Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm rối loạn lipid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.77 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 CAO TUỔI
Vũ Thị Thanh Huyền*; Nguyễn Thị Thu Hương*; Vũ Xuân Nghĩa**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét đặc điểm rối loạn lipid (RLLP) ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ)
cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 256 BN ĐTĐ týp 2 ≥ 60 tuổi
được chẩn đoán xác định ĐTĐ theo tiêu chuẩn của WHO (2006) đang điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Lão khoa Trung ương từ tháng 2 - 2013 đến 5 - 2013.
Kết quả: 80,3% BN có RLLP, BN có nồng độ TC ≥ 5,2 mmol/l, TG ≥ 2,3 mmol/l; HDL-C ≤ 0,9
mmol/l, LDL-C ≥ 3,4 mmol/l và TC/HDL-C ≥ 5 tương ứng là 31,2%; 39,9%; 19,2%; 18,8% và
26%. Tỷ lệ RLLP cao nhất ở nhóm tuổi 60 - 69 (81,9%). BN phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm có tỷ lệ
cao nhất (52,9%). Tỷ lệ BN kiểm soát LDL-C đạt mục tiêu 70,7%, không đạt mục tiêu 29,3%, tỷ
lệ kiểm soát HDL-C đạt mục tiêu 38,6%. Kiểm soát tốt lipid máu nam 48,5%, nữ 32,7%, nam
giới kiểm soát HDL-C tốt hơn nữ giới (p < 0,05).
Kết luận: nghiên cứu cho thấy tỷ lệ RLLP tương đối cao ở BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi và có liên
quan đến thời gian mắc ĐTĐ.
* Từ khóa: Đái tháo đường; Rối loạn chuyển hóa lipid; Bệnh nhân cao tuổi

study the characteristics of lipid metabolism
disorders in elderly type 2 diabetes
SUMMARY
Objective: to study the characteristics of lipid metabolism disorders in elderly type 2 diabetes.
Subjects and methods: cross-sectional description on the 256 patients with type 2 diabetes, age
≥ 60 years, which were diagnosed diabetes according to the WHO (2006) criteria. All subject were
treated at Out-patient Department, National Geriatric Hospital from February, 2013 to March, 2013.
Results: the proportion of patients with lipid disorders was 80.3%, the proportion of patients
with TC levels ≥ 5.2 mmol/L, TG ≥ 2.3 mmol/L, HDL-C ≤ 0.9 mmol/L, LDL-C ≥ 3.4 mmol/L and
TC/HDL-C ≥ 5 was 31.2%, 39.9%, 19.2%, 18.8% and 26%, respectively. The ratio of lipid


disorder in the age group 60 - 69 was the highest (81.9%). The rate of patients diagnosed from
1 - 5 years was the highest (52.9%). Percentage of patients controlled at LDL-C target was
70.7%, 38.6% of patients was achieved HDL-C target, 48.5% male and 32.7% female were
well-controled of blood lipid, male controled HDL-C better than women (p < 0.05).
Conclusion: the study showed high rates of lipid disorders in elderly patients with type 2
diabetes, and related to the duration of diabetes.
* Key words: Type 2 diabetes; Lipid disorder; Elderly patients.
* Bệnh viện Lão khoa Trung ương
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Thị Thanh Huyền ()
Ngày nhận bài: 28/11/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/01/2014
Ngày bài báo được đăng: 26/05/2014

98


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong số các quốc gia
có tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh.
Theo điều tra dịch tễ học của Tạ Văn
Bình và CS (2002 - 2003), tỷ lệ ĐTĐ cao
nhất ở khu vực thành phố là 4,4% và tỷ lệ
ĐTĐ chung cho cả nước 2,7% [1]. Rối
loạn chuyển hóa lipid là một trong những
yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch
do xơ vữa động mạch, rất phổ biến ở
người cao tuổi (NCT). RLLP và ĐTĐ là
những bệnh lý đã được chứng minh làm

