Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm giải phẫu bệnh u trung mạc màng phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.49 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH U TRUNG MẠC MÀNG PHỔI
Nguyễn Sơn Lam*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: U trung mạc ác tính màng phổi là loại u thường gặp do tiếp xúc với amiăng. Đây là một loại u
khó chẩn đoán, thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán lầm với ung thư di căn vào màng phổi đặc biệt là loại carcinôm
tuyến phế quản xâm lấn vào màng phổi. Gần đây nhờ vào các chất đánh dấu mới của phương pháp hóa mô miễn
dịch đã giúp cho việc chẩn đoán loại u này được thuận lợi và chính xác hơn.
Đối tượng & Phương pháp nghiên cứu: Trong loạt ca nghiên cứu của chúng tôi về u trung mạc màng
phổi, chúng tôi dùng 6 dấu ấn bao gồm: CK, TTF-1, surfactant protein A, desmin, HBME-1 và calretinin để
chẩn đoán xác định các u trung mạc và đồng thời giúp chẩn đoán phân biệt với carcinôm tuyến phế quản xâm
lấn vào màng phổi.
Kết quả & Bàn luận: Với 39 ca thu nhận được trong 3 năm từ 2008-2010, cho thấy việc chẩn đoán u
trung mạc màng phổi cần có những gợi ý về dịch tễ học, hình ảnh học, tế bào học và mô học trên nhuộm HE
thường qui để đi đến thực hiện hóa mô miễn dịch giúp chẩn đoán xác định tốt hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
và đánh giá về kỹ thuật chẩn đoán này cũng rất cần thiết. Với 6 dấu ấn kể trên theo chúng tôi vẫn chưa thật sự
hoàn hảo để chẩn đoán hết về những yếu tố trong bệnh lý u trung mạc như: chẩn đoán phân biệt với các loại
carcinôm di căn tới màng phổi, tiên lượng và điều trị của bệnh.
Kết luận: Việc chẩn đoán u trung mạc ác tính màng phổi là một chẩn đoán khó. Cần thiết thực hiện nhuộm
hóa mô miễn dịch và hóa tế bào miễn dịch với nhiều loại dấu ấn để có chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, hóa mô miễn
dịch còn giúp ích trong nhiều khía cạnh của loại u trung mạc: chẩn đoán phân biệt với các loại carcinôm di căn
vào màng phổi, tiên lượng bệnh và điều trị.
Từ khóa: U trung mạc ác tính màng phổi, hóa mô miễn dịch, hóa tế bào miễn dịch, chất đánh dấu.

ABSTRACT
PATHOLOGICAL FEATURES OF PLEURAL MESOTHELIOMA
Nguyen Son Lam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 137 - 143


Opening: Malignant pleural mesotheliomas are frequently caused by exposure to asbestos. These tumors are
difficult to diagnose, and often overlooked or misdiagnosed with cancer metastasis invasive to the pleura,
especially bronchogenic adenocarcinoma. Recently, basing on new markers of immunohistochemical methods have
enabled the diagnosis of this tumor more convenient and more accurate.
Subjects & Methods: In our case series study of malignant pleural mesothelioma, we used 6 markers
including CK, TTF-1, Surfactant Protein-A, Desmin, Calretinin and HBME-1 to diagnose this tumor and to
exclude bronchogenic adenocarcinoma, a pleural invasive tumor.
Results & Discussion: 39 cases obtained in 3 years from 2008 to 2010 show that the diagnosis of malignant
pleural mesothelioma needs suggestions on epidemiology, imaging studies, cytology and histology on routine HE
staining to make immunohistochemical staining and finally, to make the diagnosis more accurate. However, it is
essential to have more researches and evaluations of this diagnostic techniques. With the above six markers it has
not really perfected to diagnose all of the elements in the malignant pleural mesothelioma, such as the diagnosis,
*BV. Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: Ths.BS. Nguyễn Sơn Lam. ĐT: 0913148308 – Email:

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh

137


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

prognosis and treatment of pleural metastatic carcinomas.
Conclusion: It is difficult to make a diagnosis of malignant mesothelioma. The implementation of
immunohistochemical staining of a variety of markers is necessary for accurate diagnoses. In addition,
immunohistochemical methods are also helpful in differential diagnosing with other types of carcinomas
metastatic to the pleura, prognosis and treatment.
Key words: Malignant Pleural Mesothelioma, Immunohistochemistry, Immunocytochemistry, Marker.

