrhea transmitted via food in Donghung
district, Thaibinh province. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study of 2,100
households in the community, investigate the incidence and characteristics of foodborne acute
diarrhea during 2 weeks before survey. Results: The incidence of common acute diarrhea (AD)
and AD caused by foodborne in two weeks were 1.8% and 1.45%, respectively. The majority


(80.47%) of cases of AD in the community was transmitted through food. Diarrhea symptoms
appeared in the majority (70.55%) of cases of food poisoning. The statistics in the commune
health care represented only a part of reality, every 1 case of AD caused by food reported in the
health system, the equivalent of 27 real cases of AD in the community as well. Proportion of people
with AD having themself treatment and buying pharmacy was high, just 01 cases of suspected
foodborne AD go buying drugs at pharmacies corresponding to 10 real cases in the community.
* Bệnh viện Quân y 103
** Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế
*** Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Đức Minh ()
Ngày nhận bài: 22/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/02/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016

65


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016
The main cases of acute diarrhea (86.41%) did self-treatment at home by pharmacies without
prescriptions (85.39%). Conclusion: In Donghung dist. Thaibinh province the incidence of diarrhea
in the community is high and the majority of cases of diarrhea were caused by unsafety food.
Most cases of AD did not seek medical service at the public health facility, but chose self-treatment
at home by pharmacy so the data reported by the public health system only represented a small
fraction of the real situation of AD caused by food in the community.
* Key words: Food-borne acute diarrhea; Community; Unsafety food.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đánh giá gánh nặng bệnh truyền qua
thực phẩm là một trong những ưu tiên
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [8]. TCC
là biểu hiện chủ yếu (70 - 80%) của ngộ

độc thực phẩm trong cộng đồng [7]. Theo
thống kê của WHO (2008), chỉ tính riêng
tiêu chảy đã là nguyên nhân liên quan
đến 2,2 triệu người tử vong hàng năm,
chiếm 3,7% nguyên nhân tử vong năm
2004 và xếp thứ 5/10 nguyên nhân tử
vong toàn cầu [8].
Cho đến nay, gánh nặng bệnh tật cũng
như chi phí của bệnh do thực phẩm
không an toàn hiện tại vẫn chưa ước
lượng được đầy đủ, đặc biệt tại các quốc
gia đang phát triển. Việc sử dụng dữ liệu
sẵn có từ hệ thống báo cáo thường cho
ước lượng không đầy đủ và chính xác.
Ngay tại các quốc gia phát triển cũng vẫn
có khoảng trống số trong thống kê y tế khi
đánh giá bệnh truyền qua thực phẩm. Số
liệu từ hệ thống giám sát chứng minh cứ
1 ca Salmonella từ hệ thống báo cáo,
tương ứng với 38 ca bệnh ở cộng đồng
tại Hoa Kỳ, 15 ca ở Úc và 3 ca ở Anh và
xứ Wales. Dự kiến khoảng trống này có
thể cao hơn tại các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam. Điều này cho thấy, ở
những quốc gia chưa có hệ thống giám
sát bệnh truyền qua thực phẩm, số liệu

66

thống kê từ bệnh viện hoặc báo cáo từ

các vụ ngộ độc thực phẩm thực sự chỉ thể
hiện như “phần nổi” của “tảng băng chìm”.
Theo Bộ Y tế Việt Nam, số liệu thống
kê từ bệnh viện cho thấy, mặc dù số tử
vong do tiêu chảy không còn là nguyên
nhân quan trọng, nhưng số mắc tiêu chảy
được xếp thứ 4/10 nguyên nhân dẫn đầu
nhập viện. Do mức độ chính xác của số
liệu phụ thuộc vào các yếu tố như định
nghĩa ca bệnh, hành vi tìm kiếm dịch vụ
chăm sóc y tế của người dân, năng lực
xét nghiệm [1, 2], số liệu báo cáo từ bệnh
viện cũng như hệ thống thống kê của
Ngành Y tế chỉ thể hiện một phần nhỏ của
thực trạng bệnh truyền qua thực phẩm.
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm:
Đánh giá thực trạng TCC truyền qua thực
phẩm trong cộng đồng tại một địa phương
tỉnh Thái Bình qua 2 tuần trước điều tra.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
. Đối tƣợng nghiên cứu.
Người dân tại các phường/xã được
chọn khảo sát tỷ lệ mắc bệnh truyền qua
thực phẩm tại huyện Đông Hưng, tỉnh
Thái Bình.
Các cơ sở y tế công tuyến xã, huyện
(trạm y tế, bệnh viện huyện, trung tâm y
tế dự phòng huyện) có điều trị hội chứng
TCC cho người dân của địa phương.



