Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu hiệu quả của levobupivacaine trong gây tê tủy sống để phẫu thuật thay khớp háng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.34 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA LEVOBUPIVACAINE TRONG GÂY TÊ
TỦY SỐNG ĐỂ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
Nguyễn Thỵ Quỳnh Lưu*, Nguyễn Văn Chừng**

TÓM TẮT
Mở đầu: Vào những năm gần đây, levobupivacaine, một hoạt chất đối phân S(-) thuần khiết của
bupivacaine, xuất hiện như một lựa chọn an toàn hơn các chất đồng phân trong thực hành gây tê vùng. Các
nghiên cứu dược lực học cho thấy nó có ái lực kém hơn cũng như mức độ ức chế các cơ quan trọng yếu như thần
kinh trung ương và cơ tim yếu hơn bupivacaine.
Mục tiêu: so sánh hiệu quả và tính an toàn của levobupivacaine đẳng trọng và bupivacaine đẳng trọng ở các
bệnh nhân gây tê tủy sống liều 11 mg để phẫu thuật thay khớp háng.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm các bệnh nhân có ASA I – III, được lên
chương trình mổ thay khớp háng bằng phương pháp gây tê tủy sống. Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào 2
nhóm, mỗi nhóm 45 người. Bệnh nhân ở nhóm L được gây tê với 11 mg levobupivacaine đẳng trọng 0,5%, bệnh
nhân ở nhóm B được gây tê với 11 mg bupivacaine đẳng trọng 0,5%. Ghi nhận thời gian đạt phong bế cảm giác,
thời gian kéo dài phong bế cảm giác, mức phong bế cảm giác cao nhất, thời gian đạt phong bế vận động, mức
phong bế vận động, thời gian kéo dài phong bế vận động, các tác dụng phụ như chậm nhịp tim, tụt huyết áp,
giảm oxy máu, lạnh run, nôn và buồn nôn.
Kết quả: Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê về các thay đổi huyết động, thời gian đạt và
kéo dài phong bế vận động / cảm giác. Có 2 bệnh nhân trong nhóm L chỉ đạt mức phong bế vận động tối đa là
Bromage 2.
Kết luận: 11 mg levobupivacaine đẳng trọng 0,5% có hiệu quả tương đương với 11 mg bupivacaine đẳng
trọng 0,5% khi gây tê tủy sống để phẫu thuật thay khớp háng nhưng levobupivacaine ít làm suy yếu vận động
hơn.
Từ khóa: Gây tê tủy sống, thay khớp háng, levobupivacaine, bupivacaine.

ABSTRACT


THE EFFECT OF INTRATHECAL OF LEVOBUPIVACAINE ON HIP REPLACEMENT SURGERY
Nguyen Thy Quynh Luu, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 391 - 397
Background: In recent years levobupivacaine, the pure S (-)-enantiomer of bupivacaine, emerged as a safer
alternative for regional anesthesia than its racemic parent. It demonstrated less affinity and strength of depressant
effects onto myocardial and central nervous vital centers in pharmacodynamic studies.
Objectives: The aim of our study was to compare the safety and efficacy of plain levobupivacaine 11 mg and
plain bupivacaine 11 mg in patients undergoing hip replacement surgery under spinal anesthesia.
Method: The study included hip replacement patients, ASA I – III, who were scheduled for elective surgery
under spinal anesthesia. The cases were randomly divided into 2 groups of 45 patients each. Group L received 11
mg 0.5% isobaric levobupivacaine, group B received 11 mg 0.5% isobaric bupivacaine. The onset and duration of
sensory block, maximum upper spread of sensory block; onset, intensity and duration of motor block, any adverse
* BV CTCH TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thỵ Quỳnh Lưu

** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 0909 148 198
Email:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012

