Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

So sánh tác dụng gây tê khoang cùng bằng levobupivacain kết hợp fentanyl với levobupivacain cho phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.86 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016

SO SÁNH TÁC DỤNG GÂY TÊ KHOANG CÙNG BẰNG
LEVOBUPIVACAIN KẾT HỢP FENTANYL VỚI
LEVOBUPIVACAIN CHO PHẪU THUẬT VÙNG DƯỚI RỐN Ở TRẺ EM
Tr n Đ c Ti p*; Nguy n Đình Chi n**
TÓM TẮT
Mục tiêu: so sánh tác dụng vô cảm, phục hồi vận động, giảm đau sau mổ của gây tê khoang
cùng (GTKC) bằng levobupivacain phối hợp với fentanyl và levobupivacain trong phẫu thuật
đường tiết niệu ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, ngẫu
nhiên, có so sánh; nhóm I: 46 bệnh nhi được GTKC bằng levobupivacain 0,125% kết hợp 1 mcg/kg
fentanyl, thể tích thuốc tê 1 ml/kg + gây mê mask sevoran và nhóm II: 46 bệnh nhi được GTKC
bằng levobupivacain 0,125% + gây mê mask sevoran cho phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em
tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 03 - 2015 đến 07 - 2015. Kết quả: thời gian khởi tê
nhóm I nhanh hơn nhóm II (p < 0,05). Chất lượng tê tốt ở cả 2 nhóm đạt 91,3% (p > 0,05). Hiệu
quả và thời gian giảm đau sau mổ của nhóm I tốt hơn nhóm II (p < 0,05). Mức độ và thời gian
phục hồi vận động trung bình sau mổ ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05). Kết luận: GTKC bằng levobupivacain phối hợp với fentanyl tốt hơn levobupivacain
đơn thuần cho phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em.
* Từ khoá: Gây tê khoang cùng; Levobupivacain; Fentanyl; Phẫu thuật dưới rốn; Trẻ em.

Comparison of the Effects of Caudal Anesthesia by Levobupivacaine
plus Fentanyl with Levobupivacaine for Lower Abdominal Surgery in
Pediatric Patients
Summary
Objectives: To compare the effects of caudal anesthesia (CA). Subjects and methods: 92
pediatric patients, who underwent lower abdominal surgeries at National Hospital of Pediatrics
from March 2015 to July 2015. Patients were divided into two groups: Group I (n = 46): CA by
levobupivaine 0.125% plus 1 mcg/kg fentanyl (total anesthetic agents’ volume: 1 ml/kg); groups
II (n = 46): CA by levobupivacaine 0.125%. All the patients were anesthetized with sevoflurane
and used noninvasive ventilation with face mask during surgery. Results: The onset time in the


group I was faster than that in the group II (p < 0.05); good quality of anesthesia in both groups
reached 91.3% (p > 0.05). The effects and time of postoperative pain relief in the group I were
better than those in the group II (p < 0.05). The level and the average time of motion recovery
were not significantly different in both groups (p > 0.05).
* Key words: Caudal anesthesia; Levobupivacaine; Fentanyl; Lower abdominal surgeries; Children.
* BÖnh viÖn Qu©n y 103
** BÖnh viÖn Nhi Trung −¬ng
Ng i ph n h i (Corresponding): TrÇn §¾c TiÖp ()
Ngày nh n bài: 18/07/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 07/11/2016
Ngày bài báo đ

176

c đăng: 21/11/2016


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
ĐẶT VẤN ĐỀ

+ Có chống chỉ định với GTKC.
- Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu:
BN tiêm bổ sung fentanyl trong mổ, tai biến,
biến chứng phẫu thuật. Không thu thập
đủ chỉ tiêu hoặc từ chối tiếp tục tham gia
nghiên cứu.