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Các cơ ở y tế tư nhân (bệnh viện tư nhân,
phòng khám tư nhân) và hiệu thuốc.
Thông tin tại sổ khám chữa bệnh A2
tuyến y tế cơ sở, báo cáo về ca bệnh tiêu
chảy được quản lý điều trị của y tế địa
phương.
* Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu: huyện Đông Hưng,
tỉnh Thái Bình.
Thời gian nghiên cứu: 06 - 2013 đến
11 - 2013.
2. Phƣơ g pháp ghi

cứu.

* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, xác định
số mới mắc hội chứng TCC, tỷ lệ người
dân tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế đã
được chẩn đoán và điều trị TCC trong
thời khoảng 2 tuần trước điều tra nghiên
cứu tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
* Cỡ mẫu:
- Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang
ước lượng tỷ lệ mới mắc hội chứng TCC.
- Số người tối thiểu được điều tra

(n = 6.816 người) tính theo công thức:

Trong đó, cỡ mẫu tính với tỷ lệ mới
mắc trung bình (số lượt trung bình) 2 tuần
là 1,71% theo nghiên cứu năm 2011 của
Cục An toàn Thực phẩm [1], với sai số
tương đối = 0,18%, độ tin cậy 95%.
Do thiết kế điều tra 30 cụm nên sẽ
điều tra tại mỗi cụm khoảng 227 người
(do làm tròn và dự trữ thêm 10% nên sẽ
điều tra 260 người/cụm), nếu trung bình
mỗi hộ 4 nhân khẩu, số hộ trung bình tối
thiểu cần điều tra ở mỗi cụm 65 hộ (thực

tế đã điều tra 7.102 người trong 2.100 hộ
gia đình tại 30 cụm).
* Kỹ thuật lấy mẫu nghiên cứu:
- Chọn mẫu nghiên cứu:
Chọn mẫu nghiên cứu trong cộng
đồng theo phương pháp PPS (probability
proportionate to size), qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: chọn 30 cụm theo kỹ
thuật ngẫu nhiên hệ thống, từ khung mẫu
là danh sách các phường có kèm dân số,
cụm dân cư là đơn vị chọn mẫu đầu tiên,
cụm sẽ mã hóa 01-30.
+ Giai đoạn 2: tại mỗi cụm chọn ngẫu
nhiên 1 - 2 tổ/cụm và lập danh sách các
hộ trong tổ để mã hóa, chọn 70 hộ ngẫu
nhiên thuộc cùng tổ.

- Tiêu chuẩn xác định ca bệnh:
+ Tiêu chuẩn ca bệnh tiêu chảy đưa
vào điều tra dựa trên nghiên cứu của
Isenbarger và CS (2001) [5], tiêu chảy bao
gồm một trong những tình huống sau:
(a) Đi ngoài phân lỏng bất thường ≥ 3 lần
trong 24 giờ, không có các triệu chứng khác
của đường tiêu hóa.
(b) Đi ngoài phân lỏng bất thường ≥ 2 lần
trong 24 giờ, có kèm theo ít nhất một
trong các triệu chứng khác của nhi m
khuẩn đường tiêu hóa (đau bụng, đau quặn
bụng, buồn nôn, nôn, sốt).
(c) Đi ngoài phân lỏng 1 lần, phân có
nhày/máu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ ca bệnh: người
có bệnh viêm ruột kích thích mạn tính;
các bệnh tiêu chảy không do sử dụng
thực phẩm ô nhi m (do sử dụng kháng
sinh, thuốc xổ, do bệnh nhi m trùng toàn
thân hay cơ quan khác gây tiêu chảy

