Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ứng dụng siêu âm trong cấp cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.83 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Tổng Quan

ỨNG DỤNG SIÊU ÂM TRONG CẤP CỨU
Tôn Thanh Trà*, Phạm Thị Ngọc Thảo**

LỊCH SỬ SIÊU ÂM
Siêu âm (Ultrasound), một kỹ thuật chẩn
đoán hình ảnh ra đời từ những năm 1826 khi J.
D. Colladon tìm ra nguyên lý hoạt động của
chùm tia siêu âm để tìm tàu ngầm dưới đáy đại
dương(4). Dựa vào nguyên lý phản hồi của chùm
tia khi đi qua các tổ chức khác nhau được tiếp
nhận, mã hóa và cho hình ảnh trên màn hình với
sự hỗ trợ đắc lực của máy vi tính. Siêu âm được
ứng dụng trong y học từ đầu thế kỷ 19 và được
sử dụng rộng rãi từ 1940(4). Tuy nhiên, mãi đến
năm 1994, Mateer và cộng sự mới có báo cáo đầu
tiên về sử dụng siêu âm trong cấp cứu 3). Ở Việt
Nam, từ năm 1984, tổ chức giúp đỡ Việt Nam
của Đức (HAV) đã giúp đào tạo và cung cấp
máy siêu âm đầu tiên. Kể từ đó, siêu âm được sử
dụng rộng rãi trên lâm sàng.
Siêu âm được ứng dụng tại khoa Cấp cứu
bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 1993 khi tổ chức JICA
của Nhật Bản tiến hành đào tạo siêu âm cấp cứu
và từ đó, máy siêu âm Toshiba 32 B với một đầu
dò linear được trang bị cho Khoa Cấp cứu chỉ
với mục tiêu ban đầu là phát hiện dịch tự do
trong các khoang cơ thể ở bệnh nhân chấn


thương.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của
công nghệ thông tin được ứng dụng vào trong
siêu âm, siêu âm trở thành một công cụ không
thể thiếu với các Bác sĩ lâm sàng và gần như trở
thành ống nghe điện tử (Electric stethoscopy).
Cùng với xu hướng đó, việc ứng dụng của siêu
âm trong y học cấp cứu ngày càng rộng rãi. Hiệp
hội cấp cứu của Úc và Hoa kỳ năm 2001 đã
khuyến cáo việc sử dụng siêu âm trong cấp cứu
được thực hiện bởi Bác sĩ cấp cứu trong một số
tình huống lâm sàng như trả lời câu hỏi: Có dịch

tự do trong ổ bụng không?, dịch tự do trong
khoang màng phổi, màng ngoài tim không ? hay
có phình động mạch chủ bụng không?(2). Năm
2006, hiệp hội cấp cứu Anh đưa ra chương trình
huấn luyện siêu âm cho Bác sĩ cấp cứu cũng với
mục tiêu phát hiện dịch tự do trong các khoang
ở bệnh nhân chấn thương. Trong điều kiện Việt
Nam, khi mà CT Scan vẫn còn là một kỹ thuật
cao và chưa được phổ cập tới tất cả các cơ sở y tế
thì việc phát triển, ứng dụng của siêu âm vào y
học nói chung và y học cấp cứu nói riêng là điều
cần thiết giúp phân loại nhanh, chẩn đoán sớm
và điều trị kịp thời các loại bệnh lý tại cấp cứu.
Trong hoàn cảnh đó, khoa Cấp cứu Bệnh viện
Chợ Rẫy được trang bị máy siêu âm Siemen với
hai đầu dò convex 3,5 MHz và linear 7,5 MHz
trong nhiều năm và hiện tại là máy siêu âm màu

với 3 đầu dò convex, linear và sector để có thể
thực hiện được phần lớn các loại siêu âm trong
cấp cứu.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
CỦA SIÊU ÂM TRONGCẤP CỨU
Từ khi ra đời, siêu âm tỏ ra là một phương
tiện chẩn đoán hình ảnh với nhiều ưu điểm được
ứng dụng trên lâm sàng đặc biệt là trong cấp cứu

Ưu điểm
- Có thể thực hiện được tại giường
- Cho kết quả nhanh
- Không bị nhiễm tia ( Radiation)
- Có thể thực hiện được cho phụ nữ có thai,
phụ nữ cho con bú và trẻ em
- Có thể được thực hiện nhiều lần để theo dõi
diễn tiến bệnh
- Rẻ tiền
- Thời gian đào tạo ngắn.