Gây tê vùng kết hợp gây mê bằng các
thuốc mê đường hô hấp là phương pháp
vô cảm hiện đại, góp phần quan trọng
đến chất lượng điều trị và thành công cho

phẫu thuật nhi khoa. GTKC kết hợp gây
mê sevoran cho phẫu thuật vùng dưới rốn
đang được áp dụng phổ biến tại các bệnh
viện nhi. Thời gian giảm đau ngắn là điểm
hạn chế khi tiêm một liều thuốc tê duy nhất.
Để khắc phục điều này, có thể kết hợp
các thuốc opioid hoặc truyền thuốc liên tục
qua catheter. Trên thế giới, có nhiều nghiên
cứu về levobupivacain kết hợp fentanyl
trong phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em.
Nhưng ở Viêt Nam, chưa có báo cáo nào
về vấn đề này. Chính vì vậy, đề tài nghiên
cứu được thưc hiện với mục tiêu: So sánh
hiệu quả vô cảm, thời gian giảm đau và
ức chế vận động sau mổ khi GTKC bằng
levobupivacain 0,125% phối hợp fentanyl
1 µg/kg với levobupivacain 0,125% đơn thuần
cho phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em.

+ Nhóm I (nghiên cứu): tiền mê midazolam
0,1 mg/kg tĩnh mạch, khởi mê và duy trì
mê bằng mask sevoran tự thở, GTKC
bằng levobupivacain 0,125% và fentanyl
1 µg/kg, tổng thể tích hỗn hợp thuốc tê
1 ml/kg (1,25 mg/kg).

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.


- Chuẩn bị trước mổ: chuẩn bị theo
quy trình mổ bệnh nhi thường quy.

- 92 bệnh nhi từ 2 - 86 tháng tuổi được
phẫu thuật vùng dưới rốn bằng GTKC phối
hợp gây mê tại Bệnh viện Nhi Trung ương
từ 02 - 2015 đến 07 - 2015.
- Tiêu chuẩn chọn BN: gia đình bệnh
nhi đồng ý với phương pháp vô cảm. Thể
trạng ASA I, II. Có chỉ định vô cảm bằng
GTKC phối hợp gây mê.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhi thiểu năng trí tuệ, có bất
thường về đường hô hấp, tim mạch bẩm
sinh, béo phì, liệt chân.
+ Dị ứng với levobupivacain, fentanyl
và sevoran.

2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu lâm
sàng, ngẫu nhiên, có so sánh giữa 2 nhóm:

+ Nhóm II (chứng): tiền mê midazolam
0,1 mg/kg tĩnh mạch, khởi mê và duy trì
mê bằng mask sevoran tự thở, GTKC
bằng levobupivacain 0,125% đơn thuần,
tổng thể tích thuốc tê 1 ml/kg (1,25 mg/kg).
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0 (p < 0,05 khác biệt có ý nghĩa thống kê).
* Kỹ thuật tiến hành:


- Thuốc tiền mê: đặt đường truyền tĩnh
mạch và tiền mê trước khi gây mê 30 phút
ở bệnh nhi hợp tác. Gây mê bằng thuốc
mê đường hô hấp ở bệnh nhi sợ hãi, kích
động. Khi trẻ ngủ yên mới tiến hành thiết
lập đường truyền tĩnh mạch và tiền mê.
- Khởi mê: úp mask sevoran 8%, lưu
lượng khí mới 5 lít/phút, Fi02 = 1. Duy trì
mê: sevoran 1 - 3%, lưu lượng khí mới
2 lít/phút, FiO2 0,4.
- GTKC, tiêm liều thuốc tê 2 nhóm theo
quy trình nghiên cứu.
+ Duy trì mê trong mổ: nếu nhịp tim,
huyết áp tăng > 20% do phẫu thuật thì
tăng sevoran 3 - 5%. Nếu không cải thiện,
177


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016
tiêm tĩnh mạch fentanyl liều 1 µg/kg, khi đó
BN này sẽ loại khỏi nghiên cứu.
+ Thoát mê: sau phẫu thuật, bệnh nhi
được chuyển sang phòng hồi tỉnh và tiếp
tục theo dõi, dùng paracetamol đặt hậu môn
giảm đau sau mổ liều 20 mg/kg khi thang
điểm đau FLACC 4 - 6, morphin 0,1mg/kg
tiêm tĩnh mạch chậm khi FLACC 7-10.

