Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả điều trị vi phẫu thuật 152 ca túi phình động mạch não vỡ tại Bệnh viện Bạch Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.6 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 

 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT 152 CA TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH 
NÃO VỠ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
Nguyễn Thế Hào*, Trần Trung Kiên*, Phạm Quỳnh Trang** 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch não tại bệnh viện Bạch Mai. 
Phương  pháp: Nghiên cứu tiến cứu 152 trường hợp túi phình động mạch não vỡ, điều trị tại Bệnh viện 
Bạch Mai từ 10/2013‐10/2014. Xác định thời gian bệnh nhân đến viện, đánh giá lâm sàng trước mổ, hình ảnh 
phim chụp động mạch não, xác định thời điểm phẫu thuật, những biến chứng trong, sau mổ và chụp động mạch 
não kiểm tra. Đánh giá kết quả sau mổ. 
Kết quả: Hai phương pháp điều trị chính là kẹp cổ túi phình (98,7%) và bọc túi phình (1,3%). Biến chứng 
trong mổ là vỡ túi phình 20,4%. Có 7,9% bệnh nhân phải đặt dẫn lưu não thất‐ổ bụng do giãn não thất mạn 
tính ; 1,3% bệnh nhân có chảy máu tái phát; 9,8% bệnh nhân có thiếu máu não. Kết quả tốt ở thời điểm xa sau 
mổ là 81,6% bệnh nhân. 
Kết luận: Vi phẫu thuật kẹp cổ túi phình là phương pháp hiệu quả và triệt để, được lựa chọn trong điều trị 
phình động mạch não vỡ, cho kết quả tốt và tỉ lệ thành công cao. 
Từ khóa:túi phình động mạch não. 

ABSTRACT 
MICROSURGICAL OUTCOME OF 152 PATIENTS WITH SAH DUE TO RUPTURED ANEURYSMES 
AT BACH MAI HOSPITAL FROM 10/2013 TO 10/2014 
Nguyen The Hao, Tran Trung Kien, Pham Quynh Trang 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 446 – 449 
Objective:  To  review  the  surgical  modalities  and  complications  of  operation.  Evaluate  the  outcome  of 
surgical treatment. 


Method:  This  study  is  performedon  152  patients  with  aneurysmal  SAH,  who  have  been  underwent  the 
surgical treatment at the Bạch Mai hospital, from 10/2013 to 10/2014, all patients were retrospectively analyzed. 
The surgical outcome is followed up. 
Results: Direct surgical clipping obliterated 98.7% aneurysms. The wrapping was used in 1,3% patients. 
The intraoperative rupture were 20.4%. 7.9% patients with hydrocephalus were underwent ventriculo‐peritoneal 
shunt.  Postoperative  haemorrhage  were  encountered  in  1.3%,  and  postoperative  ischemia  was  9.8%  patients. 
GOS postoperative indicated that 81.6% patients experienced good recovery. 
Conclusion:  The  surgical  treatment  play  a  important  role  for  aneurysmal  obliteration.  Microsurgery  for 
clipping aneurysms was effective method, with low complication of the repeat hemorrhage and ischemia. The high 
rate of patients had a good result. 
Keywords: Aneurysmal 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chảy máu dưới màng nhện do vỡ túi phình 
động mạch não (ĐMN) là một bệnh cảnh ngoại 

khoa  thần  kinh  nặng  nề  và  diễn  biến  phức  tap 
với  nhiều  biến  chứng  như  chảy  máu  tái  phát, 
giãn não thất, co thắt mạch máu não, rối loạn cân 

* Bệnh viện Bạch Mai 
** Bệnh viện Việt‐Đức 
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Quỳnh Trang  ĐT: 0944.300.378

446

Email: 

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
bằng nước điện giải..., do đó việc điều trị thường 
khó  khăn,  tỉ  lệ  tử  vong  và  di  chứng  cao.  Mục 
đích điều trị là vừa giải quyết các biến chứng của 
chảy máu vừa loại bỏ túi phình. 
Điều trị loại bỏ túi phình ra khỏi vòng tuần 
hoàn có thể bằng phẫu thuật hayqua đường nội 
mạch. Phẫu thuật kẹp cổ túi phình bằng clip cho 
đến  nay  vẫn  được  coi  là  phương  pháp  điều  trị 
triệt để và hiệu quả nhất.  
Hiện nay, tại Bệnh viện Bạch Mai, điều trị vi 
phẫu  thuật  vỡ  túi  phình  ĐMN  đãtrở  thành 
thường quy và có những kết quả đáng khích lệ. 
Tổng  kết  152  trường  hợp  vỡ  túi  phình  ĐMN 
được  điều  trị  phẫu  thuật,  chúng  tôi  có  những 
đánh  giá  kết  quả  phẫu  thuật  và  những  biến 
chứng trong và sau mổ của bệnh lý này. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
152  trường  hợp  chảy  máu  dưới  màng  nhện 
do vỡ túi phình ĐMN, được chẩn đoán xác định 
và điều trị phẫu thuật. 