* Khoa Cấp cứu, BV Chợ Rẫy
** Bộ môn Hồi sức - Cấp cứu – Chống độc, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Tôn Thanh Trà; ĐT: 0903673451; Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013

1



Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Tuy nhiên, siêu âm nói chung và siêu âm
trong cấp cứu nói riêng có những nhược điểm
của nó.

bụng, trong khoang màng phổi, dịch màng ngoài
tim, chúng tôi còn phát hiện được một số tổn
thương tạng đặc như lách, gan, thận, tụy...

Nhược điểm

- Siêu âm đánh giá bệnh nhân giảm thể tích
tuần hoàn và choáng (RUSH: Rapid ultrasound
shock and hypotension). Ứng dụng này được
thực hiện để tìm nguyên nhân choáng và đánh
giá lưu lượng tuần hoàn thông qua mức độ đè
xẹp của tĩnh mạch chủ dưới. Tuy nhiên, với đặc
điểm của người Việt Nam, việc đánh giá thể tích
tuần hoàn qua mức độ xẹp của tĩnh mạch chủ
dưới khi đè bằng đầu dò siêu âm ít được áp
dụng.

- Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình
ảnh mà kết quả phụ thuộc rất nhiều vào kiến
thức và kinh nghiệm của người làm.
- Kết quả hạn chế đối với các tổn thương
tạng rỗng như đường tiêu hóa và một số bệnh lý

ở các tạng sâu như tụy và khoang sau phúc mạc.
- Giới hạn về y học chứng cứ.
- Phần lớn các khoa cấp cứu ở Việt Nam nói
riêng và các nước đang phát triển nói chung
luôn có tình trạng quá tải, các Bác sĩ cấp cứu
không có nhiều thời gian để đầu tư cho siêu âm.
- Các Bác sĩ cấp cứu chưa được đào tạo bài
bản về y học cấp cứu nói chung và siêu âm cấp
cứu nói riêng, phần lớn là tự đào tạo hoặc đào
tạo trong quá trình thực hành vì vậy kết quả siêu
âm cấp cứu chưa tạo được nhiều niềm tin cho
các Bác sĩ lâm sàng.

CÁC ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM CẤP CỨU
TẠI BỆNHVIỆNCHỢRẪY
Với tình hình bệnh nhân đông và số lượng
bệnh nặng ngày càng tăng, việc trang bị máy
siêu âm tại Khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy đã
đem lại rất nhiều lợi ích trong việc chẩn đoán tại
cấp cứu. Mỗi ngày, chúng tôi thực hiện khoảng
50 - 70 trường hợp siêu âm tại cấp cứu kể cả chấn
thương và không chấn thương. Năm 2010, có
25.316 trường hợp được siêu âm tại cấp cứu,
năm 2011 có 26838 trường hợp và năm 2012,
chúng tôi đã thực hiện được 21899 trường hợp.
Chúng tôi đã ứng dụng được siêu âm cấp cứu
vào các lĩnh vực sau
- Siêu âm trong cấp cứu chấn thương: Với
qui trình FAST (Focussed assesement with
sonography on trauma) với mục tiêu đi tìm dịch

tự do ở các khoang trong cơ thể đối với các bệnh
nhân chấn thương. Chúng tôi đã thực hiện khá
tốt việc đánh giá chấn thương bằng siêu âm cấp
cứu. Ngoài việc phát hiện dịch tự do trong ổ

