Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả điều trị dị dạng lõm ngực ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.48 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG LÕM NGỰC Ở TRẺ EM  
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2  
Trần Thanh Vỹ *, Trương Anh Mậu**, Lê Phước Tân**, Ngô Hồng Phúc**, Nguyễn Thị Ngọc Ngà**,  
Võ Duy Khánh** 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu triển khai điều trị dị dạng thành ngực và áp dụng kỹ thuật Nuss 
trong điều trị lõm ngực bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 10/2011 đến 03/2013. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt các trường hợp bệnh. Mẫu nghiên cứu gồm các bệnh nhân đến khám 
tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 10/2011 đến 03/2013. Mô tả các đặc điểm chung của bệnh nhân. Phân loại hình thái 
biến dạng dựa vào bảng phân loại Park. Bệnh nhân lõm ngực có chỉ định phẫu thuật được đặt thanh kim loại tạo 
thành vòm dưới xương ức qua vết mổ nhỏ hai bên ngực, thanh kim loại được xoay ngược lại và chống thành 
ngực bị lõm lên và chỉnh sửa lại được dị dạng. Đánh giá kết quả ban đầu trong thời gian theo dõi ít nhất 3 tháng. 
Kết quả: Có 40 bệnh nhi (27 nam và 13 nữ) được điều trị phẫu thuật, trong đó có 33 ca thuộc dạng 1a, 6 ca 
thuộc dạng 1b và 1 ca thuộc dạng 2a1 theo bảng phân loại của tác giả Park. Tuổi trung bình của bệnh nhi là 9,5 
(nhỏ nhất: 3 tuổi, lớn nhất: 15 tuổi). Thời gian phẫu thuật trung bình 80 phút (ngắn nhất 45 phút, lâu nhất 150 
phút). Thời gian nằm viện trung bình là 5 ngày (ngắn nhất 4 ngày, dài nhất 14 ngày). Chỉ duy nhất 1 trường 
hợp đặt 2 thanh. Biến chứng: Có 3 trường hợp viêm phổi thùy, 9 trường hợp tràn khí dưới da nhưng đều tự hấp 
thu và 3 trường hợp lõm ngực tồn lưu. Tỷ lệ hài lòng của người nhà là khoảng 80%. 
Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy phương pháp Nuss hiệu quả và an toàn, ít biến chứng trong điều trị 
lõm ngực bẩm sinh. 
Từ khóa: Dị dạng thành ngực. 

ABSTRACT 
RESULT OF PECTUS EXCAVATUM DEFORMITY TREATMENT AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2  
 Tran Thanh Vy, Truong Anh Mau, Le Phuoc Tan, Ngo Hong Phuc, Nguyen Thi Ngoc Nga,  
Vo Duy Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 187 ‐ 192 


Objectives: The aim of this study was to assess the initial results of pectus excavatum deformity treatment 
by Nuss procedure at the Children’s Hospital 2 from 10/2011 to 03/2013. 
Methods:  Case  series  study.  From  10/2011  to  03/2013,  all  patients  evaluated  for  pectus  excavatum 
deformity at the Children’s Hospital 2 were selected in our study. We described common characteristics of these 
patients,  classified  deformity  patterns  based  on  Park’s  classification.  A  convex  steel  bar  is  inserted  under  the 
sternum of patients with pectus excavatum through small bilateral thoracic incisions. The steel bar is inserted 
with the convexity facing posteriorly and when it is in position, the bar is turned over, thereby correcting the 
deformity. Short term results were estimated in at least 3 months. 
Results:  From  10/2011  to  03/2013,  40  patients  (27  males  and  13  females)  were  evaluated  for  pectus 
excavatum deformity at the Children’s Hospital 2, composed of 33 cases of type 1a, 6 cases of type 1b, 1 cases 
of  type  2a1of  Park’s  classification  with  mean  age  9.5  years  (min:  3  years,  max:  15  years).  Mean 
* Đại Học Y Dược TP HCM   

** Bệnh Viện Nhi Đồng 2. 

Tác giả liên lạc: Bs Trương Anh Mậu 

Chuyên Đề Ngoại Nhi 

 ĐT: 0919351195 

 Email:  