bằng nhuộm hematoxylin-eosin thường qui
ĐẶT VẤN ĐỀ
trước khi có nhuộm hóa mô miễn dịch. Các dấu
U trung mạc ác tính màng phổi là u tân
ấn chúng tôi sử dụng gồm có 6 loại: CKLMW,
sinh nguyên phát ở màng phổi. Trong thực
TTF-1,
Surfactant-A,
Desmin,
HBME-1,
hành chẩn đoán bệnh học hàng ngày cho loại
Calretinin.
bệnh lý này thường gặp rất nhiều khó
Các số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa
khăn(1,4,6,9,15,17,22). Do hình ảnh trên mô học
và nhập vào máy vi tính, sử dụng phần mềm
nhuộm hematoxylin-eosin thường qui rất dễ
SPSS 14.0 để xử lý số liệu. Chúng tôi sử dụng
lầm lẫn với những loại carcinôm di căn tới
phép kiểm T-Test để so sánh tỉ lệ khác biệt cho
màng phổi, đặc biệt là loại carcinôm tuyến.
các biến định tính. Tất cả các phương pháp kiểm
Nhiều trường hợp các bác sĩ chuyên khoa giải
định giả thuyết được thực hiện bằng cách sử
phẫu bệnh không thể phân biệt được giữa
dụng kiểm định 2 bên (two-sided alternatives).
carcinôm tuyến và u trung mạc màng phổi.
Ngưỡng ý nghĩa là 0,05 (p < 0,05) để chấp nhận
Trước đây, khi chưa có hóa mô miễn dịch, tại
hay bác bỏ giả thuyết thống kê.

BV. Phạm Ngọc Thạch chúng tôi thường dùng
Qua những dữ liệu thu nhận được, chúng
kỹ thuật nhuộm mucicarmine để phân biệt
tôi
phân
tích những đặc điểm sau:
giữa hai loại bệnh lý này(1,20). Tuy nhiên, kết
- Ghi nhận một số yếu tố về: dịch tễ học,
quả cho thấy cũng có nhiều trường hợp
hình
ảnh học của các trường hợp u trung mạc.
không thể đưa ra được chẩn đoán chính xác
để có hướng điều trị thật tốt cho bệnh nhân.
- Ghi nhận hình thái về tế bào học và mô
Vì vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi dùng
bệnh học với nhuộm thường qui HE so với
hóa mô miễn dịch để chẩn đoán các u trung
nhuộm hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán u
mạc màng phổi và để chẩn đoán phân biệt với
trung mạc.
các bệnh lý carcinôm di căn tới màng phổi,
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
chủ yếu là các loại carcinôm phế quản.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu hồi cứu,
thống kê mô tả loạt ca bệnh lý với 39 trường hợp
bệnh nhân nhập viện tại BV. Phạm Ngọc Thạch
từ tháng 1/2008 đến 12/2010, có chẩn đoán xác
định ung thư màng phổi dựa vào xét nghiệm

giải phẫu bệnh của mẫu mô lấy bằng sinh thiết
màng phổi kín, soi màng phổi hoặc nội soi lồng
ngực quan sát dưới màn hình video (videoassisted thoracoscopy). Tất cả các bệnh nhân đều
được ghi nhận tuổi, giới tính, một số ghi nhận
về hình ảnh học, loại mô ung thư, cách lấy bệnh
phẩm, hình thái tế bào học, chẩn đoán mô học

138

Một số kết quả về dịch tễ học và lâm sàng
Tuổi trung bình: 54,7 ± 5,34 tuổi.
Giới: nữ chiếm 23 ca (58,9%), nam chiếm 16
ca (41,1%), tỉ lệ nam/nữ # 2/3: 1
Ghi nhận các triệu chứng về hình ảnh học
(X-quang và CT-Scan):
Tràn dịch màng phổi: 39 ca (100%)
Tràn dịch màng phổi bên phải: 19 ca.
Tràn dịch màng phổi bên trái: 15 ca.
Tràn dịch màng phổi hai bên: 5 ca.
Tràn khí màng phổi: 4 ca (10,3%).

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Tổn thương màng phổi (khối, nốt màng
phổi, mảng màng phổi…): 7 ca (17,9%).
Xâm lấn nhu mô phổi: 3 ca (7,7%).
Xâm lấn trung thất: 2 ca (5,1%).
Nhiều loại tổn thương phối hợp: 11 ca (28,2%).

Kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán:
Rút dịch màng phổi lấy mẫu làm tế bào học:
39 ca.
Sinh thiết màng phổi mù bằng kim (Abrams,
Castelain): 18 ca.
Sinh thiết qua nội soi màng phổi: 16 ca.
Nội soi lồng ngực dưới màn hình video
(VATs): 5 ca.
Số bệnh nhân có tiếp xúc amiăng hay các
sản phẩm từ amiăng là nguyên nhân chính
hiện nay gây ra u trung mạc: 21 trường hợp
(chiếm tỉ lệ 53,8%).
So sánh tuổi trung bình và giới u trung mạc
với các nghiên cứu khác trên thế
giới(3,4,5,6,9,12,13,14,15,19,25,28):
Bảng 1: So sánh tuổi trung bình và giới các nghiên
cứu về u trung mạc
Tuổi trung Nam
Nữ
bình
Boutin C và cs. (1998)
60
90%
10%
Nationl Center for Heath
72,0
219 ca
33 ca
Statistics USA (1999)
(86,9%) (13,1%)

Suzuki Y và cs. (2001) 85,8% BN 92,3%
7,7%
50-79 tuổi
Roohi IK và cs. (2006)
64
81%
19%
Chahinian AP và cs.
60
59%
41%
(2002)
Inai K và cs. (2006)
67,5
65%
35%
Moran CA (2007)
> 50
Tỉ lệ Nam/Nữ 3:1
Light RW (2007)
Đa số > 60 Tỉ lệ Nam/Nữ # 6:1
Nghiên cứu tại BV.PNT
54,7
41,1
58,9
(2010)

Kết quả cho thấy độ tuổi trung bình mắc
bệnh của bệnh nhân tại BV. Phạm Ngọc Thạch


Nghiên cứu Y học

thấp hơn đa số các nghiên cứu khác (P = 0,00120,036 đều có ý nghĩa thống kê). Điều này có thể
do các yếu tố việc tiếp xúc tác nhân gây bệnh
sớm và nồng độ bụi amiăng cao trong môi
trường sống. Tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ mắc
phải cũng khác biệt rõ rệt so với các nghiên cứu
khác trên thế giới: đa số là bệnh nhân nam.
Trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi đa số là
bệnh nhân nữ (P < 0,001).
Trong các dấu hiệu hình ảnh học ghi nhận
được qua các trường hợp nghiên cứu của chúng
tôi, chúng tôi chủ yếu mô tả các hình ảnh về
tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, các
tổn thương trong màng phổi (khối u, nốt phổi
lan tỏa hay khu trú, mảng dầy màng phổi…),
tổn thương xâm lấn nhu mô phổi, tổn thương
xâm lấn trung thất(15,21,24). Những tổn thương chi
tiết về độ phân giải, độ dầy của lát cắt CT-Scan,
siêu âm, xạ hình xương…không có ghi nhận
trong nghiên cứu này. Đây chỉ là những đánh
giá chung nhất các triệu chứng hình ảnh học dễ
phát hiện trong u trung mạc màng phổi chúng
tôi ghi nhận được(20).
So sánh với các nghiên cứu trên thế giới cho
thấy tỉ lệ phát hiện các tổn thương khác ngoài
tràn dịch màng phổi, tại BV. Phạm Ngọc Thạch
có nhiều khác biệt (P = 0,003 – 0,027 < 0,05) và ít
hơn. Điều này cũng chưa chứng minh được khả
năng phát hiện sớm bệnh của BV. Phạm Ngọc

Thạch. Vì có thể còn một số trường hợp bỏ sót
chưa phát hiện hết các tổn thương. Nguyên
nhân có thể do thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán
hình ảnh học chúng tôi chỉ làm chụp X-quang
phổi thường qui (bao gồm phim phổi thẳng và
phim phổi nghiêng bên có tổn thương) và CTScan, không có chụp MRI hoặc CT-Scan với
nhiều lát cắt hơn (64 lát cắt) để phát hiện các tổn
thương nhỏ hơn và có xâm lấn mô lân cận như ở
trung thất, màng tim(1,3,6,11,14,19,22)…

Bảng 2: So sánh các dấu hiệu hình ảnh học u trung mạc màng phổi

Heller RM (1970)
Alexander E (1981)
Patz EFvà cs (1992)

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh

Tràn dịch màng
phổi
80%
91%
88%

Tràn khí màng
phổi
1%
6%

Tổn thương

màng phổi
20%
13%
43%

Xâm lấn nhu
mô phổi
30%
11%
41%

Xâm lấn
trung thất
2%
7%
27%

139


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Evans AL (2004)
Armato SG (2005)
Kawashima và cs. (2005)

