Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.75 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THÔNG THƯỜNG
BẰNG THUỐC BÔI HOÀN BÌ THIÊN PHÚ ĐƯỜNG
Trần Đăng Quyết*; Vũ Văn Tiến*; Nguyễn Thị Hồng Hạnh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến, đánh giá hiệu
quả điều trị vảy nến thể thông thường bằng thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú đường. Đối tượng và
phương pháp: 67 bệnh nhân (BN) (36 BN ở nhóm nghiên cứu, 31 BN ở nhóm đối chứng) được
chẩn đoán xác định mắc bệnh vảy nến thông thường, điều trị bằng thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú
đường tại Khoa Da liễu, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4 - 2015 đến tháng 4 - 2016. Kết quả
và kết luận: sau 4 tuần điều trị, chỉ số PASI giảm 67,38%. Kết quả khá và tốt chiếm 88,9%. Bôi
Hoàn bì Thiên phú đường có tác dụng điều trị vảy nến thông thường ngay sau tuần đầu tiên
(PASI giảm được 20,57%), bệnh cải thiện rõ rệt sau 3 tuần (PASI giảm 51,79%) và sau 4 tuần
giảm 67,38%. Bệnh nhẹ, kết quả điều trị càng tốt. Nhóm nghiên cứu cho kết quả điều trị tốt hơn
nhóm đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
* Từ khóa: Bệnh vảy nến; Thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú đường; Hiệu quả.

Evaluation of the Effectiveness of Common Psoriasis Treated by
using Hoan Bi Thien Phu Duong Topical
Summary
Objectives: To study the clinical characteristics and the efficacy of Hoan bi Thien phu duong
topical on psoriasis. Subjects and methods: 67 patients with vulgaris psoriasis (36 patients in
the study group, 31 patients in the control group) who have treated by Hoan bi Thien phu duong
topical in the Department of Dermatology, 103 Hospital from 4 - 2015 to 4 - 2016. Results and
conclusion: After 4 weeks of treatment: PASI index decreased by 67.38%. The good and
excellent results were 88.9%. Using Hoan bi Thien phu duong became effective after the first
week (PASI decreased by 20.57%). The disease improved significantly after 3 weeks (PASI fell
by 51.79%) and decreased by 67.38% after 4 weeks. Treatment of mild psoriasis with Hoan bi
Thien phu duong topical achieved good outcome. The results after 4 weeks of treatment in both
2 groups were pretty and good, but they were better in the study group than in the control with


statistically significant difference (p < 0.05).
* Key words: Psoriasis; Hoan bi Thien phu duong topical; Efficacy.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh vảy nến là bệnh da mạn tính
lành tính gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai
giới, bệnh có ở khắp các châu lục với tỷ
lệ khoảng 1 - 3% dân số thế giới. Nguyên

nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến
còn nhiều vấn đề chưa rõ, nhưng đến nay
đa số tác giả thống nhất cho rằng bệnh vảy
nến là một bệnh da di truyền, có cơ chế
tự miễn và được khởi động bởi các yếu tố:

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Trần Đăng Quyết ()
Ngày nhận bài: 22/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/04/2017
Ngày bài báo được đăng: 10/05/2017

118


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
chấn thương tâm lý, chấn thương da,
nhiễm khuẩn khu trú, một số thuốc, rối
loạn nội tiết, chuyển hóa, thời tiết khí
hậu... Vì vậy, các phương pháp điều trị
vảy nến không giúp làm khỏi bệnh nhưng
có thể làm sạch tổn thương, kéo dài thời

gian ổn định của bệnh và cải thiện chất
lượng sống cho người bệnh [2, 3].
Bệnh vảy nến là bệnh gần như phải
điều trị suốt đời mà thuốc dùng toàn thân
sử dụng điều trị kéo dài có nhiều tác dụng
phụ nặng, thậm chí ảnh hưởng đến tính
mạng người bệnh, do vậy điều trị bệnh
vảy nến là một thách thức cho các thầy
thuốc da liễu. Việc tìm ra những thuốc
mới, ít độc hại, giá thành hợp lý mà vẫn
có hiệu quả điều trị bệnh vảy nến là ước
mơ của các thày thuốc da liễu.
Một số nghiên cứu dùng thuốc y học
cổ truyền, đông dược để điều trị vảy nến
bước đầu có hiệu quả. Nhằm góp phần
phong phú thêm các bài thuốc y học cổ
truyền điều trị bệnh vảy nến, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh giá
hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông
thường bằng thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú
đường.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
67 BN > 18 tuổi được chẩn đoán xác
định vảy nến thông thường, điều trị nội và
ngoại trú tại Khoa Da liễu, Bệnh viện
Quân y 103 từ tháng 4 - 2015 đến
4 - 2016.

