Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng vận động cột sống thắt lưng của điện châm kết hợp với xông thuốc y học cổ truyền trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.2 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

TÁC DỤNG GIẢM ĐAU VÀ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG
VẬN ĐỘNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG CỦA ĐIỆN CHÂM
KẾT HỢP VỚI XÔNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG CẤP
Nguyễn Thị Thu Hà1, Dương Trọng Nghĩa2, Nguyễn Kim Ngọc1
1

Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng vận động cột sống
thắt lưng của phương pháp điện châm kết hợp với xông thuốc Y học cổ truyền trên bệnh nhân đau thắt lưng
cấp. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị. Kết quả
cho thấy sau điều trị mức độ đau theo thang điểm VAS ở nhóm nghiên cứu giảm từ 6,48 ± 1,50 xuống còn
1,90 ± 0,70; nhóm chứng từ 6,06 ± 2,00 xuống còn 3,40 ± 0,90. Chức năng vận động cột sống thắt lưng
được cải thiện: tăng độ giãn cột sống thắt lưng; tăng tầm vận động cột sống thắt lưng ở nhóm nghiên cứu tốt
hơn nhóm chứng. Như vậy, điện châm kết hợp xông thuốc Y học cổ truyền có tác dụng giảm đau và cải
thiện chức năng vận động cột sống thắt lưng trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp.

Từ khóa: đau thắt lưng, điện châm, xông thuốc

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
các trường hợp đau vùng thắt lưng [1; 4]. Theo
Đau vùng thắt lưng (Low back pain –

Y học cổ truyền, đau vùng thắt lưng với bệnh

Lombalgie), là thuật ngữ để chỉ các triệu

danh “Yêu thống” do nhiều nguyên nhân gây



chứng đau khu trú tại vùng giữa khoảng

ra: Phong hàn thấp, khí trệ huyết ứ, thấp

xương sườn 12 và nếp lằn liên mông, một

nhiệt, tâm căn suy nhược, thận hư [5; 6]. Có

hoặc hai bên [1; 2; 3]. Đau vùng thắt lưng rất

nhiều phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng

thường gặp, tỷ lệ thay đổi tùy theo từng nước,

bằng Y học hiện đại cũng như Y học cổ

song nói chung có tới 70 - 85% dân số bị ít

truyền. Các phương pháp điều trị bằng Y học

nhất một lần đau vùng thắt lưng trong đời. Tại

hiện đại như dùng thuốc chống viêm, giảm

Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn

đau, thuốc giãn cơ, vật lý trị liệu… Điều trị như

chế vận động của phụ nữ dưới 45 tuổi, là lý


trên có nhiều ưu điểm song cũng có phần hạn

do thứ 2 khiến bệnh nhân đi khám bệnh, là

chế là các tác dụng không mong muốn của

nguyên nhân nằm viện đứng thứ 5 và đau

thuốc. Y học cổ truyền cũng có nhiều phương

vùng thắt lưng đứng thứ 3 trong số các bệnh

pháp điều trị hiệu quả như thuốc sắc thang,

phải phẫu thuật [1]. Có nhiều nguyên nhân gây

châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi…

đau vùng thắt lưng. Trong đó, đau vùng thắt

Xông hơi trị liệu là phương pháp dùng hơi

lưng do nguyên nhân cơ học chiếm 90 – 95%

nước nóng đối với bề mặt cơ thể làm giãn nở
lỗ chân lông gây thoát mồ hôi. Cơ chế tác

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Kim Ngọc – Khoa Y học cổ truyền
– Trường Đại học Y Hà Nội

Email:
Ngày nhận: 28/7/2016
Ngày được chấp thuận: 08/10/2016

64

dụng của xông hơi trị liệu là gây phản ứng
được gọi là “cơn sốt nhân tạo”. Sốt kích thích
hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất bạch cầu,
tăng sản xuất interferon; làm tăng tốc các quá

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
trình hóa học trong cơ thể, tăng tuần hoàn

1500ml nước được 50ml dung dịch thuốc

máu, giảm đau; làm mở các lỗ chân lông và

xông. Công thức huyệt điều trị (áp dụng theo

các tuyến mồ hôi, bài tiết các độc tố ra khỏi cơ

công thức huyệt điện châm điều trị đau lưng

thể... [7; 8]. Phương pháp xông thuốc Y học

của Bộ Y tế ban hành ngày 22/07/2008): A thị,


cổ truyền đã được áp dụng ở Bệnh viện Y học

Cách du, Yêu dương quan, Giáp tích L1 – L5,

cổ truyền Trung ương. Tuy nhiên, chưa có

Trật biên, Hoàn khiêu, Thứ liêu, Dương lăng

công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng

tuyền, Ủy trung.