187


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013


hospitalisation stay: 5 days (min 4 days, max 14 days). The mean times of surgery were 80 minutes (min: 45 
minutes, max: 150 minutes). Only 1 patient were used 2 bars. Complications: 3 cases of lobar pneumonia, 
9  case  of  subcutaneous  emphysema  (all  spontaneous  absorption),  3  cases  of  persistent  pectus  excavatum. 
Satisfaction of patient’s family is 80%. 
Conclusion: Nuss operation is safe, effective, less complications in treating the pectus excavatum. 
Key words: Pectus excavatum deformity treatment. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dị  dạng  lồng  ngực  được  chia  thành  hai 
nhóm: Dị dạng thành ngực sau và dị dạng thành 
ngực trước. 
Dị  dạng  thành  ngực  sau  bao  gồm  các  dị 
dạng về cột sống: Gù, vẹo, ưỡn cột sống. 
Dị  dạng  thành  ngực  trước  bao  gồm:  Ngực 
phễu  (pectus  excavatum),  ngực  ức  gà  (pectus 
carinatum),  hở  xương  ức  (cleft  sternum),  hội 
chứng Poland, tim ngoài lồng ngực, teo hẹp lồng 
ngực bẩm sinh. Trong các dị dạng trên,lõm ngực 
bẩm sinh chiếm tỉ lệ cao nhất 90% dị dạng lồng 
ngực(7,1). 
Dị  dạng  lõm  ngực  bẩm  sinh  là  biến  dạng 
lồng ngực do sự phát triển bất thường của một 
số xương sườn và xương ức làm cho lồng ngực 
bị lõm vào. 
Mặc  dù  chưa  có  bằng  chứng  về  gen  liên 
quan  tới  bệnh,  yếu  tố  di  truyền  cũng  được  ghi 
nhận ở bệnh này. Khoảng 35% người lõm ngực 
có  người  thân  trong  gia  định  cùng  bị  bệnh. 
Người  ta  ghi  nhận  có  thể  có  sự  liên  quan  giữa 
bệnh lý này và hội chứng Marfant(1). 

Theo  các  nghiên  cứu  của  Mỹ,  tỉ  lệ  dị  tật 
này  chiếm  từ  1/400  –  1/300  trẻ  sinh  sống,  trẻ 
trai chiếm ưu thế so với trẻ gái với tỷ lệ 3:1(1). 
Tại Việt Nam chưa tìm thấy nghiên cứu về tần 
suất dị tật này. 
Lõm ngực nếu không điều trị tùy theo mức 
độ  sẽ  gây  các  vấn  đề  về  đau  do  biến  dạng 
xương,  căng  cơ  hoặc  chèn  ép  tim  phổi  ảnh 
hưởng  đến  hoạt  động  thể  lực  của  bé.  Ngoài  ra 
tâm lý mặc cảm với hình thức dị dạng của mình 
khi trẻ lớn cũng có thể ảnh hưởng đến tâm sinh 
lý của trẻ (thiếu tự tin, chậm phát triển). 

188

Trước  đây,  phẫu  thuật  Ravitch  (cải  biên)  là 
phẫu thuật duy nhất và chuẩn mực để sửa chữa 
dị  dạng  lõm  ngực  bẩm  sinh.  Tuy  nhiên  đây  là 
phẫu  thuật  gây  tàn  phá,  để  lại  sẹo  lớn  và  một 
lồng  ngực  tuy  không  lõm  nhưng  cũng  không 
đẹp.  Năm  1987,  Donald  Nuss  giới  thiệu  phẫu 
thuật  ít  can  thiệp  (Nuss  procedure),  luồn  một 
thanh kim loại qua ngực để nâng phần ngực lõm 
lên. Phẫu thuật này ngày càng được chấp nhận 
như một phương pháp thay thế cho kỹ thuật của 
Ravitch. Kỹ thuật này có ưu điểm lớn là xâm lấn 
tối thiểu, ít tàn phá, thời gian phẫu thuật nhanh, 
ít  mất  máu,  trẻ  nhanh  chóng  hồi  phục  về  với 
cuộc  sống  bình  thường  do  thời  gian  nằm  viện 
ngắn(3, 2,4,5). Các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn 

Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Singapore đã áp 
dụng phẫu thuật Nuss từ nhiều năm về trước(4, 
5). Tại Việt Nam, bệnh viện Chợ Rẫy; bệnh viện 
Đại  Học  Y  Dược  đã  thực  hiện  phẫu  thuật  loại 
này  từ  năm  2008  với  kết  quả  rất  tốt  cho  thấy 
phương  pháp  Nuss  là  an  toàn  và  hiệu  quả,  ít 
biến chứng(6) 
 Đáp  ứng  nhu  cầu  điều  trị  về  bệnh  lý  này, 
khoa CTCH bệnh viện Nhi Đồng 2 và bệnh viện 
Đại  Học  Y  Dược  cũng  đã  tiến  hành  thực  hiện 
loại phẫu thuật lõm ngực từ 10/2011 và đạt được 
một  số  kết  quả  nhất  định.  Chúng  tôi  thực  hiện 
nghiên  cứu  này  nhằm  trình  bày  những  kinh 
nghiệm  bước  đầu  có  được  về  điều  trị  dị  dạng 
này ở trẻ em. 

Mục tiêu nghiên cứu 
Đánh giá kết quả bước đầu triển khai điều trị 
dị  dạng  thành  ngực  và  áp  dụng  kỹ  thuật  Nuss 
trong điều trị lõm ngực bẩm sinh tại bệnh viện 
Nhi Đồng 2 từ 10/2011 đến 03/2013. 

Chuyên Đề Ngoại Nhi  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất  cả  các  bệnh  nhi  có  dị  dạng  lõm  ngực 
được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 

2 từ 10/2011 đến 03/2013. 

Phương pháp nghiên cứu 
Tiền cứu mô tả một loạt các trường hợp. 

Phương pháp thực hiện 

trong  lồng  ngực.  Khi  thanh  đã  vào  lồng  ngực, 
xoay ngược thanh với trợ cụ để thanh bẩy lồng 
ngực lõm lên, từ đó chỉnh được  biến  dạng  lõm 
của lồng ngực. Cố định thanh với chỉ thép 2 bên 
xương sườn. 
Giảm  đau  hậu  phẫu  bằng  Morphin  truyền 
tĩnh mạch hoặc hỗn hợp Marcain + Fentanyl. 
Biến  chứng  hậu  phẫu  được  phát  hiện  bằng 
khám lâm sàng và XQ. 
Thời gian theo dõi ít nhất 3 tháng. 

Bệnh nhi lõm ngực được thiết lập chẩn đoán 
bằng thăm hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và chụp 
XQ phổi thẳng và nghiêng. 

KẾT QUẢ 

Phân  loại  lõm  ngực  theo  bảng  phân  loại 
Park(4,5): 

Bảng 1: Giới 

Type IA: Lõm đồng tâm khu trú. 

Type IB: Lõm đồng tâm dẹt rộng. 

Nghiên cứu Y học

Giới 

Nam
Nữ

Số ca
27
13

%
68
32

Type IIA1: Lõm lệch tâm khu trú. 

Tuổi 

Type IIA2: Lõm lệch tâm dẹt rộng. 
Type IIA3: Lõm lệch tâm tạo kênh sâu, dài. 

Trung  bình  9,5  tuổi,  nhỏ  nhất:  3  tuổi,  lớn 
nhất: 15 tuổi. 

Type hỗn hợp: Phối hợp lồi và lõm. 

Địa chỉ cư ngụ 


Hở  xương  ức  khám  lâm  sàng  thấy  khuyết 
giữa  ngực,  thấy  tim  và  mạch  máu  lớn  đập 
dưới da. 
Hội chứng Poland gồm mất cơ ngực lớn, bất 
sản sụn sườn, tật dính các ngón tay. 

Bảng 2: Địa chỉ cư ngụ 
TPHCM
Tỉnh

Số ca
30
10

%
75
25

Phân loại lõm ngực 

Do bước đầu thực hiện phẫu thuật loại này 
nên chúng tôi chỉ khu trú lựa chọn bệnh nhân 
phẫu thuật Type IA, Type IB, Type IIA1, Type 
IIA2. 

