Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá hiệu quả của hóa trị hỗ trợ trước mổ trên bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn muộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.34 KB, 4 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HÓA TRỊ HỖ TRỢ TRƯỚC MỔ TRÊN BỆNH
NHÂN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG GIAI ĐOẠN MUỘN
Bạch Cẩm An*, Lê Sỹ Phương*, Phan Viết Tâm*, Hồ Nguyên Tiến*, Trần Minh Thắng* ,Võ Văn Đức*,
Phạm Đăng Khoa*.
*: Bệnh viện Trung Ương Huế
Tác giả liên lạc: Ths. Bs Hồ Nguyễn Tiến – 0982047075 - Email:
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của hóa trị hỗ trợ trước mổ ở bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng giai
ñoạn tiến triển không thể phẫu thuật Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng: gồm 30 bệnh
nhân ung thư biểu mô buồng trứng ở giai ñoạn không thể phẫu thuật giảm khối (IIIC và IV theo FIGO), ñược
ñiều trị 3 chu kỳ hóa chất và phẫu thuật giảm khối sau ñó tại khoa Phụ Sản bệnh viện Trung ương Huế từ
2004 ñến 2/2010. Kết quả: Sau các ñợt hóa trị tiền phẫu, có 6,7% bệnh nhân ñáp ứng hoàn toàn, 80% ñáp
ứng một phần, 13,3% khối u không giảm và không có bệnh nhân nào khối u tiến triển thêm. Phẫu thuật giảm
khối có thể thực hiện cho tất cả bệnh nhân trong ñó số trường hợp có khối u tồn dư sau mổ < 2cm chiếm
80%. Trung bình số chu kỳ hóa chất ñiều trị sau mổ là 4,5 ± 1,3. Kết luận: Hóa trị hổ trợ trước rồi tiến hành
phẫu thuật giảm khối là một phương pháp ñiều trị an toàn, hiệu quả và có thể là một biện pháp ñiều trị hổ
trợ thay thế cho những trường hợp ung thư buồng trứng giai ñoạn muộn không thể phẫu thuật giảm khối
trước tiên. Tỷ lệ mổ giảm khối tối ưu ( R <2cm) sau hóa trị hổ trợ trước mổ rất cao chiếm 80%.
Từ khóa: hóa trị trước mổ, ung thư buồng trứng

EVALUATING THE EFFECT OF NEOADJUVANT CHEMOTHERAPY IN
PATIENTS WITH ADVANCED-STAGE OVARIAN CANCER
ABSTRACT
Objective: The aim of this review is to report our experience and the effectiveness of neoadjuvant
chemotherapy in patients with advanced-stage ovarian cancer.Patients and Methods: Thirty patients with
primarily unresectable advanced-stage (stage IIIC and IV) epithelial ovarian cancer were treated by
platinum-based neoadjuvant chemotherapy followed by surgery and adjuvant chemotherapy in our center
between 2004 and 02/2010. Their files were cross section. Results: At the end of neoadjuvants
chemotherapies, 2 patients (6,7%) had achieved a clinical complete response (CR), 24 (80,0%) a partial
response (PR), 4 (13.3%) had stable disease (SD) and no patients showed disease progression (PD).
Surgical debulking was proposed to all patients after neoadjuvant chemotherapy, residual tumor size after