67


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

phản ứng, do không dung nạp lactose, do
bệnh lý đường ruột: hội chứng đại tràng
kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn,

ung thư ruột, hội chứng kém hấp thu).
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán tiêu chảy do
thực phẩm: những ca TCC sau khi loại
trừ nguyên nhân ngoài thực phẩm có tiếp

xúc thức ăn, bữa ăn nguy cơ, có thời gian
ủ bệnh, các triệu chứng đi kèm (có sơ đồ
chẩn đoán).
+ Tiêu chí chọn người được phỏng
vấn: chủ hộ, người chăm sóc sức khỏe
chính cho gia đình, ưu tiên người phụ nữ
nắm rõ tình hình bệnh tật trong gia đình.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tỷ lệ mắc TCC do thực phẩm.
Bảng 1: Tỷ lệ mắc TCC chung và TCC do thực phẩm trong 2 tuần (n = 7.102).
Xếp loại TCC
TCC chung
Tỷ lệ trong TCC do thực phẩm
2 tuần
theo dõi TCC do nguyên nhân khác
Ngộ độc thực phẩm không có TCC

Tổng số đợt
tiêu chảy

Tổng số
gƣời mắc

Tỷ lệ

(%)

CI 95%

130

128

1,80

(1,51 - 2,15)

105

103

1,45

(1,19 - 1,76)

25

25

0,35

(0,23 - 0,53)

18


18

0,25

(0,15 - 0,41)

Tỷ lệ TCC chung và TCC do thực phẩm trong 2 tuần trước điều tra lần lượt là
1,80% và 1,45%. Đa số các trường hợp TCC được quy cho nguyên nhân do thực
phẩm chiếm 103/128 (80,47%). Trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm, tỷ lệ ca
bệnh có triệu chứng TCC chiếm 103/146 (70,55%).
Bảng 2: Tỷ lệ mắc TCC chung và TCC do thực phẩm theo tuổi, giới trong 2 tuần
(n = 7.102).
TCC chung, tỷ lệ % (CI 95%)

TCC do thực phẩm, tỷ lệ %
(CI 95%)

Nam (n = 3.367)

1,87 (1,45 - 2,40)

1,51 (1,14 - 2,00)

Nữ (n = 3.735)

1,74 (1,36 - 2,23)

1,39 (1,05 - 1,84)

6 tháng - < 5 tuổi (n = 562)


2,67 (1,56 - 4,47)

1,25 (0,55 - 2,67)

5 - 9 tuổi (n = 530)

1,32 (0,58 - 2,83)

1,13 (0,46 - 2,57)

10 - 19 tuổi (n = 981)

2,34 (1,53 - 3,55)

1,94 (1,20 - 3,07)

20 - 39 tuổi (n = 1.754)

0,97 (0,58 - 1,58)

0,91 (0,54 - 1,51)

40 - 59 tuổi (n = 2.153)

1,90 (1,39 - 2,60)

1,72 (1,23 - 2,39)

≥ 60 tuổi (n = 1.122)


2,23 (1,48 - 3,32)

1,60 (0,98 - 2,58)

Giới tính

Nhóm tuổi

Về TCC do thực phẩm, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ (1,39%) thấp hơn nam (1,51%) (p > 0,05).
Nhóm 20 - 39 tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất (0,91%), cao nhất là nhóm 10 - 19 tuổi (1,94%)
và nhóm 40 - 59 tuổi (1,72%) (p > 0,05).