2

- Siêu âm đánh giá phình động mạch chủ
bụng: Chúng tôi sử dụng siêu âm như một
phương tiện tầm soát ban đầu. Khi kích thước
động mạch chủ bụng đo được trên siêu âm lớn
hơn hoặc bằng 30 mm và tình trạng bệnh nhân
ổn định, chúng tôi tiến hành chụp CT Scan đa
lớp cắt và dựng hình động mạch chủ ngực, bụng
- Siêu âm tìm nguyên nhân trong các trường
hợp đau bụng cấp vào cấp cứu: Có rất nhiều
trường hợp vào cấp cứu do đau bụng. Siêu âm
giúp chúng tôi chẩn đoán nhanh nhiều trường
hợp đau bụng như cơn đau quặn mật, cơn đau
quặn thận, viêm ruột thừa cấp…
- Siêu âm hướng dẫn chọc dò và làm các thủ
thuật: Việc ứng dụng siêu âm để hướng dẫn thủ
thuật ngày càng nhiều như đặt catheter tỉnh
mạch trung tâm, đặt catheter động mạch, chọc
dò màng phổi, chọc dò màng ngoài tim, chọc dò
ổ bụng hoặc chọc dò các ổ áp xe sâu...
- Siêu âm trong cấp cứu hàng loạt: Việc ứng
dụng siêu âm cấp cứu trong cấp cứu hàng loạt
đã được chứng minh trong lịch sử. Từ những vụ
cấp cứu hàng loạt và thảm họa năm 1988 ở

Armenia hay năm 1999 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Siêu âm
giúp chẩn đoán nhanh và phẫu thuật kịp thời
những trường hợp chấn thương mà không cần
thiết phải chụp CT scan.Chúng tôi vẫn ứng dụng
nguyên lý này trong những trường hợp cấp cứu
chấn thương hàng loạt và những tình huống lâm

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
sàng mà tình trạng huyết động bệnh nhân không
ổn định
- Siêu âm trong cấp cứu trước bệnh viện:
Siêu âm ngày nay được thực hiện ngay bởi các
kỹ thuật viên cấp cứu (Paramedic) tại hiện
trường hay trên đường vận chuyển về các khoa
cấp cứu. Việc ra đời các máy siêu âm xách tay
siêu nhỏ giúp cho việc di chuyển và thực hiện
khá dễ dàng với các bệnh nhân chấn thương(2).
Tuy nhiên, ứng dụng này chưa thực hiện được ở
Việt Nam do điều kiện cụ thể ở Việt Nam chưa
khả thi.
- Các ứng dụng khác của siêu âm tại cấp
cứu
- Siêu âm tim bằng 2D và M mode:
+Đánh giá sức co bóp thất trái
+Đánh giá kích thước các buồng tim
+Tìm tràn dịch màng ngoài tim
+Tìm huyết khối trong buồng tim

+Phát hiện phình gốc động mạch chủ ngực
và phình động mạch chủ bụng
- Siêu âm trong sản phụ khoa
+Đánh giá bệnh lý buồng trứng trong các
trường hợp đau bụng cấp
+Đánh giá hoạt động của tim thai
+Chẩn đoán những trường mang thai lạc chỗ
(Ectopic pregmancy)
- Siêu âm mô mềm, tuyến giáp, tuyến vú, cơ,
khớp...

CÁCTHÀNHTỰU ĐẠT ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN
CHỢRẪY
Việc ứng dụng siêu âm trong cấp cứu được
thực hiện tương đối thành công tại Bệnh viện
Chợ Rẫy. Phần lớn các Bác sĩ cấp cứu có thể thực
hiện được các qui trình siêu âm cơ bản và cũng
đã tiến hành đào tạo siêu âm cấp cứu cho các đối
tượng sau đại học tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngoài
ra, chúng tôi đã tiến hành việc đào tạo siêu âm
trong cấp cứu chấn thương (Qui trình FAST) cho
các sinh viên quốc tế học chứng chỉ tự chọn tại
Cấp cứu. Chúng tôi đã có 4 đề tài nghiên cứu

Tổng Quan

khoa học do các Bác sĩ cấp cứu thực hiện về siêu
âm cấp cứu: Một luận án tốt nghiệp chuyên khoa
Cấp II về so sánh hiệu quả siêu âm cấp cứu và
CT Scan trong chấn thương bụng kín, một đề tài

tốt nghiệp Thạc sĩ y khoa về ứng dụng siêu âm
trong y học cấp cứu, một đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở về siêu âm cấp cứu trong chẩn
đoán viêm ruột thừa cấp và một bài báo ứng
dụng siêu âm cấp cứu để chẩn đoán nhanh một
trường hợp thai trong ổ bụng vỡ, vào cấp cứu
trong tình trạng choáng. Hiện nay, chúng tôi tiếp
tục nghiên cứu việc áp dụng siêu âm cấp cứu
rộng rãi hơn đặc biệt là siêu âm hướng dẫn thủ
thuật và siêu âm đánh giá cung lượng tim ở
bệnh nhân choáng.