phối hợp của điện châm và xông thuốc Y học

2. Đối tượng

cổ truyền trên bệnh nhân đau vùng thắt lưng
cấp. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành

Bao gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán
xác định đau thắt lưng cấp nguyên nhân cơ

nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau của điện
châm kết hợp với xông thuốc Y học cổ truyền
trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp thể huyết ứ.
2. Đánh giá tác dụng cải thiện chức năng

học, điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh –

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương từ
tháng 09/2014 đến tháng 09/2015.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

vận động cột sống thắt lưng của điện châm

Theo y học hiện đại: bệnh nhân từ 18 – 65

kết hợp với xông thuốc Y học cổ truyền trên

tuổi, được chẩn đoán đau thắt lưng cấp

bệnh nhân đau thắt lưng cấp thể huyết ứ.

nguyên nhân cơ học hoặc đau thắt lưng cấp
do nguyên nhân cơ học trên bệnh nhân đau

II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP

thắt lưng mạn tính, không có hội chứng rễ
thần kinh.
Tự nguyện tham gia nghiên cứu, tuân thủ

1. Chất liệu nghiên cứu

nguyên tắc điều trị.

Dịch xông hơi thuốc Y học cổ truyền: Bài
thuốc xông hơi do Khoa Dược – Bệnh viện Y

học cổ truyền Trung ương bào chế, theo tiêu
chuẩn cơ sở.

Theo y học cổ truyền: đau thắt lưng cấp
thể thể huyết ứ.
Vọng: chất lưỡi hơi tím, rêu lưỡi mỏng, cơ
cạnh sống co cứng, có thể hơi tím; Văn: Tiếng

Thành phần:

nói to, rõ; Vấn: Đau lưng xuất hiện sau mang

Hồng hoa

30g

Ngưu tất

50g

Mộc qua

40g

Uy linh tiên

40g

Ngũ gia bì


30g

Bạch chỉ

30g

Tục đoạn

40g

Kê huyết đằng 50g

Huyết giác

50g

Phòng phong

50g

Quế chi

40g

Xuyên khung

50g

vác nặng, đau dữ dội, vận động hạn chế, đại
tiểu tiện bình thường; Thiết: Mạch sáp.

Tiêu chuẩn loại trừ
- Đau thắt lưng cấp do nguyên nhân cơ
học có hội chứng rễ thần kinh.
- Đau thắt lưng mạn tính không phải đợt
cấp (thời gian đau trên 3 tháng).

Xay các vị thuốc thành bột trộn lẫn với

- Đau thắt lưng do mắc các bệnh lao cột

nhau, chia thành 10 túi, mỗi túi 50g, mỗi lần

sống, viêm cột sống dính khớp, chấn thương

xông dùng 1 túi, sắc 1 túi thuốc cùng với

cột sống, u, ung thư…

TCNCYH 103 (5) - 2016

65


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Các bệnh toàn thân: tim mạch, đái tháo
đường, bệnh phổi, nhiễm trùng, nhiễm độc,
HIV, AIDS.

- Liệu trình điều trị: Liệu trình tối đa cho cả
2 nhóm là 2 tuần.

- Theo dõi các triệu chứng lâm sàng trước
và sau điều trị.

3. Phương pháp
* Thiết kế nghiên cứu: phương pháp
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, so sánh
trước - sau điều trị và có đối chứng.
Cỡ mẫu nghiên cứu
60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm theo
phương pháp chọn mẫu có chủ đích, cho đến
khi mỗi nhóm được 30 bệnh nhân. Bệnh nhân
giữa hai nhóm tương đồng về tuổi, thời gian
mắc bệnh và mức độ đau theo thang điểm
VAS.
- Nhóm chứng: 30 bệnh nhân điều trị bằng
phương pháp điện châm đơn thuần.
- Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhân điều trị
điện châm kết hợp với xông thuốc.

- Đánh giá kết quả điều trị và so sánh giữa
2 nhóm.
Chỉ tiêu nghiên cứu
- Mức độ đau cột sống thắt lưng theo thang
điểm VAS.
- Độ giãn cột sống thắt lưng (nghiệm pháp
Schober).
- Tầm vận động của cột sống thắt lưng.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
- Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang
điểm VAS (khi bệnh nhân nghỉ ngơi) sau điều

trị của hai nhóm.
- Đánh giá và so sánh độ giãn cột sống

Tiến hành nghiên cứu

thắt lưng trước và sau điều trị của hai nhóm.

