Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính lồng ngực của bệnh nhân ung thư phổi týp biểu mô tế bào vảy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC CỦA
BỆNH NHÂN UNG THƢ PHỔI TÝP BIỂU MÔ TẾ BÀO VẢY
Ngô Tuấn Minh*; Lê Vũ Duy*
Lê Thị Hồng Vân*; Nguyễn Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) của bệnh nhân (BN) ung thư
phổi (UTP) týp biểu mô tế bào vảy. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu hình ảnh CLVT lồng
ngực của 39 BN được chẩn đoán mô bệnh học là ung thư biểu mô tế bào biểu mô vảy
(UTBMTBV). Kết quả và kết luận: chủ yếu gặp u ở thùy trên hai phổi, đa số là u trung tâm
(59,0%). Phần lớn u có kích thước > 3 cm. Phần lớn u có bờ tua gai (48,7%) và đa cung
(33,3%). Chủ yếu gặp khối đặc hoàn toàn (69,2%). 20,5% u tạo hang. Chủ yếu UTBMTBV
ngấm thuốc mạnh (64,1%). Tổn thương thứ phát tại phổi 23,1%, tổn thương thứ phát màng
phổi 10,3%, tổn thương thứ phát xương lồng ngực 5,1%. Tỷ lệ có hạch trung thất 64,1% với
các đặc điểm hình thái: hạch tăng kích thước đơn thuần gặp nhiều nhất (64,0%), hạch có hoại
tử trung tâm 28,0%, hạch gây thâm nhiễm tổ chức xung quanh 8,0%.
* Từ khóa: Ung thư phổi; Ung thư biểu mô tế bào vảy; Cắt lớp vi tính lồng ngực.

Features of Thoracic Computed Tomography Images in Lung Cancer
Patients with Squamous Cell Carcinoma
Summary
Objectives: To survey features of thoracic computed tomography images in lung cancer
patients with type squamous cell carcinoma. Subjects and methods: Retrospective, descritive
study on thoracic computed tomography morphology features of 39 patients having final
diagnosis as lung cancer type squamous cell carcinoma. Results and conclusions: Tumors
located mainly in the upper lobes of two left and right lung. Tumors mainly located in central
location (59.0%). There were 89.7% of tumors with the size over 30 mm. The majority of tumors
had spicules margin (48.7%) and lobulated margin (33.3%). 69.2% of tumors were solid mass.
There were 20.5% of tumors with cavity necrosis. Major of tumors enhanced strongly (64.1%).
Metastasis lesions in thoracic computed tomography included lung metastasis (23.1%), pleurae


metastasis (10.3%), chest bones metastasis (5.1%). Enlarged lympho nodes accounted for
64.1% with characteristics such as only enlarged (64.0%), central necrosis (28.0%), infiltrating
the surrounding tissues (8.0%)
* Keywords: Lung cancer; Squamous cell carcinoma; Thoracic computed tomography.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Tuấn Minh ()
Ngày nhận bài: 26/12/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 02/03/2018

85


TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi nguyên phát là u ác tính
xuất phát từ biểu mô phế quản, tiểu phế
quản tận, phế nang hoặc các tuyến phế
quản. Về mặt mô bệnh học, theo phân loại
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - 1999)
và sau hai lần sửa đổi, cho đến năm 2014,
đã công bố bảng phân loại giải phẫu
bệnh UTP mới nhất, UTP được chia thành
2 nhóm lớn là ung thư tế bào nhỏ (~20%)
và ung thư không phải tế bào nhỏ (~80%).
Trong đó, các dưới týp phổ biến của UTP
không tế bào nhỏ gồm: ung thư biểu mô
tế bào tuyến (~40%), UTBMTBV (~30%)
và ung thư biểu mô tế bào lớn (~10%).
Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous
cell carcinoma): hay gặp ở trung tâm,

