Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu so sánh bệnh mũi - xoang trẻ em điều trị nội trú tại khoa tai mũi họng Bệnh viện Trung ương Huế (Việt Nam) và Bệnh viện AUE (CHLB Đức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.95 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 14, 2002

NGHIÊN CỨU SO SÁNH BỆNH MŨI ­XOANG TRẺ EM 
 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG 
 BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ  (VIỆT NAM) 
VÀ BỆNH VIỆN AUE  (CHLB ĐỨC) 
Nguyễn Tư  Thế 
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 
Hệ thống mũi­xoang (M­X) trẻ em phát triển chưa hoàn chỉnh, do khối xương 
sọ mặt còn phát triển rất mạnh, vì vậy quá trình viêm nhiễm cũng như  các hình thái 
lâm sàng có những đặc điểm riêng, không giống như người lớn. Đặc biệt vòng bạch  
huyết Waldeyer ở từng lứa tuổi có ảnh hưởng rất lớn tới bệnh lý M­X. Bệnh không  
chỉ ảnh hưởng sức khỏe, sự phát triển thể chất, tinh thần mà còn nguy hiểm cả  tính 
mạng.
Nghiên cứu so sánh bệnh Tai Mũi Họng trẻ  em (TMHTE)  điều trị  nội trú 
(ĐTNT) ở 2 bệnh viện (BV) thuộc 2 miền khí hậu, có điều kiện kinh tế xã hội khác 
nhau là Huế  (Việt Nam) và Aue (Trung Âu ­ CHLB Đức); qua đó đánh giá tình hình 
bệnh M­X ở trẻ em nhằm rút ra đặc điểm ở mỗi vùng về dịch tễ học... góp phần vào  
chẩn đoán, điều trị, cũng như phòng bệnh M­X tốt hơn trong cộng đồng cho trẻ em.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Sử  dụng 416 bệnh án M­X từ  2652 hồ  sơ  TMHTE   15t. ĐTNT tại khoa 
Tai­Mũi­Họng (TMH) được lưu trữ     ở  BVTW Huế  trong thời gian 7 năm từ  1979  
­1985.
             Sử  dụng 117 bệnh án M­X từ  3270 hồ sơ TMHTE cùng lứa tuổi, cùng 7  
năm từ 1985­1991 ở khoa TMH BV Aue (Đức)
 Thống kê tất cả các bệnh M­X điều trị nội trú tại mỗi khoa, qua đó nghiên  
cứu so sánh tỉ  lệ  bệnh, theo từng lứa tuổi và cụ  thể  từng bệnh M­X giữa 2 bệnh  
viện.


 
 Sử dụng toán thống kê để so sánh. 
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
107


Qua bảng 1 và 1a thấy bệnh M ­X  ở cả 2 bệnh viện đều có sự giống và khác  
nhau:
Nhóm bệnh M­X   trẻ  em vào ĐTNT với tỷ  lệ  thấp nhất  ở  cả  2 bệnh viện  
(sau họng­thanh quản và tai). Tuy vậy,  ở  Huế  tỷ  lệ  bệnh M­X vẫn cao hơn Aue  
(P<0,01).
Trong thực tế  lâm sàng, chúng tôi nhận thấy trẻ  mắc bệnh M­X tương đối  
cao, xếp hàng thứ nhì trong TMH (sau họng­thanh quản, trên bệnh về tai), nhưng do  
đặc điểm giải phẩu sinh lý M­X của trẻ  em, phát triển chưa  ổn định nên các thầy 
thuốc TMH cả 2 BV phải chỉ định điều trị bảo tồn nhiều hơn phẩu thuật vì vậy trẻ 
em bị bệnh M­X vào viện điều trị nội trú ít hơn hai nhóm bệnh trên (M­X đứng hàng  
thứ 3).
Bảng 1: Số liệu chung bệnh TMHTE và số BN điều trị bằng phẩu thuật
theo nhóm bệnh TMH ở 2 Bệnh viện Huế và Aue trong thời gian 7 năm
AUE
Bệnh nhân:  tỷ lệ %
Bệnh về Tai
Mũi xoang
Họng ­ Thanh 
quản
Tổng cộng

số B.N
P.thuật
số B.N

P.thuật
số B.N
P.thuật
số B.N
P.thuật

HUẾ
Bệnh nhân
994
275
416
107
1242
788
2652
1170

tỷ lệ %
37,5
27,7
15,7
25,7
46,8
63,4
100
41,1

AUE
Bệnh nhân
tỷ lệ %

301
9,2
287
95,3
117
3,6
97
82,9
2852
87,2
2817
98,8
3270
100
3201
97,9

P
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01

Bảng 1a: Tỷ lệ điều trị nội trú  bệnh Mũi­Xoang trẻ em ở Bệnh viện Huế và Aue 
HUẾ  (VN )