- Thời gian (phút) khởi tê tại T10: đánh

giá mức phong bế bằng phương pháp
châm kim (pin prick), sử dụng kim 22G
đầu tù châm vào da vùng. Theo dõi thay
đổi mạch, huyết áp, nhịp thở của BN khi
kích thích. Nếu tần số tim, huyết áp tâm
thu, tần số thở không thay đổi hoặc thay
đổi < 20% so với ban đầu được tính là tác
dụng vô cảm của gây tê tuỷ sống (GTTS).

* Chỉ tiêu nghiên cứu:

- Mức tê cao nhất của vùng vô cảm.
- Nồng độ sevoran sử dụng trong mổ.
- Chất lượng tê theo Gunter.

- Tháng tuổi, giới tính, cân nặng, ASA,
phân loại và thời gian phẫu thuật.
Bảng 1:

Dấu hiệu xác định

Điểm
0

Không thể giảm nồng độ thuốc mê ở bất kỳ thời điểm nào trong mổ

1

Tăng lại nồng độ thuốc mê bốc hơi sau khi đã hạ lúc đầu


2

Nồng độ thuốc mê bốc hơi giảm nhưng mạch và huyết áp ≥ 20% so với mạch, huyết áp trước rạch da

3

Nồng độ thuốc mê bốc hơi giảm và mạch, huyết áp ≤ 20% so với mạch và huyết áp trước rạch da

0 - 1 điểm: tê kém; 2 điểm: tê trung bình; 3 điểm: tê tốt.
- Thời gian giảm đau sau mổ tính từ khi mổ xong cho đến lúc bệnh nhi đau (FLACC
t ≥ 3 điểm). Bảng điểm FLACC căn cứ vào khuôn mặt, cử động của chân, hoạt động,
khóc, khả năng tự nguôi ngoai. 0 điểm: không đau, dễ chịu; 1 - 3 điểm: khó chịu nhẹ;
4 - 6 điểm: khó chịu và đau mức độ trung bình; 7 - 10 điểm: rất đau.
+ Đánh giá mức độ và thời gian phục hồi vận động theo thang điểm Bromage sửa đổi.
+ Thời điểm nghiên cứu: trước tê: T0; gây tê: T1; sau đó cách 5 phút đánh giá một
lần: T5, T10.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm BN.
Bảng 2:
Chỉ tiêu nghiên cứu

Tuổi (tháng)

Cân nặng (kg)

178

± SD
Min - Max
± SD

Min - Max

Nhóm nghiên cứu
Nhóm I (n = 46)

Nhóm II (n = 46)

30,93 ± 19,48

33,93 ± 22,83

5 - 86

2 - 84

12,15 ± 3,55

12,62 ± 5,15

5,0 - 21,0

4,5 - 24,0

p
> 0,05


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
Giới


Nam

39 (84,8%)

42 (91,3%)

Nữ

7 (15,2%)

4 (8,7%)

1,09 ± 0,29

1,05 ± 0,22

1-2

1-2

± SD

ASA

Min - Max

Đặc điểm về tuổi, cân nặng, giới, ASA ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05); phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Xuân Cường [1], nhưng thấp hơn so
với của Nguyễn Thị Thu Hằng [2], Trần Minh Long [3] là những nghiên cứu ở trẻ có độ
tuổi từ 1 - 10.

2. Loại và thời gian phẫu thuật.
Bảng 3:
Nhóm nghiên cứu
Chỉ tiêu nghiên cứu

Loại phẫu thuật

Thời gian (phút)

Nhóm I

p

Nhóm II

n

%

n

%

Thoát vị bẹn

16

34,8

22


48,9

Ẩn tinh hoàn

13

28,3

7

15,6

Hẹp bao quy đầu

1

2,2

0

0

Nước màng tinh hoàn

2

4,3

5


11,1

Lỗ tiểu thấp

3

6,5

0

0

Khác

11

23,9

12

24,4

± SD

32,49 ± 25,05

> 0,05

25,20 ± 12,88


Loại và thời gian phẫu thuật ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Thời gian phẫu thuật của nghiên cứu phù hợp với kết quả của Trịnh Xuân Cường [1]:
nhóm I: 33,0 ± 21,7 phút; nhóm II: 36,2 ± 21,6 phút; Ivani G [8]: nhóm I (bupivacain)
trung bình 30 phút; nhóm II (ropivacain) 27,5 phút; nhóm III (levobupivacain) 26,5 phút.
3. Thời gian khởi tê tại T10 (phút).
Bảng 4:
Nhóm nghiên cứu
Vị trí khởi tê T10

p

Nhóm I (n = 46 )