* Tiêu chuẩn chọn BN:
- BN vảy nến thể thông thường các
mức độ, BN > 18 tuổi.

- BN không có bệnh gan, thận, các
bệnh về máu, không mắc bệnh truyền
nhiễm, không nhiễm HIV, không mắc
bệnh lao và các bệnh ung thư.
- BN nữ không có thai, không cho
con bú.
- BN đồng ý hợp tác nghiên cứu, thực
hiện đúng quy trình điều trị.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN không đồng ý hợp tác; BN dị ứng
thuốc bôi.
- BN vảy nến thể nặng: vảy nến thể
mụn mủ, vảy nến thể đỏ da toàn thân, vảy
nến thể khớp.
- BN sử dụng các thuốc ức chế miễn
dịch (MTX, cyclosporin...), các thuốc khác
(infliximab, etanercept...), vitamin A, axít
trước đó 1 tháng.
- BN rối loạn tâm thần.
- BN nữ có thai, đang cho con bú.
- BN mắc các bệnh gan, thận, các
bệnh về máu, đang mắc bệnh truyền
nhiễm, nhiễm HIV, mắc bệnh lao và các
bệnh ung thư.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế: nghiên cứu tiến cứu, thử

nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh
* Cỡ mẫu: theo công thức nghiên cứu
lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới: kết
quả tính toán cỡ mẫu mỗi nhóm là n1 = n2
= 34 BN, lấy ≥ 30 BN.
* Vật liệu nghiên cứu:
- Thuốc bôi Hoàn bì Thiên phú đường,
bình xịt 50 ml do Công ty Cổ phần Thiên
phú đường - Phòng chẩn trị Y học Cổ
truyền Thiên phú đường số 139 phố
Phương Mai, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
sản xuất và phân phối. Thuốc đã qua
119


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
nghiên cứu thử nghiệm độ kích ứng da,
độc cấp tính và bán trường diễn tại Bộ
môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội
đạt yêu cầu, đã kiểm định đạt yêu cầu
chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở của
Trung tâm Kiểm nghiệm, Sở Y tế Hà Nội
tháng 12 - 2014. Thuốc được Sở Y tế Hà
Nội cấp phép sử dụng điều trị vảy nến tại
Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền Thiên phú
đường. Thành phần: Vừng đen, Phá cố
chỉ, Nghệ vàng, Riềng núi, tinh dầu Chàm.
- Mỡ salisylic 5% do Khoa Dược, Bệnh
viện Quân y 103 bào chế và sản xuất, mỡ
fluocinolon acetonid 0,025% do Công ty

Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình sản
xuất.
* Các bước tiến hành:
- Phỏng vấn, thăm khám, đánh giá chỉ
số PASI trước điều trị.
- Chọn ngẫu nhiên BN vào 2 nhóm,
bao gồm nhóm nghiên cứu và nhóm đối
chứng. BN được làm xét nghiệm các chỉ
số thường quy trước điều trị, thực hiện
quy trình điều trị, đánh giá chỉ số PASI và
tác dụng không mong muốn sau mỗi tuần
điều trị và xét nghiệm sau 4 tuần.
+ Nhóm nghiên cứu: bôi lên vùng tổn
thương Hoàn bì Thiên phú đường mỗi lần
không quá 3 ml, ngày 2 lần (sáng, chiều)
x 4 tuần.
+ Nhóm đối chứng: bôi lên vùng tổn
thương axít salisylic 5% (sáng) và mỡ
fluocinolon acetonid 0,025% (chiều) x 4
tuần.
+ Cả 2 nhóm đều dùng: cetirizin 10 mg
x 2 viên/ngày. Vitamin AD x 2 viên/ngày.
* Đánh giá kết quả:
- Cách tính PASI (Psoriasis Area and
Severity Index) [5]:
120

PASI = 0,1 (E + D + I) Ah + 0,2 (E + D
+ I) Au + 0,3 (E + D + I) At + 0,4 (E + D +
I) Al.