Thời gian và địa điểm nghiên cứu  

Tại  khoa  Ngoại  Bệnh  viện  Bạch  Mai  từ 
10/2013 đến 10/2014. 

Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên  cứu  mô  tả  tiến  cứu,  theo  một  mẫu 
bệnh  án  với  các  chỉ  tiêu  nghiên  cứu  đã  hoạch 
định  trước.  Xác  định  thời  gian  bệnh  nhân  đến 
viện,  đánh  giá  tình  trạng  lâm  sàng  trước  mổ, 
hình ảnh phim chụp hệ mạch não, xác định thời 
điểm  phẫu  thuật,  những  nhận  định  trong  mổ, 
những biến chứng trong, sau mổ và chụp mạch 
não kiểm tra sau mổ bằng chụp cắt lớp vi tính đa 
dãy.  Kết  quả  được  đánh  giá  theo  bảng  kết  quả 
Glasgow. Số liệu được xử lý theo phương pháp 
toán thống kê. 

KẾT QUẢ 
Giới và tuổi 
69 Nữ và 83 Nam, tỉ lệ nữ/nam: 1/1,2. 
Tuổi  thay  đổi  từ  19  –  83,  tuổi  trung  bình  là 
47,6. 

Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 

Vị trí túi phình vỡ: 
Vị trí túi phình
Động mạch thông trước
Động mạch não giữa
Động mạch thông sau
Động mạch mắt

Ngã 3 động mạch cảnh trong
Động mạch viền trai
Tuần hoàn sau

Số ca
74
36
22
8
3
5
4

Tỉ lệ phần trăm
48,7%
23,7%
14,5%
5,3%
2%
3,3%
2,6%

Tình trạng lâm sàng trước mổ 
Được đánh giá theo phân độ của Hội PTTK 
Thế giới: 
Độ lâm sàng
Độ 1-2
Độ 3
Độ 4-5


Số bệnh nhân
96
39
17

Tỉ lệ %
63,2%
25,6%
11,2%

Thời gian từ khi chảy máu đến khi mổ 
Thời điểm mổ
Trước ngày thứ 4
Từ ngày thứ 4-10
Sau ngày thứ 10

Số bệnh nhân
38
45
69

Tỉ lệ %
25%
29,6%
45,4%

Phương pháp phẫu thuật 
Kẹp cổ túi phình: 150 (98,7%) bệnh nhân 
Bọc túi phình: 2 (1,3%) bệnh nhân 


Biến chứng trong và sau mổ 
Biến chứng trong và sau mổ Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Vỡ túi phình trong mổ
31
20,4%
Giãn não thất
12
7,9%
Thiếu máu não
15
9,8%
Chảy máu sau mổ
2
1,3%
Viêm màng não
2
1,3%
Nhiễm trùng vết mổ
1
0,7%
Viêm phổi
3
2%

Chụp mạch não kiểm tra sau mổ 
Chúng tôi tiến hành chụp cắt lớp vi tính đa 
dãy  có  dựng  mạch  não  để  kiểm  tra  bệnh  nhân 
sau  mổ.  138  bệnh  nhân  được  chụp  kiểm  tra 
(90,8%)  bệnh  nhân,  trong  đó  có  6  bệnh  nhân 
(3,9%) có tắc mạch não và 3 bệnh nhân (2%) còn 

tồn dư túi phình. 

Kết quả điều trị 
Tốt:  124  (81,6%)  bệnh  nhân;  Trung  bình:  17 
(11,2%) bệnh nhân; Xấu: 11 (7,2%) bệnh nhân. 

447


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
BÀN LUẬN 
Điều trị phẫu thuật cho các túi phình ĐMN 
vỡ nhằmmục đích loại bỏ hoàn toàn túi phình ra 
khỏi vòng tuần hoàn để tránh chảy máu tái phát. 
Cho  đến  nay,  phẫu  thuật  vẫn  được  coi  là 
phương  pháp  điều  trị  chủ  yếu.  Hầu  hết  các  tác 
giả  đều  thống  nhất  cho  rằng  phẫu  thuật  là  lựa 
chọn  trước  tiên  trong  điều  trị  những  túi  phình 
động  mạch  não.  Tình  trạng  bệnh  nhân  cũng  là 
một  yếu  tố  chỉ  định  mổ.  Những  trường  hợp 
bệnh  nhân  quá  nặng,  hôn  mê  sâu,  rối  loạn  hô 
hấp  không  có  chỉ  định  phẫu  thuật.  Thời  điểm 
mổ  đã  thay  đổi  đáng  kể  so  với  các  nghiên  cứu 
trước  đây.  Tỉ  lệ  mổ  sớm  của  chúng  tôi  đã  tăng 
lên đáng kể tới 25%. Kẹp cổ túi phình bằng clip 
là  phương  pháp  điều  trị  triệt  để  và  hiệu  quả 