Tràn dịch màng
phổi

90%
76%
74%

Tràn khí màng
phổi
5%
5%

Khan RI (2006)
Heffner JE (2007)
N/C tại BV.PNT (2010)

95%
89%
100%

2%
11%
10,3%

So sánh các thủ thuật chẩn đoán tại BV.
Phạm Ngọc Thạch và các nghiên cứu khác trên
thế giới cho thấy: các nghiên cứu khác trên thế
giới họ thực hiện nội soi lồng ngực quan sát
dưới màn hình video (VATs) cao hơn so với BV.
Phạm Ngọc Thạch, tỉ lệ thực hiện sinh thiết mù
bằng kim (Abrams, Castelain) ít dùng và thực
hiện nội soi màng phổi cũng nhiều hơn. Trong
khi đó, tại BV. Phạm Ngọc Thạch thực hiện sinh

thiết màng phổi mù bằng kim cao tương đương
với soi màng phổi (16 ca # 18 ca).
So sánh yếu tố dịch tễ học phơi nhiễm với
amiăng

các
sản
phẩm
từ
amiăng(1,2,3,4,6,8,10,11,12,16,20,22,23,29,31).
Bảng 3: Tỉ lệ tiếp xúc với yếu tố nguy cơ gây u trung
trung mạc
Tiếp xúc Nhiễm Có cả hai yếu
Amiăng virus SV-40 tố dịch tễ học
> 90%
> 70%
30%

Wang NS (1996)
Boutin C và cs
(1998)
Suzuki Y (2001)
98,1%
43%
Chahinian AP
70 – 80%
40%
(2002)
Gulyás M (2003)
> 80%

40 – 70%
Pistolesi M và cs
> 80%
10%
(2004)
Pass HIvà cs.
> 70%
> 50%
(2005)
Sterman DH và cs > 90%
86%
(2005)
Rooshi IK (2006)
80%
> 50%
Carbone PK và cs # 80%
> 60%
(2006)
Nghiên cứu tại
53,8%
BV.PNT (2010)

12%
25%
# 30%

# 40%
> 50%
# 35%
# 40%


Kết quả cho thấy tỉ lệ tiếp xúc với amiăng
và các sản phẩm từ amiăng ở các nước đều
khá cao và khác biệt so với kết quả tại BV.
Phạm Ngọc Thạch (P = 0,0014 – 0,021 < 0,05).

140

Tổn thương
Xâm lấn nhu
màng phổi
mô phổi
25%
45%
84%
55%
92% (8% có khối
50%
u đơn độc)
34%
12%
56%
12%
17,9%
7,7%

Xâm lấn
trung thất
15%
53%

> 50%
7%
31%
5,1%

Điều này có thể do việc điều tra dịch tễ học
của chúng tôi chưa hoàn chỉnh. Các nước trên
thế giới đã có những điều tra sâu rộng và chi
tiết hơn về tình hình dịch tễ bệnh lý do tiếp
xúc amiăng về nhiều mặt như: nồng độ bụi và
sợi amiăng trong không khí, loại sợi amiăng
đang sử dụng, số lượng và khối lượng dùng
hàng năm(2,5,8,10,14,15,16,18,22,23)… Ngoài ra, chúng
tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu về tình
hình nhiễm virus SV-40 (Simian Virus 40) trên
bệnh nhân u trung mạc ác tính. Việc khảo sát
tiếp tục về yếu tố dịch tễ học này là rất cần
thiết(3,4,11,12,15).

Kết quả về chẩn đoán tế bào học và mô học
Tất cả 39 trường hợp u trung mạc màng phổi
trong nghiên cứu này đều có làm tế bào học
dịch màng phổi với những nhận xét như sau:
Số trường hợp có tế bào bất thường: 13 ca
(chiếm tỉ lệ 33,3%).
Số trường hợp chỉ thấy tế bào viêm
lymphocytes hoặc vài tế bào trung mạc không
điển hình: 26 ca (chiếm tỉ lệ 66,7%).
Số trường hợp có tế bào bất thường chẩn
đoán sai là carcinôm tuyến: 8 ca (chiếm tỉ

lệ 20,5%).
Số trường hợp có nhuộm mucicarmine (-): 15
ca (chiếm tỉ lệ %).
Hình thái tế bào học dịch màng phổi gợi ý
tới u trung mạc thường là hình ảnh mẫu dịch
giàu tế bào, các tế bào trung mạc tạo dạng cửa
sổ, dạng ôm với nhau, có thể thấy hình ảnh
nhân không điển hình hoặc tạo dạng giống
tuyến với các không bào chế tiết…Trong các
trường hợp này chúng tôi thường thực hiện
thêm kỹ thuật nhuộm mucicarmine để phân biệt
với carcinôm tuyến. Dựa vào nguyên lý: nhuộm