+ Chỉ số vùng: 0,1 + 0,2 + 0,3 + 0,4 =
1. Cụ thể: 0,1: đầu; 02: chi trên; 0,3: thân
và 0,4: chi dưới.
+ Chỉ số độ nặng: E: erythema (ban
đỏ); D: desquamation (tróc vảy); I:
infitration (thâm nhiễm). Mỗi một chỉ tiêu
(E, D, I) phân ra 5 mức độ (0 - 4). Rất
nặng: 4; nặng: 3; vừa: 2; nhẹ: 1; không: 0.
+ Chỉ số diện tích (area - A): đầu: head
(H); thân: trunk (T); chi trên: upper limbs
(U); chi dưới: lower limbs (L). Mỗi một
vùng được chia 7 mức độ (0 - 6): 0: 0%;
1: 1 - 9%; 2: 10 - 29%; 3: 30 - 49%; 4: 50
- 69%; 5: 70 - 89%; 6: 90 - 100%.
- Bệnh được chia làm 3 mức độ:
PASI < 10: mức độ nhẹ; PASI 10 < 20: mức độ vừa; PASI ≥ 20: mức độ
nặng.
- Đánh giá kết quả điều trị: bằng chỉ số
PASI trước điều trị và sau mỗi tuần điều
trị x 4 tuần. PASI đã giảm = PASI trước PASI sau/PASI trước x 100.
Chia ra 4 mức độ [2]: tốt: PASI giảm
≥ 75%, khá: PASI giảm 50 - < 75%, vừa:
PASI giảm 25 - < 50%, kém: PASI giảm
< 25%.
- Đánh giá tác dụng không mong
muốn:
+ Tác dụng không mong muốn của
thuốc bôi: tại chỗ da đỏ, ngứa, nổi mụn
nước, mùi khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm
mỹ... mức độ hài lòng về thuốc bôi.

+ Trên xét nghiệm máu: công thức
máu, chức năng gan, chức năng thận.
* Xử lý số liệu: theo phương pháp
thống kê y học.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng 2 nhóm.
Nhóm nghiên cứu

Nhóm đối chứng

(n = 36)

(n = 31)

Nam

26

30

Nữ

10

1


Tuổi trung bình

X ± SD

40,55 ± 14,08

35,74 ± 16,45

> 0,05

PASI

X ± SD

12,94 ± 6,60

9,27 ± 4,67

> 0,05

Nhẹ

20

26

Trung bình

13


5

Nặng

3

0

Hoạt động

35

31

Không hoạt động

1

0

Các chỉ số
Giới

Mức độ bệnh
Giai đoạn
bệnh

p
< 0,05


< 0,05

> 0,05

Có sự tương đồng phân bố về tuổi, PASI trung bình, mức độ bệnh, giai đoạn bệnh
của 2 nhóm trước khi điều trị.
2. Kết quả điều trị bệnh vảy nến của nhóm nghiên cứu.
Bảng 2: Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu theo chỉ số PASI (n = 36).
Chỉ số

PASI trước điều trị

PASI sau điều trị

PASI giảm

PASI

12,94 ± 6,60

4,45 ± 3,38

8,49

%

100

32,62


67,38

p
< 0,001

Sau 4 tuần điều trị, chỉ số PASI giảm từ 12,94 còn 4,45 (giảm 8,49 chiếm 67,38%),
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 3: Kết quả của nhóm nghiên cứu theo tuần điều trị (n = 36).
Tuần

PASI trước điều trị

PASI hàng tuần

PASI giảm

p

1

12,94 ± 6,60

10,74 ± 5,87

2,20 (20,57%)

> 0,05

2


-

8,32 ± 4,94

4,62 (38,65%)

< 0,05

3

-

6,38 ± 4,15

6,56 (51,79%)

< 0,01

4

-

4,45 ± 3,38

8,49 (67,38%)

