Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khảo sát tỷ lệ kháng nguyên Rh(D) âm và Rh(D) yếu trên người hiến máu tại bệnh viện truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.35 KB, 3 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT TỶ LỆ KHÁNG NGUYÊN Rh(D) ÂM VÀ Rh(D) YẾU
TRÊN NGƯỜI HIẾN MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lâm Trần Hòa Chương*, Nguyễn Thị Như Nguyện*, Lê Thị Hồng Loan*, Huỳnh Thị Ngọc Trinh*,
Đoàn Thị Tuyết Thu*, Phan Nguyễn Thanh Vân*

TÓM TẮT
Phát hiện, lưu trữ và cung cấp đủ các nhóm máu hiếm như Rh(D) âm hay Rh(D) yếu là rất quan trọng
nhằm bảo đảm an toàn truyền máu.
Mục tiêu: khảo sát tỷ lệ Rh(D) âm và Rh(D) yếu trên người hiến máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp: xác định kháng nguyên Rh(D) bằng phương pháp ống nghiệm và phương
pháp Card gel cho 83.992 người hiến máu.
Kết quả: tỷ lệ Rh(D) âm là 0,17%, tỷ lệ Rh(D) yếu là 0,005%.
Kết luận: khảo sát tỷ lệ kháng nguyên hồng cầu của các nhóm máu hiếm thì cần thiết cho việc lưu trữ, cung
cấp máu tốt hơn cho bệnh nhân.
Từ khóa: hệ nhóm máu Rhesus, kháng nguyên Rh(D) âm, kháng nguyên Rh(D) yếu.

ABSTRACT
THE RATE OF Rh(D) NEGATIVE AND Rh(D) WEAK IN BLOOD DONORS AT BLOOD
TRANSFUSION HEMATOLOGY HOSPITAL HO CHI MINH CITY
Lam Tran Hoa Chuong, Nguyen Thi Nhu Nguyen, Le Thi Hong Loan, Huynh Thi Ngoc Trinh,
Doan Thi Tuyet Thu, Phan Nguyen Thanh Van
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 391 - 393
Discover, store and distribute the rare blood group such as Rh(D) negative or Rh(D) weak is very necessary
for safety transfusion.
Objective: the rate of Rh(D) in blood donor at Blood Transfusion Hematology Ho Chi Minh city.


Subject and method: we identify Rh(D) by tube and card gel method for 83 992 donors.
Result: the rate of Rh(D) negative is 0.17%, the rate of Rh(D) weak is 0.005%.
Conclusion: studying the rate of rare blood group is necessary for storing and distributing blood for
patients.
Keywords: Rhesus blood group, antigen Rh(D) negative, antigen Rh(D) weak.
không kém phần quan trọng trong truyền máu
ĐẶT VẤN ĐỀ
là hệ nhóm máu Rhesus. Ngày nay, người ta đã
Hệ nhóm máu ABO là hệ nhóm máu chính
nhận ra có trên 50 kháng nguyên thuộc hệ nhóm
của cơ thể, đóng vai trò rất quan trọng trong
máu Rhesus, đặc biệt là kháng nguyên D là
lãnh vực truyền máu. Bên cạnh đó, người ta
kháng nguyên quan trọng nhất bởi đặc tính sinh
cũng phát hiện ra một hệ nhóm máu có vai trò
miễn dịch rất mạnh, có thể gây ra các tai biến
* Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Lâm Trần Hòa Chương, ĐT: 0908.128.035, Email:

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

391


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

trầm trọng trong truyền máu hoặc tán huyết ở
trẻ sơ sinh.


Card gel.

Trên thế giới một số báo cáo đã ghi nhận tỷ
lệ D yếu ở Châu Âu là từ 0,23-0,5%, tỷ lệ D yếu
tại Mỹ là 3%(3). Theo nghiên cứu của tác giả
Z.A.Jeremiah, trên 400 mẫu thực hiện ở Nigeria,
cảng Harcourt cho thấy tỷ lệ D âm là 5%(4).

pháp thống kê Y học.