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
mucicarmine sẽ bắt màu dương tính trong các tế
bào tuyến có không bào chứa chất nhầy
mucopolysaccharide, còn tế bào trung mạc chứa
glycogen trong bào tương sẽ không ăn màu khi
nhuộm mucicarmine. Tuy nhiên, những trường
hợp nhuộm mucicarmine (-) vẫn chưa thể loại
trừ carcinôm tuyến(1,6,7,9,13,27,29). Ngoài ra, với bệnh
phẩm dịch màng phổi cần thực hiện thêm kỹ
thuật
nhuộm
hóa
tế
bào

miễn
dịch(Immunohistochemistry)nhằm tận dụng hết
khả năng chẩn đoán của tế bào học trong dịch
màng phổi. Với những dấu ấn mới như: Glu-1,
XIAP, CA 19-9…sẽ giúp ích rất nhiều(7,9,12,19,27,29).

Kết quả chẩn đoán mô học
U trung mạc dạng biểu mô (Epitheliod
Malignant Mesothelioma): 19 ca (chiếm tỉ lệ 48,7%).
U trung mạc dạng sarcôm (Sarcomatoid
Malignant Mesothelioma): 8 ca (chiếm tỉ lệ 20,5%).
U trung mạc dạng hỗn hợp (Biphasic
Malignant Mesothelioma): 6 ca (chiếm tỉ lệ 15,4%).

Nghiên cứu Y học

Các loại u trung mạc khác: 6 ca (chiếm tỉ lệ
15,4%), bao gồm: 3 ca u trung mạc biệt hóa cao
dạng
nhú
(Well-differentiated
Papillary
Mesothelioma), 2 ca u trung mạc dạng bó sợi
(Desmoplastic Mesothelioma), 1 ca u trung mạc
dạng bất sản (Anaplastic Mesothelioma).
Kết quả phân loại mô học các u trung mạc
phát hiện tại BV. Phạm Ngọc Thạch cho thấy đa
số là loại u trung mạc dạng biểu mô, còn lại là
những loại mô học khác. Nhận định này cũng
tương tự như kết luận của các nghiên cứu khác

trên thế giới(2,3,4,10,11,18,22,29,30). Tuy nhiên, tỉ lệ loại
mô học này có cao hơn và có khác biệt so với kết
quả tại BV. Phạm Ngọc Thạch (P = 0,0031 –
0,0043 < 0,05). Việc đánh giá đúng phân loại mô
học các u trung mạc cũng rất quan trọng vì điều
này có ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh: loại
u trung mạc dạng biểu mô có tiên lượng tốt nhất
trong tất cả các loại u trung mạc, còn loại u
trung mạc dạng sarcôm đặc biệt là loại sarcôm
mạch máu màng phổi (angiosarcomatous
mesothelioma)(2,3,4,10,11,12,14,15,16,18,23,26,30).

Bảng 4: So sánh phân bố loại mô học của u trung mạc

Suzuki Y (2001)
Pier B. -Giacomo (2002)
Chahinian A.P (2002)
Pistolesi M (2004)
Kushitani K và cs (2006)
(N/C 90 ca u trung mạc)
Ismail HM.và cs (2006)
(N/C 61 ca u trung mạc)
Heffer J E (2007)
Cesar MA và cs (2007)
Light RW (2007)
Inai K (2010)
N/C tại BV.PNT (2010)

U trung mạc dạng U trung mạc dạng U trung mạc dạng Các u trung mạc dạng
biểu mô

sarcôm
hỗn hợp
khác
61,1%
16,4%
22,1%
> 75%
10%
15%
# 1%
50 – 70%
7 – 20%
20 – 35%
50%
15%
30%
5%
71 ca
19 ca
31 ca
56%
70%
50%
60%
48,7%

Kết quả các chi tiết kỹ thuật chẩn đoán mô học:
Số dấu ấn dùng chẩn đoán cho u trung mạc
tại BV. Phạm Ngọc Thạch bao gồm 6 dấu ấn:
CKLMW, TTF-1, Surfactant Protein A, Desmin,