68


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Bảng 3: Thời gian ủ bệnh và thời gian tiêu chảy do thực phẩm không an toàn trung
bình (n = 103).
Thời gian

th

th

Tru g bì h (độ lệch chuẩn)

Trung vị (25 - 75 )


7,43 giờ (8,45)

4 giờ (2 - 8)

1,94 ngày (1,05)

2 ngày (1 - 2)

Thời gian ủ bệnh
Thời gian tiêu chảy

Thời gian ủ bệnh trung bình 7,43 giờ, trung vị 4 giờ. Thời gian tiêu chảy trung bình
1,94 ngày, trung vị 2 ngày.
Bảng 4: Đặc điểm tiếp xúc yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm không an toàn trong
3 ngày trước ở người bệnh TCC do thực phẩm (n = 103).
Tiếp xúc các mối nguy
Thức ăn của buổi tiệc/liên hoan (đình, đám)

Tỷ lệ % (CI 95%)
5,83 (2,39 - 12,75)

Không có các đặc điểm đặc biệt

18,45 (11,74 - 27,56)

Thực phẩm không nấu chín kỹ (tái)

33,01 (24,25 - 43,06)

Không rõ/không nhớ


1,94 (0,34 - 7,52)

Thức ăn đường phố

19,42 (12,54 - 28,63)

Nước lã, nước đá

9,71 (5,01 - 17,54)

Thực phẩm tươi sống

10,68 (5,71 - 18,69)

Khác

20,39 (13,34 - 29,70)

Yếu tố tiếp xúc nghi gây TCC do thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất là thực phẩm
không nấu chín kỹ (33,1%), thức ăn đường phố (19,42%), không đặc điểm đặc biệt
(18,45%), thực phẩm tươi sống (10,68%), nước lã nước đá (9,71%), thức ăn từ tiệc,
liên hoan (5,83%), không nhớ rõ (1,94%). Tuy nhiên, > 18,45% trường hợp không có
đặc điểm trên là do bữa ăn gia đình tại nhà.
2. Cách xử trí khi bị TCC.
Bảng 5: Cách xử trí của người dân khi bị TCC do thực phẩm không an toàn (n = 103).
Cách xử trí*
Đi bệnh viện

Tỷ lệ % (CI 95%)

-

Đến trạm y tế xã

9,71 (5,01 - 17,54)

Đến phòng khám tư

2,91 (0,76 - 8,90)

Tự điều trị

86,41 (77,91 - 92,10)

Để tự khỏi

2,91 (0,76 - 8,90)

(*Một ca bệnh có thể có một hoặc nhiều cách xử trí)
Khoảng 9,71% số ca bệnh đến cơ sở y tế công và 2,91% đến cơ sở y tế tư nhân khi
có TCC do thực phẩm. Tuy nhiên, phần lớn (86,41%) số ca bệnh tự điều trị tại nhà
bằng cách đi mua thuốc tây uống. Một phần nhỏ (2,91%) số ca bệnh để tự khỏi.

69


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Bảng 6: Cách tự xử trí của ca bệnh khi bị TCC do thực phẩm không an toàn (n = 89).
Cách tự xử trí**


Tỷ lệ % (CI 95%)

Mua thuốc tây uống

85,39 (75,95 - 91,69)

Sử dụng thuốc tây có sẵn tại nhà

12,36 (6,63 - 21,45)

Mua thuốc nam/bắc uống

1,12 (0,06 - 6,98)

Uống thuốc nam/bắc có sẵn tại nhà

-

Các phương pháp dân gian khác (uống rượu thuốc, bôi dầu…)

6,74 (2,77 - 14,65)

(**Một ca bệnh có thể có một hoặc nhiều cách tự xử trí)
Đa số bệnh nhân tự xử trí bằng cách tự mua thuốc tây uống (85,39%) hoặc tự sử
dụng thuốc tây có sẵn tại nhà (12,36%). Một phần nhỏ các ca bệnh dùng các phương
pháp dân gian (6,74%) hoặc thuốc nam (1,12%).
3. So sánh thống kê TCC tại hệ thống y tế cô g và điều tra cộ g đồng.
Bảng 7: Thống kê số ca TCC và tiêu chảy nghi ngờ do thực phẩm không an toàn đến
khám tại hệ thống y tế và mua thuốc tại nhà thuốc.

