Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá tác dụng giảm đau sớm sau phẫu thuật nội soi đứt dây chằng chéo trước khớp gối bằng phương pháp điện châm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.4 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU SỚM SAU PHẪU THUẬT
NỘI SOI ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM
Cao Thị Huyền Trang, Bùi Tiến Hưng
Trường Đại học Y Hà Nội
Đau sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước là bệnh lý thường gặp trong chấn thương khớp gối. Chúng
tôi đã tiến hành đề tài này với mong muốn kết hợp hai nền Y học cổ truyền, Y học hiện đại trong điều trị đưa
ra phương pháp giảm đau hiệu quả và an toàn mà chưa có nghiên cứu nào trước đây thực hiện. Nghiên cứu
được tiến hành trên 60 bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước, phương pháp thử
nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước sau điều trị, có nhóm chứng, chia 2 nhóm: nhóm điện châm và nhóm
dùng Kerola 30mg. Kết quả cho thấy phương pháp điện châm là phương pháp an toàn và có tác dụng giảm
đau thông qua cải thiện điểm VAS từ 6,63 ± 0,72 xuống 4,07 ± 1,82, hiệu quả điều trị loại tốt chiếm 70%, tuy
nhiên tác dụng này kém hơn so với Kerola.
Từ khóa: giảm đau, điện châm, dây chằng chéo trước, Kerola 30mg

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
trước thuộc phạm vi nỉu chứng. Nguyên nhân
Đau sau phẫu thuật tái tạo dây chằng

do sang thương làm cho khí huyết không

chéo trước là triệu chứng hay gặp, cần được

thông, kinh lạc bế tắc [5]. Châm cứu là một

can thiệp kịp thời. Theo thống kê tại Hoa Kỳ,

phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc,


hàng năm trung bình có khoảng 250.000

có cơ chế điều chỉnh hoạt động của hệ kinh

người bị tổn thương dây chằng chéo trước,

lạc [6; 7; 8]. Từ trước đến nay đã có nhiều

trong đó có gần 100.000 người được điều trị

công trình nghiên cứu về tác dụng giảm đau

phẫu thuật [1]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu

sau phẫu thuật của điện châm và nhận thấy

có tới 38% số ca chấn thương khớp gối có

hiệu quả điều trị rõ rệt [9]. Với mong muốn

đứt dây chằng chéo trước [2]. Từ một cuộc

kết hợp nền y học cổ truyền và y học hiện đại,

điều tra quốc gia về đau sau phẫu thuật ở Hoa

đồng thời trước đây chưa có công trình nào

Kỳ, khoảng 80% bệnh nhân phải trải qua cơn


nghiên cứu, do đó nghiên cứu được tiến hành

đau cấp tính sau phẫu thuật [3]. Ngày nay y

với mục tiêu:

học hiện đại thường sử dụng các thuốc giảm
đau, chống viêm, chống phù nề với ưu thế tác
dụng nhanh mạnh kéo dài nhưng lại nhiều tác

1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau sớm
của điện châm ở bệnh nhân đứt dây chằng
chéo trước khớp gối sau phẫu thuật nội soi.

dụng phụ, khi dùng cần phải theo dõi chặt chẽ
[4]. Theo y học cổ truyền, đứt dây chằng chéo

2. Theo dõi một số tác dụng không mong
muốn trên lâm sàng.

Địa chỉ liên hệ: Cao Thị Huyền Trang – Khoa Y học cổ
truyền – Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 28/7/2016
Ngày được chấp thuận: 08/10/2016

96

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Chất liệu nghiên cứu

Điện châm: công thức huyệt: Lương khâu,

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Huyết hải, Dương lăng tuyền, Túc tam lý,

chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 bệnh nhân

Huyền chung, Âm lăng tuyền. Kim châm cứu

theo phương pháp chọn mẫu ghép cặp tương

Đông Á 0.25 x 25 mm. Máy điện châm KWD -

đồng về mức độ đau. Cả 2 nhóm được sử

TN 09 - T 06 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn

dụng thuốc nền, tại thời điểm xuất hiện cơn

thương mại và sản xuất thiết bị y tế Hà Nội.

đau (VAS ≥ 5) ngay ngày đầu sau phẫu thuật,

Thuốc nhóm chứng: Kerola (ketorolac -

nhóm nghiên cứu tiến hành điện châm 1 lần


NSAIDs, thuộc nhóm ức chế COX - 1) 30mg/

(30 phút), đồng thời nhóm chứng tiến hành

ml, hộp 10 ống 1 ml. Thuốc nền (dùng cho cả

tiêm bắp sâu Kerola 30mg, theo dõi và đánh

2 nhóm): Avepzol 1g x 3 ống (tiêm tĩnh mạch)

giá kết quả sau 4 giờ.