Bảng 3: Phân loại lõm ngực 

Chỉ định mổ khi bệnh nhân có dấu hiệu mệt 
khi  gắng  sức,  đẩy  lệch  tim  trên  XQ  phổi,  hoặc 

bệnh  nhân  than  phiền  về  thẩm  mỹ.  Khi  có  chỉ 
định  phẫu  thuật  bệnh  nhân  được  chỉ  định  xét 
nghiệm  tiền  phẫu,  chụp  CT  ngực  đo  chỉ  số 
Haller, siêu âm tim và đo chức năng hô hấp. 

Dị  tật  đi  kèm,  bệnh  di  truyền  và  liên  quan 
tính chất gia đình: Ghi nhận 2 trường hợp có hở 
2 lá nhẹ do sa van.  

Phẫu  thuật  Nuss  tiến  hành  bằng  cách  xác 
định lại type biến dạng và các vị trí lồi lõm trên 
thành ngực, treo xương ức lên giá đỡ, đo và uốn 
thanh kim loại trước. Rạch hai vết mổ 3 cm hai 
bên  thành  ngực,  dùng  clamp  cán  dài  bóc  tách 
trung  thất  xuyên  qua  khoang  màng  phổi  đối 
bên,  đặt  thanh  kim  loại  đã  uốn  định  hình  vào 

Chuyên Đề Ngoại Nhi 

Type
IA
IB
IIA1

Số ca
33
06
01

%

83
15
2

Chỉ số Haller trung bình trước và sau mổ 
Bảng 4: Chỉ số Haller trung bình trước và sau mổ 
Trước mổ
3,9 ± 0,8

Sau mổ
2,6 ± 0,5

Thời gian phẫu thuật 
Trung bình 60 phút, ngắn nhất 45 phút, dài 
nhất 150 phút. 
Số thanh kim loại được đặt. 

189


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Nghiên cứu Y học 
Bảng 5: Số thanh kim loại được đặt 
Số thanh
1 thanh
2 thanh

Số bệnh nhân
39

01

này.  
%
98
2

Thời gian nằm viện 
Trung  bình  5  ngày,  ngắn  nhất  4  ngày,  dài 
nhất 14 ngày. 

Biến chứng 
Bảng 6: Biến chứng 
Viêm phổi thùy
Tràn khí dưới da
Di lệch khung kim loại
Đau nhiều sau mổ

Số lượng
3
5
3
15

%
7,5
12,5
7,5
37,5


Mức độ hài lòng của người nhà. 
Bảng 7: Mức độ hài lòng của người nhà 
Rất hài lòng
Hài lòng
Chấp nhận được

Số ca
30
08
01

%
36
43
21

BÀN LUẬN 
Từ  10/2011  đến  03/2013,  chúng  tôi  đã  tiến 
hành phẫu thuật nâng ngực lõm cho 40 trường 
hợp. Tỷ lệ nam:nữ trong nghiên cứu của chúng 
tôi là khoảng 2:1, so với báo cáo của tác giả Trần 
Thanh Vỹ (nam: nữ là 4:1) và y văn (tỷ lệ 3:1) thì 
tỷ  lệ  nữ  có  hơi  khác  hơn  một  chút,  có  lẽ  do  số 
lượng  mẫu  chưa  nhiều,  chưa  mang  tính  đai 
diện. 
Tuổi  bệnh  nhân  trong  nhiên  cứu  này  được 
phẫu thuật trung bình là 9,5, nhỏ nhất là 3 tuổi, 
lớn nhất là 15 tuổi do giới hạn tuổi phẫu thuật ở 
bệnh viện nhi. Qua quá trình phẫu thuật, chúng 
tôi nhận thấy lứa tuổi thích hợp nhất để làm là 

từ  5  ‐  7  tuổi  vì  lồng  ngực  của  trẻ  lúc  này  còn 
tương  đối  nhỏ,  dễ  dàng  luồn  clamp  qua  trung 
thất  để  đưa  thanh  kim  loại  qua.  Tuy  nhiên, 
chúng tôi cũng nhận thấy với 1 số  trường  hợp, 
điểm  vào  và  ra  của  thanh  nâng  ngực  sẽ  tì  đè 
xương sườn khiến phần lồng ngực dưới xương 
ức  sẽ  lõm  xuống  1  ít,  chúng  tôi  gọi  là  lõm  thứ 
phá, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của 
lồng ngực sau mổ. Do đó cần giải thích với gia 
đình  trước  để  tránh  gây  thắc  mắc  về  phần  lõm 

