Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm dịch tể‐ lâm sàng ‐ cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tay chân miệng tại khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai 01/2012‐12/2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.36 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ‐ LÂM SÀNG ‐ CẬN LÂM SÀNG  
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG  
TẠI KHOA HỒI SỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI 01/2012‐12/2013 
Phạm Thị Thu Thủy*, Bùi Quốc Thắng** 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tay chân miệng điều trị 
tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2011‐2013 
Phương pháp: hồi cứu mô tả cắt ngang và phân tích dựa trên tham khảo bệnh án. Phân độ chẩn đoán dựa 
trên “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng của Bộ Y tế 2012”. 
Kết quả: từ tháng 1‐2011 đến 31‐12‐2012 có tất cả 508 bệnh án được đưa vào nghiên cứu. Trong đó có 135 
ca độ 2b1, 88 ca độ 2b2, 256 ca độ 3, 29 ca độ 4. Có 22 ca tử vong (4,3%); 9 di chứng (1,8%), 9 chuyển viện 
(1,8%). Tỷ lệ nam/nữ là 1,6/1, tỷ lệ nam/ nữ ở bệnh nhân tử vong là 3,4/1. Tuổi mắc bệnh là từ 3‐69 tháng, 
trung bình 20,5±0,4 tháng, 91,5% trẻ dưới 3 tuổi. Có 224/269 ca được xét nghiệm PCR có EV71 (+). Phân tích 
đơn biến, các yếu tố liên quan với tử vong là: ói, tiêu chảy, rối loạn tri giác, co giật, không sẩn da/bóng nước, 
nhiệt >390C, mạch >200 lần/phút, sốc, phù phổi, tiểu cầu >350 000/mm3, bạch cầu >20 000/mm3, tăng đường 
huyết.  Sau  khi  phân  tích  đa  biến,  các  yếu  tố  thật  sự  liên  quan  tử  vong  là:  mạch  >200  lần/phút,  bạch  cầu>20 
000/mm3, đường huyết >240mg%, sốc và phù phổi. 
Kết luận: tránh bỏ sót bệnh tay chân miệng ở trẻ < 3 tuổi có sốt cao, mạch nhanh. Cần làm thêm các nghiên 
cứu giá trị hơn để đánh giá vai trò của bạch cầu, đường huyết trong chẩn đoán theo dõi và tiên lượng bệnh tay 
chân miệng. 
Từ khóa: bệnh tay chân miệng 

ABSTRACT 
CHARACTERISTICS OF EPYDEMIOLOGY, CLINICAL MANIFESTATIONS, 
 LABORATORY FINDINGS AND TREATMENT IN HAND FOOT MOUTH DISEASE  
AT ICU OF ĐỒNG NAI PEDIATRICS HOSPITAL 


Pham Thi Thu Thuy, Bui Quoc Thang  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 346 ‐ 352 
Objectives:  to  describe  the  epidemiology,  clinical,  subclinical  characteristic  and  the  treatment  of  patients 
with hand, food and mouth disease in the PICU of ĐN pediatrices hospital. 
Methods: cross sectional retrospective study. 
Results: from janvier 2011 to December 2012, there were 508 cases enrolled. There were 135 cases in 
grade 2b1, 88 in grade 2b2, 256 in grade 3, 29 in grade 4. 22 patients died (4.3%), 9 (1.8%), 9 patients were 
transfer to Children’s Hospital N0 1or 2 (1.8%). Boys/girls= 1.6/1, it were 3.4/1 in patients who died. The 
mean age of patients was 20.5 months old (3‐69 months), most of patients were under 3 years old (91.5%). 
PCR  for  EV71  were  positive  in  blood  simple  of  224/269  patients.  Univariate  logistic  regression  analysis 
showed  that  death  were  associated  with:  vomiting,  diarrhea,  convulsion,  hight  temperature  (>390C),  no 

* Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai  ** Đại học Y Dược TP. HCM 
Tác giả liên lạc: BSCK1. Phạm Thị Thu Thủy
ĐT: 0919241500

346

Email:

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

blister on skin, pulse (>200/m), hight total leukocyte count (≥20×109/l), platelet count (>350000), hight blood 
glucoses, shock, acute pulmonary oedema. After multivariate logistic regression analysis, pulse>200/m, hight 
total  leukocyte  count  (≥20×109/l),  hight  blood  glucoses  (>240mg%),  shock,  acute  pulmonary  oedema  were 

found to be high risk factors for severe cases. 
Conclusions: don’t miss out hand food mouth disease at young children less than 3 years old. Some strong 
study should be made to asses the role of WBC, PLT and blood glucose in prognosis and follow on patients. 
Key words: hand foot mouth disease 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh  tay  chân  miêng  là  bệnh  nhiễm  trùng 
do  virus  đường  ruột  thuộc  nhóm  Enterovirus 
gây ra, có thể xảy ra thành những trận dịch lớn. 
Virus  gây  bệnh  chủ  yếu  là  Coxackie  A16  và 
Enterovirus 71 với các đặc điểm lâm sàng: phát 
ban  dạng  bóng  nước  ở  tay,  chân,  mông,  gối, 
khuỷu, và hoặc loét miệng. Bệnh do EV71 có thể 
diễn tiến nặng với các tổn thương ở não, đặc biệt 
là thân não; ảnh hưởng  lên  tim,  phổi…gây  nên 
bệnh cảnh sốc, suy hô hấp, phù phổi và tử vong 
nếu  không  được  chẩn  đoán  và  điều  trị  kịp 
thời(1,2,9).  Bệnh  viện  Nhi  Đồng  Nai,  trong  năm 
2011 đã tiếp nhận 6 462 ca tay chân miệng điều 
trị  nội  trú,  trong  đó  18  ca  tử  vong.  số  tử  vong 
đứng hàng thứ 2 trong cả nước. Tìm hiểu những 
đặc  điểm  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng,  và  điều  trị 
bệnh tay chân miệng nặng điều trị tại Bệnh viện 
Nhi Đồng Nai để có thể rút ra kinh nghiệm giúp 
nhận định, tiên lượng và có hướng xử trí điều trị 
tốt hơn. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Hồi  cứu  mô  tả  cắt  ngang  và  phân  tích 
những  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  tay  chân 

miệng  nặng  điều  trị  tại  khoa  Hồi  sức  tích  cực 
Bệnh  viện  Nhi  Đồng  Nai  từ  tháng  1‐2011  đến 
tháng 12‐2012. 

Cở mẫu 
N = Z21‐α/2 P(1‐P)/d2 
Trong đó Z= trị số từ phân phối chuẩn. Với 
α= 0,05, Z= 1,96. 
α= xác xuất sai lầm loại I =0,05. 
d= độ chính xác hay sai lầm cho phép= 0,05. 
P= trị số của tỉ lệ mong muốn. 

Nhi Khoa

Trong nghiên cứu của chúng tôi, P là tỉ lệ của 
các biến chứng thần kinh nặng, độ 3, độ 4 hoặc 
phù phổi, hoặc tử vong trên trẻ TCM độ IIb trở 
lên. Do phân độ dựa trên phác đồ mới 2012 của 
Bộ  nên  chưa  có  công  trình  cụ  thể  nào  đã  được 
báo cáo, chúng tôi chọn P=0,5. 
Từ đó ta có n= 384 ca.   

KẾT QUẢ 
Có 508 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu 

Dịch tễ 
Tuổi mắc bệnh 
20,5± 0,4 tháng, (3‐69 tháng), nhiều nhất là 6‐
18 tháng (51%). 91,5% trẻ bệnh dưới 3 tuổi. 21/22 
bệnh nhân tử vong có tuổi từ 24‐ 36 tháng. Tuổi 

trung bình /bệnh nhân tử vong là 21,9±6,3 tháng. 
Giới 
315 nam và 199 nữ, tỷ lệ nam/ nữ= 1,6/1. Có 
21  nam  và  8  nữ  tử  vong,  tỷ  lệ  nam/nữ  ở  bệnh 
nhân tử là 3,4/1.  
Nơi cư trú 
Tất cả các huyện trong tỉnh, nhiều ở Biên Hòa 
(36,5%), Trảng Bom (13,4%) và Vĩnh Cửu (8,1%). 

Lâm sàng 
Bảng 1 
Độ nặng
2b1
2b2
3
4

S ca
135
88
256
29

%
26,6
17,3
50,4
5,7

Các lý do nhập viện 

Bảng 2 
Sống
Giật mình
Sốt
Ban TCM, loét miệng

n (%)
180(37)
140(28,8)
90(18,5)

Tử
Giật minh
Sốt
Khó thở

n (%)
6(27,3)
5(22,7)
3(13,6)

347


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 
Sống
Co giật
Ói

Run chi, loang choạng

n (%)
21(4,5)
17(3,5)
16(3,3)

Tử
Mệt
Ói

n (%)
2(9,1)
2(9,1)