391


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

effects such as bradycardia, hypotension, hypoxia, tremor, nausea and/or vomiting were recorded.
Results: There were no significant differences between the two groups in the haemodynamic changes, onset

times and durations of sensory / motor blocks. Maximum motor block Bromage 2 was seen in two patients in
group L.
Conclusion: We concluded that the clinical efficacy of 11 mg 0.5% isobaric levobupivacaine was equal to the
11 mg 0.5% isobaric bupivacaine in spinal anesthesia for hip replacement but levobupivacaine produced less
motor block.
Keywords: Spinal anesthesia, hip replacement, levobupivacaine, bupivacaine.
cứu hiệu quả của levobupivacaine trong gây tê
MỞ ĐẦU – MỤC TIÊU
tủy sống để phẫu thuật thay khớp háng” nhằm
Gãy cổ xương đùi là một tổn thương thường
mục đích:
gặp ở người cao tuổi với tỷ lệ mắc phải đang
Đánh giá hiệu quả: mức phong bế cảm giác,
tăng dần trong dân số. Thay khớp háng là phẫu
thời gian phong bế cảm giác, mức phong bế vận
thuật cắt bỏ các phần khớp háng hư hỏng, thay
động, thời gian phong bế vận động.
vào đó bằng 1 khớp nhân tạo nhằm tái tạo lại
Đánh giá tính an toàn: thay đổi huyết động,
hình dạng và chức năng vốn có của khớp háng.
SpO
các tác dụng ngoài ý muốn của
2,
Thay khớp háng có thể thực hiện với nhiều hình
levobupivacaine đẳng trọng 0,5% so với
thức vô cảm khác nhau như gây mê toàn diện,
bupivacaine đẳng trọng 0,5% trong gây tê tủy
gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, gây tê
sống liều 11 mg để phẫu thuật thay khớp háng.
đám rối thắt lưng… và thường được sử dụng

kết hợp các kỹ thuật. Không có chứng cứ về sự
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
khác biệt tỷ lệ tử vong giữa các kỹ thuật. Tuy
Đối tượng nghiên cứu
nhiên, gây tê vùng có các thuận lợi đáng kể hơn
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thay khớp
gây mê như giảm lượng máu mất trong quá
háng tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình
trình phẫu thuật, giảm nhu cầu truyền máu,
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ
giảm tỷ lệ mắc phải thuyên tắc tĩnh mạch sâu và
tháng 10 năm 2010 đến tháng 03 năm 2011 với
thuyên tắc phổi(6)….
các tiêu chuẩn: bệnh nhân đồng ý tham gia
Vào những năm gần đây, levobupivacaine,
nghiên cứu, bệnh nhân thuộc nhóm ASA I, ASA
một hoạt chất đối phân S(-) thuần khiết của
II, ASA III, bệnh nhân không có chống chỉ định
bupivacaine, xuất hiện như một lựa chọn an
gây tê tủy sống. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân
toàn hơn các chất đồng phân trong thực hành
bị dị ứng với thuốc tê, có yếu liệt chi dưới trước
gây tê vùng(1). Các nghiên cứu dược lực học cho
khi gây tê tủy sống hoặc có dị tật bất thường cột
thấy nó có ái lực kém hơn cũng như mức độ ức
sống như vẹo, gù, xẹp đốt sống…
chế các cơ quan trọng yếu như thần kinh trung
Thiết kế nghiên cứu
ương và cơ tim yếu hơn bupivacaine. Tuy nhiên,
Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng.

sự phục hồi vận động nhanh chóng sau gây tê
Chọn mẫu theo công thức tính cỡ mẫu:
tủy sống với levobupivacaine rõ hơn với
bupivacaine(2). Sell A và cộng sự khuyến cáo liều
thuốc tê hữu dụng trong gây tê tủy sống của
levobupivacaine là 11,7 mg(9).
Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu, á: mức ý
nghĩa hay xác suất sai lầm loại 1, α được chọn là
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu công
5%, (1 - ): độ mạnh của nghiên cứu, được chọn
bố về việc sử dụng levobupivacaine trong gây tê
là 80%, δp: phương sai gộp, µ: trị số trung bình
tủy sống, đặc biệt để phẫu thuật chỉnh hình. Vì
cần kiểm định. Trong nghiên cứu giai đoạn đầu
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên

392

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
của chúng tôi trên 40 bệnh nhân, với cùng
phương pháp tiến hành, thời gian tê trung bình
của 2 nhóm nghiên cứu lần lượt là: nhóm L
(nhóm dùng levobupivacaine): 246,79 ± 84,89
phút, nhóm B (nhóm dùng bupivacaine): 251,89
± 78,91 phút. Do đó: δp = 7,7; Z1 – α/2 = 1,96; Z1 -  =
0,84; µ1 - µ2 = 5,1, n = 35,7.
Cỡ mẫu tối thiểu tính được cho mỗi nhóm

nghiên cứu là 36 bệnh nhân. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu trên 45 bệnh nhân cho mỗi
nhóm, tổng cộng 2 nhóm là 90 bệnh nhân.
Phương pháp phân nhóm: bệnh nhân thỏa
tiêu chuẩn chọn mẫu được phân nhóm ngẫu
nhiên xen kẽ vào 2 nhóm nghiên cứu theo thứ tự
thời gian vào phòng mổ: nhóm L: gây tê tủy
sống bằng levobupivacaine, nhóm B: gây tê tủy
sống bằng bupivacaine.

Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân được tiền mê tại khoa vào tối
trước mổ và sáng mổ với diazepam hay
hydroxyzine (Atarax®). Khi đến phòng mổ: ghi
nhận tri giác, đặt các điện cực theo dõi ECG, đo
huyết áp động mạch không xâm lấn, SpO2. Đặt
đường truyền tĩnh mạch ngoại biên bằng kim
18G hay 20G, truyền tối thiểu 500 ml dịch NaCl
0,9% trước khi thực hiện gây tê tủy sống. Tiến
hành gây tê tủy sống ở tư thế ngồi. Chọc dò tủy
sống với kim tê tủy sống 25G, tại khe liên đốt L4
- L5, hút thêm 0,8 ml dịch não tủy. Thuốc tê bơm
vào tủy sống, nhóm L: 11 mg levobupivacaine
đẳng trọng 0,5%, nhóm B: 11 mg bupivacaine
đẳng trọng 0,5%. Đặt thông tiểu.
Sau khi đạt mức tê T10, nếu bệnh nhân còn
cảm thấy lo lắng, bệnh nhân sẽ được tiền mê với
midazolam 0,5 – 2 mg tiêm tĩnh mạch và cho thở
oxy 2 lít/phút qua ống thông mũi 2 nhánh. Khi
đạt được mức tê T10, bệnh nhân được đặt nằm

nghiêng 90o theo yêu cầu phẫu thuật, chân cần
phẫu thuật thay khớp háng phía trên. Tiến hành
phẫu thuật.
Trong lúc mổ, nếu xảy ra các tác dụng ngoài
ý muốn thì xử trí như sau: tụt huyết áp: truyền
dịch nhanh và tiêm tĩnh mạch ephedrine 2 mg.
Nhịp tim chậm < 50 lần/phút: atropin 0,5 mg

Nghiên cứu Y học

tiêm tĩnh mạch chậm. SpO2 < 93%: thở oxy 6
lít/phút qua mask có túi dự trữ, nếu SpO2 tiếp
tục giảm  90% thì xem như suy hô hấp và được
đặt nội khí quản, thở máy. Lạnh run: ủ ấm, tiền
mê với midazolam và fentanyl tùy theo đáp ứng
của từng bệnh nhân. Buồn nôn, nôn: xử trí tùy
nguyên nhân và mức độ đáp ứng của bệnh
nhân: thở oxy 6 lít/phút qua mask có túi dự trữ,
nâng huyết áp, có thể sử dụng: metoclopramide
10 mg tiêm tĩnh mạch hoặc ondansetron 4 mg
tiêm tĩnh mạch.
Sau khi gây tê tủy sống 30 phút, nếu bệnh
nhân chưa đạt được mức tê T10 thì bệnh nhân sẽ
được gây mê để phẫu thuật: gây mê qua mặt nạ
thanh quản nếu bệnh nhân có chỉ định thay
khớp háng bán phần, gây mê qua nội khí quản
nếu bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng toàn
phần. Sau khi gây mê xong, bệnh nhân được đặt
nằm nghiêng 90o, chân cần phẫu thuật thay
khớp háng phía trên. Tiến hành phẫu thuật. Sau

