Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Theo dõi nồng độ digoxin trong điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất - TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.75 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

THEO DÕI NỒNG ĐỘ DIGOXIN
TRONG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT – TP HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Thu Hiền*, Nguyễn Tuấn Dũng**, Phạm Trung Hà*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng digoxin về mức độ an toàn và hiệu quả từ đó đưa ra những khuyến
cáo về việc theo dõi nồng độ digoxin trong trị liệu tại bệnh viện Thống Nhất
Phương pháp: Hồi cứu, cắt ngang từ tháng 07 đến tháng 09 năm 2010. Mẫu máu của bệnh nhân được lấy
ở tĩnh mạch tay sau khi uống liều thứ 7. Sử dụng kỹ thuật hóa phát quang (chemiflex) trên máy ARCHITECT
i2000 SR Abbott.
Kết quả: có 35 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu này. Nồng độ digoxin huyết tương trung bình đo được
là 0,56 ± 0,24 ng/ml. Có 22 bệnh nhân (62,86%) với mức digoxin huyết dưới 0,5 ng/ml, 8 bệnh nhân (22,86%)
có mức digoxin từ 0,5-0,8 ng/ml, 3 bệnh nhân (8,57%) có mức digoxin từ 0,8 – 1,2 ng/ml và 2 bệnh nhân
(5,71%) có mức digoxin huyết từ 1,2 – 2,0 ng/ml. Nồng độ đáy trung bình của digoxin ở nhóm bệnh nhân có
tương tác với amiodaron cao hơn nhóm khác (p<0,05) và liều khuyến cáo cho nhóm bệnh nhân này là 0,0625
mg/ngày.
Kết luận: Nồng độ đáy trung bình của digoxin sau liều thứ 7 là 0,56 ± 0,24 ng/ml khi sử dụng liều điều trị
là 0,125 mg digoxin/ngày. Đa số bệnh nhân (62,86%) có nồng độ đáy thấp hơn ngưỡng trị liệu (< 0,5 ng/ml).
Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ đáy của nhóm bệnh nhân có tương tác thuốc với amiodaron cao hơn nhóm
khác (p<0,05).
Từ khóa: theo dõi trị liệu, Digoxin, hiệu quả, an toàn

ABSTRACT
THERAPEUTIC DRUG MONITORING OF SERUM DIGOXIN CONCENTRATION
IN THONG NHAT HOSPITAL
Pham Thi Thu Hien, Nguyen Tuan Dung, Pham Trung Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh* Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 348 - 352


Objects: To investigate using of digoxin about safety and efficacy, to adjust dosing of digoxin on patients
having risk of overdose or poisson and doing assays of digoxin measure in serum at Thong Nhat hospital.
Methods: A prospective, cross-sectional study from July to September 2010. Blood samples were done after
12h of the seventh dose and one sample for a patient. Using chemiflex technology on the ARCHITECT i2000 SR
Abbott.
Results: 35 patients were included in this study. The mean plasma trough concentrations of digoxin after 7th
dose were 0.56 ± 0.24 ng/ml. There are 22 patients (62.86%) with digoxin levels under 0.5 ng/ml, 8 patients
(22.86%) with digoxin levels ranging from 0.5 – 0.8 ng/ml, 3 patients (8.57%) with digoxin levels ranging from
0.8 – 1.2 ng/ml and 2 patients (5.71%) with digoxin levels ranging from 1.2 – 2.0 ng/ml. The mean plasma
trough concentration of digoxin in patients that interact with amiodaron is higher than others (p<0.05) and the
recommend dose is 0.0625 mg/day.
Conclusions: The mean plasma trough concentration of digoxin after 7th dose was 0.56 ± 0.24 ng/ml when
*Bệnh viện Thống Nhất
**Khoa Dược - ĐH Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Tuấn Dũng
ĐT: 0903343832
Email:

348

Chuyên Đề Dược Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

using dose 0.125 mg digoxin/day. The majority of patients (62.86%) had trough concentration lower than the
therapeutic range (< 0.5 ng/ml). The study found that mean plasma trough concentration of digoxin in patients
that interact with amiodaron is higher than others (p<0.05).

