Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm lâm sàng và dịch tễ viêm âm đạo do vi nấm candida spp của phụ nữ từ 18 49 tuổi tại Bệnh viện Quận 12 TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.33 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ DỊCH TỄ VIÊM ÂM ĐẠO DO VI NẤM
CANDIDA SPP CỦA PHỤ NỮ TỪ 18-49 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Anh Tuấn*, Võ Văn Nhỏ**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng và dịch tễ của bệnh viêm âm đạo do vi nấm Candida spp của
những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã quan hệ tình dục đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Quận 12 Tp. Hồ
Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng lọat ca.
Kết quả: Về đặc điểm lâm sàng, bệnh nhân có triệu chứng đau khi giao hợp 89,4%, rát 95,1%, đau hạ vị
76,1%, ngứa 66,7%, tiết dịch nhiều 97,3%. Về đặc điểm dịch tễ, đa số bệnh nhân ở nhóm tuổi 25-34 là 59,5%,
còn nhóm tuổi 18-24 là 14,7% và trên 34 tuổi là 25,8%. Về trình độ học vấn cấp 2 chiếm tỷ lệ cao 53,1%, cấp 1
là 10,2% và cấp 3 trở lện là 36,7%. Về tình trạng hôn nhân, đang sống với chồng chiếm tỷ lệ là 95,8%, ly
thân/ly hôn/ góa chiếm tỷ lệ 4,2% . Về nghề nghiệp, công nhân chiếm tỷ lệ 53,4% và nội trợ là 22,7%. Bệnh
nhân sử dụng nước máy chiếm tỷ lệ 12,9%, nước giếng 86,7%. Trong số các bệnh nhân, phơi đồ lót ngoài nắng
là 87,9% và trong trong bóng râm là 12,1%.
Kết luận: Về biểu hiện lâm sàng, đa số bệnh nhân đau khi giao hợp, rát, ngứa và tiết dịch nhiều. Bệnh
thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 25-34, trình độ học vấn thấp, làm công nhân, sống với chồng. Đa số phụ nữ tắm
rửa bằng nước giếng, một số phụ nữ vẫn còn thói quen giặt giũ, và phơi đồ lót trong bóng râm.
Từ khoá: Viêm âm đạo, Candida spp, Quận 12 TP. Hồ Chí Minh

ABSTRACT
CLINICAL MANIFESTATIONS AND EPIDEMIOLOGY OF VULVOVAGINAL CANDIDIASIS IN
WOMEN OF REPRODUCTIVE AGE AT DICTRICT 12 HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY
Phan Anh Tuan, Vo Van Nho
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 166 - 170


Objective: To identify the clinical symptoms and epidemiology of vulvovaginal candidiasis of women
having sexual intercourse from 18-49 years old at Dictrict 12 Hospital in Ho Chi Minh City.
Method: Cases report.
Results: Clinical symptoms are pruritus (66.7%), discharge (97.3%), burning (95.1%), dyspareunia
(89.4%). Ratio of patients under 25 years old was 14.7%, age group from 25 to 34 years old was 59.5% and
above 34 years old was 45.8%. Most patients were middle education level (53.1%). Most patients lived with their
husbands (95.8%). Most women were in the habit of using water from well (86.7%). Some of them still exposed
the underwear in the shadow (12.1%).
Conclusions: Clinical symptoms are discharge, dyspareunia, burning, pruritus. Vulvovaginal candidiasis
tends to be common in age group from 24 to 40 years old, low education level and lived with their husbands.
Most women were in the habit of of using water from well, some of them still exposed the underwear in the

* Bộ môn Ký sinh học, Đại học Y Dược TPHCM, ** Bệnh viện Quận 12 TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Phan Anh Tuấn

166

ĐT: 0908686277

Email:

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

shadow.
Keywords: vulvovaginal, candidiasis, Dictrict 12 Ho Chi Minh City


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm âm đạo do vi nấm là bệnh thường gặp,
đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây bệnh(3).
Có khoảng 75% phụ nữ trên thế giới trải qua ít
nhất một lần viêm âm đạo do vi nấm(8).
Tại Việt Nam, viêm âm đạo do vi nấm
thường gặp nhất. Có 45% phụ nữ viêm âm đạo
từ 2 lần trong một năm(9).Tại Bệnh viện Quận
12 Tp. Hồ Chí Minh, số phụ nữ viêm âm đạo
do vi nấm Candida spp ngày càng tăng nhưng
tại đây chưa có một nghiên cứu nào xác định
đặc điểm lâm sàng và dịch tễ của bệnh này. Vì
vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Xác định các
đặc điểm lâm sàng và dịch tễ bệnh viêm âm
đạo do vi nấm Candida spp của các phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản đã quan hệ tình dục tại
Bệnh viện quận 12 Tp Hồ Chí Minh” để có dữ
liệu khoa học dùng trong chẩn đoán lâm sàng
và phòng chống bệnh tại địa phương.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo hàng loạt ca.