khi mổ xong, bệnh nhân được đặt nằm ngửa trở
lại và chuyển sang phòng hồi sức tiếp tục theo
dõi. Đối với các bệnh nhân được gây mê trong
mổ: bệnh nhân sẽ được rút ống nội khí quản
hoặc mặt nạ thanh quản tại phòng hồi sức và
cho thuốc giảm đau hậu phẫu ngay sau khi
phẫu thuật kết thúc.
Các chỉ số theo dõi: Tại phòng mổ, bệnh
nhân được theo dõi: SpO2, điện tim liên tục
trên monitor (chuyển đạo DII). Ghi nhận nhịp
tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương,
SpO2 mỗi 2 phút trong 20 phút đầu sau gây
tê, sau đó ghi nhận mỗi 5 phút cho đến thời
điểm kết thúc phẫu thuật. Đánh giá và ghi
nhận mức phong bế cảm giác đau bằng kim
đầu tù mỗi 2 phút trong 30 phút đầu sau gây
tê. Đánh giá và ghi nhận mức phong bế vận
động dựa trên thang điểm Bromage mỗi 2
phút trong 30 phút đầu sau gây tê (thang
điểm Bromage: Bromage = 0: không liệt, có thể
gập hông / gối / bàn chân, Bromage = 1: không
thể gập hông, Bromage = 2: không thể gập
gối, Bromage = 3: không thể cử động bất cứ
phần nào của chân). Tại phòng hồi sức: ghi
nhận nhịp tim, huyết áp tâm thu, huyết áp

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012

393



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

tâm trương, SpO2 mỗi 30 phút đến khi bệnh
nhân được cho thuốc giảm đau. Sử dụng
thước đo điểm đau, theo thang điểm đau VAS
(Visual Analog Scale) từ 0 đến 10 điểm để
đánh giá mức độ đau của bệnh nhân sau mổ
(0 điểm: không đau, từ 1 đến 3 điểm: đau ít, từ
4 đến 5 điểm: đau vừa, từ 6 đến 7 điểm: đau
nhiều, từ 8 đến 10 điểm: đau rất nhiều, không
chịu được). Xác định mức độ đau vết mổ theo
thang điểm VAS do bệnh nhân tự đánh giá
mỗi 15 phút đến khi VAS  4 điểm. Ghi nhận
thời điểm VAS  4 điểm. Đánh giá mức phong
bế vận động dựa trên thang điểm Bromage
mỗi 15 phút đến khi chỉ số Bromage = 0. Ghi
nhận thời điểm chỉ số Bromage = 0.

Kết quả được trình bày trong các bảng và
biểu đồ dưới dạng các tần số, tỷ lệ đối với các
biến số định tính; dưới dạng số trung bình ± độ
lệch chuẩn đối với các biến số định lượng có
phân phối chuẩn; dưới dạng trung vị, tứ phân vị
đối với các biến số định lượng có phân phối
không chuẩn. Nhập, xử lý và phân tích số liệu
bằng phần mềm SPSS for Windows 16.0. Sử
dụng phép kiểm chi bình phương, phép kiểm

chính xác Fisher để so sánh 2 tỷ lệ; phép kiểm t
để so sánh 2 số trung bình của các biến số định
lượng có phân phối chuẩn và phép kiểm Mann
– Whitney U để so sánh 2 số trung bình của các
biến số định lượng có phân phối không chuẩn.
Thống kê có ý nghĩa khi p  0,05.