surgery < 2cm was 24 patients (80%). The means course adjuvant chemotherapy regimens was 4.5 ± 1.3.
Conclusion: Neoadjuvant chemotherapy followed by optimal debulking may be a safe and valuable
treatment alternative in patients with primarily unresectable advanced-stage bulky ovarian cancer. The
percentage of patients having residual tumor size < 2cm after neoadjuvant chemotherapy and surgery was
rather high 80%.
Key words: neoadjuvant chemotherapy, ovarian cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng hiện vẫn là một thách thức ñối với các nhà Phụ khoa, trong ñó loại thường gặp là ung
thư biểu mô buồng trứng (85% - 90%). Tỷ lệ tử vong chung ở Châu Âu là 7 - 11/100,000 phụ nữ, nguy cơ
bị một ung thư buồng trứng trong suốt cuộc ñời là 1% - 1,5% và nguy cơ tử vong là 0,5% [8].
Phần lớn bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng có triệu chứng mơ hồ và không ñặc hiệu nhất là trong giai
ñoạn sớm của bệnh. Phẫu thuật giảm khối tiếp nối với hóa trị nền platin là ñiều trị chuẩn cho bệnh nhân ung
thư biểu mô buồng trứng tiến triển. Tuy nhiên khoảng 70% bệnh nhân ñến khám ở giai ñoạn bệnh ñã tiến
triển và phẫu thuật cắt toàn bộ khối u thường khó hoặc không thể thực hiện. Vì vậy bất chấp ưu ñiểm của
chiến lược ñiều trị này, phần lớn bệnh nhân ở giai ñoạn III hoặc IV theo FIGO sẽ tái phát bệnh, chất lượng
cuộc sống thấp và cuối cùng chết khi bệnh tiến triển [2].
Ung thư buồng trứng là bệnh nhạy cảm với hóa trị và khoảng 80% bệnh nhân sẽ ñáp ứng với hóa trị nền
platin. Một số nghiên cứu gần ñây ñã thừa nhận hóa trị hỗ trợ trước mổ tiếp nối với phẫu thuật giảm khối cho
phép phẫu thuật giảm khối tối ưu dễ dàng hơn, chất lượng sống tốt, thời gian sống và tiên lượng của bệnh
nhân có vẻ khả quan hơn [5,7].
Chính vì tính khả thi và những lợi ích như ñã nêu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “ Hiệu quả của hóa
trị hỗ trợ trước mổ ở bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng giai ñoạn tiến triển không thể phẫu
thuật ”.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

71


Nghiên cứu chúng tôi bao gồm 30 bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng ở giai ñoạn IIIC và IV theo FIGO
không thể phẫu thuật giảm khối, ñược ñiều trị 3 chu kỳ hóa chất và phẫu thuật giảm khối sau ñó tại khoa Phụ

Sản bệnh viện Trung ương Huế từ 2004 ñến 2/2010.
Để ñủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu, bệnh nhân ñược khám lâm sàng, ñịnh lượng CA125 huyết thanh,
ñánh giá khối u và di căn bằng chụp cắt lớp vi tính vùng bụng-chậu, xác ñịnh mô bệnh học bằng chọc dịch
báng sinh thiết lõi dưới siêu âm. Nếu trường hợp nào không ñánh giá giai ñoạn và/ hoặc không làm sinh thiết
lõi ñược, chúng tôi tiến hành nội soi ñể phân giai ñoạn theo FIGO và sinh thiết ñể làm mô bệnh học.
Điều trị phẫu thuật chuẩn ung thư buồng trứng gồm: cắt tử cung toàn phần và hai phần phụ, cắt mạc nối dưới
dạ dày, cắt tất cả các tổn thương trong ổ bụng có thể nhìn thấy. Bóc hạch cạnh ñộng mạch chủ không thường
xuyên thực hiện trừ khi những hạch này thấy rõ trên chụp cắt lớp vi tính hay trong quá trình phẫu thuật.
Hóa trị nền platin hỗ trợ trước mổ theo hai phác ñồ Carboplatin - Paclitaxel và Cisplatin –
cyclophosphamide. Bệnh nhân ñược ñiều trị 3 chu kỳ, mỗi chu kỳ ñiều trị lập lại sau mỗi 21 ngày. Sự ñáp
ứng với hóa trị hỗ trợ ñược phân tích dựa vào khám lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính vùng bụng-chậu ñể dánh
giá sự ñáp ứng với hóa trị theo tiêu chuẩn PRESIST [4], giá trị CA125 huyết thanh. Sau ñó chúng tôi tiến
hành phẫu thuật giảm khối tối ưu. Trong quá trình phẫu thuật chúng tôi ñánh giá lại thương tổn, mức ñộ khó
khăn, lượng máu mất. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ñược tiếp tục hóa trị hỗ trợ ñủ từ 4 - 6 chu kỳ và theo dõi sự
ñáp ứng hóa trị, khả năng dung nạp thuốc qua lâm sàng, siêu âm, công thức máu, chức năng gan thận, ñịnh
lượng CA125.
KẾT QỦA
Kết quả trước phẫu thuật
Bảng 1: Đặc ñiểm chung của mẫu nghiên cứu
Giá trị
Số lượng (n=30) Tỷ lệ
51 ± 12, 35 (28
Tuổi
– 67)
Kích thước TB khối u trước 96,6mm ± 20,3
(50 – 120)
hóa chất
Kích thước TB khối u sau 52,3
hóa chất
Nồng ñộ TB CA 125 trước 3319,3 ± 201,5