Đối tượng nghiên cứu
264 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã quan
hệ tình dục đến khám phụ khoa tại bệnh viện
Quận 12 Tp. Hồ Chí Minh đã được chẩn đóan
viêm âm đạo do vi nấm Candida spp từ tháng

12/2009- 5/2010.

Thu thập thông tin
Phỏng vấn bệnh nhân dựa vào bộ câu hỏi in
sẵn.

Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ
Bảng 1: Các biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhân
viêm âm đạo do vi nấm.
Đặc điểm
Đau khi giao hợp
Đau hạ vị

Sản Phụ Khoa

Số ca
236
201

Tần số (%)
89,4
76,1

Đặc điểm
Ngứa
Rát
Tiết dịch nhiều

Màu của dịch tiết Trong
âm đạo
Vàng
Xanh
Có máu
Trắng xám
Có mùi của dịch
106
tiết âm đạo

Số ca
176
251
257
72
36
4
4
148

Tần số (%)
66,7
95,1
97,3
27,3
13,6
1,5
1,5
56,1
40,1


Bảng 2: Các đặc điểm dịch tễ của các trường hợp
viêm âm đạo do Candida spp
Đặc tính mẫu nghiên cứu

Số ca

Tần số (%)

39
157
68

14,7
59,5
25,8

27
140
97

10,2
53,1
36,7

141
60
26
14
9

8

53,4
22,7
9,9
5,3
3,4
3,0

6

2,3

253
11

95,8
4,2

Nhóm tuổi
18- 24
25- 34
35 – 49
Trình độ học vấn
Mù chữ đến hết cấp I
Cấp II
Từ cấp III trở lên
Nghề nghiệp
Công nhân
Nội trợ

Buôn bán
Cán bộ viên chức
Nông dân
Thất nghiệp
Học sinh, sinh viên
Tình trạng hôn nhân
Đang sống với chồng
Ly thân/ly hôn/góa

Bảng 3: Phân bố tần số các đặc điểm về tiền sử sản
khoa
Đặc điểm
Chưa sinh lần nào
Số lần sinh
Từ 1-2 lần
con
Từ lần thứ ba trở lên
Sử dụng biện pháp tránh thai
Tránh thai truyền thống
Đặt vòng tránh thai
Thuốc tránh thai
Bao cao su
Triệt sản
Tiền sử sản khoa: Mang thai

Số ca
36
213
15
193

18
78
76
16
5
55

Tần số (%)
13,6
80,7
5,7
73,1
9,3
40,4
39,8
8,3
2,6
20,8

167


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học
Bảng 4: Nguồn nước sử dụng
Nguồn nước
Nước máy
Nước giếng
Giặt giũ

Nước ao sông
Nước máy
Tắm, làm
vệ sinh
Nước giếng
phụ nữ Nước ao sông

Số ca
35
225
4
34
229
1

Tần số (%)
13,25
85,2
1,5
12,9
86,7
0,4

Bảng 5: Các thói quen của các bệnh nhân viêm âm
đạo
Thói quen
Ngâm mình trong nước
Thụt rửa âm đạo
Dưới ánh sáng
Nơi phơi đồ

mặt trời
lót
Nơi kín đáo

Số ca
94
106

Tỷ lệ (%)
35,6
40,2

232

87,9

32

12,1

BÀN LUẬN
Candida thuộc giới nấm, ngành Ascomycota,
lớp Ascomycetes, bộ Saccharomycetales, họ
Saccharomycetaceae, giống Candida. Trong giống
Candida, có nhiều loài gây bệnh như Candida
albicans, C. tropicalis, C. krusei... Candida spp có thể
gây bệnh ở da, niệm mạc và nội tạng. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu về bệnh
Candida spp ở âm đạo.