Nhóm II (n = 46)

± SD

8,91 ± 2,37

10,42 ± 2,24

Min - max

5 - 16

5 - 15

< 0,05


Thời gian khởi tê ở vị trí T10 ở nhóm I nhanh hơn so với nhóm II, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05). Nghiên cứu chọn mức T10 (ngang rốn), vì đây là mức vô cảm
cho phẫu thuật dưới rốn và vùng thắt lưng.
179


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016
Thời gian khởi tê ở mức T10 trong nghiên cứu ngắn hơn của các tác giả: Breschan
C [5] (11,4 ± 3,3 phút), Locatelli B (11,1 phút), Trịnh Xuân Cường [1] (11,6 ± 1,6 phút).
Theo O Raux, Charles J Cote, tốc độ phong bế phụ thuộc vào sự myelin hóa và tuổi
của BN, nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi thấp, do đó thời gian khởi tê nhanh
hơn của các tác giả khác.
4. Mức tê cao nhất.
Bảng 5:
Nhóm I

Mức tê

p

Nhóm II

n

%

n

%


T9

3

6,5

1

2,2

T10

43

93,5

43

93,5

T11

0

0

2

4,3


> 0,05

Mức tê T10 2 nhóm như nhau. Số BN có mức phong bế ở T9 và T11 ở 2 nhóm có
chênh lệch, nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Xuân Cường [1], Nguyễn Thị
Thu Hằng [2] khi gây tê bằng levobupivacain. Hong JY, Verghese [7] GTKC cùng liều
lượng, nhưng hai thể tích ropivacain khác nhau đều kết luận chất lượng vô cảm và
thời gian giảm đau sau mổ tốt hơn ở nhóm có nồng độ thấp thể tích cao so với nhóm
có nồng độ cao thể tích thấp. Như vậy, mức phong bế phụ thuộc vào thể tích hơn là
nồng độ thuốc tê. Ngoài ra, để đạt mức phong bế cao còn phụ thuộc kích thước kim và
tốc độ bơm thuốc tê.
5. Nồng độ sevoran sử dụng trong mổ.
Nhóm I

sevoran (%)

Nhóm II

6
4
2
0
T0

T1

T5

T10


T15

T20

T25

T30

T40

T50

Biểu đồ 1: Nồng độ sevoran sử dụng trong mổ (%).
Nồng độ sevoran duy trì trong mổ ở 2 nhóm có xu hướng giảm dần từ thời điểm
gây tê cho đến khi kết thúc cuộc mổ, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Điều này chứng tỏ chất lượng vô cảm đều tốt ở cả 2 nhóm.
180


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
6. Đánh giá chất lượng tê (theo bảng điểm Gunter).
Bảng 6:
Nhóm I

Chất lượng tê

Nhóm II

n


%

n

%

Kém

0

0

1

2,2

Trung bình

4

8,7

3

6,5

Tốt

42


91,3

42

91,3

p

> 0,05

Chất lượng vô cảm bảo đảm cho phẫu thuật, trong đó mức độ tốt chiếm 91,3%.
Chất lượng tê ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả của
chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả trong nước (Trịnh Xuân Cường [1], N.M.Tùng,
Đ.X.Hùng…) và thế giới (Beyaz, Frawley…). Như vậy, GTKC bằng levobupivacain 0,125%
có hoặc không kết hợp fentanyl 1 µg/kg đủ để vô cảm cho phẫu thuật nhỏ vùng dưới
rốn, nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả.
7. Điểm FLACC trung bình sau mổ.
Bảng 7:
Nhóm nghiên cứu