190

Các trẻ được tiến hành phẫu thuật cự ngụ 
ở thành phố và các tỉnh gần như tương đương 
nhau  chứng  tỏ  thông  tin  về  bệnh  qua  báo  đài 
đã  phổ  biến  tốt,  lan  tỏa  khắp  nơi.  Và  hầu  hết 
đều đã tham khảo qua báo chí, mạng Internet 
trước  khi  có  quyết  định  phẫu  thuật.  Đó  là  1 
thuận lợi cho công tác giải thích nhưng cũng là 
1 áp lực lớn cho công tác phẫu thuật vì hầu hết 
các hình ảnh minh họa đều là 1 lồng ngực sau 
mổ đẹp hoàn mỹ. 
Theo  tác  giả  Hyung  Joo  Park(4,5),  type  II  và 
type  hỗn  hợp  tạo  hình  rất  khó  và  thường  vẫn 
còn lõm tồn lưu. Do đó, bước đầu thực hiện loại 
phẫu  thuật  này,  chúng  tôi  chủ  trương  chọn  lọc 
bệnh,  chỉ  chọn  những  trẻ  lõm  ngực  dạng  đồng 
tâm khu trú hoặc lõm lệch tâm khu trú nhằm tạo 
thuận  lợi  cho  việc  phẫu  thuật.  Đa  số  các  trẻ 

trong nghiên cứu này thuộc diện lõm ngực dạng 
đồng tâm khu trú 33 ca (chiếm 83%) và 6 ca lõm 
đồng  tâm  dẹt  rộng  (chiếm  15%),  chỉ  01  ca  lõm 
lệch tâm khu trú (chiếm 2%). Và kết quả sau mổ 
của trường hợp này cải thiện cũng chỉ tương đối.  
Chúng  tôi  không  ghi  nhận  trường  hợp  nào 
có  bệnh  di  truyền  hay  liên  quan  tính  chất  gia 
đình, có thể cũng vì lý do mẫu nhỏ (40 ca). Phần 
lớn  các  trường  hợp  chức  năng  tim  đều  bình 
thường nhưng ghi nhận 2 trường hợp có hở 2 lá 
nhẹ  do  sa  van.  Tuy  nhiên  các  trường  hợp  này 
sau  khi  tiến  hành  khám  tim  mạch  thì  vẫn  tiến 
hành phẫu thuật bình thường được do không có 
chống  chỉ  định.  Chức  năng  hô  hấp  chúng  tôi 
khảo sát nhưng không chú ý nhiều vì có nhiều 
bệnh  nhi  nhỏ  tuổi,  không  thực  hiện  được.  Và 
hầu hết các trường hợp (trẻ lớn làm được  chức 
năng hô hấp) đều có hội chức tắc nghẽn và hạn 
chế  mức  độ  vừa  và  trung  bình,  không  ảnh 
hưởng nhiều đến việc phẫu thuật. 
Về  thời  gian  phẫu  thuật,  trung  bình  là  80 
phút  cho  1  ca,  ngắn  nhất  45  phút,  dài  nhất  150 
phút. So với tác giả Trần Thanh Vỹ thì thời gian 
phẫu thuật của chúng tôi không khác biệt nhiều, 
do  kỹ  thuật  thực  hiện  của  chúng  tôi  được 
chuyển  giao  từ  chính  tác  giả  này  nên  việc  thực 