HBME-1, Calretinin.
Số trường hợp chẩn đoán bằng nhuộm
thường qui với Hematoxylin-Eosin: 4 ca (chiếm

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh

9 ca

21 ca

5%
16%
20%
20,5%

44%
25%
34%
20%
15,4%

1-2%
15,4%

tỉ lệ 10,3%).
Số trường hợp chẩn đoán lầm carcinôm
tuyến khi nhuộm Hematoxylin-Eosin: 19 ca
(chiếm tỉ lệ 48,7%).
Số trường hợp chẩn đoán lại bằng hóa mô
miễn dịch khi có chẩn đoán của trung tâm giải

phẫu bệnh khác (Bộ Môn Giải Phẫu Bệnh ĐH Y
Dược TP.HCM): 5 ca (chiếm tỉ lệ 12,8%).

141


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Số trường hợp chưa thể phân biệt rõ ràng
giữa carcinôm tuyến và u trung mạc bằng
nhuộm HE thường qui (chẩn đoán ban đầu là
nghĩ đến u trung mạc): 11 ca (chiếm tỉ lệ 28,2%).
Với hình ảnh mô học trên nhuộm HE
thường qui, các u trung mạc đặc biệt là loại u
trung mạc dạng biểu mô có hình ảnh dạng ống,
dạng nhú hay dạng tuyến-nhú. Ngoài ra, có thể
kèm tăng sản mô sợi không điển hình trong mô
đệm tùy theo týp mô học(4,15,16,18). Tuy nhiên, hình
ảnh mô tả kể trên rất khó phân biệt với loại
carcinôm tuyến di căn tới màng phổi(11,12,14,30,31).
Điều này cũng thấy rõ được qua kết quả khảo
sát loạt ca nghiên cứu có tới 19 trường hợp chẩn
đoán lầm carcinôm tuyến khi chưa thực hiện
hóa mô miễn dịch, chiếm tỉ lệ 48,7%. Trong khi
đó chỉ có 4 trường hợp được chẩn đoán ban đầu
u trung mạc phù hợp với kết quả hóa mô miễn
dịch. Còn lại 16 ca chỉ có thể chẩn đoán gợi ý u
trung mạc trên nhuộm HE thường qui.

Trong nghiên cứu tại BV. Phạm Ngọc
Thạch, chúng tôi sử dụng 6 dấu ấn. Tuy
nhiên, so sánh với với các nghiên cứu khác
còn nhiều khiếm khuyết. Nhiều nghiên cứu
trên thế giới về u trung mạc được sử dụng số
lượng marker nhiều hơn: từ 13 dấu ấn tới 24
dấu ấn(8,9,14,15,16,18,25,29,30). Một vấn đề quan trọng
nữa chúng tôi chưa giải quyết khi thực hiện
nghiên cứu: chẩn đoán phân biệt giữa tăng
sản lành tính của tế bào trung mạc với u trung
mạc và carcinôm tuyến. Điều này cần thực
hiện thêm những dấu ấn khác như: Glu-1,
XIAP, MOC-1(11,12,13,29,30)… Ngoài ra, trong
nghiên cứu chúng tôi thấy u trung mạc còn
chẩn đoán phân biệt với carcinôm không biệt
hóa đặc biệt là loại u trung mạc dạng bất sản
(Anaplastic Mesothelioma) có cấu trúc vi thể
rất giống với carcinôm không biệt hóa di căn
tới màng phổi(20,30).

Tóm tắt các gợi ý chẩn đoán u trung mạc
Tiền sử: tiếp xúc lâu năm với amiăng hay
các sản phẩm chế tạo từ amiăng.

142

Lâm sàng & hình ảnh học: tràn dịch màng
phổi có thể kèm theo tổn thương u hay nốt
màng phổi.
Tế bào học dịch màng phổi: có tăng sản tế

bào trung mạc nhuộm mucicarmine (-).
Mẫu mô sinh thiết màng phổi nhuộm HE:
hình ảnh tăng sản giống carcinôm tuyến có kèm
tăng sản mạnh mô đệm sợi.
Cần thực hiện nhuộm hóa mô miễn dịch để
chẩn đoán xác định và phân biệt u trung mạc
với carcinôm di căn vào màng phổi đặc biệt là
loại carcinôm tuyến.
Hóa mô miễn dịch cần bổ sung nhiều dấu ấn
để độ chính xác cao hơn và có thể ứng dụng
trong liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị u
trung mạc với nhuộm CD26(9,12,27).
Ngoài ra, kỹ thuật nhuộm hóa tế bào miễn
dịch dùng dành cho mẫu dịch màng phổi, dịch
rửa phế quản-phế nang (BAL)… cần thực hiện
thêm với những dấu ấn đặc hiệu sẽ giúp ích
nhiều cho chẩn đoán u trung mạc(5,6,7,8,13,19,27,28,29).