Định nghĩa các biến số: bệnh nhân được xem
là tụt huyết áp khi huyết áp tâm thu giảm > 25%
so với trị số lúc đầu. Bệnh nhân được xem là
chậm nhịp tim khi nhịp tim < 50 lần/phút. Mức
phong bế cảm giác cao nhất còn gọi là mức tê
cao nhất: là mức liệt cảm giác cao nhất được
đánh giá bằng kim đầu tù. Thời gian đạt phong
bế cảm giác còn gọi là thời gian đạt mức tê cao
nhất: là khoảng thời gian tính từ lúc tiêm thuốc
tê xong đến khi đạt được mức tê cao nhất. Thời
gian phong bế cảm giác còn gọi là thời gian tê: là
khoảng thời gian tính từ lúc tiêm thuốc tê xong
đến khi bệnh nhân có nhu cầu dùng thuốc giảm
đau (VAS  4 điểm). Thời gian đạt phong bế vận
động còn gọi là thời gian chỉ số Bromage = 3: là
khoảng thời gian tính từ lúc tiêm thuốc tê xong
đến khi chỉ số Bromage đạt 3 điểm. Thời gian
phong bế vận động còn gọi là thời gian liệt vận
động: là khoảng thời gian tính từ lúc tiêm thuốc
tê xong đến khi bệnh nhân phục hồi vận động
hoàn toàn (chỉ số Bromage = 0). Hiệu quả vô
cảm trong phẫu thuật được đánh giá là tốt khi
mức tê đạt đến T10 trong vòng 30 phút sau khi

gây tê. Hiệu quả vô cảm trong phẫu thuật được
đánh giá là thất bại khi mức tê chưa đạt đến T10
sau 30 phút gây tê.

KẾT QUẢ

Số liệu được thu thập bởi các điều dưỡng
gây mê đã được huấn luyện cách thu thập
số liệu.

Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 45 bệnh
nhân thuộc nhóm L và 45 bệnh nhân thuộc
nhóm B. Trong nhóm L, có 1 bệnh nhân gây tê
thất bại phải chuyển sang gây mê với mặt nạ
thanh quản. Do đó, kết quả phân tích dựa trên
89 bệnh nhân: 44 bệnh nhân nhóm L và 45 bệnh
nhân nhóm B.
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Số bệnh nhân
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Tuổi (năm)
Nam / Nữ

Nhóm L
44
154,73 ± 6,36
49,43 ± 7,11
70,32 ± 10,74
6 / 38


Nhóm B
45
153,87 ± 6,13
48,27 ± 7,05
69,67 ± 11,77
5 / 40

Trung bình ± độ lệch chuẩn

Bảng 2: Hiệu quả gây tê giữa 2 nhóm
Mức phong bế cảm giác cao
nhất
Thời gian đạt mức phong bế
cảm giác T10 (phút)
Thời gian đạt mức phong bế
cảm giác cao nhất (phút)
Thời gian phong bế cảm giác
(phút)
Thời gian đạt phong bế vận
động (Bromage = 3) (phút)
Thời gian phong bế vận động
(phút)
Tỷ lệ tụt huyết áp (%)

Nhóm L Nhóm B
T8 (T10 – T8 (T10 –
T6)
T6)
18,11 ±

16,62 ±
6,38
5,69
23,68 ±
22,82 ±
3,74
4,26
270,80 ± 271,57 ±
83,46
78,62
16,89 ±
16,67 ±
7,25
6,30
156,63 ± 166,42 ±
57,69
51,11
13,6
17,7

p
0,88
0,25
0,32
0,96
0,88
0,40
0,59

Trung bình ± độ lệch chuẩn


394

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm của bệnh nhân trong 2 nhóm
nghiên cứu được trình bày ở bảng 1. Đặc điểm
gây tê giữa 2 nhóm được trình bày ở bảng 2. Sự
khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống
kê về mức phong bế cảm giác, thời gian phong
bế cảm giác, thời gian phong bế vận động cũng
như tỷ lệ tụt huyết áp giữa 2 nhóm. Tất cả các
bệnh nhân trong nhóm B đều đạt mức phong bế
vận động tối đa là Bromage 3. Có 2 bệnh nhân
trong nhóm L chỉ đạt mức phong bế vận động
tối đa là Bromage 2.

(bảng 2). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự
như của các tác giả trong và ngoài nước(010).
Nguyễn Mạnh Hồng và cộng sự(08) khi gây tê tủy
sống tại khe liên đốt L3 – L4, liều 10 mg với
levobupivacaine đẳng trọng 0,5% ghi nhận thời
gian đạt mức tê T10 là 5,82 ± 2,63 phút, nhanh
hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi. Như
vậy, với lượng thuốc tê thấp mà hiệu quả gây tê

đạt yêu cầu phẫu thuật thì chúng tôi nghĩ thời
gian chờ thêm vài phút để đạt mức vô cảm cần
thiết là điều có thể chấp nhận được.