Bảng 5 
Nhịp tim

Lần/ phút

Nhịp tim lúc nhập viện

141±20

Nhịp tim nhanh nhất (TB)

Lúc nhập viện 
Lúc nhập viện

160±17


Độ 2b1

152 ±12

n

%

Độ 2b2

155 ±19

-Ở huyện, được chuyển đến (323 ca)

91

28,2

Độ 3

164±16

-Được tuyến trước CĐ tay chân miệng

82/91

90,1

Độ 4


207±22

-Vào Cấp cứu-HS ngay

168

35,8

Sống

160±14

-Trại  HS trước 3 giờ

31

6,6

-Trại HS trong 3-24 giờ

159

34

Nhịp tim >200l/p

-TrạiHS sau 24 giờ

Tử


217±14
Số ca (%)

111

3,7

Sống

13/486 (2,7%)

Chẩn đoán NV

Số ca

%

Tử

21/22 (95,5%)

Bệnh tay chân miệng

458

91,2

Có cao HA/tuổi


Số ca (%)

Chẩn đoán khác

50

9,8

Dưới 12 tháng (96)

50 (52,1)

12-24 tháng (255)

73 (28,6)

Tình trạng sốt 
Bảng 3 
Có sốt: số ca (%)

508 (100%)

Nhiệt lúc nhập viện(0C)

Nhiệt cao nhất (0C)

>24 tháng (157)

44 (28)


Sốc

23 (4,5%)

Ngày có RLTM

Ngày 3±1,2

Triệu chứng hô hấp 
Bảng 6

Độ 2b1

38,0±0,8

Độ 2b1

38,8±0,5

Độ 2b2

38,0±0,8

Độ 2b2

38,9±0,5

Độ 3

38,0±0,7


Độ 3

38,9±0,5

Độ 4

38,3±0,6

Độ 4

39,2±0,6

Thở nhanh (%)

77

Thở bụng (%)

10

Sống

38,±0,7

Sống

38,9±0,5

Thở co kéo (%)


41

Thở rít (%)

6

38,9±0,6

Tử

39,5±0,2

Thở không đều (%)

22

Khò khè (%)

5

Tử

3±1,1

Tử

14 (2,8%)

2,6±1,1


Ngày có rối loạn hô hấp

Ngày 3,01±1,1

Các triệu chứng khác 
Bảng 7

Thời gian sốt (ngày)
Độ 2b1

4,4±1,8

Độ 3

4,8±1,4

4,6±1,6

Độ 4

5,1±1,7

Sốt >39 C

Số ca

%

Sống (486)


275

56,6

Tử (22)

19

86,4

Độ 2b2
0

Phát ban tay chân miệng

Số ca (%)

Giật mình

476 (93,7)

Máy chi

141 (28)

Run chi

17 (77,3%)
314 (61,9%)


Sống

165

Chết

16

P<0,001

Bón

Co giật

25 (5,5)

Đau miệng, lười ăn

110 (21,6%)

Yếu liệt

17 (3,3)

Quấy

110 (21,7%)

9 (1,8)


97 (18,1)

1 (0,2)

Loạng choạng

67 (13,2)

Cổ gượng

Thay đổi tri giác thường chỉ theo kiểu lừ đừ 
hoặc bứt rứt. có 5 bệnh  nhân  mê  nhưng  không 

348

Chết (22)

Số ca (%)

Triệu chứng

121 (23,8) Mắt bất thường

Triệu chứng tim mạch 

450 (92,6%)

Ói


Thay đổi tri giác

mê sâu. 

467 (91,9%)

Sống (486)
Loét miệng

Triệu chứng thần kinh 
Bảng 4
Triệu chứng

233 (45,9% tổng bệnh)

Phù phổi: ca(% tổng bệnh)

Ngày sốt cao nhất (ngày)
Sống

Có rối loạn hô hấp (n/%)

146 (28,7%)

Ho, sổ mũi.
Tiêu chảy

101(19,8%)

Sống


71 (14,6)

Chết

(36,8)

P<0,05

Cận lâm sàng 
Xét nghiệm PCR 
Bảng 8
Nhóm bệnh

KẾT QUẢ PCR/ EV

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

2b1 ca(%)
2b2 ca(%)
Độ 3 ca(%)
Độ 4 ca(%)
TỔNG
ca(%)

Âm


EV 71 (+)

7(13,2)
1(2,5)
17(11)
4(18,2)
29(10,8)

39(73,6)
37(92,5)
132(85,7)
16(72,7)
224(83,3)

EV
khác(+)
17(13,2)
2(5)
5(3,2)
2(9,1)
16(5,9)

Tổng
53(100)
40(100)
154(100)
22(100)
269(100)

Có  4  ca  PCR  EV71(+)/DNT  (2  sống,  2  tử), 

1(+)EV khác. 