Keywords: TDM, Digoxin, efficacy, safety

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với tác dụng trên tim mạch là tác dụng chủ
yếu của digoxin, làm tâm thu ngắn và mạnh,
tâm trương dài ra, nhịp tim chậm lại. Nhờ đó
tim được nghỉ nhiều hơn, máu từ nhĩ vào thất ở
thời kỳ tâm trương được nhiều hơn, cung lượng
tim tăng và nhu cầu oxy giảm. Do đó, bệnh nhân
đỡ khó thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường.
Thuốc còn làm giảm dẫn truyền nội tại và tăng
tính trợ của cơ tim nên nếu tim bị loạn nhịp,
thuốc có thể làm đều nhịp trở lại(6,8).
Digoxin là thuốc có khoảng trị liệu hẹp nên
với những tương tác thuốc làm tăng nồng độ
của digoxin huyết tương có thể gây ngộ độc cho
bệnh nhân, như tương tác thuốc giữa digoxin và
amiodaron có thể gây tăng nồng độ digoxin
huyết lên gấp đôi, có thể gây ngộ độc và có thể
đe dọa tính mạng. Do đó, việc đo nồng độ
digoxin trong huyết tương giúp ích cho thầy
thuốc đánh giá được đầy đủ khi chỉ định
digoxin cũng như đánh giá chính xác hơn các
dấu hiệu của ngộ độc digoxin(1,5,14). Như vây, xét
nghiệm đo nồng độ digoxin huyết tương nên
được xem là xét nghiệm cơ bản của các bệnh
nhân có điều trị digoxin(2,3,4,13). Với đặc điểm
bệnh nhân phải điều trị digoxin tại bệnh viện
Thống Nhất là người cao tuổi, đa bệnh lý và việc
theo dõi nồng độ digoxin chưa được thực hiện.

Do vậy, chúng tôi tiến hàng nghiên cứu đề tài
này với các mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng
digoxin về mức độ an toàn và hiệu quả, hiệu chỉnh
liều ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc và triển
khai xét nghiệm đo nồng độ digoxin trong máu tại
bệnh viện Thống Nhất.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
35 bệnh nhân được chỉ định dùng digoxin
đường uống điều trị nội trú tại bệnh viện Thống

Chuyên Đề Dược Khoa

Nhất. Bệnh nhân dùng digoxin lần đầu tiên khi
nhập viện. Bệnh nhân đã dùng digoxin trước đó
nhưng đã nghỉ dùng được trên 7 ngày. Loại trừ
những bệnh nhân đang dùng digoxin trước lúc
nhập viện, bệnh nhân phẫu thuật, bệnh nhân
quá suy kiệt.

Phương pháp nghiên cứu
- Mô tả cắt ngang: từ tháng 7 đến tháng 9
năm 2010.
Mẫu máu của bệnh nhân được lấy ở tĩnh
mạch tay sau khi uống liều thứ 07 từ 12 đến 24
giờ. Lấy mẫu 01 lần/bệnh nhân, nếu có các dấu
hiệu ngộ độc sẽ lấy tại thời điểm đó.
-Phương pháp đo: sử dụng kỹ thuật hóa
phát quang (chemiflex) với giao thức linh hoạt

và sử dụng phản ứng pre-trigger/trigger để làm
tăng sự phát sáng. Máy đo: ARCHITECT i2000
SR Abbott.

Các thông số khảo sát
- Đặc điểm bệnh nhân: tuổi tác, cân nặng,
giới tính.
- Theo dõi kết quả cận lâm sàng: nồng độ các
chất điện giải, creatinin, điện tâm đồ, siêu âm
tim, nhịp tim, nhịp hô hấp, …
- Bệnh lý: bệnh chính (suy tim, rung nhĩ, suy
tim kèm rung nhĩ), bệnh kèm.
- Thuốc: các thuốc dùng kèm.
- Theo dõi tiến triển của bệnh nhân: tình
trạng khó thở, nhịp tim, mệt, điện tâm đồ.
- Theo dõi các dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc:
trên hệ tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, thị giác,…
Xử lý số liệu: Microsoft Excel 2008 để tính
các giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, test t so
sánh các giá trị trung bình.