Không có trường hợp nào chậm nhịp tim,
giảm SpO2, lạnh run, run, buồn nôn, nôn trong
và sau mổ.

Bảng 4: Thời gian đạt mức tê cao nhất của các
nghiên cứu (phút)

BÀN LUẬN
Mức tê cao nhất đạt được ở 2 nhóm đều là
T10 - T6, điều này chứng tỏ liều thuốc tê 11 mg,
chọc dò tủy sống ở khe liên đốt L4 – L5 của
chúng tôi phù hợp, đảm bảo đủ vô cảm để phẫu
thuật thay khớp háng cho các bệnh nhân (bảng
2). Theo nghiên cứu của các tác giả nước ngoài,
khi gây tê tủy sống với levobupivacaine đẳng
trọng 0,5% và bupivacaine đẳng trọng 0,5% ở
cùng khe liên đốt với cùng liều lượng thuốc tê,
ghi nhận mức tê cao nhất đạt được ở 2 nhóm
cũng tương tự nhau:
Bảng 3: Mức tê cao nhất trong các nghiên cứu
Tác giả
Vanna O và
cs(10)
Fattorini F và
cs(3)
Glaser C và cs(4)

Chúng tôi

Mức tê cao nhất
Nhóm L Nhóm B

Khe liên
đốt

Liều
(mg)

L2 – L3

12,5

T4

T4

L3 – L4

15

T4

T4

Tác giả
Mehta A và cs(7)
Fattorini F và cs(3)

Glaser C và cs(4)
Chúng tôi

Nhóm L
TB ± ĐLC
4,38 ± 1,53
12 ± 6
11 ± 6
23,68 ± 3,74

Nhóm B
TB ± ĐLC
4,40 ± 1,81
9±5
13 ± 8
22,82 ± 4,26

p
0,876
> 0,05
> 0,05
0,32

Theo bảng 4, thời gian đạt mức tê cao nhất
của 2 nhóm gây tê tủy sống với levobupivacaine
đẳng trọng 0,5% và bupivacaine đẳng trọng
0,5% khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết
quả của chúng tôi cũng không khác nhau giữa 2
nhóm. Tuy nhiên, thời gian đạt mức tê cao nhất
của chúng tôi chậm hơn so với kết quả của các

tác giả trên có thể do chúng tôi sử dụng liều
thuốc tê thấp hơn, gây tê ở khe liên đốt thấp
hơn, bơm thuốc tê với tốc độ khác các tác giả
trên nên thời gian đạt được mức tê cao nhất
chậm hơn.
Bảng 5: Thời gian tê của các nghiên cứu (phút)
Tác giả

L2 – L3
L4 – L5

17,5
11

T4
T6

T4
T6

Mức độ lan rộng của thuốc tê phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau: vóc dáng bệnh nhân, vị
trí tiêm thuốc, liều lượng thuốc tê, thể tích thuốc
tê, tốc độ bơm thuốc tê, tư thế bệnh nhân sau khi
tiêm thuốc. Do đó, mức tê cao nhất của bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi khác với
mức tê cao nhất của bệnh nhân trong nghiên
cứu của các tác giả khác. Thời gian từ lúc bơm
thuốc tê đến lúc đạt mức vô cảm T10 ở 2 nhóm
khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê


Mehta A và cs(7)
(3)
Fattorini F và cs
Mantouvalou M và
cs(5)
(4)
Glaser C và cs
Chúng tôi

Nhóm L
Nhóm B
p
TB ± ĐLC
TB ± ĐLC
189,4 ± 42,9 175,76 ± 50,0 0,34
391 ± 96
381 ± 105 > 0,05
230 ± 74
238 ± 88
> 0,05
228 ± 77
271,57 ±
78,62

237 ± 88
270,80 ±
105,11

> 0,05

0,97

Mehta A và cộng sự gây tê tủy sống để phẫu
thuật chi dưới. Fattorini F và cộng sự gây tê tủy
sống để phẫu thuật chỉnh hình. Mantouvalou M
và cộng sự gây tê tủy sống để phẫu thuật bụng
dưới. Glaser C và cộng sự gây tê tủy sống để