- Bệnh nhân sau khi vào viện được khám
lâm sàng một cách toàn diện.
- Sắp xếp bệnh nhân vào hai nhóm là
nhóm nghiên cứu và nhóm chứng theo phương
pháp ghép cặp, đảm bảo tính tương đồng về
tuổi, thời gian mắc bệnh và mức độ bệnh.
- Áp dụng phương pháp điều trị đối với
từng nhóm:
+ Nhóm chứng: điện châm ngày 1 lần, mỗi

- Đánh giá và so sánh sự thay đổi tầm vận
động cột sống thắt lưng trước và sau điều trị
của hai nhóm.
+ Gấp: ≥ 70°: 4 điểm, 60° - 69°: 3 điểm,
40° - 59°: 2 điểm, < 40°: 1 điểm.
+ Nghiêng: ≥ 30°: 4 điểm, 25° - 29°: 3 điểm,
15° – 24°: 2 điểm, < 15°: 1 điểm.
+ Đứng duỗi: ≥ 30°: 4 điểm, 25° - 29°: 3
điểm, 15° – 24°: 2 điểm, < 15°: 1 điểm.

lần 25 phút.
+ Nhóm nghiên cứu: điện châm ngày 1 lần,
mỗi lần 25 phút kết hợp xông thuốc ngày 1

lần, mỗi lần 20 phút sau khi rút kim.

+ Nằm duỗi: ≥ 30°: 4 điểm, 25° - 29°: điểm,
15° - 24°: 2 điểm, < 15°: 1 điểm.
Đánh giá chung:

Tổng điểm

Đánh giá chung tầm vận động cột sống thắt lưng

13 - 16 điểm

Không hạn chế

9 - 12 điểm

Hạn chế ít

5 - 8 điểm

Hạn chế vừa

0 - 4 điểm

Hạn chế nhiều

66

TCNCYH 103 (5) - 2016



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

6. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Khám

Các bệnh nhân đều tự nguyện tham gia

bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

trong nghiên cứu sau khi được giải thích rõ

từ tháng 09/2014 đến tháng 09/2015.

phác đồ điều trị và mục đích của nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức

5. Xử lý số liệu

khỏe cho bệnh nhân, không nhằm mục đích

Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật

nào khác. Các thông tin của bệnh nhân đều

toán thống kê Y sinh học, sử dụng phần mềm

được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu


SPSS 16.0.

nghiên cứu.

III. KẾT QUẢ
1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS
Bảng 1. So sánh điểm VAS trước và sau điều trị của hai nhóm
Thời gian

Trước điều trị ( X ± SD)

Sau điều trị ( X ± SD)

pT-S

Nhóm nghiên cứu (n = 30)

6,48 ± 1,50

1,90 ± 0,70

< 0,05

Nhóm chứng (n = 30)

6,06 ± 2,00

3,40 ± 0,90


< 0,05

> 0,05

< 0,05

Nhóm

p NC-C

Mức độ đau theo thang điểm VAS của hai nhóm sau điều trị đều giảm. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê, p < 0,05. Số điểm VAS của nhóm nghiên cứu sau điều trị thấp hơn nhóm chứng,
p < 0,05.
2. Độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị của hai nhóm
Bảng 2. So sánh độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị của hai nhóm
Trước điều trị
Độ giãn
cột sống
thắt lưng

Nhóm nghiên cứu
(n = 30)

Sau điều trị

Nhóm chứng
(n = 30)

Nhóm nghiên cứu
(n = 30)


Nhóm chứng
(n = 30)

n

%

n

%

n

%

n

%

≥ 4 cm

4

13,3

5

16,7


16

53,4

11

36,7

3 cm

13

43,4

12

40,0

7

23,3

13

43,4

2 cm

9


30,0

10

33,3

7

23,3

6

20,0

1 cm

4

13,3

3

10,0

0

0

0


0

X ± SD

2,57 ± 0,89

p NC-C
TCNCYH 103 (5) - 2016

2,63 ± 0,89
> 0,05

3,3 ± 0,84

3,17 ± 0,74
< 0,05
67


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Sau điều trị độ giãn cột sống thắt lưng của hai nhóm đều tăng so với trước điều trị (p < 0,05).
Độ giãn cột sống thắt lưng của nhóm nghiên cứu tăng cao hơn nhóm chứng. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê, p < 0,05.
3. Tầm vận động cột sống thắt lưng sau điều trị của hai nhóm
Bảng 3. Tầm vận động cột sống thắt lưng sau điều trị của hai nhóm
Trước điều trị
Tầm vận động
cột sống