Tế bào máu 
Lần 1 (507ca) Lần 2(269 ca)
Ngày thử (ngày)
2,4±1
5,2±2
Bạch cầu(ngàn/mm3) 15,4±5,6
11,0±8,1
BC hạt(ngàn/mm3)
9,1±4,3
5,0±3,4
Lympho (ngàn/mm3)
4,9±2,6
4,8±5,3
Tiểu cầu (ngàn/mm3) 287,7±5,5
270,2±6,4
Sống. n (%)
Tử. n (%)
BC>20 000 /mm3
63(13%)
16(72,7%)
TC>350 000/mm3
94(19,4)
12(54,5%)

p
<0,001
<0,001


2b1
14,1
8
4,7
282
30

2b2
14,7
8,6
4,9
290
35

Độ 3
14,8
8,9
4,6
293
37,5

Độ 4
21,2
12,6
6
303
65.5

p
<0,01

<0,01

<0,01

XN khác 
Bảng 11
SGOT (UI/l) (250ca) 43,6 Uree (mmol/l) (236ca)
4
SGPT (UI/l) (250ca) 22
Creatinin (µmol/l)
41
(236ca)
CRP (mg/l) (466ca) 10
Troponin I
(-)
DNT (21 ca)
Đạm (g/l)
0,6±0,1
Đường (mmol/l)
4,6±0,3
Cấy VK
(-)
EV71(+) (ca)
4

Kết quả 

Nhi Khoa

Không dùng Dùng 1 liều Dùng 2 liều Tổng

(%)
N
%
N
%
N
%
2b1 (135) 92
68,1 35
25,9
8
5,9 100
2b2 (88) 18
20,2 49
55,1 21
24,7 100
Độ 3 (256) 9
3,5
77
30,2 170 66,3 100
Độ 4 (29)
4
13,8 12
41,4 13
44,8 100
Tổng
123
173
212
(508)


Có  5  trẻ  có  phản  ứng  khi  truyền  gamma 
globulin. 

Đường huyết trung bình(mg%)
108±31
Độ 3
116±27
109±19
Độ 4
186±79
113±27
Tử
200±86
Tăng đường huyết số ca(%)
104(21,4%)
Tử
17(77,3%)

Điều trị 

Dùng
IVIG

<0,001
<0,05

Bảng 10 

Sống


Dùng IVIG theo nhóm bệnh 
Bảng 12 

Thời  gian  sốt  ở  nhóm  có  và  không  dùng 
IVIG không khác biệt (p>0,05).  

Đường huyết 

2b1
2b2
Sống

Khỏi  468  ca  (92,1%),  9  di  chứng  (1,8%),  9 
chuyển  viện  (1,8%,  đều  theo  yêu  cầu  gia  đình), 
22  tử  (4,3%).  Tử  vong/EV71(+)  là  13/224=5,8%, 
khác biệt không có ý nghĩa. 

<0,05

Bảng 9 
BC(ngàn/mm3)
G(ngàn/mm3)
L(ngàn/mm3)
TC(ngàn/mm3)
BC tăng/tuổi(%)

Nghiên cứu Y học

Thuốc khác 

Có 70 ca sử dụng vận mạch, (13,8% tổng số 
bệnh và 24, 6% số ca độ 3‐4). 
Bảng 13 
Thuốc
Dobutamine
Adrenaline
Dopamine
Nor adrenaline
milrinone

N
66
13
9
2
13

%
13
2,6
1,8
0,4
2,6

Liều (mcg/kg/phút)
4 - 20
0,1 - 1,8
3 - 16
1,2 - 2
0,4 - 0,7


Có  13  ca  có  được  truyền  dịch  chống  sốc 
(54,2%  tổng  số  sốc),  2  ca  phù  phổi  tăng  khi 
truyền dịch. 
Có  262  bệnh  nhân  có  sử  dụng  kháng  sinh 
(51,6%.) 
55 bệnh nhân phải đặt nội khí quản để giúp 
thở (10,8%) với PEEP từ 4 ‐ 9 cmH2O (75% ≤ 5), 
IP từ 9‐21 (75% ≤ 16,5).  