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 39 trường hợp u trung mạc
được chẩn đoán bằng hóa mô miễn dịch, chúng
tôi nhận thấy chẩn đoán u trung mạc ác tính
màng phổi là một chẩn đoán khó. Những gợi ý
chẩn đoán về dịch tễ học, chẩn đoán hình ảnh,
tế bào học và nhuộm mô học bằng HE thường
qui rất cần thiết nhưng chưa đủ để chẩn đoán
loại u này. Việc chẩn đoán sẽ chính xác nếu
được thực hiện với kỹ thuật nhuộm hóa mô
miễn dịch với nhiều loại dấu ấn nhằm vừa giúp
chẩn đoán xác định u trung mạc vừa giúp chẩn

đoán phân biệt với các loại carcinôm di căn vào
màng phổi đặc biệt là carcinôm tuyến. Ngoài ra,
việc thực hiện thêm được kỹ thuật nhuộm hóa tế
bào miễn dịch trong các mẫu dịch màng phổi,
dịch rửa phế quản-phế nang…cũng giúp ích rất
nhiều trong chẩn đoán bệnh. Hơn nữa, trong
tương lai việc hoàn chỉnh kỹ thuật nhuộm hóa
mô miễn dịch sẽ giúp ích trong cả những vấn đề

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
về tiên lượng bệnh, theo dõi và điều trị cho bệnh
nhân bị u trung mạc.

16.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17.

1.

2.

3.
4.

5.


6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

Ambrogi PL (1957). Mayer’s Mucicarmine. In: Manual of
Histologic and Special Staining Technics, Armed Forces Institute of
Pathology, Washington D.C.: 136-137.
Boutin C, Schlesser M, Frenay C, Astoul PH (1998). Malignant
Pleural Mesothelioma. Series The Pleura. Europe Respiratory
Journal, 12 : 972-981.
Butchart EG. (1999). Contemporary Management of Malignant
Pleural Mesothelioma. The Oncologist, Volume 4: 488-491.
Chahinian AP, Pass HI (2002). Malignant Mesothelioma. In:

Mesothelioma, Chapter 89, Bruce W.S. Robinson & A. Philippe
Chainian, Martin Dunitz Inc., First Edition: 1294-1298.
Chhieng CD et al (2000). Calretinin Staining Pattern Aids in The
Differentiation of Mesothelioma from Adenocarcinoma in
Serous Effusions. American Cancer Society, Cancer Cytopathology,
Volume 90, Number 3: 194-199.
Fetsch PA & Abati A (1998). Utility of the Antibodies CA 19-9,
HBME-1 & Thrombomodulin in The Diagnosis of Malignant
Mesothelioma and Adenocarcinoma in Cytology. Cancer
Cytopathology, American Cancer Society, USA, Volume 84,
Number 2: 101- 107.
Fetsch PA & Abati A. (2001). Immunocytochemistry in Effusion
Cytology – A Contemporary Review. American Cancer Society,
Cancer Cytopathology, Volume 93, Number 5: 293-306.
Gulyás M (2003). Mesothelial Differentiation, Mesothelioma &
Tumor Markers in Serous Cavities. Department of Laboratory
Medecine – Division of Pathology. Karolinska Institutet,
Stockholm, Sweden 2003: 27-31.
Hasteh F et al (2010). The Use of Immunohistochemistry to
Distinguish Reactive Mesothelial Cell From Malignant
Mesothelioma in Cytologic Effusions. Cancer Cytopathology, 25:
90-95.
Heffner EJ (2007). Diagnosis and Management of Malignant
Pleural Effusions. Asian Pacific Society of Respirology, Journal
Complication, 13: 5-20.
Imail-Khan R, Robinson LA, Williams CC, et al. (2006).
Malignant Pleural Mesothelioma: A Comprehensive Review.
Cancer Control, Volume 13, Number 4: 255-263.
Inai K (2010). Pathological Diagnosis of Asbestos-ExposureRelated-Diseases & Pathological Diagnosis of Mesothelioma.
Consultancy on asbestos-related disease, Viet Nam, Courses