AUE  (ĐÚC)

Tỷ lệ  bệnh nhân Mũi ­ Xoang 416/15,7 %


2652 
TMHTE

117/3,6%

Trong đó điều trị bằng phương 
107/25,7%
pháp phẫu thuật

416 M­X

97/ 82,9%

3270 MHTE
117 M­X

P
< 0,01
< 0,01

Các bậc cha mẹ  bệnh nhân  ở  Huế  cũng như   ở  Việt Nam, nói chung còn coi  
thường bệnh M­X, thấy con cháu thò lò mũi, ngạt mũi... nhưng vẫn ăn chơi bình  
thường... lại bận công việc, đường sá xa xôi, kinh tế eo hẹp, nên để  liều không đưa  
đi khám, nếu có đi khám thì chỉ khi bệnh tiến triển đã quá nặng, hoặc phải cấp cứu... 
Ở  Huế, có 416 BN M­X (15,7%), trong khi đó  ở  Aue chỉ  có 117 BN (3,6%). 
Chứng tỏ  tỷ lệ  bệnh M­X vào viện ĐTNT  ở  Huế  nhiều gấp hơn 4 lần so với Aue,  
P<0,01.
Ở  Huế, tỷ  lệ  bệnh M­X  được điều trị bằng phẫu thuật chỉ  25,7% trong khi 
đó ở Aue (82,9%). Như vậy ở Aue tuy vào viện với tỷ lệ thấp hơn Huế 4 lần, nhưng  

108


tỷ  lệ  phẩu thuật lại cao gấp Huế hơn 3 lần (P<0,01)ỳ. Hầu như  ở Aue vào viện là  
chỉ để phẫu thuật... còn Huế có gần 3/4 bệnh M­X điều trị bảo tồn tại bệnh viện.
Qua đó, nói lên mạng lưới y tế chuyên khoa cơ sở ở Aue rất tốt, bệnh nhân có  
thể  được điều trị  bảo tồn theo hướng dẫn của bác sĩ  tại nhà, không cần tới bệnh  
viện.
Ở Huế, bệnh nhân phải vào viện mới có đủ thuốc và thầy thuốc chuyên khoa, 
cho dù chỉ  điều trị  bảo tồn bằng thuốc,... Đó là những bệnh nhân  ở  xa, nơi thiếu  
chuyên khoa TMH... Chúng ta cần phấn đấu làm sao tất cả  mọi người đều có bảo 
hiểm y tế, được lĩnh thuốc ở bất kỳ quầy thuốc nào, do bất kỳ bác sĩ nào kê đơn kể 
cả các phòng mạch tư nhân... được ngành y quản lý như các nước công nghiệp hiện  
nay đang làm... 
Bảng 2: So sánh tỷ lệ bệnh M­X vào ĐTNT giữa 2 Bệnh viện Huế & Aue theo tuổi

HUẾ

AUE

< 1 T
10 
2,4%
0
 0% 
1
0,9%
1
100%


B.NHÂN
 %
ĐT PHẨU  
THUẬT %
B. NHÂN
 %
ĐT PHẨU  
THUẬT %

1­3 T
37 
8,9%
2
5,4%
11
9,4%
9
81,8%

4­6 T
52   
12,5%
10
19,2%
18
15,4
16
88,9%

7­12T.

148 
35,6%
39
26,4%
44
37,6%
30
68,2%

T.cộng
416  100%
107
25,7%

13­15T.
169 
40,6%
56
33,1%
43
36,7%
41
95,3%

117
100%
97
82,9%

Qua bảng 2 chúng ta thấy: 