Về các biểu hiện lâm sàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 264 phụ
nữ trong độ tuổi sinh sản đã quan hệ tình dục bị
viêm âm đạo, các biểu hiện lâm sàng gồm đau
khi giao hợp 89,4% (236/264), rát 95,1% (251/264)
đau hạ vị 76,1% (201/264), ngứa 66,7% (176/264),
tiết dịch nhiều 97,3% (257/264) và dịch tiết có
mùi chiếm tỷ lệ 40,1% (106/264) (bảng 1). Nghiên
cứu của Grigoriou O và cộng sự tại khoa sản bệnh
viện Aretaieion Hy Lạp, trong số 576 trường hợp
viêm âm đạo do Candida spp thì các biểu hiện
lâm sàng gồm ngứa là triệu chứng thường gặp
nhất (85,9%), dịch tiết tăng (66,1%), đau rát
(31,1%) và đau khi giao hợp (5,0%)(4). Candida spp
sản xuất môt số enzym trong đó có enzyme
secreted aspartyl proteinases (Sap) tác động và
gây triệu chứng tùy từng cơ địa bệnh nhân(4). Về
màu của dịch tiết âm đạo: 56,1% trắng xám,
13,6% màu vàng. Trong số phụ nữ bị viêm âm

168

đạo do Candida spp có 40,1% (106/264) dịch âm
đạo có mùi (bảng 1).

Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm âm
đạo do vi nấm
Tuổi
Nghiên cứu cho thấy trong số bệnh nhân
viêm âm đạo do vi nấm số bệnh nhân < 24 tuổi

chiếm tỷ lệ là 14,7%, 25-34 là 59,5% và 35-49 là
25,8%.
Như vậy viêm âm đạo do vi nấm thường
gặp ở nhóm tuổi 25 – 34 (bảng 2). Nhóm tuổi 2534 có thể là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao trong cộng
đồng và là nhóm tuổi thuận lợi cho nhiễm nấm
âm đạo vì đây là độ tuổi sinh hoạt tình dục.

Trình độ học vấn
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh
nhân có trình độ học vấn cấp I và cấp II. Chỉ có
36,7% có trình độ cấp III (bảng 2); phù hợp với
nhiên cứu của Abu –Elteen(1), những bệnh nhân
viêm âm đạo do vi nấm đa số có trình độ học
vấn thấp. Vì học vấn thấp sẽ kèm theo kinh tế
thấp, họ phải lo toan cuộc sống, thiếu hiểu biết
về vệ sinh và bệnh tật, không đủ điều kiện chăm
sóc sức khỏe bản thân.
Nghề nghiệp
Trong số 264 trường hợp viêm âm đạo do vi
nấm được phân tích số bệnh nhân tập trung vào
nhóm công nhân, nội trợ (bảng 2). Phải chăng vì
mưu sinh, họ ít lưu ý đến bệnh nên dễ mắc
bệnh.
Tình trạng hôn nhân
Trong số 264 trường hợp có 253 bệnh nhân
có gia đình chiếm tỷ lệ 95,8% và 11 (4,2%)
trường hợp ly thân, ly hôn hoặc góa (bảng 2).
Trong các nguyên nhân gây viêm âm đạo, có thể
người chồng bị viêm đầu dương vật do Candida
spp và có thể lây mầm bệnh sang vợ, thường gặp

ở những người không cắt bao qui đầu và không
giữ vệ sinh khi sinh hoạt tình dục.
Số lần sinh và có thai
Số bệnh nhân viêm âm đạo do vi nấm tập
trung trong nhóm có thai từ 1-2 lần chiếm tỷ lệ

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

80,7%, trên 2 lần có thai chiếm tỷ lệ 5,7% (bảng
3), phù hợp với nghiên cứu của Margaeiti(5). Có
thể vì trong cộng đồng số phụ nữ sinh 1-2 con
chiếm đa số.

1 lần/tuần thì tỷ lệ viêm âm đạo tăng gấp 1,75 so
với không thụt rửa(7). Tuy nhiên cũng còn các
yếu tố khác liên quan đến bệnh này, cần có
nghiên cứu đoàn hệ để xác định.

Biện pháp tránh thai
Trong số 264 trường hợp viêm âm đạo do vi
nấm có 193 trường hợp sử dụng biện pháp tránh
thai chiếm tỷ lệ 73,1%. Phân tích cho biết, trong
các biện pháp tránh thai cho thấy 40,4 % (78/193)
dùng vòng tránh thai còn sử dụng thuốc ngừa
thai là 39,8% (78/193) và thấp nhất là triệt sản

2,6% (5/194) (bảng 3). Điều này có thể do trong
cộng đồng dùng vòng tránh thai là chủ yếu nên
số lượng bệnh nhân dùng vòng tránh thai theo
đó cũng tăng.