Chuyên Đề Ngoại Nhi  



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
hiện không gặp trở ngại nhiều. Việc chỉ định đặt 
1  hay  2  thanh  kim  loại,  chúng  tôi  dựa  vào  tỉ  lệ 
biến  dạng  xương  ức,  nếu  xương  ức  biến  dạng 
hơn 50% chúng tôi đặt 2 thanh kim loại. Trường 
hợp  đặt  2  thanh  trong  nghiên  cứu  là  bé  trai  12 
tuổi, lồng ngực bé đã cứng chắc, khá lớn và diện 
lõm  rộng,  dẹt.  Kết  quả  sau  mổ  của  bé  là  tốt, 
người nhà hài lòng. 
Thời gian nằm viện của các trẻ trung bình 5 
ngày, ngắn nhất 4 ngày, dài nhất 14 ngày, không 
khác  biệt  nhiều  so  với  nghiên  cứu  của  tác  già 
Trần Thanh Vỹ(6,7). Hậu phẫu, chúng tôi sử dụng 
hỗn hợp Marcain + Fentanyl tê ngoài màng cứng 
truyền liên tục 2 ngày, sau đó chuyển qua giảm 
đau  đường  uống  kết  hợp  Paracetamol  và 
ibuprofen.  Phần  lớn  trường  hợp  bệnh  nhi  đều 
giảm đau tốt nhưng còn 1 số trường hợp (37,5%) 
vẫn  than  đau.  Khi  hỏi  kỹ  thì  các  bé  than  cảm 
giác  đau  là  đau  tì  đè.  Những  trường  hợp  như 
vậy chúng tôi động viên và gửi qua vật lí trị liệu 
tập  thở.  Kết  quả  một  số  bé  có  giảm  đau  hơn 
nhưng phần lớn là phải có thời gian chờ đợi bé 
thích  nghi  với  tình  trạng  tì  đè  này  và  nên  giải 
thích để người nhà bệnh nhi yên tâm. 
Chỉ số Haller (định nghĩa là tỷ lệ giữa đường 
kính ngang lớn nhất của lồng ngực được đo từ 
thành trong lồng ngực và đường kính trước sau 
ngắn  nhất  từ  xương  ức  đến  bờ  trước  đốt  sống) 
trước (3,9 ± 0,8) và sau phẫu thuật (2,6 ± 0,5) cải 

thiện đáng kể chứng tỏ phẫu thuật mang lại kết 
quả tốt. 
Trong  quá  trình  hậu  phẫu,  chúng  tôi  gặp  9 
trường hợp tràn khí dưới da nhưng lượng ít và 
đều tự hấp thu không cần can thiệp, chiếm tỷ lệ 
22,5%  với  các  tác  giả  khác  từ  15%  ‐  25%(6,7,3,5) 
cũng không khác biệt nhiều. Đây là biến chứng 
thường gặp do quá trình bóc tách mô mềm 2 bên 
thành  ngực  nhiều  cũng  như  không  chú  ý  đuổi 
hết khi ra khi đóng vết mổ. Các biến chứng khác 
như tràn dịch tràn máu màng phổi, tụ dịch vết 
mổ,  nhiễm  trùng  vết  mổ  hay  dị  ứng  với  thanh 
kim loại thì chưa có; có lẽ do chúng tôi mới thực 
hiện,  số  lượng  bệnh  nhân  chưa  nhiều  nên  tỷ  lệ 
gặp các biến chứng cũng ít đi. Tuy nhiên, chúng 

Chuyên Đề Ngoại Nhi 

Nghiên cứu Y học

tôi có 3 ca bị viêm phổi thùy. Hai ca bị trong thời 
gian hậu phẫu, 1 ca sau xuất viện 2 tuần. Hai ca 
trong  thời  gian  hậu  phẫu  phát  hiện  sớm  nhờ 
thăm khám lâm sàng mỗi ngày và XQ phổi kiểm 
tra.  Ca  phát  hiện  sau  2  tuần  là  do  tái  khám  bé 
than  đau  ngực  và  ho  nhiều,  không  ngủ  được. 
Các  bé  đều  được  điều  trị  ổn  nhờ  phát  hiện  kịp 
thời, không gây tràn dịch cần dẫn lưu hay phải 
lấy thanh nâng ngực ra. Điều làm chúng tôi vẫn 
còn  chưa  hài  lòng  là  có  3  ca  bị  di  lệnh  thanh 