Đặc điểm chung cho cả 2 bệnh viện là bệnh M­X trẻ em vào ĐTNT gặp ở đủ 
mọi lứa tuổi từ  15 và tỷ lệ tăng dần theo tuổi, trẻ càng lớn tỷ lệ vào điều trị nội trú 
càng cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự hoàn thiện dần hệ thống M­X ở trẻ em,  
triệu chứng lâm sàng, khả năng chỉ định phẫu thuật... bệnh M­X dần dần như người  
lớn. 
         Điều trị  phẫu thuật  ở  Huế  thấp (25,7%) so với Aue (82,9%) (P<0,01), trẻ 
càng lớn được chỉ định phẫu thuật càng cao. Ở Aue phẫu thuật được thực hiện dưới  
gây mê nhưng ở Huế cũng nhiều địa phương ở Việt Nam còn gây tê, vì vậy chỉ thực  
hiện được cho trẻ lớn >7 tuổi. Trẻ nhỏ vào điều trị nhiều, nhưng tỷ lệ  điều trị bảo  
tồn cao. Lý do  là mạng lưới chuyên khoa cơ sở ở Huế chưa tốt mà chúng tôi đã nói.
Ở Aue, tỷ lệ điều trị phẫu thuật cao (82,9%) so với Huế (P<0,01). Do gây mê  
nên họ có thể thực hiện phẫu thuật bẩm sinh sớm, ngay cả những chấn thương nhẹ,  
đơn giản... họ  khám và mổ  dưới gây mê, tiến hành  ở  phòng mổ  như  một cas mổ 
lớn...
Bảng 3:  So sánh bệnh Mũi­Xoang trẻ em ĐTNT giữa Huế & Aue theo nhóm tuổi
<1Tuổi
Huế ­ 
Aue
Viêm

0

0

1­3T. Huế  ­ 
Aue
0

1


4­6T.
Huế  ­ Aue
2

1

7­12T.
Huế  ­ Aue

13­15T.
Huế ­ 
Aue

44

72

109

10

4

T.Cộng
Huế:Aue
115

16

P

<0,01


Xoang

29,4%

13,7%

Viêm mũi 
cấp

10

0

29

0

31

0

59

3

58


1

187
44,9%

4
3,4%

<0,01

Polype mũi

0

0

0

1

1

1

18

12

20


7

39
9,4%

21
17,9%

<0,01

Gẫy xương  
chính mũi

0

0

0

1

2

5

3

8

2


14

7
1,7%

28
23,9%

<0,01

Chấn
Thương 

0

0

3

1

10

3

14

3


9

3

36
8,7%

10
8,5%

>0,05

Chảy máu 
mũi xoang

0

0

3

1

4

1

4

2


4

1

15
3,6%

5
4,3%

>0,05

U lành tính 
Mũi­xoang

0

1

0

1

2

3

3


3

2

0

7
1,7%

8
6,8%

<0,01

Chỉnh hình 
vách ngăn

0

0

0

0

0

0

0


0

0

10

0

10
8,5 %

DỊ vật Mũi­
Xoang

0

0

0

2

0

1

2

0


1

1

3
0,7%

4
3,4%

Biến chg 
từ M­X

0

0

2

0

0

1

1

3


1

0

4
0,9%

4
3,4%

U tuyến da 
cạnh mũi

0

0

0

1

0

2

0

0

0


2

0

5
4,3%

DỊ tật bẩm 
sinh

0

0

0

2

0

0

0

0

0

0


0

2
1,7%

TỔNG số
Tỷ lệ %

10
2,4

37
8,9

11
9,4

52
12,5

18
15,4

148
35,6

44
37,6


416
15,7

117
3,6

1
0,9

169
43
40,6 36,7

>0,05

<0,01

Nhìn tổng quát,  ở  Huế  vào điều trị  chủ  yếu là các bệnh viêm mũi (44,9%), 
viêm xoang (28,4%)... Ngược lại, Aue gặp tương đối phổ biến gẫy xương chính mũi 
(23,9%), polype mũi (17,9%)... thuộc các trường hợp chấn thương, u lành tính...
So sánh một số bệnh M­X cụ thể vào ĐTNT giữa 2 bệnh viện chúng ta thấy:
Viêm mũi cấp: Huế 44,9%; Aue chỉ 3,4%; Huế nhiều hơn Aue, (P<0,01). Thật  
ra khó chẩn đoán chắc chắn chỉ viêm mũi cấp đơn thuần hay kết hợp với các bệnh:  
viêm VA cấp, viêm long đường hô hấp trên, viêm xoang cấp... ở trẻ em.  
Như  vậy, giữa Huế  và Aue  đã khác nhau về  tình hình viêm mũi cấp vào  
ĐTNT. Lẽ ra  ở  Huế loại bệnh nhân này không cho vào ĐTNT mà chỉ điều trị ngoại  
trú có kiểm tra như  Aue. Nhưng vì nhiều lý do khách quan như  không đủ  thuốc,  
không có thầy thuốc chuyên khoa theo dõi, bệnh nhân ở quá xa bệnh viện... nên đành  
cho vào ĐTNT; phần lớn những bệnh nhân này chúng tôi thường cho khám lại và  
nạo VA trước khi xuất viện.