phát triển từ niêm mạc của các đường
thở lớn như phế quản phân thùy hoặc
phế quản gốc. Trên hình ảnh đại thể, ung
thư biểu mô vảy thường có màu trắng
xám, bờ không đều, có hoại tử trung tâm,
đôi khi có hốc hóa kèm theo. Khối u
thường gây co kéo tổ chức xung quanh
tạo thành hình tua gai trên hình ảnh.
Chẩn đoán hình ảnh có giá trị cao trong
xác định đặc điểm của khối u, góp phần
đánh giá tổn thương, định hướng cho chỉ
định chẩn đoán giải phẫu bệnh, đánh giá
giai đoạn bệnh. Ngày nay, CLVT đóng vai
trò hết sức quan trọng trong phát hiện,
đánh giá kích thước, mức độ xâm lấn
của u và đánh giá hạch di căn, giúp các
nhà lâm sàng định hướng chẩn đoán sớm,
để từ đó có chiến lược điều trị thích hợp.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát đặc
điểm hình ảnh CLVT lồng ngực của BN
ung thư phổi týp tế bào vảy.
86

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
39 BN được chẩn đoán xác định ung
thư phổi týp biểu mô tế bào vảy tại Bệnh
viện Quân y 103 từ tháng 06 - 2014 đến

11 - 2017.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả không đối
chứng.
* Tiêu chuẩn chọn BN: BN được chẩn
đoán xác định UTP nguyên phát bằng
kết quả giải phẫu bệnh có phân týp tế bào
gồm xét nghiệm hóa mô miễn dịch, mô
bệnh học và tế bào học qua sinh thiết
xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của
CLVT, sinh thiết qua nội soi phế quản và
sinh thiết khối u sau phẫu thuật, được
chụp CLVT lồng ngực ở hai thì trước tiêm
và thì động mạch, khi chưa được điều trị
đặc hiệu.
* Loại trừ các trường hợp: BN đã được
chẩn đoán và điều trị đặc hiệu UTP, BN
UTP thứ phát.
* Tiêu chuẩn đánh giá kết quả nghiên
cứu:
- U trung tâm, u ngoại vi: u ở trung tâm
khi nằm ở 1/3 trong về phía rốn phổi
tương ứng với khu vực từ phế quản gốc
đến hết phế quản phân thùy (từ phế quản
thế hệ 1 đến hết thế hệ 2) [8].
- U nguyên phát: nếu có một u đơn
độc, khối u đó được coi là nguyên phát,
trường hợp có nhiều u, khối có kích thước
lớn nhất được coi là nguyên phát [8].
- Kích thước u: đo đường kính lớn nhất

trên cửa sổ phổi mặt cắt axial bao gồm cả
phần kính mờ xung quanh nếu có, tính
bằng cm, theo Detterbeck [5].


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
- Kích thước hạch: đo theo trục ngắn
mặt cắt axial cửa sổ trung thất sau tiêm,
tính bằng mm. Theo Glazer G.M đánh giá
khả năng di căn hạch trên CLVT bằng
cách đo kích thước trục ngắn của hạch,
hạch có kích thước trục ngắn > 10 mm
được coi có nguy cơ ác tính [9].
- Mức độ ngấm thuốc: để đánh giá
mức độ ngấm thuốc cản quang của u mốc
15 HU là tham chiếu đánh giá: ≥ 15 HU:
ngấm thuốc mạnh; < 15 HU là ngấm thuốc
kém [10].

+ Khối bao quanh các cuống mạch lớn
trung thất, khí quản, thực quản
+ Xâm lấn một trong các thành phần
trung thất rõ ràng.
- Các dấu hiệu khác cần cân nhắc có
xâm lấn trung thất bao gồm:
+ Khối tiếp giáp bờ trung thất chiều dài
> 3 cm.
+ Khối tiếp giáp nhiều hơn 1/4 thân,
vòng quai động mạch chủ hoặc các thành
phần khác của trung thất.

+ Chèn ép các thành phần trung thất.

* Các dấu hiệu xâm lấn thành ngực
và trung thất: theo W. Richard Webb và
Glazer H.S, các dấu hiệu u xâm lấn thành
ngực và trung thất được đánh giá theo
những đặc điểm sau [4]:

+ Dày màng phổi trung thất hoặc dày
màng ngoài tim.