(330– 5120)
ñiều trị
Giai ñoạn trước ñiều trị
IIIC

22

73,3%

IV

8

26,7%

CT scan + Sinh thiết lõi

18

60,0%

Nội soi + Sinh thiết

12

40,0%

24

80,0%


Đánh giai ñoạn và làm GPB

Phác ñồ hóa chất trước mổ
Carboplatin–paclitaxel

6
20,0%
Cisplatin –
cyclophosphamide
Bảng 2: Đặc ñiểm diễn tiến của bệnh sau 3 ñợt hóa chất (tiêu chuẩn PRESIST trên CT scan) [4]
Loại
Số lượng
Tỷ lệ
Giảm hoàn toàn
2
6,7%
Giảm một phần
24
80,0%
Không giảm
4
13,3%
Tiến triển hơn
0
0,0%
Tỷ lệ bệnh có ñáp ứng với hóa chất và bệnh có giảm kích thước khối u là 26 trường hợp chiếm 86,7%.
Biểu ñồ 1: Nồng ñộ CA 125 qua các chu kỳ hóa trị trước mổ.

72



Nồng ñộ CA 125 giảm rất nhanh sau một chu kỳ hóa trị hổ trợ trước mổ.
Kết quả sau phẫu thuật
Bảng 3: Kích thước và vị trí khối u tồn dư sau phẫu thuật
Số lượng
Tỷ lệ
Kích thước khối u tồn 15
50%
dư ≤ 1cm
Kích thước khối u tồn 9
30%
dư ≤ 2cm
Kích thước khối u tồn 6
20%
dư > 2cm
Vị trí khối u tồn dư
Phúc mạc
10
33,3%
Bề mặt gan
7
23,3%
Mạc treo
5
16,7%
Ruột non
3
10%
Đại tràng

3
10%
Vòm hoành
3 (>2cm)
10%
Hạch chủ
3 (>2cm)
10%
Tỷ lệ phẫu thuật giảm khối tối ưu (< 2cm) chiếm 80%
Bảng 4: Kết quả ñiều trị sau phẫu thuật
Số lượng
Tỷ lệ
Số chu kỳ ñiều trị hóa chất
4,5 ± 1,3 ( 4 - 6)
Kết thúc ñủ ñiều trị hóa chất 27
90%
Ngừng ñiều trị vì bệnh tiến
3
10%
triển
Phác ñồ hóa chất sau mổ
Carboplatin–paclitaxel

21

Cisplatin – cyclophosphamide 9

70%
30%


73


BÀN LUẬN
Bước ñầu tiến hành thử nghiệm dùng hóa chất trên nhóm bệnh nhân ung thư buồng trứng giai ñoạn muộn
không thể phẫu thuật giảm khối ñầu tiên, chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân có thể trạng tốt vì thế trong
nhóm nghiên cứu của chúng tôi có ñộ tuổi trung bình là 51 ± 12,35 tuổi trẻ hơn so với các nghiên cứu của các
tác giả khác như Vergote IB et al. 64 ±1.35 tuổi và Schwartz PE. et al. là 68 tuổi (từ 28 – 80) [6,7].
Trong 30 trường hợp của chúng tôi tất cả ñều ở giai ñoạn IIIC và IV. Các tác giả khác cũng ñều lựa chọn từ
giai ñoạn IIIC, theo Mazzeo F. et al. (n = 45) giai ñoạn IIIC chiếm 80%, IV chiếm 20%.[4]
Theo bảng 2, có ñáp ứng với hóa chất trước mổ chiếm 86,7%, có 4 trường hợp (13,3%) sau ñiều trị hóa trị
khích thước khối u không giảm nhưng chúng tôi vẫn tiến hành phẫu thuật giảm khối. Nghiên cứu của Mazzeo
F.et al trên 45 trường hợp giai ñoạn IIIC và IV thì tỷ lệ ñáp ứng sau 3 ñợt hóa trị là: giảm hoàn toàn 2,2%;
giảm một phần 73,4%, không giảm 17,8% và tiến triển hơn chiếm 6,6%. [4]
Từ biểu ñồ 1 cho thấy nồng ñộ CA 125 giảm mạnh sau 3 ñợt hóa trị , ñặc biệt là ở cả những trường hợp ung
thư buồng trứng giai ñoạn muộn. Điều này càng chứng minh ung thư buồng trứng cho dù ở giai ñoạn nào
cũng rất nhạy cảm với hóa chất. Phù hợp với ý kiến của nhiều tác giả cho rằng Nhiều tác giả ñã chứng minh
CA 125 là marker ñánh giá tốt nhất sự ñáp ứng của ung thư buồng trứng với hóa chất và những trường hợp
có nồng ñộ CA 125 về mức bình thường sau dùng hóa chất trước mổ thì có tỷ lệ sống cao hơn (44 tháng so
với 22 tháng) [1,5].
Theo bảng 3, trong 30 trường hợp ñược mổ giảm khối sau hóa trị, khối u tồn dư sau mổ < 2cm chiếm tỷ lệ rất
cao (80%). Với ñiều kiện trang thiết trong mổ ở Việt Nam còn hạn chế thì tỷ lệ này cũng ñã rất lý tưởng ñối
với những trường hợp ung thư buồng trứng giai ñoạn muộn. Theo Mazzeo và cộng sự nghiên cứu trên 45
trường hợp ung thư buồng trứng giai ñoạn IIIC và IV cho kết quả khối u tồn dư sau mổ như sau: R = 0 chiếm
53,3%, R ≤ 0,5cm chiếm 4,5%, 0,5cm < R ≤ 2cm chiếm 11,1% và R> 2cm là 17,8% [4]. Còn trong nghiên
cứu của Kayikçioglu F. (n = 205), người ta tiến hành nghiên cứu so sánh nhóm 1 ñiều trị hóa chất trước sau
ñó mổ giảm khối với nhóm 2 chỉ mổ giảm khối không ñiều trị hóa chất trước, kết quả ghi nhận ñược: R = 0
của nhóm 1 là 49,9% và nhóm 2 là 13,9%; R > 2cm nhóm 2 cao hơn nhóm 1 ( 36,1% vs 24,4%, p < 0,05) và
tác giả kết luận nhóm 1 có chất lượng sống tốt hơn nhóm 2 [2]. Theo Loizzi ( n=60) thì nhóm có ñiều trị hóa
chất trước mổ thì cuộc phẫu thuật tiến hành dễ hơn và có kết quả giảm khối tối ưu cao hơn [3].