Viêm xoang vào ĐTNT 28%  ở  Huế  và 13,7%  ở  Aue. Như  vậy Huế  viêm  
xoang nhiều hơn Aue (P<0,01). Cả 2 bệnh viện đều gặp ở trẻ lớn >7 tuổi. Chúng tôi  
có nghiên cứu kỹ tình hình khí hậu  ở  2 địa phương này, ở  Việt Nam ta nói chung là  
110


nóng ẩm, riêng Huế khí hậu còn khắc nghiệt hơn, tuy không lạnh nhưng độ  ẩm quá 
cao, oi bức,  ẩm  ướt, khó chịu... Vì vậy  ảnh hưởng của khí hậu đến M­X rất nhiều. 
Bệnh cảnh lâm sàng mang tính chất của viêm dị ứng.  Huế còn lưu hành nhiều bệnh  
nhiễm trùng lây có khi thành dịch, khởi đầu với viêm long đường hô hấp trên tới biến 
chứng viêm xoang...
Aue khí hậu ôn đới tuy lạnh nhưng khô, ít bệnh M­X, ít các bệnh nhiễm trùng  
lây thành dịch như ở Huế và Việt Nam. 
Chấn thương vùng M­X và gẫy xương chính mũi  ở  Huế  chỉ  10,4% (8,7%  
+1,7%) trong khi đó ở Aue có tới 32,4% (8,5% +23,9%). Aue cao hơn Huế (P<0,01).
Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế   ở  Aue, thì thật ra không phải trẻ 
em ở Aue bị chấn thương quá cao do sự phát triển thể thao, giao thông, sản xuất công 
nghiệp... của một nước tư bản phát triển, mà chủ  yếu là do sự   quan tâm, chăm sóc 
sức khỏe của hệ thống y tế cơ sở. Hễ trẻ em bị chấn thương là được đưa tới bác sỹ 
gia đình khám rồi gửi tiếp tới bác sỹ  chuyên khoa. Bác sỹ chuyên khoa thường cho  
vào viện xử  lý và theo dõi biến chứng nếu có. Bác sỹ  TMH rất quan tâm tới gẫy  
xương chính mũi, họ  chỉ  định nắn chỉnh hình rất rộng rãi kể  cả  những trường hợp  
nghi ngờ  gẫy để  tránh bỏ  sót,  ảnh hưởng thẩm mỹ  cũng như  di chứng vẹo, lệch 
vách ngăn sau này. Đó là lý do đưa tới tỷ  lệ  chấn thương và gẫy xương chính mũi  
vào ĐTNT ở Aue cao hơn Huế.
Ở  Huế, các bậc cha mẹ  chưa quan tâm đúng mức những chấn thương vùng 
đầu mặt cổ  hoặc do quá bận công việc nên để  liều không đưa đi khám. Đôi khi rất  
khó thấy một gẫy xương chính mũi nếu mũi không còn chảy máu hoặc phù nề  sưng  
tấy vùng rễ  mũi che lấp triệu chứng di lệch, hoặc toàn trạng cháu bé bình thường  
nên gia đình yên tâm không cho đi khám... Chính những trường hợp khó này Bác sỹ 

TMH cũng phải nhờ chuyên khoa X quang giúp chẩn đoán xác định.
Polype mũi và khối u lành tính vùng M­X ở Huế chỉ 11,1% (9,4% +1,7%) trong 
khi đó ở Aue vào điều trị tới 24,7% (17,9% +6,8%). Aue cao hơn Huế (P<0,01).
Chúng tôi suy nghĩ không phải trẻ  em  ở  Aue có nhiều polype hoặc nhiều u 
lành tính hơn Huế mà do họ  chú trọng điều trị dự phòng. Những khối u tuy lành tính  
nhưng thường được phẫu thuật chẩn đoán sớm dưới gây mê, còn ở Huế thường hẹn 
chờ trẻ càng lớn càng thuận tiện phẫu thuật vì gây tê...
Phẫu thuật xén vách ngăn dưới niêm mạc chỉ có Aue làm ở độ tuổi 13­15. 
8,5% tổng số vào ĐTNT về M­X, cũng như phẫu thuật dị tật bẩm sinh ở lứa tuổi 1­3 
tuổi 1,7%. Trong khi đó ở Huế không thấy trong thời gian 7 năm nghiên cứu. Về vấn 