(Hàn Quốc). Alpha chymotrypsin 25mg x 4

- Phương pháp điện châm: châm tả các

viên (uống) (sản xuất tại Công ty Dược và

huyệt, sử dụng tần số tả (5 - 10 Hz), cường độ

Trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR).

từ 0 - 150 microAmpe, tăng dần theo ngưỡng
chịu đựng của bệnh nhân. Khi bệnh nhân xuất

2. Đối tượng

hiện cơn đau dữ dội (VAS ≥ 5) tiến hành điện

60 bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Chấn


châm đối với nhóm nghiên cứu và tiêm bắp

thương chỉnh hình - Bệnh viện Xanh Pôn sau

Kerola với nhóm chứng. Thời gian tiến hành

phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước.

theo dõi hiệu quả giảm đau sau 4 giờ trong

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Theo y học hiện đại: không phân biệt giới,
nghề nghiệp, nguyên nhân gây tổn thương, có
độ tuổi từ 18 - 50.
- Theo y học cổ truyền: nỉu chứng thể khí
trệ huyết ứ. Bệnh nhân tình nguyện tham gia.
* Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Theo y học hiện đại: bệnh nhân đa chấn
thương: mạch máu, thần kinh, gãy xương,
đụng dập phần mềm. Khớp gối xơ dính. Bệnh
lý mạn tính, viêm nhiễm cấp tính.
- Theo y học cổ truyền: bệnh nhân được
chẩn đoán thuộc thể thấp nhiệt, nhiệt độc.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu, bỏ điều trị ≥ 1 ngày.
3. Phương pháp

ngày đầu điều trị.
Đánh giá kết quả điều trị sau điện châm và

dùng thuốc, xếp loại điều trị.
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Mức độ đau của bệnh nhân: sử dụng
thang điểm VAS, thời điểm thuốc và điện
châm bắt đầu tác dụng, thời gian kéo dài tác
dụng giảm đau.
- Tác dụng không mong muốn của điện châm:
vựng châm, chảy máu, nhiễm trùng tại chỗ.
* Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
+ Tác dụng hỗ trợ giảm đau: Thang điểm
đau VAS [10]: Người thầy thuốc dựa vào mức
độ đau của bệnh nhân để cho điểm, trong đó 0
(hoàn toàn không đau) đến 10 (đau nghiêm
trọng, có thể choáng ngất).
+ Theo dõi các triệu chứng không mong

- Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm

muốn khi dùng thuốc Kerola và điện châm: chán

sàng mở, so sánh trước sau điều trị và có

ăn, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, nôn, buồn nôn,

nhóm đối chứng.

vựng châm, chảy máu, nhiễm trùng nơi châm

- Chọn mẫu có chủ đích: bệnh nhân được
TCNCYH 103 (5) - 2016


có thể xảy ra với bệnh nhân hay không.
97


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đánh giá kết quả theo điểm VAS [10]

Đánh giá kết quả

Tốt

VAS giảm ≥ 50%

Trung bình

VAS giảm: 25% → < 50%

Kém

VAS không giảm, hoặc tăng

4. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0. Tính giá
trị trung bình X và độ lệch chuẩn SD, so sánh
giá trị trung bình của 2 nhóm bằng T- test, so
sánh tỷ lệ của các nhóm bằng test χ2. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

giải thích và tự nguyện tham gia. Khi đối

tượng không đáp ứng với điều trị hoặc diễn
biến bệnh xấu đi, hoặc bệnh nhân yêu cầu
ngừng tham gia nghiên cứu, chúng tôi sẽ
dừng và thay đổi phác đồ điều trị.

III. KẾT QUẢ

5. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu nhằm bảo vệ và nâng cao
sức khoẻ bệnh nhân, bệnh nhân đều được

1. Sự thay đổi điểm VAS của 2 nhóm
trước và sau điều trị

Bảng 1. Sự thay đổi điểm VAS của 2 nhóm trước và sau điều trị 4 giờ
Điểm VAS ( X ± SD)

Thời điểm

pNC - C

Nhóm nghiên cứu

Nhóm chứng

Trước điều trị (D0)

6,63 ± 0,72

6,80 ± 0,81


> 0,05

Sau điều trị (D1)