Địa điểm

Y tế công
Y tế tư nhân
Nhà thuốc

Số ca TCC

TCC nghi
do thực
phẩm

Xét
ghiệm
phân

Nguyên
nhân gây
bệ h

Nhập việ

n

%

n

%


n

%

n

%

n

%

n

%

203

100,00

124

61,08

20

9,85

20


9,85

30

14,78

0

-

6

100,00

1

16,67

0

-

0

-

0

-


0

-

711

100,00

337

47,40

0

-

0

-

0

-

0

-

Tử vo g


Tỷ lệ TCC nghi do thực phẩm trong số TCC đến khám ở hệ thống y tế công là
124/203 (61,08%), 30 ca nhập viện, trong đó 20 ca được chỉ định xét nghiệm phân.
Tỷ lệ TCC nghi do thực phẩm trong số TCC đến khám hệ thống y tế tư nhân là 1/6
(16,67%). Tỷ lệ TCC nghi do thực phẩm trong số TCC đến mua thuốc tại nhà thuốc tư
nhân là 337/711 (47,4%).
Bảng 8: So sánh kết quả TCC được báo cáo từ y tế cơ sở và qua điều tra cộng đồng.
Nội dung

Số liệu
Số liệu Số liệu y Số liệu Số liệu
từ mẫu
cộng
tế công y tế tƣ từ nhà
nghiên cứu đồng (1)*
(2)
(3)
thuốc (4)

Tỷ số chênh lệch
1/2

1/3

1/4

Số ca TCC

128

4217,03


203

6

711

20,77

702,84

5,93

Số ca TCC nghi do
thực phẩm

103

3393,39

124

1

337

27,37 3393,39

10,07


Số ca ngộ độc thực
phẩm không có TCC

18

593,02

42

4

150

14,12

3,95

Tỷ lệ chẩn đoán TCC
do thực phẩm (%)

80,47

80,47

61,08

16,67

47,40


(* Chuẩn hóa theo số liệu điều tra dân số 2009)

70

148,25


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình,
ước tính 01 ca TCC đến khám tại cơ sở y
tế công tương đương với 21 ca bệnh
TCC tại cộng đồng. Tương tự, 01 ca TCC
nghi do thực phẩm tại cơ sở y tế công
tương ứng với 28 ca tại cộng đồng. Có
sự chênh lệch tỷ lệ TCC do thực phẩm
giữa số liệu tại hệ thống y tế công và
cộng đồng, tỷ lệ TCC được quy cho thực
phẩm tại cộng đồng cao gấp 1,3 lần tỷ lệ
này tại hệ thống y tế công.
Ước tính 01 ca TCC đến mua thuốc tại
nhà thuốc tương đương với 6 ca bệnh
TCC tại cộng đồng. Tương tự, 01 ca TCC
nghi do thực phẩm đến mua thuốc tại nhà
thuốc tương ứng với 10 ca tại cộng đồng.
Có sự chênh lệch tỷ lệ TCC do thực
phẩm giữa số liệu tại nhà thuốc và cộng
đồng, tỷ lệ TCC được quy cho thực phẩm
tại cộng đồng cao gấp 2 lần tỷ lệ này tại
hệ thống nhà thuốc.

BÀN LUẬN
Theo thống kê của Cục An toàn Thực
phẩm, số ca ngộ độc thực phẩm lẻ tẻ và
số vụ ngộ độc tập thể vẫn di n ra thường
xuyên, đặc biệt ở các thành phố lớn và
khu công nghiệp [1]. Vấn đề bệnh truyền
từ thực phẩm không phải là mới, nhưng
sự phát triển nhanh của nền kinh tế kèm
theo hiện tượng dịch chuyển dân số từ
các tỉnh về thành phố lớn, các khu chế
xuất phát triển cùng hệ thống cung ứng
suất ăn công nghiệp cũng như thức ăn
đường phố chưa đảm bảo an toàn thực
phẩm phục vụ cho quần thể dân số này
đã góp phần thay đổi cơ cấu, hình thức
và quy mô ngộ độc thực phẩm [2].