349


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

Nồng độ TB


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
Các thông số về đặc điểm bệnh nhân
Giới
Nam
Nữ
Tuổi (năm)
Na+
K+
Nồng độ các chất điện giải
Ca++
(mmol/L)
Mg++
ClPhân suất tống máu (%)
Độ thanh thải creatinin huyết
tương (ml/phút)
Suy tim
Rung nhĩ
Bệnh chính
Suy tim kèm
rung nhĩ

Giá trị
21 (60%)
14 (40%)
74,49 ± 9,95
136,94 ± 3,88
4,26 ± 0,55
2,27 ± 0,13
1,01 ± 0,31

103,40 ± 4,00
49,79 ± 12,15
43,25 ± 15,78
40,00 (%)
8,57 (%)
51,43 (%)

Bảng 2. Các thuốc dùng kèm có khả năng xảy ra
tương tác với digoxin
Thuốc
Amiodaron
Budesonid
Furosemid
Salbutamol
Spironolacton
Fatig *
Solumedrol **
Ức chế men chuyển
Diazepam

Số lượng
4
3
15
3
10
2
1
9
4


Tỷ lệ (%)
11,43
8,57
42,86
8,57
28,57
5,71
2,86
25,71
11,43

(*) Fatig (Calcium glycerophosohate + magnesium
gluconate) (**) Solumedrol (hydrocortisone + cortisone)

Bảng 3. Kết quả nồng độ digoxin huyết tương
Nồng độ (ng/ml)
< 0,5
> 0,5 – 0,8
> 0,8 – 1,2
> 1,2 – 2,0
Tổng số

Số bệnh nhân
22
8
3
2
35


Tỷ lệ (%)
62,86
22,86
8,57
5,71
100

Bảng 4. Nồng độ digoxin theo bệnh chính
Nồng độ
(ng/ml)

< 0.5
> 0,5 – 0,8
> 0,8 – 1,2
> 1,2 – 2,0
Tổng

350

Suy tim
n
11
2
1
0
14

%
78,57
14,29

7,14
0,00
100

Nhóm bệnh
Rung nhĩ
n
1
1
1
0
3

%
33,33
33,33
33,33
0,00
100

Suy tim kèm
rung nhĩ
n
%
11
61,11
4
22,22
1
5,56

2
11,11
18
100

0,47 ± 0,26
(ng/ml)

0,68 ± 0,37
(ng/ml)

0,60 ± 0,38
(ng/ml)

Bảng 5. Sự ảnh hưởng tương tác thuốc và nồng độ
digoxin huyết tương
Thuốc tương tác
Amiodaron
Thuốc tương tác ở mức độ trung bình *
Nhóm không có tương tác thuốc

Nồng độ trung
bình (ng/ml)
0,99 ± 0,52
0,60 ± 0,23
0,40 ± 0,09

(*) Thuốc có tương tác với digoxin ở mức độ trung bình:
furosemid, captopril, salbutamol, spironolacton,…


Bảng 6. Sự cải thiện chất lượng thở của bệnh nhân
Nhịp hô hấp (lần/phút)

Trước điều trị Sau điều trị
21,66 ± 2,67 16,22 ± 1,37

Nồng độ digoxin huyết tương
trung bình

0,56 ± 0,24 (ng/ml)

Bảng 7. Sự cải thiện tần số tim của bệnh nhân
Nhịp tim (lần/phút)

Trước điều trị
Sau điều trị
110,24 ± 30,64 80,24 ± 8,73

Nồng độ digoxin huyết
tương trung bình

0,56 ± 0,24 (ng/ml)

Bảng 8. Liều digoxin được hiệu chỉnh khi dùng
chung với amiodaron
STT

1
2
3


ClCr
Cldigoxin Cdigoxin Cdigoxin
Liều
(ml/phút) (ml/phút) khảo sát mục tiêu hiệu chỉnh
(ng/ml) (ng/ml) (mg/ngày)
30,34
49,47
1,08
0,56
0,0616
48,14
65,36
0,43
0,56
0,0810
33,40
52,39
1,46
0,56
0,0649
Trung bình liều dùng/ngày
0,0692