Các yếu tố liên quan tử vong 
Bảng 14
Yếu tố
Ói
Tiêu chảy
Rối loạn tri giác
Co giật
Sẩn da/bóng nước
Nhiệt >390C

p
<0,001
<0,05
<0,001
<0,01
<0,05
=0,001

OR
5,19

3,3
26
4,3
0,272
3,95

KTC
1,93-13,5
1,35-8,25
9-67
1-13
0,095-0,78
1,65-1,97

349


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 
Yếu tố
Mạch >200 lần/phút
Sốc
Phù phổi
Tiểu cầu >350 000/mm3
Bạch cầu >20 000/mm3
Đường huyết>127mg%
Đường huyết>240mg%

p

<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

OR
764
913
788
5,058
17,86
15
137

KTC
95-6158
166-5016
166-5016
2,12-12,063
6,73-47,35
5,04-46,59
15-249

Sau  khi  phân  tích  đa  biến,  chỉ  các  biến: 
mạch >200lần/phút, BC >20  ngàn/mm3,  đường 
huyết  >240mg%,  sốc  và  phù  phổi  là  có  liên 
quan tới tử vong. 


BÀN LUẬN 
Dịch tễ 
Tuổi 
Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là dưới 3 tuổi 
(91,5%),  đỉnh  là  12‐24  tháng  (50,2%)  trung  bình 
là 20,5±0,4 tháng. Kết quả này hoàn toàn tương 
đồng với nghiên cứu của Trương Thị Chiết Ngự, 
Trương Hữu Khanh(13,14) và mới đây tại Anhui(12). 
Tỉ  lệ  mắc  tay  chân  miệng  của  trẻ  dưới  6  tháng 
thấp, trẻ dưới 6 tháng ít khi nặng, cũng giốngtác 
giả Chiết Ngự, Đỗ Quang Thành(7,14). Có thể do: 
1/Lượng  kháng  thể  trung  hòa  ở  trẻ  dưới  3  tuổi 
có  ít,  hệ  miễn  dịch  hoạt  động  chưa  đầy  đủ.  2/ 
Khả năng bảo vệ: kháng thể của mẹ truyền cho 
con giúp bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu, khả năng 
bảo  vệ  của  sữa  mẹ.  Từ  6  tháng,  kháng  thể  mẹ 
truyền  sang  con  đã  cạn,  hệ  miễn  dịch  của  con 
chưa  phát  triển  hoàn  chỉnh,  trẻ  dễ  mắc  bệnh 
hơn.  Sau  3  tuổi,  hệ  miễn  dịch  của  trẻ  đã  tương 
đối hoàn chỉnh, khả năng mắc bệnh của trẻ giảm 
hơn. 
Giới 
Nam  mắc  bệnh  nhiều  hơn  nữ  (tỷ  lệ  nam/ 
nữ=1,63/1),phù  hợp  với  các  nghiên  cứu  trước 
đây của các tác giả khác với tỷ lệ nam/ nữ thay 
đổi từ 1,3/1‐ 1,9/1(1,2,5,8,7,11,13,15) Chúng tôi chưa tìm 
được  tài  liệu  giải  thích  chính  xác  nguyên  nhân 
của việc nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, nhưng có 
thể là do khả năng đáp ứng miễn dịch của nam 

kém hơn nữ(14). Tỷ lệ mắc bệnh của nam hơn nữ 
đặc trưng trong nhiễm siêu vi nói chung hơn là 
chỉ cho nhiễm enterovirus. 

350

Nơi cư trú 
Bệnh  xảy  ra  trên  tất  cả  10  huyện  và  thành 
phố  Biên  hòa  của  tỉnh  Đồng  Nai.  Bệnh  của 
chúng  tôi  tập  trung  nhiều  nhất  tại  Biên  Hòa 
(36,5%),  Trảng  Bom  (13,4%),  Vĩnh  Cửu  (8,1%), 
Long  Thành  (6,7%)  Các  nghiên  cứu  về  dich  tễ 
bệnh tại Trung Quốc cho kết luận rằng bệnh tay 
chân  miệng  thường  xảy  ra  ở  nông  thôn  hơn 
thành  thị,  tỷ  lệ  bệnh  nặng  cũng  nhiều  hơn  ở 
nông thôn(6,16). Nghiên cứu của Đỗ Quang Thành 
tại  Tiền  Giang  cũng  cho  thấy  tỷ  lệ  tay  chân 
miệng ở nông thôn nhiều hơn(7). Có lẽ Biên Hòa, 
Vĩnh cửu, Trảng Bom là thành phố công nghiệp, 
nhiều công nhân, mật độ dân số cao hơn nên tỷ 
lệ bệnh cũng cao hơn. 