Điểm FLACC

Nhóm I

Nhóm II

FLACC T10

± SD


0,13 ± 0,45

0,39 ± 1,42

FLACC T30

± SD

0,50 ± 1,11

0,70 ± 1,07

FLACC T60

± SD

1,20 ± 0,93

1,98 ± 1,37

FLACC T90

± SD

1,59 ± 1,15

2,22 ± 1,40

FLACC T120


± SD

1,93 ± 1,23

2,41 ± 1,31

FLACC T240

± SD

2,17 ± 1,48

2,63 ± 0,90

FLACC T300

± SD

2,09 ± 1,52

2,65 ± 0,81

FLACC T360

± SD

2,08 ± 0,95

2,56 ± 0,64


FLACC T480

± SD

2,94 ± 1,44

3,50 ± 1,05

p

> 0,05

< 0,05

Thang điểm FLACC đánh giá đau qua hành vi đáp ứng với đau của trẻ. Điểm FLACC
90 phút đầu sau mổ ở 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Từ sau
thời điểm 90 phút, điểm FLACC ở nhóm I thấp hơn so với nhóm II có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05), chứng tỏ hiệu quả giảm đau của nhóm I tốt hơn nhóm II. Kết quả của chúng tôi
phù hợp với nghiên cứu của Ahmet Sen và Elham M [4], El-Feky, Trịnh Xuân Cường [1].
181


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016
8. Thời gian giảm đau sau mổ (phút).
Bảng 8:
Thời gian giảm đau sau mổ
± SD

Nhóm nghiên cứu
Nhóm I (n = 46 )


Nhóm II (n = 46)

332,04 ± 238,25

150,17 ± 119,65

p
< 0,01

Thời gian giảm đau sau mổ ở nhóm I dài hơn so với nhóm II, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Ahmet Sen [4].
Sở dĩ độ lệch chuẩn của cả 2 nhóm trong nghiên cứu này lớn là do trong quá trình
theo dõi, đánh giá đau có nhiều yếu tố gây nhiễu, có thể khó phân biệt đâu là đau và
đâu là sợ.
Theo Hong JY [7] và Nguyễn Thị Thu Hằng [2], thời gian giảm đau sau mổ dài hơn
ở nhóm có thể tích thuốc tê cao so với nhóm có thể tích thuốc tê thấp. Điều đó cho
thấy thời gian giảm đau sau mổ phụ thuộc nhiều vào thể tích thuốc tê hơn là nồng độ
thuốc tê. Chúng tôi sử dụng thể tích 1 ml/kg, nồng độ 0,125%; đây là nồng độ ít ức chế
vận động, nhưng thể tích đủ để giảm đau sau mổ.
9. Mức độ ức chế vận động sau mổ ở các thời điểm 15, 30, 60 phút.
Bảng 9:
Nhóm nghiên cứu
Bromage theo thời gian

Bromage T15

Bromage T30

Bromage T60


p

Nhóm II

Nhóm I
n

%

n

%

M0

17

37

24

52,2

M1

8

17,4


11

23,9

M2

21

45,7

11

23,9

M0

38

82,6

45

97,8

M1

4

8,7


0

0

M2

4

8,7

1

2,2

M0

46

100

46

100

> 0,05

Mức độ ức chế vận động sau mổ đánh giá theo Bromage sửa đổi. Mức độ ức chế
vận động sau mổ ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở giờ đầu
sau mổ, tất cả trẻ đều không còn bị phong bế vận động, kết quả này phù hợp với
Giorgio Ivani [8], Takase. Theo Giorgio Ivani [8], ở nồng độ 0,125%, levobupivacain chỉ

có tác dụng phong bế sừng lưng và các rễ sau, nên chủ yếu phong bế cảm giác, nồng
độ thuốc này ít gây ức chế vận động. Ngoài ra, các rễ thần kinh vận động có kích
thước lớn hơn rễ thần kinh cảm giác nên mức độ ức chế ít hơn so với rễ thần kinh
cảm giác.
182