Với liều dùng 0,125 mg digoxin/ngày, nồng
độ digoxin của 22 bệnh nhân (62,86%) sau ngày
thứ 7 có giá trị dưới khoảng trị liệu (< 0,5
ng/ml); tất cả bệnh nhân trong nhóm này đều có
đáp ứng điều trị tốt. Có 8 bệnh nhân (22,86%) có
nồng độ digoxin huyết tương nằm trong

khoảng trị liệu từ 0,5 – 0,8 ng/ml, những bệnh
nhân này đa số bị suy tim có kèm rung nhĩ và
đáp ứng tốt với liều điều trị này, tức là có sự cải
thiện về chất lượng thở, kiểm soát nhịp tim, hết
đau ngực, đỡ mệt.
Theo kết quả phân tích tổng hợp (metaanalysis)(7,9) gần đây, những bệnh nhân có nồng
độ digoxin huyết tương thấp trong khoảng (0,5 –
0,9 ng/ml) giảm tỷ lệ tử vong và giảm tần suất
nhập viện hơn so với những bệnh nhân có nồng
độ digoxin huyết tương ở mức 1,0 -1,2 ng/ml

Chuyên Đề Dược Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
hoặc > 1,2 ng/ml. Kết quả khảo sát của nhóm
nghiên cứu cho thấy có 3 bệnh nhân (8,57%) có
nồng độ digoxin huyết tương thuộc khoảng
0,8 – 1,2 ng/ml. Và chỉ có 2 bệnh nhân có nồng
độ digoxin huyết tương trong khoảng
1,2 – 2,0 ng/ml, đây là mức nồng độ cần hết sức
lưu ý trong quá trình điều trị; tuy nhiên ở mức
nồng độ này thì 2 bệnh nhân bị suy tim kèm
rung nhĩ (5,71%) có đáp ứng tốt trong điều trị,
nồng độ các chất điện giải ở mức bình thường,
không thấy có các dấu hiệu của việc ngộ độc
digoxin và có sự cải thiện tốt trên điện tâm đồ.
Trong số 14 bệnh nhân suy tim có 2 bệnh nhân
có nồng độ digoxin huyết tương nằm trong
khoảng trị liệu 0,5 – 0,8 ng/ml (chiếm 14,29%).

Khoảng trị liệu trong điều trị rung nhĩ (0,8 – 2,0
ng/ml), có 1 bệnh nhân có rung nhĩ đơn độc
được chỉ định dùng digoxin để kiểm soát nhịp
nhanh trên thất; có 3 bệnh nhân (16,67%) suy tim
có kèm rung nhĩ được chỉ định dùng digoxin để
kiểm soát rung nhĩ cơn và cải thiện tình trạng
suy tim.
Tương tác thuốc giữa digoxin và amiodaron
có thể gây tăng nồng độ digoxin huyết lên gấp
đôi và có thể gây ngộ độc cho bệnh nhân(10).
Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân đều có
đáp ứng tốt, không có biểu hiện ngộ độc
digoxin. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra
khoảng nồng độ tối ưu trong điều trị với digoxin
là 0,8 – 1,2 ng/ml(11,12), trong khi nồng độ trung
bình của đề tài nghiên cứu này là 0,56 ± 0,24
ng/ml, có sự khác biệt có ý nghĩa so với kết quả
nồng độ digoxin huyết tương trung bình của các
nghiên cứu trước. Như vậy, để đạt được hiệu
quả điều trị thì các bệnh nhân của nhóm nghiên
cứu này chỉ cần đạt nồng độ 0.56 ng/ml mà
không cần đạt đến nồng độ cao hơn (0,8 – 1,2
ng/ml). Do vậy, nồng độ digoxin mong muốn
được đề nghị đối với nhóm bệnh nhân này 0,56
ng/ml. Qua kết quả tính được ở bảng 8, người
nghiên cứu đề nghị lấy liều trung bình cho
nhóm bệnh nhân này là 0,0625 mg (tương
đương ¼ viên 0,25 mg, dạng bào chế đã có trên
thị trường).