Lâm sàng 
Lý do nhập viện của nhóm tử vong khác với 
nhóm  sống,  đặc  biệt  có  3  bé  nhập  viện  vì  khó 
thở,  có  lẽ  là  ở  nhóm  tử  vong  đáp  ứng  viêm 
mạnh  và  nhanh  làm  xuất  hiện  các  triệu  chứng 
suy hô hấp, tuần hoàn sớm và nổi bật. 
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của 
chúng tôi đều có sốt, khác với các tác giả Chiết 

Ngự, ĐQThành, có lẽ do chúng tôi chỉ nghiên 
cứu  trên  nhóm  nặng,  có  biến  chứng  nên  đáp 
ứng viêm rõ và mạnh hơn. Có lẽ đáp ứng viêm 
mạnh cũng à lý do làm trẻ tử vong sốt cao hơn 
so trẻ sống.  
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tỷ  lệ  có 
phát ban da ở bệnh nhân tử có ít hơn so với sống 
(77,3%  so  92,6%),  tương  tựa  Chan  LG  trên  29 
bệnh nhân tử vong tại Malaysia, chỉ 62% có sang 
thương  da(7),  có  lẽ  do  virus  gây  tổn  thương  hệ 
thần kinh trung ương nhiều hơn, bệnh diễn tiến 
nặng và nhanh hơn ở bệnh nhân tử nên một số 
chưa gây tổn thương da.  

Các triệu chứng tiêu hóa 
‐ Ói không chỉ là triệu chứng của đường tiêu 
hóa mà còn là triệu chứng thần kinh không đặc 
hiệu  trong  bệnh  tay  chân  miệng(15),  tỷ  lệ  ói  ở 
bệnh  nhân  độ  4  và  tử  cao  hơn  nhóm  còn  lại 
giống với nghiên cứu của Chiết Ngự và các tác 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
giả  khác,  do  đó,  trong  bệnh  tay  chân  miệng,  ói 
có vẻ là triệu chứng của thần kinh hơn. 
‐  Bón:  28,7%  ghi  nhận  ≥  3  ngày  chưa  tiêu. 
Tình trạng này có thể do bé sốt cao, uống nước 
không  đủ.  Nhưng  có  thể  do  Enterovirus  gây 

giảm  nhu  động  ruột  (đã  có  ghi  nhận  có  tình 
trạng bón trên bệnh nhân bại liệt). 
Có sự khác biệt về nhịp tim tối đa giữa các 
nhóm bệnh, trung bình là 159 ± 17 lần/phút. Tỷ 
lệ có nhịp tim > 200l/p cao hơn ở nhóm độ 4 và 
tử vong. 45,9% có rối loạn hô hấp, thường gặp 
nhất là thở nhanh. Các triệu chứng trên là phù 
hợp với tổn thương não do EV 71 (chủ yếu là ở 
thân  não,  gây  ảnh  hưởng  đến  trung  tâm  hô 
hấp, vận mạch).  
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  số  trẻ  có 
cao huyết áp nhiều hơn so với của tác giả Chiết 
Ngự (32,9% so với 5%) và thấp hơn của tác giả 
Nguyễn Minh Tiến (44,1%) là do chọn mẫu khác 
nhau. Có 1 số bệnh nhân chỉ được đo huyết áp 
bằng tay, trong khi đa số trẻ đều < 3 tuổi cũng là 
một lý do làm tỷ lệ bệnh nhân có cao huyết áp 
tăng hơn.  

Cận lâm sàng 
EV  71  (+)  trong  83,3%  số  ca  thử  phản  ánh 
nguyên nhân chủ yếu của bệnh tay chân miệng 
tại nước ta là EV 71. Có 4 ca EV71 (+) trong dịch 
não tủy, là bằng chứng cho việc xâm nhập trực 
tiếp của EV vào hệ thần kinh trung ương. 
Tế bào máu: Bạch cầu, bạch cầu hạt tăng cao 
trong nghiên cứu của chúng tôi.đặc biệt ở nhóm 
tử  vong.  Các  bạch  cầu  hạt  có  khả  năng  thực 
bào.Khi  tiến  trình  viêm  xảy  ra,  bạch  cầu  hạt  từ 
tủy xương và bạch cầu kết dính ở thành mạch sẽ 

được phóng thích vào dòng máu để đến mô bị 
viêm, làm tăng bạch cầu máu. 
Lượng  tiểu  cầu  trung  bình  tăng  dần  theo  mức 
độ nặng của bệnh, tiểu cầu cũng giữ vai trò quan 
trọng trong phản ứng viêm. Cùng với bạch cầu, 
tiểu cầu xuất hiện rất sớm tại nơi tổn thương và 
tham gia vào quá trình viêm 
Đường huyết tăng có ý nghĩa ở bệnh nhân 
độ 4 và bệnh nhân tử vong. Điều này được giải 

Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

thích  là  do  kích  thích  hệ  giao  cảm  làm  tăng 
đường  huyết  hơn  là  do  virus  gây  tổn  thương 
tuyến tụy. 