- Dấu hiệu được xem: chắc chắn có
xâm lấn thành ngực là:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN

+ Tạo khối ngấm thuốc thành ngực.
+ Xâm lấn gây tiêu xương sườn, xương
cột sống.
- Các dấu hiệu khác cần cân nhắc có
xâm lấn thành ngực:
+ Màng phổi thành: nốt, mảng ngấm
thuốc, dày màng phổi thành.
+ Không quan sát thấy lớp mỡ đệm
ngoài màng phổi diện u tiếp xúc.
+ Diện tiếp xúc u với thành ngực độ
dài > 3 cm.
+ Góc tạo bởi giữa u và thành ngực là
góc tù.

- Dấu hiệu chắc chắn có xâm lấn trung
thất:
+ Thay thế rộng tổ chức mỡ đệm trung
thất bằng tổ chức u.

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống
kê dùng trong y học SPSS 20.0.

Nghiên cứu trên 39 BN UTBMTBV,
độ tuổi trung bình 57,9 ± 9,77, tỷ lệ
nam/nữ 9:1.
1. Đặc điểm hình thái khối u.
Bảng 1: Vị trí khối u (n = 39).
Vị trí (thùy)

n

Tỷ lệ %

Thùy trên

12

30,8

Thùy giữa

6

15,4


Thùy dưới

7

17,9

Thùy trên

8

20,5

Thùy dưới

6

15,4

Vị trí ( trung tâm - ngoại vi)

n

Tỷ lệ %

U trung tâm

23

59,0


U ngoại vi

16

41,0

Phổi phải

Phổi trái

Kết quả nghiên cứu này tương tự với
Đỗ Quyết (2012): UTBMTBV gặp đa số ở
87


TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
thùy trên hai phổi [3]. Nghiên cứu của
Cung Văn Công (2015) cho thấy, đối với
UTBMTBV, tỷ lệ xuất hiện ở trung tâm
57,7%, tỷ lệ ở phía ngoại vi 42,3% [1].
Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng
chỉ ra UTBMTBV có tỷ lệ u trung tâm lớn
hơn so với u ở ngoại vi, do khối u loại này
thường bắt nguồn từ biểu mô của đường
thở lớn.
Bảng 2: Đặc điểm kích thước, đường
bờ (n = 39).
Đặc điểm
Kích thước


Đường bờ

n

Tỷ lệ%

≤ 3 cm

4

10,3

> 3 cm đến ≤ 7 cm

22

56,4

> 7 cm

13

33,3

Bờ đều

7

18


Bờ đa cung

13

33,3

Bờ tua gai

19

48,7

Về kích thước: chỉ 10,3% u có kích thước
≤ 3 cm, phần lớn u có kích thước > 3 cm.
Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Đỗ Quyết (2012), tỷ lệ UTBMTBV < 3 cm
chiếm 13% [3]. Theo Đồng Đức Hưng (2014),
u có đường kính ≤ 3 cm chiếm 28%, tác giả
còn chỉ ra đặc điểm tương quan giữa kích
thước khối u và mức độ lành hay ác tính,
khối u có kích thước càng lớn thì càng có
khả năng ác tính [2]. Theo Wisnivesky
(2005), khối u có đường kính < 15 mm,
tỷ lệ bệnh giai đoạn I là 54%; đường kính
từ 16 đến 25 mm là 46%, đường kính
từ 26 đến 35 mm là 25%, chỉ 15% khi
đường kính > 45 mm [11].
88