nhất,  nếu  phẫu  thuật  đạt  được  hai  tiêu  chuẩn: 
loại bỏ hoàn toàn túi phình và đảm bảo sự toàn 
vẹn của hệ thống mạch máu não, không làm hẹp 
hay tắc mạch. Tại Bệnh viện Bạch Mai hiện nay 
với kỹ thuật mổ vi phẫu, và sự đa dạng của các 
loại clip, thì phần lớn các túi phình ĐMN có thể 
loại  bỏ  được  bằng  phương  pháp  kẹp  cổ  túi 
phình.  Tuy  nhiên,  vẫn  còn  một  phần  nhỏ  túi 
phình  không  thể  kẹp  được  cổ  mà  cần  đến  các 
phương  pháp  điều  trị  thay  thế.  Trong  nghiên 
cứu chúng tôi kẹp được 98,7% tổng số túi phình, 
còn 1,3% chúng tôi phải sử dụng phương pháp 
bọc túi phình. 

Biến chứng trong và sau mổ 
Vỡ túi phình trong mổ 
Trong  nghiên  cứu  chúng  tôi  có  20,4%  bệnh 
nhân có vỡ túi phình trong mổ. Tình trạng lâm 
sàng của bệnh nhân: Những bệnh nhân nặng có 
tỉ lệ vỡ túi phình trong mổ cao hơn bệnh nhân có 
tình  trạng  lâm  sàng  tốt  do  tình  trạng  phù  não, 
máu nhiều trong  khoang  dưới  màng nhện,  làm 
dính, che khuất và thay đổi vị trí giải phẫu, khó 
xác định được chính xác túi phình và các ĐMN. 
Kết quả của chúng tôi cho thấy: 38% bệnh nhân 
nặng có vỡ túi phình trong mổ, nhưng chỉ 16,5% 
bệnh nhân ở tình trạng lâm sàng tốt có vỡ trong 
mổ,  sự  khác  biệt  là  có  ý  nghĩa  thống  kê,  với 

448


p<0,05. Thời điểm mổ cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ 
vỡ  túi  phình  trong  mổ.  Trong  nghiên  cứu  của 
Schramm và Cedzich thì vỡ túi phình trong mổ 
xảy ra ở 40% trường hợp phẫu thuật sớm và 20% 
trường hợp mổ sau 72 giờ. Kết quả của chúng tôi 
cho thấy 27% bệnh nhân mổ sớm và cấp cứu có 
vỡ  trong  mổ  và  khi  mổ  chậm  thì  chỉ  8%  bệnh 
nhân  vỡ  túi  phình  trong  mổ.  Chúng  tôi  thấy 
rằng chảy máu tái phát trước mổ là một yếu tố 
thuận lợi cho vỡ túi phình trong mổ. 41,4% bệnh 
nhân của chúng tôi có ít nhất một lần chảy máu 
tái  phát  trước  mổ  bị  vỡ  trong  mổ,  chỉ  13,9% 
không có chảy máu tái phát trước mổ bị vỡ trong 
mổ. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.  

Giãn não thất 
Tỉ lệ giãn não thất mạn tính có đặt dẫn lưu 
não  thất  của  chúng  tôi  không  nhiều,  chỉ  7,9% 
bệnh nhân của chúng tôi được đặt dẫn lưu não 
thất‐ổ  bụng.  Chúng  tôi  thấy  giãn  não  thất 
thường  gặp  ở  những  bệnh  nhân  có  tình  trạng 
nặng và CMDMN nhiều. Kết quả nghiên cứu chỉ 
ra rằng 2/3 số bệnh nhân giãn não thất cấp tính 
có  tổng  số  điểm  độ  lâm  sàng  và  độ  Fisher  từ  7 
trở  lên.  50%  bệnh  nhân  giãn  não  thất  có  biểu 
hiệu lâm sàng sau chảy máu tái phát. 