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
10. Thời gian phục hồi vận động.
Thời gian phục hồi vận động sau mổ
được tính từ khi kết thúc cuộc mổ đến
khi trẻ có điểm Bromage ≤ 1. Kết quả
nghiên cứu: thời gian trung bình ở
nhóm I (25,72 ± 15,51 phút) dài hơn
nhóm II (20,61 ± 12,89 phút), tuy nhiên,
khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05). Thời gian phục hồi vận động
trung bình của chúng tôi ngắn hơn so với
Trịnh Xuân Cường [1] (nhóm I: 45,5 ±
20,8 phút, nhóm II: 48,4 ± 22,1 phút), sự
khác biệt trên là do nồng độ thuốc tê thấp
(0,125%), với nồng độ này, thuốc ít phong
bế các sợi dây thần kinh vận động.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lâm sàng, ngẫu nhiên,
so sánh giữa nhóm I gồm 46 bệnh nhi dùng
levobupivacain 0,125% kết hợp 1 mcg/kg
fentanyl, thể tích thuốc tê 1 ml/kg với nhóm 2
gồm 46 bệnh nhi dùng levobupivacain
0,125% thể tích 1 ml/kg trong phẫu thuật

dưới rốn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi
Trung ương, chúng tôi rút ra kết luận:
GTKC bằng levobupivacain phối hợp với
fentanyl tốt hơn levobupivacain đơn thuần
cho phẫu thuật dưới rốn ở trẻ em:
- Thời gian khởi tê ở T10 nhanh hơn:
nhóm I (8,91 ± 2,37 phút) nhanh hơn
nhóm II (10,42 ± 2,24 phút) có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Mức phong bế cao
nhất chủ yếu ở T10 (93,5%).
- Chất lượng vô cảm bảo đảm cho
phẫu thuật: 100% đạt yêu cầu, trong đó
mức độ tốt 91,3%.
- Hiệu quả giảm đau tốt hơn: điểm
FLACC trung bình sau mổ từ sau thời
điểm 90 phút ở nhóm I (1,59 ± 1,15) thấp
hơn so với nhóm II (2,22 ± 1,40) có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Thời gian giảm đau sau mổ lâu hơn:
thời gian giảm đau sau phẫu thuật nhóm I
(332,04 ± 238,25 phút) lâu hơn nhóm II

(150,17 ± 119,65 phút) có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
- Mức độ và thời gian phục hồi vận
động trung bình sau mổ ở 2 nhóm khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Xuân Cường. Nghiên cứu hiệu quả
vô cảm của GTKC bằng hỗn hợp levobupivacain

và morphin trong phẫu thuật vùng dưới rốn
ở trẻ em. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện
Quân y. 2014.
2. Nguyễn Thị Thu Hằng. Nghiên cứu phối
hợp GTKC bằng hỗn hợp levobupivacain và
morphin với gây mê nội khí quản cho phẫu thuật
bụng trên ở trẻ em. Luận văn Thạc sỹ Y học.
Đại học Y Hà Nội. 2013.
3. Trần Minh Long. Nghiên cứu GTKC bằng
hỗn hợp bupivacain và morphin trong các phẫu
thuật vùng dưới rốn ở trẻ em. Luận văn Thạc
sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2006.
4. Ahmet Sen et al.A randomized-controlled,
double-blind comparison of the postoperative
analgesic efficacy of caudal bupivacaine and
levobupivacaine in minor pediatric surgery.
Korean J Anesthesiol. 2014, 66, pp.457-461.
5. Breschan C, Jost R et al. A prospective
study comparing the analgesic efficacy of
levobupivacaine, ropivacaine and bupivacaine
in pediatric patients undergoing caudal blockade.
Pediatric Anesthesia. 2005, 15, pp.301-306.
6. Charles J. Cote, Jerrold Lerman, Brian
J. Anderson. Regional anesthesia. A Practice
of Anesthesia for Infants and Children. Philadelphia.
2013, pp.835-880.
7. Hong J.Y, Han S.W, Kim W.O et al. A
comparison of high volume/low concentration
and low volume/high concentration ropivacaine
in caudal analgesia for pediatric orchidopexy.

Anesth Analg. 2009, 45, pp.722-725.
8. Ivani G, DeNegri P, Conio A et al.
Comparison of racemic bupivacaine, ropivacaine
and levo-bupivacaine for paediatric caudal
anaesthesia: effects on post-operative analgesia
and motor block. Reg Anaesth Pain Med.
2002, 27, pp.157-161.

183



×