< 0,001

PASI giảm 20,57% sau tuần đầu, giảm rõ sau tuần 3 và tuần 4 với p < 0,001.
121



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
* Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu theo tỷ lệ giảm PASI (n = 36):
Rất tốt: 0 BN; tốt: 10 BN (27,8%); khá: 22 BN (61,1%); vừa: 4 BN (11,1%); kém:
0 BN. Sau 4 tuần điều trị, bệnh vảy nến của nhóm nghiên cứu cho kết quả khá 61,1%,
tốt 27,8%, không có kết quả rất tốt và kém. Như vậy, điều trị vảy nến thể thông thường
ở nhóm nghiên cứu cho kết quả từ khá trở lên là chủ yếu (88,89%).
Bảng 4: Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu theo mức độ bệnh (n = 36).
Kết quả
Rất tốt

Mức độ nhẹ
n (%)

Mức độ vừa
n (%)

Mức độ nặng
n (%)

Tổng
n (%)

0

0

0


0

Tốt

9 (45,0)

1 (7,7)

0

10 (27,8)

Khá

11 (55,0)

8 (61,5)

3 (100)

22 (61,1)

Vừa

0

4 (30,8)

0


4 (11,1)

Kém

0

0

0

0

20 (55,6)

13 (36,1)

3 (8,3)

36 (100)

Tổng

2

p

p < 0,05 (χ = 10,08)

Có sự liên quan giữa mức độ bệnh và kết quả điều trị, mức độ bệnh vảy nến thể
thông thường ở nhóm nghiên cứu càng nhẹ, kết quả điều trị càng tốt và ngược lại (p < 0,05).

Bảng 5: Kết quả xét nghiệm trước và sau điều trị của nhóm nghiên cứu (n = 36).
Trước (X ± SD)

Sau (X ± SD)

p

Hồng cầu

Chỉ số

4,80 ± 0,47

4,75 ± 0,39

> 0,05

Bạch cầu

6,81 ± 1,10

6,76 ± 0,93

> 0,05

Tiểu cầu

204,08 ± 51,17

198,14 ± 51,46


> 0,05

SGOT

31,72 ± 7,47

33,43 ± 6,50

> 0,05

SGPT

33,03 ± 11,78

33,64 ± 9,98

> 0,05

Ure

5,39 ± 1,18

5,66 ± 1,09

> 0,05

Creatinin

90,11 ± 9,11


89,61 ± 8,75

> 0,05

Các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ure, creatinin, SGOT, SGPT không thay
đổi trước và sau điều trị (p > 0,05).
3. Kết quả điều trị bệnh vảy nến của nhóm đối chứng.
Bảng 6: Kết quả điều trị của nhóm đối chứng theo PASI (n = 31).
Chỉ số
PASI
%

PASI trước điều trị

PASI sau điều trị

PASI giảm

9,27 ± 4,67

4,00 ± 2,45

5,27

100

42,46

57,64


p
< 0,01

BN của nhóm đối chứng sau 4 tuần điều trị, chỉ số PASI giảm từ 9,27 còn 4,0; PASI
giảm 57,64% (p < 0,01).
122


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Bảng 7: Kết quả của nhóm đối chứng theo tuần điều trị (n = 31).
Tuần

PASI trước điều trị

PASI hàng tuần

PASI giảm

p

1

9,27 ± 4,67

7,45 ± 3,52

1,82 (16,84%)

> 0,05


2

-

6,50 ± 3,56

2,77 (31,08%)

> 0,05

3

-

5,28 ± 3,03

3,99 (44,57%)

< 0,05

4

-

4,0 ± 2,45

5,27 (57,64%)

< 0,01


PASI giảm rõ ở tuần thứ 3 và 4, PASI giảm được 57,64%.
* Kết quả điều trị của nhóm đối chứng theo mức độ bệnh (n = 31):
Rất tốt: 0 BN; tốt: 0 BN; khá: 26 BN (83,9%); vừa: 5 BN (16,1%); kém: 0 BN. Sau
4 tuần điều trị, nhóm đối chứng đạt kết quả từ khá trở lên (83,9%), không có kết quả
tốt và rất tốt.
4. So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm.
Bảng 8: So sánh kết quả giảm PASI của 2 nhóm.