Tại Việt Nam, theo công trình nghiên cứu
của tác giả Trần Văn Bé, tỷ lệ D âm là 0,04%.
Thực tế hiện nay, trong vấn đề thực hiện an toàn
truyền máu ngoài hệ nhóm máu ABO, người ta
cũng đã chú trọng đến kháng nguyên D; tuy
nhiên, để đảm bảo về vấn đề miễn dịch nhằm
tránh khả năng sinh kháng thể cho bệnh nhân
cần phải xác định rõ ràng các túi máu mang
kháng nguyên D âm hay kháng nguyên D yếu.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
với mục tiêu: “Xác định tỷ lệ kháng nguyên D
âm và tỷ lệ kháng nguyên D yếu trên người
hiến máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết
học” để có thể lưu trữ cũng như cung cấp máu
tốt hơn cho bệnh nhân.

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu.


Đối tượng nghiên cứu
Tất cả người hiến máu tại Bệnh viện Truyền
máu – Huyết học TP Hồ Chí Minh trong thời
gian từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011.

Vật liệu nghiên cứu
Mẫu xét nghiệm: đối với mỗi người hiến
máu cần lấy 2 mL máu vào trong ống xét
nghiệm có chống đông.
Thuốc thử:

- Thống kê mô tả số liệu bằng các phương

KẾT QUẢ
Đặc điểm người hiến máu
Tỷ lệ người hiến máu nam (60,4%) nhiều
hơn nữ (39,6%) (Bảng 1). Trong quần thể nghiên
cứu, độ tuổi trẻ < 30 tuổi chiếm đa số (66,2%)
(Bảng 2).
Bảng 1. Phân bố theo giới tính
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng số

Trường hợp
50731
33261
83992


Tỷ lệ %
60,4
39,6
100

Bảng 2. Phân bố theo độ tuổi
Độ tuổi
< 30 tuổi
30 - 50 tuổi
> 50 tuổi
Tổng số

Trường hợp
55602
23937
4453
83992

Tỷ lệ %
66,2
28,5
5,3
100

Tỷ lệ Rh(D) âm và Rh(D) yếu
Tỷ lệ Rh(D) âm tương đối cao (0,17%) và tỷ
lệ Rh(D) yếu là 0,005% (Bảng 3).
Bảng 3. Tỷ lệ Rh(D) âm, Rh(D) yếu trên người hiến
máu

Kháng nguyên
Rh(D) âm
Rh(D) yếu
Rh(D) dương
Tổng số

Trường hợp
146
5
83841
83992

Tỷ lệ %
0,17
0,005
99,825
100

Tỷ lệ Rh(D) âm và Rh(D) yếu ở nam (57,5%)
cao hơn ở nữ (42.5%) (Bảng 4). Trong khi đó, tỷ
lệ Rh(D) âm ở nhóm người hiến máu có độ tuổi
< 30 chiếm tỷ lệ tương đối cao 59,6% (Bảng 5). tỷ

- Huyết thanh kháng Globulin đa giá (CSL,
Úc).

lệ Rh(D) âm ở người hiến máu có nhóm máu O

- Huyết thanh chống kháng nguyên D của
hệ Rhesus (CSL, Úc).


Bảng 4. Tỷ lệ Rh(D) âm và Rh(D) yếu theo giới

Phương pháp nghiên cứu
- Xác định kháng nguyên Rh(D) bằng
phương pháp ống nghiệm và phương pháp

392

chiếm tỷ lệ cao nhất 47,9% (Bảng 6).
Giới Rh(D) dương Rh(D) âm Rh(D) yếu
Nam
50644
84(57,5%) 3(60%)
Nữ
33197
62(42,5%) 2(40%)
Tổng số
83841
146
5

Tổng số
50731
33261
83992

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Bảng 5. Tỷ lệ Rh(D) âm và Rh(D) yếu theo độ tuổi
Độ tuổi
< 30 tuổi
30 - 50
tuổi
> 50 tuổi
Tổng số

Rh(D)
dương
55512
23882

Rh(D) âm

Rh(D) yếu Tổng số

87(59,6%)
53(36,3%)