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012

395


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

phẫu thuật thay khớp háng.
Bảng 5 cho thấy kết quả của chúng tôi cũng
phù hợp với các tác giả khác: không có sự khác
biệt về thời gian tê giữa 2 nhóm nghiên cứu
dùng levobupivacaine và bupivacaine. Tuy
nhiên, có sự khác nhau về thời gian tê giữa các
nghiên cứu. Điều này có thể do: mặc dù tác giả
Glaser C và chúng tôi nghiên cứu trên cùng một
loại phẫu thuật là thay khớp háng nhưng với
liều lượng thuốc tê, vị trí tiêm thuốc tê, tốc độ
bơm thuốc tê, tư thế bệnh nhân sau khi tiêm
thuốc tê, thể trạng bệnh nhân… đều khác nhau
thì mức tê cao nhất đạt được sẽ khác nhau làm

cho thời gian tê cũng khác nhau. Do đó, các
nghiên cứu khác nhau có kết quả không giống
nhau là điều chắc chắn.
Bảng 6: Thời gian đạt phong bế vận động của các
nghiên cứu (phút)
Tác giả
Mehta A và cs(7)
Fattorini F và cs(3)
Vanna O và cs(10)
(4)
Glaser C và cs
Chúng tôi

Nhóm L
TB ± ĐLC
5,46 ± 1,72
11 ± 6
7,5 ± 3,2
10 ± 7
16,89 ± 7,25

Nhóm B
TB ± ĐLC
5,67 ± 1,94
8±4
4,9 ± 2,7
9±7
16,67 ± 6,30

p

0,57
> 0,05
0,34
> 0,05
0,88

Kết quả ở bảng 6 cho thấy thời gian đạt
phong bế vận động của bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi chậm hơn nhiều so với
nghiên cứu của các tác giả khác. Liều lượng
thuốc tê ít hơn, gây tê ở khe liên đốt thấp hơn là
2 nguyên nhân chính làm chậm sự phong bế vận
động trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy
nhiên, kết quả của chúng tôi cũng tương tự như
kết quả của các tác giả khác: không có sự khác
biệt về thời gian đạt phong bế vận động giữa 2
nhóm nghiên cứu.
Mặc dù trong nhóm L có 2 bệnh nhân liệt
vận động không hoàn toàn, chỉ số Bromage chỉ
đạt 2 điểm nhưng mức tê tối đa vẫn đạt đến T10.
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng
tôi được phẫu thuật thay khớp háng nên việc cử
động bàn chân trong lúc mổ không gây ảnh
hưởng gì đến bác sĩ phẫu thuật cũng như quá
trình phẫu thuật. Vercauteren MP và cộng sự(11)
khi tiến hành nghiên cứu gây tê tủy sống với

396

levobupivacaine 0,125% hay bupivacaine 0,125%

cũng nhận thấy levobupivacaine ít làm suy yếu
vận động hơn so với bupivacaine.
Bảng 7: Thời gian liệt vận động của các nghiên cứu
(phút)
Tác giả
(7)

Mehta A và cs

(3)

Fattorini F và cs
Mantouvalou M và
(5)
cs
(4)
Glaser C và cs
Chúng tôi

Nhóm L
TB ± ĐLC
172,76 ±
38,90
256 ± 86

Nhóm B
TB ± ĐLC
169,80 ±
47,60
245 ± 86


> 0,05

273 ± 80

278 ± 70

> 0,05

280 ± 84
156,63 ±
57,69

284 ± 80
166,42 ±
51,11

> 0,05

p
0,34

0,4

Qua bảng 7 ta thấy thời gian liệt vận động
của 2 nhóm gây tê tủy sống với levobupivacaine
đẳng trọng 0,5% và bupivacaine đẳng trọng
0,5% khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết
quả của chúng tôi cũng không có sự khác biệt
giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, thời gian liệt vận động