Nhóm

PASI-0

Giảm PASI

PASI-4

n

%

Nhóm nghiên cứu (n = 36)

12,94 ± 6,60

4,45 ± 3,38

8,49

67,38


Nhóm đối chứng (n = 31)

9,27 ± 4,67

4,00 ± 2,45

5,27

57,64

> 0,05

> 0,05

p

< 0,05

Chỉ số PASI giảm có sự khác nhau rõ rệt ở nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng
(p < 0,05).
Bảng 9: So sánh kết quả điều trị theo tỷ lệ giảm PASI của 2 nhóm.
Tỷ lệ giảm PASI

Nhóm nghiên cứu
(n = 36)

Nhóm đối chứng
(n = 31)


0

0

Tốt

10 (27,8)

0

Khá

22 (61,1)

26 (83,9)

Vừa

4 (11,1)

3 (16,1)

Kém

0

0

36 (100%)


31 (100%)

Rất tốt

Tổng

p

< 0,05
2

(χ = 10,13)

Nhóm nghiên cứu cho kết quả tốt hơn nhóm đối chứng (p < 0,05).
123


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Bảng 10: So sánh tác dụng không mong muốn của 2 nhóm.
Triệu chứng

Nhóm nghiên cứu
(n = 36)

Nhóm đối chứng
(n = 31)

36 (100%)

21 (67,7%)


Đỏ da

0

5 (16,1%)

Nóng tại chỗ bôi

0

3 (9,7%)

Ngứa tăng

0

2 (6,5%)

36 (100%)

31 (100%)

Không triệu chứng

Tổng

p

< 0,05


Một số tác dụng không mong muốn tại chỗ bôi ở nhóm đối chứng nhiều hơn nhóm
nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
BÀN LUẬN
1. Kết quả điều trị bệnh vảy nến ở
nhóm nghiên cứu.

lên (83,9%). Ở nhóm đối chứng, ngay sau
tuần đầu tiên, PASI giảm 16,84%, giảm rõ
ở tuần thứ 3 và sau 4 tuần giảm 57,64%.
Tương tự nhóm nghiên cứu, điều trị bệnh
vảy nến thông thường ở nhóm đối chứng
bệnh càng nhẹ, kết quả điều trị càng tốt
và ngược lại.

Sau 4 tuần điều trị, chỉ số PASI đã
giảm 67,38% (bảng 2) với kết quả chủ
yếu từ khá trở lên (88,9%), thay đổi có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001). Nghiên cứu
của chúng tôi cho kết quả tương đương
của Nguyễn Bá Hùng (2005) [3],
Guenther và CS (2002) [7] khi sử dụng
thuốc bôi đơn thuần. Kết quả của chúng
tôi thấp hơn Bùi Thị Vân (2011) [4], có lẽ
do BN trong nghiên cứu này chỉ dùng
thuốc bôi đơn thuần. Hoàn bì Thiên phú
đường có tác dụng điều trị vảy nến thông
thường. Ngay sau tuần đầu tiên, PASI
giảm được 20,57%, giảm rõ rệt sau 3
tuần (PASI giảm 51,79%) và sau 4 tuần

giảm 67,38%. Điều trị bệnh vảy nến bằng
bôi Hoàn bì Thiên phú đường bệnh nhẹ,
kết quả điều trị càng tốt và ngược lại,
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
(χ2 = 10,08) (bảng 4).

Sau 4 tuần điều trị, cả 2 nhóm đều cho
kết quả điều trị khá tốt, nhưng nhóm
nghiên cứu cho kết quả tốt hơn, khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 8).
Ở nhóm đối chứng, kết quả khá 83,9%,
vừa 16,1% và không có BN nào kết quả
kém và tốt. Tuy nhiên, ở nhóm nghiên
cứu, 27,8% BN có kết quả điều trị tốt,
trong khi ở nhóm đối chứng không có BN
nào. Điều này cho thấy số BN ở nhóm
nghiên cứu cho kết quả tốt nhiều hơn
nhóm đối chứng với p < 0,05 (χ2 = 10,13)
(bảng 9).