Nghiên cứu này nằm trong chương
trình mục tiêu quốc gia về phòng chống
bệnh truyền qua thực phẩm, được tiến
hành nhằm mục đích đánh giá thực trạng
TCC truyền qua thực phẩm do các nguyên
nhân vi khuẩn, ký sinh trùng, hóa học, độc
chất tự nhiên trong thực phẩm bị ô nhi m,
thông qua điều tra tại cộng đồng. Bên cạnh
việc xác định tỷ lệ người dân tìm kiếm
dịch vụ y tế khi mắc TCC, nghiên cứu
cũng đưa ra hệ số ước lượng tỷ lệ mắc
hội chứng này qua so sánh kết quả từ
điều tra cộng đồng với số liệu từ hệ thống

báo cáo của cơ sở y tế công ở một số địa
phương. Kết quả của nghiên cứu có thể
làm bằng chứng khoa học ban đầu về
gánh nặng bệnh tật và chi phí của TCC
truyền qua thực phẩm nói riêng và bệnh
truyền qua thực phẩm nói chung, làm cơ
sở phát triển mô hình giám sát, thu thập
thông tin, giúp các nhà hoạch định chính
sách y tế lập kế hoạch cũng như đánh giá
hiệu quả các chương trình can thiệp giảm
số mắc và tử vong do bệnh truyền qua
thực phẩm trong tương lai [1].
Số liệu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TCC
do thực phẩm trong 2 tuần tại Đông Hưng,
Thái Bình (1,45%) thấp hơn so với một số
địa phương khác như Nam Định (3,94%)
[4], cao hơn Thái Nguyên (1,31%) [6] và
Cẩm Phả (0,07%) [3]. Điều này có thể do
Thành phố Cẩm Phả có điều kiện kinh tế
khá, dân trí cao, hệ thống y tế tốt nên tỷ lệ
mắc TCC thấp nhất, còn vùng nông thôn
Nam Định và Thái Bình, do điều kiện kinh
tế xã hội chưa phát triển, nên tỷ lệ mắc

71


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

bệnh cao hơn. Khảo sát về kiến thức,

thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm
và vệ sinh môi trường của Thái Bình và
Nam Định cũng cho kết quả đạt yêu cầu
thấp hơn so với Cẩm Phả, nên số liệu
nghiên cứu đã phản ánh khách quan thực
trạng tại những địa bàn này.
Tỷ lệ mắc TCC chung và TCC do thực
phẩm ở nam cao hơn nữ (p > 0,05).
Với TCC chung, nhóm tuổi có tỷ lệ mắc
cao nhất là 0 - 4 (2,67%) và thấp nhất
là nhóm 20 - 39 tuổi (0,97%) (p < 0,05).
Với TCC do thực phẩm, nhóm 10 - 19 tuổi
có tỷ lệ mắc cao nhất (1,94%) và thấp nhất
là nhóm 20 - 39 tuổi (0,91%) (p > 0,05).
Sự khác biệt về tỷ lệ TCC do thực phẩm
giữa các nhóm có thể do thực tế khách
quan của đối tượng hoặc cũng có thể do
khó khăn trong khai thác thông tin thực
phẩm sử dụng, đặc biệt là trẻ em < 5 tuổi.
Số liệu từ điều tra nghiên cứu cho thấy
có một khoảng trống lớn trong hệ thống
báo cáo các ca TCC truyền qua thực
phẩm trong cộng đồng. Số liệu từ hệ
thống y tế công chỉ phản ảnh một phần số
liệu thực trong dân cư, cứ 1 ca TCC
truyền qua thực phẩm được báo cáo thì
có 27 ca trong cộng đồng. Như vậy, số
liệu thực của TCC truyền qua thực phẩm
sẽ lớn hơn rất nhiều so với báo cáo của
hệ thống y tế công. Bên cạnh đó, hệ thống

y tế tư nhân của huyện Đông Hưng, tỉnh
Thái Bình không phát triển, người dân
cũng không có thói quen đi khám phòng
khám tư nên gần như không có bệnh
nhân tại hệ thống y tế tư nhân.