của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi ngắn hơn so với kết quả của các tác
giả trên, điều này có thể do chúng tôi sử dụng
liều thấp hơn, gây tê ở khe liên đốt thấp hơn và
thể trạng bệnh nhân cũng khác hơn. Do mức tê
cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ đạt
đến T6 nên không có trường hợp nào xảy ra
chậm nhịp tim trong và sau mổ. Tỷ lệ tụt huyết
áp của nhóm L là 13,6%, nhóm B là 17,7% (bảng
2). Không có trường hợp nào giảm SpO2, lạnh
run, buồn nôn, nôn trong mổ. Glaser C và cộng
sự(4) cũng ghi nhận sự thay đổi huyết động, SpO2
giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống
kê.

KẾT LUẬN
Khi gây tê tủy sống tại khe liên đốt L4 – L5
để phẫu thuật thay khớp háng, 11 mg
levobupivacaine đẳng trọng 0,5% và 11 mg
bupivacaine đẳng trọng 0,5% có hiệu quả tương
đương nhau về mức phong bế cảm giác, thời
gian phong bế cảm giác, thời gian phong bế vận
động. Ngoài ra, levobupivacaine đẳng trọng
0,5% phong bế vận động không hoàn toàn.
Levobupivacaine gây tụt huyết áp nhẹ và tỷ lệ

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

tụt huyết áp tương tự như bupivacaine.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Casati A, Baciarello M (2006). Enantiomeric local anesthetics: can
ropivacaine and levobupivacaine improve our practice? Current
Drug Therapy, 1: 85 - 89.
Casati A, Moizo E, Marchetti C, et al (2004). A prospective,
randomized, double - blind comparison of unilateral spinal
anesthesia with hyperbaric bupivacaine, ropivacaine, or
levobupivacaine for inguinal herniorrhaphy. Anesth Analg, 99:
1387 – 1392.
Fattorini F, Ricci Z, Rocco A, et al (2006). Levobupivacaine versus
racemic bupivacaine for spinal anesthesia in orthopaedic major
surgery. Minerva Anestesiol, 72: 637 - 644.
Glaser C, Marhofer P, Zimpfer G, et al (2002). Levobupivacine
versus racemic bupivacaine for spinal anesthesia. Anesth Analg,
94: 194 - 198.
Mantouvalou M, Ralli S, Arnaoutoglou H, et al (2008). Spinal

anesthesia: comparison of plain ropivacaine, bupivacaine and
levobupivacaine for lower abdominal surgery. Acta Anaesthesiol
Belg, 59 (2): 65 - 71.
Mauermann WJ, Shilling AM, Zuo Z (2006). A comparison of
neuraxial block versus general anesthesia for elective total hip

7.

8.

9.

10.

11.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012

Nghiên cứu Y học

replacement: a meta - analysis. Anesthesia and Analgesia, 103:
1018 - 1025.
Mehta A, Gupta V, Wakhloo R, et al (2008). Comparative
evaluation of intrathecal administration of newer local
anaesthetic agents ropivacaine and levobupivacaine with
bupivacaine in patients undergoing lower limb surgery. The
Internet Journal of Anesthesiology, 17 (1): 11.
Nguyễn Mạnh Hồng, An Thành Công, Công Quyết Thắng
(2010). Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống đơn thuần bằng
Chirocaine đồng tỷ trọng 0.5% so với Bupivacaine heavy 0.5%. Y

Học Thực Hành, số 744: 9 - 14.
Sell A, Olkkola KT, Jalonen J, et al (2005). Minimum effective
local anaesthetic dose of isobaric levobupivacaine and
ropivacaine administered via a spinal catheter for hip
replacement surgery. Br J Anaesth, 94: 239 – 242.
Vanna O, Chumsang L, Thongmee S (2006). Levobupivacaine
and bupivacaine in spinal anesthesia for transurethral endoscopic
surgery. J Med Assoc Thai, 89(8): 1133 - 1139.
Vercauteren MP, Hans G, De Decker K, et al (2001).
Levobupivacaine combined with sufentanil and epinephrine for
intrathecal labor analgesia: a comparison with racemic
bupivacaine. Anesth Analg, 93: 996-1000.

397



×