(chiếm tỷ lệ 7,5%) khiến cho lõm ngực vẫn  còn 
tồn lưu. So với tác giả Trần Thanh Vỹ(6) là 4% thì 
tỷ  lệ  này  gần  gấp  đôi.  Phim  XQ  theo  dõi  sau  6 
tháng  cho  thấy  thanh  nâng  ngực  bị  di  lệnh  lên 
trên chỗ cần nâng của xương ức và các mối chỉ 
cố định đều bị đứt. Khả năng là do khi cố định, 
chúng  tôi  đã  xiết  chỉ  quá  chặt  làm  lực  chỉ  thép 
yếu đi, cũng không loại trừ trường hợp khi uốn 
thanh  kim  loại  nâng  ngực  chưa  thật  sự  ôm  sát 
lồng  ngực  của  các  em,  tạo  điều  kiện  cho  thanh 
dễ di lệch. Chúng tôi dự định sẽ mổ lại để chỉnh 
sửa di lệnh này.  Ngoài  ra,  một  số  các  bệnh  nhi 
tái  khám  thì  thanh  bị  vênh  lên,  sờ  thấy  được 
dưới da (đặc biệt là ở các bé gái, nhỏ tuổi, thành 
ngực  mỏng).  Điều  này  làm  cho  lồng  ngực  sau 
mổ hết phần lõm nhưng bị bè ra 2 bên hông, ảnh 
hưởng  đến  thẩm  mỹ.  Do  đó,  mức  độ  hài  lòng 
của  người  nhà  theo  đó  cũng  giảm  sút,  chỉ  36% 
rất hài lòng sau mổ.  

KẾT LUẬN 
Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi ghi 
nhận dị dạng lồng ngực gặp nhiều, trong đó lõm 
ngực bẩm sinh gặp nhiều nhất. Phẫu thuật Nuss 
an toàn, hiệu quả và ít biến chứng trong điều trị 
lõm ngực bẩm sinh. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.


2.
3.

4.

Kelly  RE  (2008).  Pectus  excavatum  historical  ackround, 
clinical  picture,  preopoerative  evaluation  and  criteria  for 
operation:, seminars in Peaditric Surgery, 17: cpp 181‐193. 
Nuss D (2010). Indications and technique of Nuss procedure 
for pectus excavatum, Thorac. Surg. Clin., 20: pp 583‐597. 
Nuss  D,  Kelly  RE  (1998).  A  10  years  review  of  mimimally 
invasive  technique  for  correction  of  pectus  excavatum.  J 
Pediatr Surg 33: pp 545‐552. 
Park  HJ,  Lee  SY  (2004).  The  Nuss  procedure  for  pectus 
excavatum:  Evolution  of  techniques  and  results  on  322 
patients. Ann Thorac Surg 77:pp 289‐295. 

191


Nghiên cứu Y học 
5.

6.

7.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Park  HJ,  Lee  SY,  (2004).  Complication  associated  with  the 

Nuss  procedure:  Analysis  of  risk  factors  and  suggested 
measures  for  prevention  of  complications.  J  Pediatr  Surg 
39:pp 391‐395. 
Trần Thanh Vỹ (2008). Điều trị dị dạng thành ngực tại bệnh 
viện Đại học Y Dược TP. HCM, Tạp chí Nghiên cứu Y Học 
TP. Hồ Chí Minh, vol 12(4), tr.266‐271. 
Trần Thanh Vỹ, Nguyễn Hoài Nam (2009). Y Học TP. Hồ Chí 
Minh, Vol. 13,: tr 99 – 103.  

8.

Vũ Hữu Vĩnh (2008). Kỹ thuật can thiệp tối thiểu trong phẫu 
thuật lõm ngực bẩm sinh, Y học Việt Nam, vol 352, tr.522‐528. 

 

Ngày nhận bài  

 

 

 11/07/2013. 

Ngày phản biện nhận xét bài báo 

20/07/2013. 

Ngày bài báo được đăng:  


15–09‐2013 

 

 

 

192

Chuyên Đề Ngoại Nhi  



×