KẾT LUẬN
Hóa trị hổ trợ trước rồi tiến hành phẫu thuật giảm khối là một phương pháp ñiều trị an toàn, hiệu quả và có
thể là một biện pháp ñiều trị hổ trợ thay thế cho những trường hợp ung thư buồng trứng giai ñoạn muộn
không thể phẫu thuật giảm khối trước tiên. Tỷ lệ mổ giảm khối tối ưu ( R <2cm) sau ñiều trị hóa chất rất cao
chiếm 80%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bridgewater JA, Nelstrop AE, Rustin GJS, Gore ME, McGuire WP, Hoskins WJ. (1999).
Comparison of standard and CA-125 response criteria in patients with epithelial ovarian cancer
treated with platinum or paclitaxel. J Clin Oncol,17: 501–8.
2. Kayikçioglu F. et al (2001). Neoadjuvant chemotherapy or primary surgery in advanced epithelial
ovarian cancer. International Journal of Gynecological Cancer, 11: 466 – 470.
3. Loizzi V. et al (2005). Neoadjuvant chemotherapy in advanced ovarian cancer: a case-control study.
International Journal of Gynecological Cancer, 15: 217–223.
4. Mazzeo F. et al (2003). Neoadjuvant chemotherapy followed by surgery and adjuvant chemotherapy
in patients with primarily unresectable, advanced-stage ovarian cancer. Gynecologic Oncology, 90:
163–169
5. Rustin GJ, Nelstrop AE, McClean P, Brady MF, McGuire WP, Hoskins WJ, Mitchell H., Lambert
HE. 51996). Defining response of ovarian carcinoma to initial chemotherapy according to serum
CA-125. J Clin Oncol,14:1545–51.
6. Schwartz PE, Rutherford TJ, Chambers JT, Kohorn EI, Thiel RP. (1999). Neoadjuvant
chemotherapy for advanced ovarian cancer: long term survival. Gynecol Oncol, 72:93–9.
7. Vergote IB, De Wever I, Decloedt J, Tjalma W, Van Gramberen M, van Dam P. (2000).
Neoadjuvant chemotherapy versus primary debulking surgery in advanced ovarian cancer. Semin
Oncology, 27:31–6.
8. Kuhn W, Rutke S, Spa¨the K, Schmalfeldt B, Florack G, von Hundelshausen B, Pachyn D, Ulm K,
Graeff H. (2001). Neoadjuvant chemotherapy followed by tumor debulking prolongs survival for
patients with poor prognosis in International Federation of Gynecology and Obstetrics Stage IIIC
ovarian carcinoma. Cancer, 92: 2585–91.

74




×