4,07 ± 1,82

2,9 ± 1,69

< 0,05

Độ chênh D0 - D1

2,56 ± 1,59

3,90 ± 1,60

< 0,05

< 0,05

p0 - 1

Điểm VAS trung bình của cả 2 nhóm là 6,72 ± 0,76 điểm. Ở nhóm nghiên cứu: hiệu số chênh
lệch trước - sau điều trị 4 giờ là 2,56 ± 1,59 với p < 0,05. Ở nhóm chứng: Hiệu số chênh lệch
trước - sau điều trị 4 giờ là 3,90 ± 1,60 với p < 0,05. Như vậy sự giảm điểm VAS trước so với sau
điều trị sau 4 giờ là có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt về điểm VAS của 2 nhóm trước
điều trị (p > 0,05). Tại thời điểm sau điều trị 4 giờ, điểm VAS trung bình của nhóm chứng thấp
hơn so với nhóm nghiên cứu, p < 0,05.
2. Thời điểm bắt đầu tác dụng giảm đau của điều trị

Ở nhóm nghiên cứu, thời điểm điện châm bắt đầu tác dụng chủ yếu là ngay sau khi tiến hành
(0 – 5 phút) với tỷ lệ 73,3%. Trong khi nhóm chứng chủ yếu tác dụng trong vòng 5 - 30 phút đầu
tiên, tỷ lệ 56,7%, p < 0,05 (bảng 2).

98

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Thời điểm bắt đầu tác dụng giảm đau của điều trị
Nhóm nghiên cứu

Nhóm chứng

Thời điểm

p
n

%

n

%

0 – 5 phút

22


73,3

5

16,7

Sau 5 - 30 phút

8

26,7

17

56,7

Sau 30 phút

0

0

8

26,6

Tổng

30


100

30

100

< 0,05

3. Thời gian kéo dài tác dụng giảm đau của điều trị
Bảng 3. Thời gian kéo dài tác dụng giảm đau của điều trị
Nhóm nghiên cứu

Nhóm chứng
p

n
Thời gian (giờ)

X ± SD

30

X ± SD

n

4,25 ± 2,42

30


6,57 ± 2,43

< 0,05

Thời gian tác dụng giảm đau của châm cứu (4,25 ± 2,42 giờ) ngắn hơn so với phương pháp
sử dụng thuốc Kerola (6,57 ± 2,43 giờ), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
4. Mối liên quan giữa điểm VAS sau điều trị ngày thứ nhất và kết quả điều trị giảm đau
Bảng 4. Kết quả điều trị giảm đau theo VAS
Nhóm nghiên cứu

Nhóm chứng

Hiệu quả theo VAS

p
n

%

n

%

Tốt

21

70

26


86,7

Trung bình

6

20

3

10

Kém

3

10

1

3,3

Tổng

30

100

30


100

> 0,05

Nhóm nghiên cứu loại tốt chiếm 70% thấp hơn so với tỷ lệ đạt loại tốt của nhóm chứng là
86,7%, loại trung bình và loại kém nhóm nghiên cứu có tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng,
p > 0,05.
5. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của điều trị
Nhóm chứng: trong các triệu chứng, tỷ lệ nôn và buồn nôn sau dùng thuốc cao nhất là 23,3%,
thấp nhất là triệu chứng đau đầu chiếm 6,7%. Nhóm nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được điện
châm không có biểu hiện bất thường trên lâm sàng (bảng 5).

TCNCYH 103 (5) - 2016

99


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 5. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của điều trị
Nhóm chứng

Nhóm nghiên cứu

Triệu chứng
n

%

n


%

Đau đầu

2

6,7

0

0

Hoa mắt chóng mặt

5

16,7

0

0

Nôn, buồn nôn

7

23,3

0


0

Chán ăn

5

16,7

0

0

Vựng châm, nhiễm trùng tại chỗ, chảy
máu tại chỗ, triệu chứng khác

0

0

0

0

IV. BÀN LUẬN

khi tiến hành điện châm (0 – 5 phút đầu tiên).

Theo quan điểm của y học cổ truyền, đau


Nguyên nhân có thể do trong nghiên cứu này

là do khí huyết ứ trệ, kinh lạc bế tắc. Cơ chế

sử dụng phương pháp châm tả với tần số và

tác dụng của châm cứu là điều hòa âm

cường độ mạnh là một kích thích lớn gây ra

dương, điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ

cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá

kinh lạc. Do đó khi châm vào các huyệt trên

vỡ cung phản xạ bệnh lý làm giảm cơn đau,

kinh mạch sẽ làm khí huyết lưu thông, “thông

giải phóng sự co cơ. Ngoài ra, khi châm cứu

thì bất thống, thống thì bất thông’’ [5; 6]. Ngoài

cơ thể sẽ sản xuất ra một số các chất morphin

tác dụng hành khí hoạt huyết tại chỗ để giảm

like (endorphin) có tác dụng giảm đau hiệu


đau của Lương khâu, Túc tam lý, Huyền

quả [8]. Tuy nhiên, khi kích thích này giảm thì

chung, một số huyệt như Huyết hải, Dương

cung phản xạ đau có thể sẽ xuất hiện lại.