Training, 15-25.
Kitazume H, et al. (2000). Cytologic Differential Diagnosis
among Reactive Mesothelial Cells, Malignant Mesothelioma &
Adenocarcinoma. American Cancer Society, Cancer Cytopathology,
Volume 90, Number 1: 55-60.
Kushitani K, Inai K (2006). Immunohistochemical Makers Panels
for Distinguishing between Epitheliod Mesothelioma and Lung
Adenocarcinoma. Hiroshima University Journal. Japan: 546-550.
Light RW. (2007). Primary Tumors of The Pleura. In: Light
Richard W., Wolter Kluwer, Pleural Diseases, 5 Edition, pp. 163174, Williams & Wilkins, NewYork.

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh

18.

19.

20.

21.

22.

23.

24.

25.

26.

27.

28.

29.

30.

31.

Nghiên cứu Y học

Marchevsky AM (2004). Differentiated Diagnosis. Surgical
Pathology of The Pleura. Washington D.C., College of of American
Pathologist, Third Edition: 4-10.
Miller RT. (2001), Focus on Immunohistochemistry – Wilms
Tumor
Gene
Protein
(WT1).
Propath Laboratory.
Immunohistochemistry Division, 214: 638-639.
Moran CA, Suster S (2007). Tumors of The Lung and Pleura. In:
Fletcher CDM., Diagnostic Histopathology of Tumors, Volume 1,
Third Edition, pp. 205-210, Churchill Livingstone, Elsevier,
Boston, USA.
Ng WK, Chow JCY, Ng PKH (2001). Thyroid Transcription
Factor-1 is High Sensitive and Specific in Differentiating
Metastatic Pulmonary from Extrapulmonary Adenocarcinoma
in Effusion Fluid Cytology Specimens. The Cancer Cytopathology.

The American Cancer Society, Volume 96, Number 1, 43-47.
Nguyen Son Lam (2010). The Methods to Diagnose for
Asbestose-Related Diseases at Pham Ngoc Thach Hospital-Viet
Nam. The Third Asian Asbestose Initiative International Seminar,
Fukuoka, Japan: 11-16.
Pass HI, Volgelzang NJ (2005). Imaging and Endoscopy –
Pathology. In: Malignant Mesothelioma-Advances in Pathogenesis,
Diagnosis and Translational Therapies, Michele Carbone, Springer
Inc., Chicago, USA, Part Three-Five-Six: 433-498.
Patz FE, et al (1992). Malignant Pleural Mesothelioma: Value of
CT & MR Imaging in Predicting Resectability. Americam
Roentgen Ray Society, AJR, 159: 961-965
Pistolesi M, Rusthoven J (2004). Malignant Pleural
Mesothelioma: Update, Current Management and Newer
Therapeutic Strategies. American College of Physicians, The Chest
2004; 126: 1318-1329.
Richard HM, et al (1970). The Radiological Manifestations of
Malignant Pleural Mesothelioma. Am J Ray, Volume 108,
Number 1: 53-59.
Roberts F, et al (2001). Immunohistochemical Analysis Still Has a
Limited Role in The Diagnosis of Malignant Mesothelioma –
Study of Thirteen Antibodies. Am J Clin Pathol 2001; 116: 253262.
Roh MS, Seo JY, Hong SH (2001). Epitheliod Angiosarcoma of
The Pleura. J. Korean Med. Sci., 16: 792-795.
Shen J, et al. (2009). Usefulness of EMA, Glut-1 & XIAP for the
Cytologic Diagnosis of Malignant Mesothelioma in Body Cavity
Fluids. Am. J. Clin. Pathol., 2009, 131:516-523.
Shijubo N, et al. (1995). Lung Surfactant Protein-A and CEA in
Pleural Effusions due to Lung Adenocarcinoma and Malignant
Mesothelioma. The Europe Respiratory Journal, 8, 403-406.

Soini Y, Kinnula V., Haklos K (2006). Claudins in Differential
Diagnosis
Between
Mesothelioma
and
Metastatic
Adenocarcinoma of The Pleura. Journal of Clinical Pathology,
V.59(3): 250-254.
Suzuki Y (2001). Pathology of Human Malignant Mesothelioma
– Preliminary Analysis of 1.517 Mesothelioma Cases. Industrial
Health 2001, 39, 183-185.
Wang NS (1996). Pleural Mesothelioma: An Appriach to
Diagnosis Problems. National Cheng Kung University,
Respiratory, 1: 259-261.

143



×