tăng tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch, tai
biến mạch não, đặc biệt ở NCT. Bên cạnh
đó, theo điều tra dân số gần đây, cho thấy
NCT đang chiếm một tỷ lệ đáng kể
(khoảng 16,8% dân số Việt Nam đến năm
2029) [2]. Ngoài yếu tố tuổi cao, giới, lối
sống, chế độ ăn, ĐTĐ, tăng huyết áp
cũng có liên quan đến đặc điểm rối loạn
lipid máu và hiệu quả điều trị ở BN ĐTĐ
cao tuổi. Do đó, tìm hiểu được các đặc
điểm này sẽ giúp cho công tác điều trị
ĐTĐ đạt kết quả tốt hơn. Trên thế giới đã
có một số nghiên cứu về RLLP ở BN ĐTĐ
týp 2 cao tuổi, tuy nhiên ở Việt Nam
nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài
với mục tiêu: Nhận xét đặc điểm rối loạn
chuyển hóa lipid ở BN ĐTĐ cao tuổi.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
BN ĐTĐ týp 2 đang điều trị ngoại trú
tại Bệnh viện Lão khoa TW từ tháng
2 - 2013 đến 5 - 2013.
Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN ≥ 60 tuổi
được chẩn đoán xác định ĐTĐ theo tiêu
chuẩn của WHO (2006) [3], khi có 1 trong
3 tiêu chuẩn sau: (1) Đường máu lúc đói

≥ 7 mmol/l, làm ít nhất 2 lần, (2) Đường

máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l,
kèm theo triệu chứng lâm sàng, làm ít
nhất 2 lần. (3) Đường máu sau 2 giờ làm
nghiệm pháp tăng đường máu sau uống
75 gram glucose ≥ 11,1 mmol/l.
Tiêu chuẩn loại trừ: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ
khác có nguyên nhân.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
* Chọn mẫu nghiên cứu: lựa chọn mẫu
nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu
toàn bộ, lần lượt chọn BN điều trị ngoại
trú tại Phòng khám Nội tiết và ĐTĐ,
Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng
02 - 2013 đến 05 - 2013.
* Các biến số nghiên cứu:
- Thông tin chung về đối tượng: tuổi,
giới, trình độ học vấn, tiền sử ĐTĐ: thời
gian phát hiện bệnh, tiền sử sử dụng
thuốc điều trị ĐTĐ, biến chứng, tiền sử
gia đình: có người mắc ĐTĐ, tăng huyết
áp, RLLP, tiền sử khác: hút thuốc lá, uống
rượu, chế độ tập luyện.
- Bệnh lý phối hợp: RLLP: thời gian
phát hiện bệnh, tình hình tuân thủ điều trị,
các thuốc và liều thuốc hạ lipid máu đang
sử dụng.
- Chỉ số nhân trắc học: chỉ số khối cơ
thể, vòng bụng, chỉ số eo-hông.
- Kết quả cận lâm sàng: xét nghiệm

máu: đường máu lúc đói, HbA1c, cholesterol
toàn phần, triglycerid, LDL-C, HDL-C, điện
tâm đồ, siêu âm Doppler mạch máu.
- Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ
số dựa theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ
châu Âu cho NCT (European Diabetes
Working Party for Older People 2001 2004) [4].
Bảng 1: Khuyến cáo của Hội ĐTĐ châu
100


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

Âu về mục tiêu lipid máu cho NCT [4].
MỤC TIÊU (mmol/l)
LDL-C

< 3,0

TG

< 2,3
Nam

> 1,0 mmol/l

Nữ

> 1,3 mmol/l


HDL-C

* Xử lý số liệu: xử lý và phân tích số
liệu bằng phần mềm thống kê y học
SPSS 16.0, các thuật toán được sử dụng:
tính tỷ lệ phần trăm (%), tính giá trị trung
bình, độ lệch chuẩn. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
Trong tổng số 259 BN nghiên cứu,
162 BN (62,5%) nữ cao hơn so với 97 BN
(37,5%) nam (tỷ lệ nữ/nam là 1,67). Tỷ lệ
BN phát hiện bệnh ĐTĐ > 10 năm cao
nhất (46,7%), từ 5 - 10 năm: 27%, < 5 năm:
26,3%, 80,3% BN có RLLP (208 BN).
* Tỷ lệ các thành phần lipid rối loạn:
TC ≥ 5,2 mmol/l: 65 BN (31,2%); TG ≥
2,3 mmol/l: 83 BN (39,9%); HDL-C ≤ 0,9
mmol/l: 40 BN (19,2%); LDL-C ≥ 3,4
mmol/l: 39 BN (18,8%); TC/HDL-C ≥ 5: 54
BN (26,0%). Theo các thống kê lâm sàng,
một tỷ lệ lớn BN ĐTĐ týp 2 có kèm RLLP.
Theo báo cáo của chương trình NHANES
III: 85% BN bị ĐTĐ týp 2 có LDL-C > 2,6
mmol/l, 42% có nồng độ TG > 2,3 mmol/l
và 62% có HDL-C < 1,15 mmol/l [6].
RLLP máu thường gặp ở BN ĐTĐ týp 2,
đó là tăng TG và giảm HDL-C, nồng độ
LDL-C ở BN ĐTĐ týp 2 thường không