Về đặc điểm bờ: phần lớn u bờ đa
cung (33,3%) hoặc có tua gai (48,7%), tuy
nhiên cũng có tới 18% khối u có bờ đều.
Kết quả của chúng tôi tương tự các tác
giả trong nước như Đoàn Thị Phương Lan
(2015): 76,8% BN UTP có bờ tua gai,
có múi. Nghiên cứu của Đồng Đức Hưng
(2014): bờ đa cung và bờ tua gai chiếm
87,7%. Furuya và CS (1999) khi nghiên
cứu 193 nốt phổi có đường kính < 30 mm,
trong 113 nốt ác tính, 97% có bờ tua gai
[2].
* Mật độ khối u và hang bên trong khối
(n = 39):
Đặc hoàn toàn: 27 BN (69,2%); đặc
một phần: 3 BN (7,8%); kính mờ: 1 BN
(2,6%); hang: 8 BN (20,5%). Henschke và
CS (2002) nhận thấy trong số các nốt đơn
độc tại phổi được phát hiện, tần suất xuất
hiện của các tổn thương đặc không hoàn
toàn 19%, khi chia thành hai nhóm có
phần đặc và kính mờ, các tác giả thấy tỷ
lệ ác tính của tổn thương bán đặc là 63%
so với 18% tổn thương dạng kính mờ [7].
Tỷ lệ UTBMTBV có hang 20,5%, đây
là đặc điểm thường gặp của loại ung thư
này, nguyên nhân có hoại tử trong u là do
u phát triển quá nhanh nên dễ bị thiếu
nuôi dưỡng, nhất là phần trung tâm khối
u. Độ dày thành hang có thể giúp định

hướng chẩn đoán tính chất lành ác của
tổn thương, các tổn thương dạng hang có
thành dày > 15 mm, 95% ác tính, tổn
thương thành hang dày 5 - 15 mm, tỷ lệ
ác tính và lành tính tương đương nhau
(49% và 51%), trong khi các tổn thương
có thành dày < 4 mm, 92% là lành tính.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018

Biểu đồ 1: Đặc điểm ngấm thuốc của UTBMTBV (n = 39).
Kết quả cho thấy UTBMTBV ngấm thuốc
mạnh chiếm ưu thế (25 BN = 64,1%)
so với tỷ lệ các khối u ngấm thuốc kém
(14 BN = 35,9%). Mức độ ngấm thuốc của
khối u phản ánh tình trạng tăng sinh mạch
trong tổn thương ác tính. Theo Swensens
và CS (2000), thông thường các nốt ác
tính ngấm thuốc > 20 HU, trong khi các
nốt lành tính chỉ ngấm < 15 HU. Khi dùng
mốc 15 HU để phân biệt tình trạng ngấm
thuốc cản quang của khối u lành tính và
ác tính, độ nhạy đạt 98%, độ đặc hiệu 58%,
độ chính xác 77%. Tác giả kết luận không
ngấm thuốc hay ngấm < 15 HU có giá trị
tiên lượng mạnh cho lành tính nốt phổi
và lấy mức độ ngấm thuốc 15 HU là
ngưỡng để phân biệt nốt phổi lành hay
ác tính [10].

2. Đặc điểm tổn thƣơng thứ phát của
khối u.
* Đặc điểm tổn thương thứ phát trên
phim CLVT lồng ngực:
Trong các trường hợp phát hiện tổn
thương thứ phát trên CLVT lồng ngực,
tỷ lệ tổn thương thứ phát tại phổi gặp

nhiều nhất (9 BN = 23,1%), 4 BN (10,3%)
có tổn thương thứ phát màng phổi gây
tràn dịch màng phổi ác tính, tỷ lệ tổn thương
thứ phát tại xương là 5,1% (2 BN); hạch
lớn trung thất 25 BN (64,1%). Như vậy,
các khối u phát hiện trong nghiên cứu có
tỷ lệ ở giai đoạn muộn cao, đã di căn,
xâm lấn các cơ quan lân cận. Tổn thương
tại phổi đối bên cũng được coi là di căn
xa và tính vào giai đoạn M1.
* Đặc điểm hình thái lớn trung thất:
Hạch tăng kích thước đơn thuần gặp
nhiều nhất 16 BN (64%), hạch có hoại tử
trung tâm 28% (7 BN), 8% (2 BN) hạch có
thâm nhiễm vào tổ chức xung quanh,
không có hạch vôi hóa. Đường kính trung
bình hạch lớn nhất đo được là 15,9 ±
7,65 mm, thấp nhất 10 mm, lớn nhất 37 mm.
Đánh giá di căn hạch trên phim CLVT
thường dựa vào kích thước và vị trí hạch.
Thông thường, các hạch trung thất lành
tính có kích thước < 10 mm theo chiều

lớn nhất. Tuy nhiên, một số hạch lành tính,
đặc biệt trong khu vực dưới chạc ba
khí phế quản có thể đạt đến 12 mm.
89


TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
Các hạch có kích thước lớn hơn kích
thước này phải nghi ngờ khả năng ác
tính. Một số vùng trung thất như vùng mỡ
màng ngoài tim bình thường không nhìn
thấy hạch, vì vậy, khi thấy hạch trong khu
vực này phải được coi là bất thường.
Hạch có kích thước càng lớn, nguy cơ ác
tính càng cao [6].

2. Đồng Đức Hưng. Nghiên cứu phương
pháp sinh thiết xuyên thành ngực trong
chẩn đoán tổn thương phổi. Luận án Tiến sỹ
Y học. Đại học Y Dược TP. HCM. Thành phố
Hồ Chí Minh. 2014.

KẾT LUẬN

4. Glazer H.S, Duncan-Meyer J, Aronberg
D.J et al. Pleural and chest wall invasion in
bronchogenic carcinoma: CT evaluation.
Radiology. 1985, 157 (1), pp.191-194.

Qua nghiên cứu hình ảnh CLVT ở 39 BN

UTBMTBV, chúng tôi rút ra kết luận:
- Về vị trí: chủ yếu gặp u ở thùy trên
hai phổi phải, đa số là u trung tâm (59,0%).
- Về kích thước: phần lớn u có kích
thước > 3 cm.
- Về đường bờ: phần lớn u có bờ tua
gai (48,7%) và đa cung (33,3%). Chủ yếu
gặp khối đặc hoàn toàn (69,2%). 20,5% u
tạo hang. Chủ yếu UTBMTBV ngấm thuốc
mạnh (64,1%).
- Tổn thương thứ phát tại phổi 23,1%,
tổn thương thứ phát màng phổi 10,3%,
tổn thương thứ phát xương lồng ngực
5,1%. Tỷ lệ có hạch trung thất 64,1% với
các đặc điểm hình thái: hạch tăng kích
thước đơn thuần gặp nhiều nhất (64,0%),
hạch có hoại tử trung tâm (28,0%), hạch
gây thâm nhiễm tổ chức xung quanh (8,0%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cung Văn Công. Nghiên cứu đặc điểm
hình ảnh CLVT đa dãy đầu thu ngực trong
chẩn đoán UTP nguyên phát ở người lớn.
Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Nghiên cứu Khoa
học Y Dược lâm sàng 108. Hà Nội. 2015.

90

3. Đỗ Quyết, Đặng Đức Cảnh. Đặc điểm
hình ảnh chụp CLVT xoắn ốc lồng ngực ung
thư phế quản theo týp mô bệnh - tế bào học.

Tạp chí Y học Việt Nam. 2012.

5. Detterbeck F.C et al. Details and difficulties
regarding the new lung cancer staging
system. Chest. 2010, 137 (5), pp.1172-1180.
6. Gdeedo A, Van Schil P, Corthouts B et al.
Prospective evaluation of computed tomography
and mediastinoscopy in mediastinal lymph
node staging. Eur Respir J. 1997, 10 (7),
pp.1547-1551.
7. Henschke C.I, Yankelevitz D.F,
Mirtcheva R et al. CT screening for lung
cancer: frequency and significance of partsolid and nonsolid nodules. AJR Am J
Roentgenol. 2002, 178 (5), pp.1053-1057.
8. Higgins W. Richard Webb, Charles B.
Thoracic imaging - Caridovascular Radiology.
nd
2011, 2 edit.
9. Prenzel K.L et al. Lymph node size and
metastatic infiltration in non-small cell lung
cancer. Chest. 2003, 123 (2), pp.463-467.
10. Swensen S.J, Viggiano R.W, Midthun
D.E et al. Lung nodule enhancement at CT:
multicenter study. Radiology. 2000, 214 (1),
pp.73-80.



×