111


đề  này chúng tôi cũng suy nghĩ do tình trạng phẫu thuật M­X  ở  Huế  còn phổ  biến 
gây tê và ở Aue luôn luôn gây mê đưa lại. 
Một số bệnh M­X khác như: Chảy máu cam, dị vật hốc mũi, biến chứng viêm  
tấy xuất ngoại do M­X giữa Huế và Aue chưa có gì khác biệt; P>0,05.
Trong thời gian 7 năm nghiên cứu có 9 trường hợp tử  vong, nhưng không có 
trường hợp nào do bệnh M­X gây ra ở cả 2 bệnh viện.
IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 416 bệnh M­X từ  2652 bệnh nhân vào ĐTNT từ   15 tuổi 
trong thời gian 7 năm  ở   khoa TMH Bệnh viện TW Huế và 117 bệnh M­X từ  3270  
bệnh nhân cùng độ tuổi và thời gian ở Aue (CHLB Đức) xin đưa ra một số kết luận:
1. Tỉ  lệ  TMHTE vào ĐTNT   thuộc nhóm M­X có tỷ  lệ  thấp nhất trong khoa  
TMH        (1. Họng­Thanh quản, 2. Tai , 3. Mũi ­ Xoang) giống nhau  ở  cả  2 bệnh  
viện. Tuy vậy, bệnh M­X ở Huế nhiều gấp hơn 4 lần so với Aue,  P<0,01.
2. Tỷ  lệ  bệnh M­X được phẫu thuật  ở  Aue cao hơn hẳn Huế, P<0,01.(Aue  
82,9%; Huế 25,7%). Điều này nói lên mạng lưới chuyên khoa cơ sở ở Aue tốt và lợi  
ích của gây mê toàn thể trong phẫu thuật..

3. Bệnh M­X vào ĐTNT đủ  mọi lứa tuổi từ   15 tuổi. Tuổi càng lớn tỷ  lệ  vào 
ĐTNT càng cao, giống nhau ở cả hai bệnh viện.
4. Ở Huế, điều trị phổ  biến các bệnh nhiễm trùng M­X như  viêm xoang, viêm 
mũi cấp.... nhiều hơn Aue (P<0,01).
5. Ở Aue, điều trị nhiều chấn thương, chú trọng điều trị phẫu thuật chẩn đoán,  
phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng... như gẫy xương chính mũi, polype mũi, u  
lành tính, dị tật bẩm sinh,... nhiều hơn Huế (P<0,01).
6. Các bệnh chảy máu cam, dị vật M­X, biến chứng từ M­X... chưa có gì khác 
nhau giữa 2 bệnh viện.
7. Trong thời gian 7 năm không có tử  vong do bệnh M­X gây ra  ở  cả  2 bệnh 
viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Kim. Bệnh viêm xoang. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (1993)
2. Nguyễn Văn Đức.  Một số  bệnh thông thường về  Mũi­ Xoang. Nhà xuất bản Y 
học, Hà Nội (1979)
3. Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y Hà Nội. Bài giảng mắt ­ TMH. Nhà xuất bản Y 
học,  Hà Nội (1987)
112


4. Võ Tấn.  Tai Mũi Họng thực hành Tập I. Nhà xuất bản Y học Chi nhánh Thành 
phố HCM (1994 )
5. Nguyễn Tư Thế. Một số nhận xét bệnh TMH trẻ em điều trị nội trú tại khoa TMH  
BV TW Huế. Công trình nghiên cứu khoa học. Hội nghị Nhi khoa miền Trung lần  
thứ nhất; 164 ­172, Huế 9­10 /01/ 1986.
6. Nguyen Tu The.  Vergleichende Studie der HNO­Morbiditaet stationaer behandel­
der   Patienten   im   Kindesalter   zwischen   Suedosasien   und   Deutschland.   Beschluss 
ueber die Verleihung des Doktorgrades vom 11. July 1994 ­ Uni. Leipzig, BRD.
7. Peter Biesalski und Detlef collo.  Hals ­ Nasen ­ Ohrenkrankheiten im Kindesalter. 