lăng tuyền còn hoạt huyết, thư cân để tăng

Hiện nay, Kerola (Ketorolac) được sử dụng

thêm tác dụng. Hiện nay trên thế giới hầu như

nhiều trong giảm đau hậu phẫu. Theo một

chưa có nghiên cứu nào về giảm đau cho

nghiên cứu của Hoa Kỳ trên 100 người độ tuổi

trường hợp cụ thể sau phẫu thuật đứt dây

từ 15 đến 60 có chỉ định nội soi khớp gối trong

chằng chéo trước khớp gối bằng phương

đó 40 bệnh nhân sử dụng Ketorolac, đánh giá

pháp điện châm, mà chỉ có về phẫu thuật


điểm VAS trong vòng 48 giờ (theo dõi ở thời

khớp gối chung, một trong số ít nghiên cứu đó

điểm 4, 8, 24 và 48 giờ) kết quả thu được

của các tác giả đã tiến hành trên 12 bệnh

điểm đau VAS nhỏ hơn và bệnh nhân hài lòng

nhân, VAS trung bình sau phẫu thuật ngày

hơn, sự phục hồi chức năng sinh hoạt tốt hơn

đầu thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi

nhóm giả dược [12]. Khi xét mối tương quan

có thể do cỡ mẫu bé hơn, và tổn thương khớp

giữa 2 nhóm với nhau, tuy nhiên điểm VAS ở

gối trong nghiên cứu đa dạng hơn chứ không

thời điểm D1 nhóm chứng thấp hơn hẳn nhóm

đơn thuần đứt dây chằng như trong nghiên

nghiên cứu. Điều này chứng tỏ hiệu quả giảm


cứu của chúng tôi [11]. Điện châm có tác dụng

đau sau phẫu thuật của Kerola tốt hơn so với

giảm đau từ sớm, thường xuất hiện ngay sau

điện châm. Nguyên nhân có thể do Kerola

100

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
(Ketorolac) là thuốc thuộc nhóm NSAIDs ức

chéo trước ở thời điểm sau điều trị 4 giờ

chế COX 1 có tác dụng giảm đau rất mạnh,

thông qua: cải thiện điểm VAS sau điều trị. Kết

tương tự như các opioid, sau khi tiêm thuốc

quả điều trị có 70% số bệnh nhân đạt loại tốt.

được hấp thu nhanh và hoàn toàn với thời

Ngay sau khi tiến hành điện châm tác dụng


gian duy trì được 4 - 6 giờ [13].

giảm đau đạt 73,3%. Thời gian kéo dài tác

Nhóm nghiên cứu có 70% số bệnh nhân có

dụng giảm đau của điện châm là 4,25 ± 2,42

hiệu quả giảm đau thật sự, trong khi đó nhóm

giờ. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau của điện

chứng cao hơn chiếm 86,7%. Như vậy kết

châm kém hơn so với Kerola.

quả điều trị giảm đau thực sự theo thang điểm

2. Chưa ghi nhận được tác dụng không

VAS (tức giảm 50% so với ban đầu) của

mong muốn nào của điện châm trên lâm sàng.

phương pháp điện châm tương tự như Kerola

Lời cảm ơn

trên bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi tái tạo
dây chằng chéo trước khớp gối. Kerola là


Để có được công trình nghiên cứu này,

thuốc giảm đau nhanh và mạnh thường được

chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân

chỉ định trong giảm đau hậu phẫu. Tuy nhiên,

thành và sâu sắc nhất tới tập thể nhân viên

sau khi sử dụng Kerola bệnh nhân xuất hiện

Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện

một số triệu chứng như đau đầu, hoa mắt

Xanh pôn đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện

chóng mặt, nôn buồn nôn, chán ăn. Tỷ lệ bệnh

cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.

nhân chóng mặt ở nhóm chứng chiếm 16,7%

TÀI LIỆU THAM KHẢO

có thể do Kerola là NSAIDs ức chế chọn lọc
lên COX – 1 nên gây ra các triệu chứng trên
đường tiêu hóa [13]. Trong khi đó nhóm

nghiên cứu chúng tôi không ghi nhận được

1. Evans NA., Jackson DW (2003). Arthroscopic treatment of anterior cruciate liga-

trường hợp điện châm nào có biểu hiện bất

ment injuries. Operative Arthoscopy, 3rd edition, Lippincott Williams and Wilkins, 347 -

thường trên lâm sàng. Điện châm được biết

365.