khác biệt đáng kể so với nhóm không
ĐTĐ. Trần Đức Thọ và CS thống kê các
trường hợp ĐTĐ có RLLP từ năm 1996 1999 thấy 100% BN ĐTĐ týp 2 có RLLP,
101

trong đó 81,82% BN tăng hàm lượng TG
> 2,3 mmol/l, 91,89% có hàm lượng
HDL-C < 0,9 mmol/l, 94,59% có tỷ lệ
TC/HDL-C > 5 [7]. Nghiên cứu của Trần
Vĩnh Thủy và CS (2007) cho thấy: 88,5%
BN có nồng độ TC ≥ 5,2 mmol/l; 79,5% có
TG ≥ 2,3 mmol/l; 37,2% có HDL-C ≤ 0,9
mmol/l; 55,1% có LDL-C ≥ 3,5 mmol/l [8].
Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều
có chung một nhận xét: có thể gặp 70 100% BN ĐTĐ týp 2 có bất thường một
hoặc nhiều thành phần lipid [8]. Có sự
khác biệt này là do BN trong nghiên cứu
của chúng tôi đa phần nằm trong chương
trình quản lý ĐTĐ ngoại trú, một số BN đã
được chẩn đoán và điều trị RLLP ngay tại
thời điểm phát hiện.
n = 259
Tỷ lệ %

Tuổi

Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ RLLP theo
nhóm tuổi.
Tỷ lệ RLLP ở nhóm tuổi 60 - 69 cao
nhất (81,9%), nhóm tuổi 70 - 79 là 79,8%,

nhóm tuổi > 80 có tỷ lệ thấp nhất (75%).

Biểu đồ 2: Phân bố BN theo thời gian
phát hiện RLLP.
Tỷ lệ BN phát hiện bệnh < 1 năm
chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,4%), 1 - 5 năm có


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

tỷ lệ cao nhất (52,9%), 5 - 10 năm: 21,1%,
> 10 năm: 23,6%.

thống kê (p < 0,05). Nồng độ TG, HDL-C
trung bình ở cả hai giới không khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả
này tương tự với nghiên cứu cắt ngang
trên BN ĐTĐ týp 2 trong chương trình
quản lý bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện Changhua
Christian (2002 - 2004) với 408 đối
tượng, tuổi trung bình 55,8 ± 13,9 và các
nghiên cứu khác trước đây [8].

Biểu đồ 3: Liên quan giữa thời gian phát
hiện RLLP và ĐTĐ.
15,4% BN phát hiện có RLLP trước khi
phát hiện bị ĐTĐ, 28,8% phát hiện cùng
với ĐTĐ, 55,8% sau khi phát hiện ĐTĐ.
Tỷ lệ này tương ứng với thời gian phát
hiện ĐTĐ. Về thời gian phát hiện RLLP và

ĐTĐ chúng tôi nhận thấy ngoài BN đã
phát hiện RLLP trước khi phát hiện ĐTĐ
(15,4%), phần lớn BN (84,6%) được chẩn
đoán RLLP khi làm xét nghiệm nồng độ
các thành phần lipid máu trong quá trình
quản lý bệnh ĐTĐ. Điều này cho thấy việc
theo dõi và phát hiện sớm RLLP rất quan
trọng, nhất là trong quá trình khám và
quản lý ĐTĐ nhằm mục đích kiểm soát tốt
các thông số lipid máu, hạn chế tối đa
biến chứng của ĐTĐ và RLLP ở BN ĐTĐ
týp 2 nói chung và BN ĐTĐ cao tuổi nói riêng.
Bảng 2: Liên quan giữa các thông số
lipid máu và giới.
THÔNG SỐ
(mmol/l)

NAM
(n = 97)

NỮ
(n = 162)

p

TC

4,36 ± 0,99

4,78 ± 1,01


0,001

TG

2,11 ± 1,15

2,15 ± 1,48

0,828

HDL-C

1,12 ± 0,78

1,21 ± 0,34

0,219

LDL-C

2,34 ± 0,84

2,61 ± 0,97

0,022

Nồng độ TC và LDL-C trung bình ở nữ
cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa


Biểu đồ 4: Kết quả kiểm soát LDL-C theo
nhóm tuổi.
Về mục tiêu kiểm soát lipid máu theo
LDL-C, tỷ lệ BN kiểm soát LDL-C đạt mục
tiêu là 70,7%, không đạt mục tiêu 29,3%.
Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa
tỷ lệ BN kiểm soát LDL-C đạt mục tiêu
giữa các nhóm tuổi (p > 0,05). Kết quả
của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu
của Trần Thị Thanh Huyền và CS (2011):
tỷ lệ kiểm soát LDL-C kém 13,2% [2].
Điều này là do chúng tôi sử dụng mục
tiêu LDL-C cho đối tượng ĐTĐ týp 2 cao
tuổi (LDL-C < 3 mmol/l), trong khi tác giả
trên sử dụng mục tiêu LDL-C chung cho
các đối tượng ĐTĐ (LDL-C < 3,4 mmol/l).
Về mục tiêu kiểm soát lipid máu theo
HDL-C, trong nghiên cứu này 38,6% BN
kiểm soát HDL-C đạt mục tiêu, kiểm soát
tốt 48,5% ở nam, 32,7% ở nữ, nam kiểm
soát HDL-C tốt hơn nữ (sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05). Kết quả này
kém hơn so với nghiên cứu của Trần Thị
Thanh Huyền và CS (2011): tỷ lệ kiểm
102


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

soát HDL-C kém là 2,3% [2], do chúng tôi

sử dụng mục tiêu HDL-C cho đối tượng
ĐTĐ týp 2 cao tuổi (HDL-C > 1 mmol/l đối
với nam và > 1,3 mmol/l đối với nữ), trong
khi tác giả này sử dụng mục tiêu LDL-C
chung cho các đối tượng ĐTĐ (HDL-C >
0,9 mmol/l).
Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN
kiểm soát TG máu đạt mục tiêu 67,2%,
không đạt mục tiêu 32,8%. Kết quả này
tương tự nghiên cứu của Trần Thị Thanh
Huyền và CS (2011): mức TG tốt, chấp
nhận được chiếm 64,9% [2]. Nghiên cứu
của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ BN kiểm
soát TG máu đạt mục tiêu ở nhóm tuổi
70 - 79 và ≥ 80 cao hơn ở nhóm tuổi
60 - 69 có ý nghĩa thống kê khi so sánh
từng cặp (p < 0,05).
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
RLLP cao ở BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi, thời
gian mắc RLLP tương ứng với thời gian
mắc ĐTĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Văn Bình và CS. Dịch tễ học bệnh
ĐTĐ, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên
quan tới quản lý bệnh ĐTĐ tại khu vực nội
thành bốn thành phố lớn. Kỷ yếu toàn văn các
đề tài khoa học. NXB Y học. 2004, tr.240-250.

103


2. Trần Thị Thanh Huyền. Tình hình kiểm
soát đường huyết của BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung
ương. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại
học Y Hà Nội. 2011, tr.4-5, 37-46.
3. Trần Đức Thọ. ĐTĐ không phụ thuộc
insulin và các đái đường khác, biến chứng
của bệnh ĐTĐ. Cẩm nang điều trị nội khoa.
Nhà xuất bản Y học. 1996, tr.674-683.
4. Trần Vĩnh Thủy. Đánh giá hiệu quả điều
trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở BN ĐTĐ
týp 2 bằng Mediator tại Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ
Y học. Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái
Nguyên. 2007, tr.36-55.
5. World Health Organization. Definition
and diagnosis of diabetes mellitus and
intermediate hyperglycemia, Report of a WHO
Consultation. Geneva (Switzerland). 2006.
6. European Diabetes Working Party for
Older People 2001 - 2004. Clinical guidelines
for type 2 diabetes mellitus, accessed-November
2012, from .
7. Harris MI. Health care and health status
and outcomes for patients with type 2 diabetes.
Diabetes Care. 2000, Vol 23 (6), pp.754-758.
8. Shi Dou Lin, Shih Te Tu, Shang Ren Hsu,
et al. Characteristics predicting dyslipidemia in
Drug-naïve type 2 diabetes patients. J Chin

Med Assoc. 2006, Vol.69 (9), pp.404-408.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

104



×