Sau điều trị


Nhóm nghiên cứu

Nhóm chứng

Nhóm nghiên cứu

Nhóm chứng

(n = 30)

(n = 30)

(n = 30)

(n = 30)

thắt lưng
n

%

n

%

n

%


n

%

Không hạn chế

1

3,3

2

6,7

11

36,7

5

16,7

Nhẹ

6

20,0

8


26,7

15

50,0

13

43,3

Vừa

15

50,0

13

43,3

4

13,3

8

26,7

Nặng


8

26,7

7

23,3

0

0

4

13,3

p NC-C

> 0,05

< 0,05

Sau điều trị nhóm nghiên cứu không còn bệnh nhân nào hạn chế vận động nặng, tỷ lệ này ở
nhóm chứng là 13,3% (p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân không hạn chế vận động ở nhóm nghiên cứu
là 36,7% cao hơn so với nhóm chứng là 16,7%, (p < 0,05).

IV. BÀN LUẬN
Mức độ đau theo thang điểm VAS của cả

hòa, vì thế bệnh nhân đỡ đau [9]. Khi kết hợp


hai nhóm sau điều trị đều giảm, nhóm nghiên

thêm xông thuốc Y học cổ truyền càng làm

cứu từ 6,48 ± 1,50 xuống còn 1,90 ± 0,70,

bệnh nhân giảm đau tốt hơn. Với bệnh nhân

nhóm chứng từ 6,06 ± 2,00 xuống còn 3,40 ±

đau thắt lưng cấp, vùng cơ cạnh cột sống thắt

0,90. Nhóm nghiên cứu giảm đau nhiều hơn

lưng thường co cứng gây đau, xông thuốc Y

nhóm chứng với p < 0,05. Như vậy, điện

học cổ truyền có tác dụng giãn cơ, tăng

châm kết hợp xông thuốc Y học cổ truyền và

cường dinh dưỡng, vận mạch ở vùng da bị

điện châm đơn thuần đều có tác dụng giảm

bệnh, làm mở lỗ chân lông, gây ra “cơn sốt

đau trong điều trị đau thắt lưng cấp. Tuy


nhân tạo” làm tăng chất hóa học bảo vệ cơ

nhiên, tác dụng giảm đau của nhóm sử dụng

thể do đó có tác dụng làm giảm đau. Bài thuốc

điện châm kết hợp xông thuốc Y học cổ truyền

xông được chọn gồm các vị thuốc Hồng hoa,

tốt hơn nhóm điện châm đơn thuần. Theo Y

Huyết giác, Xuyên khung, Ngưu tất có tác

học cổ truyền, đau thắt lưng là do kinh khí trở

dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, thông kinh

trệ “thông thì bất thống, thống thì bất thông”.

hoạt lạc, chỉ thống; Tục đoạn, Kê huyết đằng,

Châm cứu có tác dụng thông kinh hoạt lạc, khi

Uy linh tiên, Ngũ gia bì, Phòng phong, Mộc

kinh lạc thông suốt thì khí huyết được điều

qua có tác dụng khu phong trừ thấp, tiêu


68

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
sưng, giảm phù nề, giãn cơ, thư cân; Bạch

Tỷ lệ bệnh nhân không hạn chế tầm vận

chỉ, Quế chi có tác dụng ôn thông kinh lạc. Sự

động cột sống thắt lưng sau điều trị ở nhóm

kết hợp lấy hương kích khí chạy, cay thơm để

nghiên cứu là 36,7% nhóm chứng là 16,7%,

thấu vào cơ biểu kinh mạch, lấy hơi thuốc để

p < 0,05.

ôn kinh tán hàn, hoạt huyết hóa ứ, trừ phong

Lời cảm ơn

tiêu thấp, thông tắc chỉ thống. Hơi của khí
dược, nhiệt làm tấu lý khai thoát, tà theo mồ


Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn

hôi ra ngoài, trừ tà ngoại xuất. Nhiệt có thể

chân thành và sâu sắc nhất tới tập thể nhân

ôn kinh thông mạch, khiến khí huyết lưu

viên Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Y học cổ

thông, hiệp đồng cùng thuốc để thông lạc chỉ

truyền Trung ương đã hết sức tận tình giúp đỡ

thống; Nhiệt có thể giúp cải thiện tuần hoàn

tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên

tại chỗ, phát huy chống viêm tiêu sưng, điều

cứu.