Điều trị 
Tỷ  lệ  tử  vong  là  4,3%.  Tỷ  lệ  tử  vong  trên 
nhóm  độ  3‐4  là  7,7%,  thấp  hơn  của  tác  giả 
Nguyễn  Minh  Tiến,  lý  do  là  bệnh  nhân  trong 
nghiên  cứu  tại  Nhi  đồng  1  thường  nặng  hơn. 
Tính  riêng  từng  năm,  tỷ  lệ  tử  vong  năm 
2011/2012 là 5,8% và 2%. Có lẽ do chúng tôi đã 
có  kinh  nghiệm  điều  trị  hơn,  cũng  có  thể  do 
virus gây bệnh năm 2012 ít độc hơn. 
Tỷ  lệ  đặt  nội  khí  quản  của  chúng  tôi  thấp 
hơn của tác giả Tiến là do mẫu khác nhau, các 
thông  số  máy  thở  của  chúng  tôi  nói  chung 

không cao, trung bình PEEP=4‐5 cmH2O, IP=14 
cmH2O,  cũng  tương  đồng  với  của  tác  giả 
Nguyễn Minh Tiến. 
Có  123  bệnh  nhân  không  dùng  IVIG 
(24,2%).  Trong  đó  9  ca  có  huyết  áp  cao  so  với 
tuổi,  thời  gian  có  huyết  áp  cao  ngắn  (vài  giờ 
đến  1  ngày),  huyết  áp  cao  không  nhiều,  đã 
được chẩn đoán và theo dõi như độ 2b1. Có 4 
bệnh  nhân  độ  4  không  được  dùng  gamma 
globulin  vì  tại  thời  điểm  nhập  viện  gamma 
globulin hiếm, bệnh nhân trong tình trạng sốc 
nặng  nên  không  được  dùng,  Có  68%  bệnh 
nhân độ 2b1 không dùng IVIG. 
Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong nghiên cứu 
của chúng tôi cao (51,6%). Đa số bệnh nhân sốt 
cao  liên  tục  kèm  bạch  cầu  tăng  được  chỉ  định 
kháng  sinh  dù  đã  được  chẩn  đoán  là  tay  chân 
miệng.  Theo  dõi  và  chọn  lựa  điều  trị  sao  cho 
thích hợp cần phải được xem xét. 

KẾT LUẬN 
Có  508  trường  hợp  tay  chân  miệng  được 
nghiên cứu với các đặc điểm:  
‐Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, nam 
mắc bệnh nhiều hơn nữ. 
‐Sốt  và  giật  mình  thường  gặp,  xuất  hiện 
sớm.  Sốt  cao  và  mạch  nhanh  chiếm  tỷ  lệ  cao  ở 
bệnh  nhân  độ  4  và  tử  vong.  Rối  loạn  hô  hấp, 
tuần  hoàn  thường  xảy  ra  vào  ngày  3  của  bệnh, 


351


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

trùng  với  ngày  sốt  cao  nhất.  Sốc  và  phù  phổi 
hiếm gặp nhưng tiên lượng tử vong rất cao. 
‐EV71(+)  trong  83%  trường  hợp  được  thử. 
Bạch  cầu  cao,  bạch  cầu  hạt  tăng,  tiểu  cầu  tăng, 
đường huyết tăng đặc biệt ở nhóm tử vong. 
‐Tử  vong  4,3%,  di  chứng  1,8%.  75,8%  được 
dùng IVIG. Tỷ lệ dùng kháng sinh cao (51,8%). 
Lời cám ơn: Xin chân thành cám ơn Bệnh viện Nhi đồng 
Đồng nai, thầy hướng dẫn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài 
này. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.

3.
4.

5.

6.

7.


8.

9.
10.
11.

12.