2. Kết quả điều trị bệnh vảy nến ở
nhóm đối chứng.

* So sánh tác dụng không mong muốn
ở 2 nhóm:

Sau 4 tuần điều trị, chỉ số PASI đã
giảm 57,64% (bảng 6), chủ yếu từ khá trở

Kết quả xét nghiệm trước và sau điều

trị của cả 2 nhóm đều trong giới hạn bình

124

3. So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm.
* So sánh kết quả điều trị trên lâm
sàng:


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
thường. Như vậy, phương pháp điều trị
của cả 2 nhóm không ảnh hưởng đến đến
cơ quan tạo máu, chức năng gan và chức
năng thận (bảng 5).
Sau 4 tuần điều trị, chúng tôi nhận
thấy, BN ở nhóm đối chứng có biểu hiện
không mong muốn nhiều hơn BN nhóm
nghiên cứu (bảng 10) có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Như vậy, Hoàn bì Thiên phú
đường có hiệu quả trong điều trị bệnh vảy
nến thông thường, an toàn, không có tác
dụng phụ tại chỗ và toàn thân. Tuy nhiên,
thuốc có nhược điểm là mùi khét và màu
đen làm đổi màu quần áo, ảnh hưởng
đến thẩm mỹ khi bôi ở các vùng da hở và
bôi diện rộng nên chưa đem lại hài lòng
cho người bệnh, nhất là những BN trẻ
tuổi, điều đó ảnh hưởng đến kết quả điều
trị. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi chỉ là bước đầu, cần có thêm

nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn trong thời
gian tới.
KẾT LUẬN
- Điều trị bệnh vảy nến bằng bôi Hoàn
bì Thiên phú đường cho kết quả khá tốt:
sau 4 tuần điều trị, chỉ số PASI giảm từ
12,94 ± 6,60 khi bắt đầu điều trị còn 4,45
± 3,38 (giảm 67,38%). Trong đó, kết quả
tốt: 27,8%, khá: 61,1%, vừa: 11,1%,
không BN nào có kết quả kém. Mức độ
bệnh càng nhẹ, kết quả điều trị càng tốt.
- Kết quả điều trị vảy nến bằng bôi
Hoàn bì Thiên phú đường tốt hơn nhóm
bôi axít salisylic 5% và mỡ fluocinolon
acetonid 0,025% (chỉ số PASI giảm
57,64%, trong đó kết quả khá là chủ yếu;

vừa 16,1%; không BN nào cho kết quả
tốt).
- Hoàn bì Thiên phú đường là một loại
thảo dược có tác dụng tốt trong điều trị
vảy nến thể thông thường, an toàn và
hiệu quả, nên được khuyến cáo sử dụng
rộng rãi ở các cơ sở điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Duy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi
Xuân Chương và CS. Nghệ vàng, Phá cố chỉ,
Riềng núi, Vừng, Tràm. Cây thuốc và động
vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật. tập 2. 2004.

2. Đặng Văn Em. Bệnh vảy nến - sinh
bệnh học và chiến lược điều trị, Nhà xuất bản
Y học. 2013.
3. Nguyễn Bá Hùng. Hiệu quả điều trị bệnh
vảy nến thông thường bằng kem explaq kết
hợp uống methotrexat. Luận văn Chuyên
khoa Cấp 2. Học viện Quân y. 2015, tr.62-76.
4. Bùi Thị Vân. Nghiên cứu một số thành
phần hóa học của thạch Lô hội và hiệu quả
điều trị hỗ trợ bệnh vảy nến thông thường
bằng kem Lô hội AL - 04. Luận án Tiến sỹ
Y học. Đại học Y Hà Nội. 2011. tr.114.
5..Bowcock A.M, Krueger J.G..Getting.under
the skin: the immunogenetics of psoriasis. Nat
Rev Immunol. 2005, 5, pp.699-711.
6. Christopher E. Psoriasis. In: Fitzpatrick’s
dermatology in general medicine. The
McGraw-Hill, sixth edition. 2003, Vol 2,
pp.407-426.
7. Guenther P.C, Van De Kerkhor et al.
Efficacy and safety of a new combination of
calcipotriol and betametason dipropionate
(once or twice daily) compared to calcipotriol
(twice daily) in treatment of psoriasis vulgaris:
a randomized, double-blind, vehicle-controlled
clinical trial. Br J Dermatol. 2002, 147, pp.316-323.

125




×