tiết nội môi, giãn cơ co cứng, thúc đẩy hồi
phục cơ nhục, các khớp và thần kinh bị tổn
thương [10; 11]. Chức năng vận động cột
sống thắt lưng được thể hiện qua độ giãn cột
sống thắt lưng và tầm vận động cột sống thắt
lưng. Trong đau thắt lưng cấp, sự hạn chế
chức năng vận động cột sống thắt lưng là


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). Bệnh
học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam, 24 - 25, 152 - 159.
2. Ngô Quý Châu (2012). Bệnh học nội

hậu quả của triệu chứng đau, cũng như do

khoa. Nhà xuất bản Y học, 2, 252 - 267.

hiện tượng co cứng các cơ cạnh sống, co

3. Trần Ngọc Ân (2002). Bệnh thấp khớp.
Nhà xuất bản Y học, 374 - 395.

kéo các tổ chức liên kết bao gồm gân cơ, dây
chằng, bao khớp…Nhờ tác dụng giảm đau rõ
rệt mà các triệu chứng lâm sàng như độ giãn
cột sống thắt lưng, tầm vận động cột sống
thắt lưng của hai nhóm đều tăng sau điều trị,

4. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan
(2013). Phác đồ chẩn đoán và điều trị các
bệnh cơ xương khớp thường gặp. Nhà xuất
bản Y học, 192 - 205.

nhóm nghiên cứu tăng cao hơn nhóm chứng
(p < 0,05).

V. KẾT LUẬN


5. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại
học Y Hà Nội (2012). Bệnh học nội khoa y
học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, 145 - 148.

Điện châm kết hợp với xông thuốc Y học

6. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại

cổ truyền có tác dụng giảm đau và cải thiện
chức năng vận động cột sống thắt lưng so

học Y Hà Nội (2012). Chuyên đề nội khoa y
học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, 475 - 485.

với điện châm đơn thuần trên bệnh nhân đau

7. Minna L Hannuksela, Samer Ellahham

thắt lưng cấp.
- Sau điều trị mức độ đau theo thang điểm
VAS ở nhóm nghiên cứu giảm.

Minna L Hannuksela, Samer Ellahham
(2001). Benefits and risks of sauna bathing.
The American Journal of Medicine, 2, 118 - 126.

nghiên cứu sau điều trị chiếm 53,4% cao hơn

8. Bác Bình (2001). Khả năng điều tiết của

giường xông thuốc giữ nhiệt trong điều trị 120

ở nhóm chứng là 36,7%.

ca đau vai gáy và thắt lưng, Liêu Ninh trung y

- Tăng độ giãn cột sống thắt lưng ở nhóm

TCNCYH 103 (5) - 2016

69


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
học viện học báo, 3(4), 282 - 283.

10. Nguyễn Nhược Kim, Hoàng Minh

9. Nguyễn Nhược Kim (2008). Châm cứu
và các phương pháp chữa bệnh không dùng

Chung (2009). Dược học cổ truyền. Nhà xuất
bản Y học, 128 - 225.

thuốc. Nhà xuất bản Y học. 37, 77, 114 - 115,

11. Bộ Y tế (2009). Dược điển Việt Nam
IV. Nhà xuất bản Y học, 685 - 686, 795 - 706.

134, 136, 152, 158, 166 - 174, 223 - 225.


Summary
THE EFFECT OF ELECTRO – ACUPUNCTURE COMBINING WITH
HERBAL STEAM ON RELIEVING PAIN AND IMPROVING LUMBAR
SPINE MOVEMENT IN PATIENTS WITH ACUTE LOW BACK PAIN
The study was conducted to evaluate the analgesic effect and ability to improve lumbar spine
movement of electro-acupuncture combined with herbal steam on acute of low back pain patients.
An interventional clinical study, comparing the effect before and after treatment was conducted.
The results show that in the control group, VAS post treatment was reduced from 6.48 ± 1.50 to
1.90 ± 0.70. In the placebo group, it was reduced from 6.06 ± 2.00 to 3.40 ± 0.90 (p < 0.05).
The lumbar spine movement was improved; both lumbar spine stretch and lumbar spine range of
motion were increased in the control group than in the placebo group (p < 0.05). In conclusion,
electro-acupuncture combined with herbal steam has the analgesic effect and did improve the
lumbar spine movement on acute of low back pain patients.
Keywords: Electro-acupuncture, herbal steam, acute low back pain

70

TCNCYH 103 (5) - 2016



×