72

Nghiên cứu cũng cho thấy đa số các
ca bệnh TCC tự điều trị (86,41%) mà
không đến khám và điều trị tại hệ thống
y tế. Giải pháp tự điều trị phổ biến nhất là
tự mua thuốc tây uống (85,39%) hoặc tự
sử dụng thuốc tây có sẵn tại nhà (12,36%).
Chính vì thói quen tự mua thuốc tây uống
ngay khi có triệu chứng của TCC nên việc
cấy bệnh phẩm máu và phân tìm mầm
bệnh sẽ ít hiệu quả, chính điều này cũng
đã tạo thói quen cho các bác sỹ lâm sàng
không chỉ định cấy bệnh phẩm máu và
phân để tìm căn nguyên vì cho rằng bệnh
nhân đã tự dùng kháng sinh trước đó.
Thực trạng này tương tự kết quả của các
nghiên cứu trước đó đã tiến hành tại Nam
Định, Thái Nguyên và Cẩm Phả [3, 4, 6].
KẾT LUẬN
Điều tra 7.102 người dân tại cộng đồng
của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, trong
2 tuần trước điều tra cho thấy tỷ lệ mắc TCC
chung là 1,8%; TCC do thực phẩm không

an toàn 1,45%. Đa số các ca TCC có
nguyên nhân do thực phẩm (80,47%) và đa
số các trường hợp ngộ độc thực phẩm có
triệu chứng TCC (70,55%).
Nguyên nhân thường gặp là thực phẩm
chưa nấu chín kỹ (33,01%), thức ăn đường
phố (19,42%). Cách xử trí phổ biến là tự
điều trị tại nhà (86,41%) (tự mua thuốc
tây uống 85,39%) hoặc tự sử dụng thuốc
tây có sẵn tại nhà (12,36%).
Kết quả cho thấy có mâu thuẫn giữa
số liệu báo cáo từ hệ thống y tế cơ sở so
với thực trạng điều tra trong cộng đồng,


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

cứ 1 ca bệnh TCC được thống kê giám
sát ở hệ thống y tế công tương đương 21
trường hợp cũng bị bệnh trong cộng
đồng, với 1 ca TCC nguyên nhân do thực
phẩm tại hệ thống y tế công tương đương
27 trường hợp cũng bị bệnh trong cộng
đồng. Tỷ lệ người bị TCC tự mua thuốc
rất cao, cứ 01 ca TCC đến mua thuốc tại
nhà thuốc tương đương với 6 ca bệnh
TCC tại cộng đồng và 01 ca TCC nghi do
thực phẩm đến mua thuốc tại nhà thuốc
tương ứng với 10 ca tại cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục An toàn Thực phẩm. Đánh giá gánh
nặng bệnh TCC liên quan thực phẩm tại một
số địa phương. Hà Nội. 2011.
2. Nguyễn Hùng Long, Phạm Đức Minh.
Thực trạng ngộ độc thực phẩm giai đoạn
2006 - 2010. Tạp chí Y - Dược học Quân sự.
2015, 40 (2), tr.02-09.

3. Nguyễn Hùng Long, Phạm Đức Minh.
Thực trạng TCC do thực phẩm không an toàn
tại TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh 2013. Tạp chí
Y học Việt Nam. 2015, 426 (1), tr.74-78.
4. Nguyễn Hùng Long, Phạm Đức Minh,
Lâm Quốc Hùng, Cao Văn Trung, Lê Lợi.
Thực trạng TCC do thực phẩm không an toàn
tại huyện Hải Hậu, Nam Định 2011. Tạp chí
Y học Việt Nam. 2013, 406 (1), tr.21-25.
5. Isenbarger DW, Hien B. T, Ha H. T, Ha T. T,
Bodhidatta L, Pang LW, Cam PD. Prospective
study of the incidence of diarrhoea and
prevalence of bacterial pathogens in a cohort
of Vietnamese children along the Red River.
Epidemiol Infect. 2001, 127 (2), pp. 229-236.
6. Long Nguyen Hung. Reality of food
poisoning with acute diarrhea at commumnity
of Thai Nguyen 2011. Journal of Military
Pharmaco-Medicine. 2013, 38 (7), pp.71-76.
7. CDC. CDC Estimates of Foodborne
Illnessin the United States. 2011 estimates.
8. WHO. The global burden of disease:

2004 update. WHO Press. Geneva. 2008.

73



×