Chuyên Đề Dược Khoa

Nghiên cứu Y học

KẾT LUẬN
Nồng độ digoxin huyết tương trung bình
Đo được trên nhóm bệnh nhân là 0,56 ± 0,24
ng/ml, nồng độ cao nhất là 1,77 ng/ml và thấp
nhất là 0,3 ng/ml.

Phân bố bệnh nhân theo các khoảng nồng
độ
22 bệnh nhân (62,86%) có nồng độ dưới
0,5 ng/ml, 8 bệnh nhân (22,86%) có nồng độ
thuộc khoảng 0,5 – 0,8 ng/ml, 3 bệnh nhân
(8,57%) có nồng độ thuộc khoảng 0,8 – 1,2 ng/ml
và có 2 bệnh nhân (5,71%) có nồng độ thuộc
khoảng 1,2 – 2,0 ng/ml.

Hiệu chỉnh liều digoxin uống trên một số
bệnh nhân có dùng chung với amiodaron
Nhóm tương tác với amiodaron có nồng độ
trung bình 0,99 ± 0,52 ng/ml cao hơn có ý nghĩa
thống kê (p< 0,05) so với nhóm có mức độ tương
tác trung bình có nồng độ trong khoảng
0,53 ± 0,31 ng/ml và nhóm không có tương tác
thuốc có nồng độ trong khoảng 0,40 ± 0,09
ng/ml. Liều trung bình khuyến cáo cho nhóm
bệnh nhân này là 0,0625 mg/ngày.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.
5.
6.
7.
8.
9.

Ali Ahmed, MD, (2008), An Update on the Role of Digoxin in
Older Adults with Chronic Heart Failure.
Amitava Dasgupta, PhD, DABCC, FACB, (2008), Handbook of
drug monitoring methods, Humana press, Totowa, New Jersey;
1; pp.1-126.
Andrew Sidwell, Murray Barclay, Evan Begg and Grant
Moore, (2003), The practice of digoxin therapeutic drug
monitoring, Journal of the New Zealand Medical Association,
12-December-2003, Vol 116 No 1187.
Barbara G.Wells. PharmD, (2006), Pharmacotherapy handbook,
Mc Graw-Hill; 7; pp.71-90.
Bộ Y tế, (2009), Dược thư quốc gia Việt nam.NXB Y học; tr.439441.
Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc Hoa, (2009), Điện tâm đồ trong
thực hành lâm sàng, NXB Y học, tr.114-116.
Goldman Ausiello, (2008), Cecil’s Textbook of medicine 23rd,
Elservier.
Hội tim mạch học Việt Nam. Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim

mạch và chuyển hóa. NXB Y học, tr.439.
Hood WB Jr, Dans AL, Guyatt GH, Jaeschke R, McMurray
JJV, (2003), Digitalis for treatment of congestive heart failure
in patients in sinus rhythm. Cochrane Database of Systematic
Reviews 1, 2003.

351


Nghiên cứu Y học
10.

11.
12.

352

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Hunt SA, Baker DW, Chin MH et al, (2001), ACC/AHA
guidelines for evaluation and management of chronic heart failure in
adult, J Am Coll Cardiol; 104: pp.2966 – 3007.
Jung F, DiMarco JP (2008), Treatment strategies for atrial
fibrillation 2008; 104: pp.272-286.
Larry a. Bauer, (2006), Clinical pharmacokinetic handbook,. Mc
Graw-Hill; 6; pp.139-172.

13.

14.


Nguyen Huong Thao, Mai Phương Mai, Nguyen Tuan Dung,
Bui Tung Hiep, (2003), Clinical monitoring digoxin concentration
at Trung Vuong hospital, HoChiMinh city.
Thạch Nguyễn, (2007), Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán
và điều trị Bệnh tim mạch 2007. NXB Y học, pp.412-413.

Chuyên Đề Dược Khoa



×