từ lâu nay là một phương pháp an toàn, và

2. Nguyễn Vĩnh Thống (2008). Tình hình

cho hiệu quả điều trị tốt và ít tác dụng phụ. Từ

phẫu thuật nội soi khớp gối tại Khoa Chấn

kết quả này bước đầu mở ra ứng dụng điều trị

thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy

cũng như hướng nghiên cứu mới trong việc

(01/2007 - 06/2008), Tạp chí Y học Thành phố

sử dụng điện châm.


Hồ Chí Minh, 12(4), 79 - 84.

V. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu điều trị hỗ trợ sớm sau
phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp

3. Jeffry L. Apfelbaum., Connie Chen.,
Shilpa S. Mehta et al (2003). Postoperative
pain continues to be undermanaged, Anesth
Analg, 97, 534 - 540.

gối trên 60 bệnh nhân được chia thành 2

4. Đào Văn Phan, Nguyễn Trần Giáng

nhóm: nhóm điều trị bằng điện châm và nhóm

Hương, Nguyễn Trọng Thông và cộng sự

dùng Kerola 30 mg, tiêm bắp, bước đầu giúp

(2007). Thuốc hạ sốt - giảm đau - chống viêm.
Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, 147 - 164.

đưa ra một số kết luận sau:
1. Điện châm có tác dụng giảm đau sớm ở
bệnh nhân sau phẫu thuật tái tạo dây chằng
TCNCYH 103 (5) - 2016

5. Trần Thuý (2005). Châm cứu. Nhà xuất

bản Y học, 161 - 198.
101


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
6. Phạm Văn Trịnh, Lê Thị Hiền (2008).
Bệnh học ngoại phụ Y học cổ truyền. Nhà xuất
bản Y học, 16 - 18.
7. Nguyễn Tài Thu (2003). Châm cứu
chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học, 132.
8. Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt
(2008). Châm cứu và các phương pháp chữa
bệnh không dùng thuốc. Nhà xuất bản Y học,
13, 15, 29 - 152, 192 - 203.
9. Nghiêm Hữu Thành (2011). Nghiên
cứu sự thay đổi ngưỡng đau và một số chỉ
tiêu sinh lý trên bệnh nhân được giảm đau
bằng điện châm sau phẫu thuật bướu cổ. Tạp
chí y học Việt Nam tháng 7, 2, 95 - 100.
10. Dworkin RH., Turk DC., Wyrwich KW
et al (2008). Interpreting the clinical importance of treatment outcomes in chronic pain

clinical trials. IMMPACT recommendations. J
Pain. 9, 105 - 121.
11. Tăng Tôn Dục (2006). Nghiên cứu tác
dụng giảm đau sau phẫu thuật thay khớp gối
nhân tạo của dòng điện 2 Hz. Tạp chí Y học
học viện y học tích hợp đại học Y khoa Trung
Quốc, 1(31), 32 - 35.
12. Gupta A., Axelsson K., Allvin R et al

(1999). Postoperative pain following knee arthroscopy: the effects of intra - articular Kerola
and/or morphine. Pubmep - Reg Anesth Pain
Med, 24 (3), 225 - 230.
13. Gillis JC 1., Brogden RN (1997). Kerola. A reappraisal of its pharmacodynamic and
pharmacokinetic properties and therapeutic
use in pain management. Drugs, 53(1), 139 188.

Summary
THE EARLY ANALGESIC EFFECT OF ELECTRO ACUPUNCTURE ON PATIENTS AFTER ANTERIOR CRUCIATE
LIGAMENT RECONSTRUCTION
Pain after anterior cruciate ligament reconstruction surgery is a common problem in clinical
practice of knee injuries. This study was carried out to explore the effect of the combination
between traditional and modern medicine in treatment, and to find a safe analgesic method for
treatment. 60 patients with anterior cruciate ligament surgery were compared before and after
treatment; one group was treated by electro - acupuncture therapy and one group was given 30
mg of Kerola by intramuscular injection. The electro - acupuncture was proved to safe and had
the analgesic effect by improving VAS score. VAS score was 6.63 ± 0.72 before treatment and
4.07 ± 1.82 after treatment, the rate of good result reached 70%, but analgesic effect of electro –
acupuncture were less than Kerola injection.
Keyword: analgesia, electro-acupuncture, anterior cruciate ligament, Kerola 30mg

102

TCNCYH 103 (5) - 2016



×