3
2

55602
23937

4447
83841


6(4,1%)
146

0
5

4453
83992

Bảng 6. Tỷ lệ Rh(D) âm và Rh(D) yếu theo nhóm
máu
Nhóm
máu
A
B
O
AB
Tổng số

Rh(D)
dương
17948
22887
38985
4021
83841

Rh(D) âm Rh(D) yếu Tổng số
26(17,8%)
40(27,4%)

70(47,9%)
10(6,9%)
146

0
2
3
0
5

17974
22929
39058
4031
83992

BÀN LUẬN
Theo nghiên cứu thực hiện tại Viện huyết
học Trung ương, tỷ lệ Rh(D) âm ở người Việt
Nam khoảng 0,07%; nghiên cứu này của chúng
tôi phát hiện tỷ lệ Rh(D) âm là 0,17%. Tỷ lệ của
chúng tôi tương đối cao hơn có thể do TP. Hồ
Chí Minh là thành phố lớn, lượng người nhập
cư đông và có nhiều người nước ngoài sinh
sống và làm việc. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ
Rh(D) yếu chiếm 0,005%; chúng tôi hiện chưa
thấy có nghiên cứu nào tại Việt Nam về tỷ lệ
này. Trên thế giới, một số báo cáo đã ghi nhận tỷ
lệ D yếu ở Châu Âu là từ 0,23-0,5%, tỷ lệ D yếu
tại Mỹ là 3%. Sự khác biệt này có lẽ do phụ

thuộc vào sự khác biệt chủng tộc.
Tỷ lệ Rh(D) âm ở độ tuổi <30 tuổi tương đối
cao 59,6%; đây là độ tuổi sinh sản đối với giới
nữ nên cần tư vấn và theo dõi nhằm chuẩn bị tốt
hơn cho người hiến máu khi sinh sản.

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Nghiên cứu Y học

Đối với nhóm máu thì tỷ lệ Rh(D) âm ở
người hiến máu có nhóm máu “O” cao nhất
47,9%; sau đó là nhóm “B” 27,4%; nhóm “A” là
17,8% và ít nhất là nhóm “AB” 6,9%. Tỷ lệ này
tương tự như sự phân bố nhóm máu ở người
Việt Nam, đây cũng là yếu tố thuận lợi cho việc
cung cấp máu Rh(D) âm cho bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 83.992 người hiến máu tại
Bệnh viện Truyền máu Huyết học chúng tôi có
các kết luận như sau:
- Tỷ lệ Rh(D) âm là 0,17%.
- Tỷ lệ Rh(D) yếu là 0,005%.
- Tỷ lệ Rh(D) âm phân bố theo nhóm máu
cũng tương tự như nhóm máu ở người Việt
Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.


3.

4.

5.

6.

Avent ND, Reid ME (2000). The Rh blood group system: a
review Blood, 95: 375-387.
Flegel WA, Wagner FF (1996). The frequency of RhD protein
variants in Caucasians. (abstract), Transfus- Clin Biol, 5: 171 –
184.
Jenkins C.M; Johnson S.T; Bellissimo D.B and Gottschall J.L
(2005). Incidence of weak D in blood donors typed as D positive
by the Olympus PK 7200. Immunohematology, 152-155.
Jeremiah ZA, Buseri FI (2003). Rh antigen and phenotype
frequencies and probable genotypes for the four main ethnic
groups in Port Harcourt, Nigeria. Immunohematology,
volume19, number 3, 86 – 89.
Thakral B, Saluja K, Sharma RR, Marwaha (2010). N. Phenotype
frequency of blood group systems in north Indian blood donors,
Pudmed, 43(1): 17-22.
Trần Ngọc Quế, Nguyễn Anh Trí, Phạm Quang Vinh, Nguyễn
Đức Thuận, Bùi Thị Mai An, Đào Thị Tú Vân (2008). Nghiên
cứu xây dựng và duy trì nguồn người hiến máu có nhóm máu
RhD (-) tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Tạp chí y
học Việt Nam, tập 344: 679 – 685.


393



×