THỰCTRẠNGSIÊU ÂM CẤP CỨU HIỆNNAY
Do thực tế các khoa Cấp cứu ở phần lớn các
Bệnh viện tại Việt Nam chưa làm công việc cấp
cứu đúng nghĩa vì vậy các khoa cấp cứu chưa
được trang bị máy siêu âm. Mặt khác, sự quá tải
thường xuyên tại các khoa cấp cứu và hạn chế về
mặt nhân lực làm cho việc triển khai siêu âm tại
cấp cứu gặp không ít khó khăn. Cấp cứu không
phải là nơi làm chẩn đoán xác định bệnh lý của
bệnh nhân khi vào viện nhưng việc chẩn đoán
và xử trí những vấn đề cấp cứu là cần thiết và có
như vậy mới giúp cho việc chẩn đoán nhanh,
chính xác và các Bác sĩ cấp cứu đủ tự tin để cho
bệnh nhân điều trị ngoại trú trong những trường
hợp có thể hoặc định hướng chẩn đoán để có
quyết định cho bệnh nhân nhập viện đúng
chuyên khoa


MỘT SỐKIẾNNGHỊ
Việc trang bị máy siêu âm ở các khoa Cấp
cứu để giúp các Bác sĩ cấp cứu có khả năng tiếp
cận và chẩn đoán nhanh bệnh nhân vào Cấp cứu
là cần thiết trong điều kiện y tế hiện nay nhất là
các tuyến y tế cơ sở. Ngoài ra, siêu âm còn giúp
Bác sĩ cấp cứu nâng cao năng lực chuyên môn.
Nhờ vậy, việc trang bị máy siêu âm tại cấp cứu
giúp giải quyết những trường hợp nhập viện
không cần thiết, góp phần giảm bớt tình trạng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013

3


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

quá tải ngày càng trầm trọng tại các bệnh viện
công.
Cùng với việc đào tạo Bác sĩ chuyên nghành
cấp cứu, siêu âm trong cấp cứu phải được huấn
luyện cho tất cả các Bác sĩ làm cấp cứu. Cần có
chương trình đào tạo siêu âm cấp cứu cập nhật
vào nội dung đào tạo sau đại học cho các Bác sĩ
học chuyên nghành cấp cứu hoặc đào tại lại cho
các Bác sĩ hiện đang làm công tác cấp cứu tại các
tuyến y tế .


KẾT LUẬN
Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình
ảnh rẻ tiền, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh
và có nhiều ứng dụng trong cấp cứu. Cần có
chương trình đào tạo siêu âm cho tất cả các
Bác sĩ Cấp cứu để nâng cao trình độ Bác sĩ cấp
cứu, nâng cao chất lượng chẩn đoán tại cấp

4

cứu nhằm góp phần đáng kể giảm tình trạng
quá tải ở các Bệnh viện. Bên cạnh đó, cần có
một chính sách hợp lý hơn để khuyến khích
các Bác sĩ cấp cứu đầu tư và làm việc lâu dài
tại cấp cứu mới có thể nâng cao trình độ cấp
cứu của Việt Nam ngang tầm với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

Brown AFT, Cadogan MD (2006), Emergency medicine, Fifth
edition, ultrasound in blunt abdominal trauma, pp 227.
Laleh G (2011), Stanford Faculty Profile, Emergency Ultrasound
Fellowship Guidelines.

Cameron P, Jelinek G, Brown AFT et al (2009), Text book of
Adult emergency medicine, third edition, ultrasound , pp 721723.
Sandra L, et al (2001), Textbook of diagnostic ultrasonography,
The fifth edition, chapter 1, pp 3-19.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013



×