Abzug MJ (2013). Non polio Enterovirus. Nelson Textbook of 
Pediatrics. 19th ed. Elsevier Saunders, pp: 1081‐1087. 
Ang  LW, Koh  BK, Chan  KP, Chua  LT, James  L, Goh  KT 
(2009)  ʺEpidemiology  and  control  of  hand,  foot  and  mouth 
disease  in  Singapore,  2001‐2007ʺ.  Annals  of  the  Academy  of 
Medicine, Singapore, 38 (2), 106‐12. 
Bộ  Y  Tế  (2012).  Hướng  dẫn  chẩn  đoán,  điều  trị  bệnh  tay‐ 
chân‐ miệng. 
Chan LG, Parashar UD, Lye MS, Ong FG, Zaki SR, Alexander 
JP, Ho  KK, Han  LL, Pallansch  MA, Suleiman  AB, Jegathesan 
M, Anderson  LJ  (2000)  ʺ  Deaths  of  children  during  an 
outbreak  of  hand,  foot,  and  mouth  disease  in  sarawak, 
malaysia:  clinical  and  pathological  characteristics  of  the 
disease.  For  the  Outbreak  Study  Groupʺ.  Clinical  infectious 
diseases:  an  official  publication  of  the  Infectious  Diseases 
Society of America, 31 (3), 678‐83. 
Chen SC, Chang HL, Yan TR, Cheng YT, Chen KT (2007) ʺAn 
eight‐year  study  of  epidemiologic  features  of  enterovirus  71 
infection  in  Taiwanʺ.  The  American  journal  of  tropical 
medicine and hygiene, 77 (1), 188‐91. 
Chong CY, Chan KP, Shah VA, Ng WY, Lau G, Teo TE, Lai 

SH,  Ling  AE  (2003).  ʺHand,  foot  and  mouth  disease  in 
Singapore:  a  comparison  of  fatal  and  non‐fatal  casesʺ.  Acta 
paediatrica, 92 (10), 1163‐9. 

13.

14.

15.
16.

Đỗ  Quang  Thành,  Tạ  Văn  Trầm  (2011).  ʺĐặc  điểm  dịch  tễ, 
lâm  sàng,  cận  lâm  sàng  và  điều  trị  bệnh  tay  chân  miệng  tại 
bệnh viện Đa khoa Tiền Giang ʺ. Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 
15 (phụ bản số 4), tr 53‐57. 
Đỗ Văn Niệm (2005). ʺGiám sát bệnh tay chân miệng dựa vào 
bệnh  viện:  phương  pháp  dự  báo  dịch  viêm  não  do 
Enterovirus 71ʺ. Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 9 (phụ bản số 3), 
tr 59‐72. 
Đoàn Thị Ngọc Diệp (2006).  Bệnh  tay  chân  miệng  ở  trẻ  em. 
Nhi Khoa. Nhà xuất bản Y Học,TP. HCM, tr:444‐456. 
Matthias  WW,  Martin  KA  (2010)  Gender  Issues  in  Host 
Defense. NeuroImmune Biology. Elservier, pp:145‐158. 
Nguyễn Minh Tiến (2011) ʺ Điều trị bệnh tay chân miệng biến 
chứng nặngʺ. Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 15 (phụ bản số 4), tr 
58‐64. 
Pan J, Chen M, Zhang X, Chen Y, Liu H, Shen W (2012) ʺHigh 
risk  factors  for  severe  hand,  foot  and  mouth  disease:  a 
multicenter  retrospective  survey  in  Anhui  Province  China, 
2008‐2009ʺ. Indian journal of dermatology, 57 (4), 316‐21. 

Truong Huu Khanh, Sabanathan S, T. T. Thanh, P. K. Thoa le, 
T. C. Thuong, Vt Hang, J. Farrar, T. T. Hien, Nv Chau, H. R. 
van Doorn (2012) ʺEnterovirus 71‐associated hand, foot,  and 
mouth disease, Southern Vietnam, 2011ʺ. Emerging infectious 
diseases, 18 (12), 2002‐5. 
Trương Thị Chiết Ngự (2009) Đặc điểm bệnh tay chân miệng 
tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2007, luận văn thạc sĩ y học, 
Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 
WHO  (2012)  ʺA  guide  to  clinical  management  and  public 
health reponse for hand foot and mouth diseaseʺ. 
Zhang J, Sun J, Chang Z, Zhang W, Wang Z.J, Feng Z.J (2011) 
ʺCharacterization of hand, foot, and mouth Disease in China 
between 2008 and 2009ʺ. Biomed Environ Sci,, 24 (3), pp: 214‐
222. 

 
 Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 
 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/11/2013 
 Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

 

 

352

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 




×