Phơi đồ lót
Trong số 264 bệnh nhân có 32 (12,1%) phơi
đồ lót trong bóng râm. Trong bóng râm đồ lót
không được tia cực tím chiếu trực tiếp, không đủ
độ nóng để diệt mầm bệnh.

Về tiền sử sản khoa
Có 20,8% (55/264) đang mang thai (bảng 3).
Nghiên cứu của Grigoriou O và cộng sự tại khoa
sản bệnh viện Aretaieion Hy Lạp cho biết, có
thai có liên quan đến viêm âm đạo do Candida
spp(4). Khi mang thai, có sư thay đổi về nội tiết tố.
Lúc này niêm mạc âm đạo tích chứa nhiều
glycogen, pH âm đạo thay đổi tạo điều kiện
thuận lợi để vi nấm phát triển và gây bệnh.

Nước sử dụng trong sinh hoạt
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số bệnh
nhân viêm âm đạo do vi nấm sử dụng nước
giếng để giặt giũ là 82,5% và để tắm 86,7% , chỉ
có 13,3% dùng nước máy để giặt giũ và 12,9%
dùng để tắm (bảng 4). Theo Maria-Cecilia
Dignani, Joseph S. Solomkin, Elias J. Anaissie,
Candida spp còn được tìm thấy ở môi trường
chung quanh như nước, nước biển và đất(2).

Nguồn nước giếng dễ bị ô nhiễm và gây bệnh.
Đây là yếu tố cần can thiệp.

KẾT LUẬN
Biểu hiện lâm sàng trong viêm âm đạo do
Candida spp ở các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
thường gặp là đau khi giao hợp, ngứa và tăng
tiết dịch âm đạo.Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi
từ 25-34, đang sống với chồng, làm công nhân
hay nội trợ; đa số bệnh nhân sử dụng nguồn
nước giếng, một số vẫn còn thói quen phơi đồ
lót trong bóng râm, thụt rửa âm đạo.

KIẾN NGHỊ
- Tiếp tục nghiên cứu về mối liên quan giữa
bệnh viêm âm đạo các yếu tố sử dụng nước
giếng, phơi đồ lót trong bong râm.
- Khi điều trị, người thầy thuốc nên hướng
dẫn các thói quen tốt để bệnh nhân thực hiện
như phơi đồ lót ngoài ánh nắng mặt trời, không
thụt rửa âm đạo.
- Cải thiện nguồn nước sử dụng trong nhân
dân tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Các thói quen

Thụt rửa âm đạo
Trong số 264 bệnh nhân viêm âm đạo có
40,2% (106/264) bệnh nhân có thói quen thụt rửa
âm đạo (bảng 5). Theo Odds thụt rửa âm đạo sẽ
làm thay đổi môi trường, tạo điều kiện thuận lợi
để vi nấm phát triển nên nhiễm nấm tăng. Kết
quả nghiên cứu của Odds cho biết nếu thụt rửa

Sản Phụ Khoa

4.

5.
6.

Abu- Elteen KH, et al (1997). Prevalence and susceptibility of
vaginal yeast isolates in Jordan. Mycose, 40 (5-6): 179-185.
Dignani MC, et al (2009). Candida. In: Elias J. Mycology,
Second Edition, pp 197-219. Churchill Livingstone.
Fang X, et al (2007). Prevalence and risk factors of
trichomoniasis, bacterial vaginosis, and candidiasis for
married women of child-bearing age in rural Shandong. Jpn J
Infect Dis, 60(5): 257-261.
Grigoriou O, et al (2006). Prevalence of clinical vaginal
candidiasis in a university hospital and possible risk factors.
Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 126 (1):121-125.
Margaeiti PA, et al (1997). Mycotic vulvovaginitis. Recenti
Prog Med, 88(10): 479-484.
Monod M, et al (1994). Multiplicity of genea encoding
secreted aspartic proteinases in Candida species. Mol

Microbiol, 13(23): 357-358.

169


Nghiên cứu Y học
7.

8.

170

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Odds FC, et al (1989). Ecology of Candida and Epidemiology
of Candidosis. In: Odds FC. Candida and Candidosis, Second
Edition, pp 68-82. Bailliere Tindall, London.
Ono F, Yasumoto S. (2009). Genital candidiasis. Nippon
Rinsho, 67(1):157-161.

9.

Trần Thị Lợi, Ngũ Quốc Vĩ (2009). Tỷ lệ viêm âm đạo và các
yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện
đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí
Minh, Tập 13, Phụ bản số 1: 11-16.

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em




×