Chảy máu sau mổ 
Tỉ lệ chảy máu sau mổ của chúng tôi là 1,3% 

trong  toàn  bộ  nhóm  bệnh  nhân  nghiên  cứu, 
nguyên  nhân  chảy  máu tại  chỗ mổ do  dập não 
trong  quá  trình  vén  não  và  phẫu  thuật.  Chúng 
tôi không có bệnh nhân nào bị chảy máu tái phát 
do không kẹp được túi phình hay do còn tồn dư 
túi phình. 

Thiếu máu não  
Chúng  tôi  có  9,8%  bệnh  nhân  có  thiếu  máu 
não, nguyên nhân chủ yếu là co thắt mạch máu 
não  và  tắc  mạch  não.  Co  thắt  mạch  sau  mổ  là 
hậu  quả  của  hiện  tượng  tiêu  máu  dưới  màng 
nhện,  do  rối  loạn  cân  bằng  nước  điện  giải,  hay 
do  chấn  thương  thành  mạch  trong  quá  trình 
phẫu thuật. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ 
tắc mạch não là 3,9%. Các nghiên cứu khác cho 

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
thấy  tỉ  lệ  tắc  mạch  máu  não  thay  đổi  từ  6–
12%(7,1,2,6).  Nguyên  nhân  chủ  yếu  là  do  bị  clip 
kẹp, hay huyết khối(7).  

Kết quả phẫu thuật 

Được đánh giá khi bệnh nhân ra viện, theo 3 
mức độ: tốt: bệnh nhân tỉnh táo, nhận biết được 
xung quanh, trung bình: bệnh nhân còn hôn mê, 
có  thể  liệt  hoặc  không,  xấu:  sống  thực  vật  hoặc 
tử  vong.  Theo  tiêu  chí  này,  kết  quả  bước  đầu 
chúng  tôiđạt  được:  Tốt:  124  (81,6%)  bệnh  nhân; 
Trung bình: 17 (11,2%) bệnh nhân; Xấu: 11 (7,2%) 
bệnh nhân. Trong một nghiên cứu quốc tế đánh 
giá kết quả phẫu thuật thực hiện ở nhiều trung 
tâm  PTTK  trên  thế  giới  cho  thấy  kết  quả  tốt: 
78,3%; trung bình: 5,6%; xấu: 16%.  

KẾT LUẬN 
Túi phình động mạch não có khả năng điều 
trị  phẫu  thuật  với  kết  quả  tốt  đạt  81,6%  với 
98,7% kẹp được cổ túi phình. Biến chứng trong 
mổ nguy  hiểm  là  vỡ  túi  phình.  Hai biến  chứng 
sau mổ là chảy máu tái phát, và thiếu máu não là 
những  nguyên  nhân  chính  làm  tăng  tỉ  lệ  di 
chứng và tỉ lệ tử vong sau mổ. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Black.PM  (1986),  Hydrocephalus  and  vasospasm  after 
subarachnoid  hemorrage  from  ruptured  intracranial 
aneurysms, Neurosurg, 1986, 18, 12‐16. 

2.


Corsten.L,  Raja.A,  Guppy.K,  et  al  (2001),  Contemporary 
management  of  subarachnoid  hemorrhage  and  vasospasm: 
The UIC experience, Surg Neurol, 2001, 56, 140‐150. 

3.

Creissard.P,  Anévrysmes  intracrâniens  (1993):  Accidents 
vasculaires cérébraux: Doin éditeur‐Paris, 1993, 511‐528. 

4.

Fridriksson.S,  Saveland.H,  Jakobsson.KE,  et  al  (2002), 
Intraoperative  complications  in  aneurysm  surgery:  A 
prospective national study, J.Neurosurg, 2002, 96, 515‐522. 

5.

Kassell.NF, Torner.JC,  Jane.JA,  et  al  (1990), The  international 
cooperative study on the timing of aneurysm surgery, Part 2, 
Surgical results, J. Neurosurg, 1990, 73, 37‐47. 

6.

Laidlaw.JD,  Siu.KH  (2002),  Ultra  –  early  surgery  for 
aneurysmal  subarachnoid  hemorrhage:  Outcomes  for  a 
consecutive series of 391 patients not selected by grade or age, 
J.Neurosurg, 2002, 97, 250‐258. 

7.


Nguyễn Phong, Nguyễn Minh Anh, Đỗ Hồng Hải, Lê Khâm 
Tuân,  Lê  Trần  Minh  Sử,  Nguyễn  Thanh  Đoan  Thư  (2010), 
“Điều  trị  vi  phẫu  thuật  túi  phình  động  mạch  não:  kinh 
nghiệm  trên  627  trường  hợp”,  Y  học  thực  hành,  số  733+734, 
189‐198. 

 
Ngày nhận bài báo:    

 

20/10/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:   2/11/2014 
Ngày bài báo được đăng: 

 

5/12/2014 

 

 

 

Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 

449




×