Georg Thieme Verlag,   Stuttgart ­ New York  (1991)
8. Walter Becker, Hans Heinz Naumann, Carl Rudolf Pfaltz.  Hals ­ Nasen ­ Ohren. 
Heilkunde. Georg Thieme Verlag, Stuttgart ­ New York  (1986)
9. Wolfgang   Arnold,   Uwe   Ganzer.   Chekliste  Hals­Nasen­   Ohren­   Heilkunde  Georg 
Thieme Verlag, Stuttgart. New York  (1990)
10. Malte Erik Wigand, W. Hosemann. Endoskopische Chirurgie der Nasenneben­
hoehlen und vorderen Schaedelbasis. Thieme Verlag, Stuttgart ­ New York  (1989) 

TÓM TẮT
Qua nghiên cứu 416 bệnh M­X từ   2652 bệnh án vào ĐTNT từ   15 tuổi trong thời  
gian 7 năm ở  khoa TMH bệnh viện TW Huế và 117 bệnh M­X từ 3270 bệnh án cùng độ tuổi  
và thời gian ở Aue (CHLB Đức). Đây là 2 Khoa TMH  của 2 bệnh viện thuộc 2 châu lục khác  
nhau về  khí hậu, kinh tế, tập quán xã hội và mạng lưới y tế cơ  sở... Chúng tôi so sánh về  
một số yếu tố dịch tễ... và một số bệnh M­X  vào ĐTNT... và xin đưa ra một số kết luận:
1. Tỉ lệ TMHTE vào ĐTNT  thuộc nhóm M­X có tỷ lệ thấp nhất trong TMH (1. Họng­
Thanh quản, 2.Tai) giống nhau ở cả 2 bệnh viện. Tuy vậy bệnh M­X ở Huế nhiều gấp hơn 4  
lần so với Aue,  P<0,01.
2. Tỷ  lệ  bệnh M­X được phẩu thuật  ở  Aue cao hơn hẳn Huế, P<0,01.(Aue 82,9%;  
Huế 25,7%). Điều này nói lên mạng lưới chuyên khoa cơ sở ở Aue tốt và lợi ích của gây mê  
toàn thể trong phẫu thuật...
3. Bệnh M­X vào ĐTNT đủ  mọi lứa tuổi từ    15 tuổi. Tuổi càng lớn tỷ lệ vào ĐTNT  
càng cao, giống nhau ở cả hai bệnh viện.
4.  Ở  Huế  điều trị  các bệnh nhiễm trùng M­X như  viêm xoang, viêm mũi cấp... nhiều  
hơn Aue (P<0,01).
5.  Ở  Aue điều trị  nhiều chấn thương, chú trọng phẩu thuật chẩn đoán, phẩu thuật  
phục hồi chức năng... như gẫy xương chính mũi, polype mũi, u lành tinh, dị  tật bẩm sinh,...  
nhiều hơn Huế (P<0,01).
113



6. Chảy máu mũi, dị vật M­X, biến chứng từ M­X... không khác nhau P>0,05.
7. Trong thời gian 7 năm không có tử vong do bệnh M­X ở cả 2 bệnh viện.  

STUDY AND COMPARISON OF THE NASO ­ SINUS DISEASES
OF HOSPITALIZED CHILDREN AT THE O­R­L (E­N­T) DEPARTMENT
Nguyen Tu The
College of Medicine, Hue University

SUMMARY
­ Through a study on the examination and treatment of 162 nose ­ bled patients at Hue  
Central hospital during the time of 6 months, some results are evaluated of follows: 
­

Nose bleeding is a popular and urgent treatment, taking nearly 10% of  

ENT patients 
­

The rate of nose bleeding in men expecially adults is higher than in women  

(Men: 72,8%, women: 27,2%)
­

The frequency of nose ­ bled chlidren is 0,005 higher than than the adults  

while the rate of children with nose bleeding examination and treatment is 24,6% lower than  
the adults (adults: 62,3%, children:37,7%)
­

The children and the young persons under 40 year old (77,1%) are often  


got nose bleeding, expecially those under 10 years old (29,6%) and from 21 ­ 30 years old  
(21%)
­

The patients with nose bleeding reatment in city is higher than those in  

countyside.
­

The nose bleeding often happens for those having a hard work

­

A trauma is the first cause of nose bleeding (41,1%). Men: 86,6%, women:  

13,4%, adults: 92,5%, children: 7,5% (P<0,01) expecially at hte age from 21­30: 43,3% and  
67,2% caused by traffic accidents, 97% by infurises of nose.
­

An   infection   is   the   second   nose   bleeding   cause.   It   has   no   difference  

between   2   sexes,   but   nose   bled       children   (90,9%)   is   much   higher   than   adults   (P<0,01),  
expecially those under 10 years old (73,7%), petechial fever: 56,4%, respiratory infection:  
40%

114




×