Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Yếu tố giải phẫu học đài thận dưới liên quan kết quả điều trị sỏi đài thận dưới qua ngả nội soi ngược chiều niệu quản thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.67 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015

YẾU TỐ GIẢI PHẪU HỌC ĐÀI THẬN DƯỚI LIÊN QUAN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
SỎI ĐÀI THẬN DƯỚI QUA NGẢ NỘI SOI NGƯỢC CHIỀU NIỆU QUẢN- THẬN
Phan Trường Bảo*, Vũ Hồng Thịnh**, Nguyễn Tuấn Vinh*

TÓM TẮT
Mục tiêu: nội soi ngược chiều tán sỏi trong thận được xem như một lựa chọn điều trị sỏi thận, nhất là sót
sỏi đài thận dưới sau điều trị ngoại khoa. Chúng tôi muốn đánh giá các yếu tố giải phẫu học liên quan đài thận
dưới với kết quả điều trị sỏi đài thận thận dưới qua ngã nội soi ngược chiều NQ-thận
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: chúng tôi tiến hành nghiên cứu nội soi ngược chiều NQ-thận
cho 60 TH có chỉ định tán sỏi trong thận. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt TH, từ tháng 2/2009- 3/2014 tại
Bệnh viện Bình Dân.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 60 BN. Tuổi trung bình: 53,18±10,72 (27- 75 tuổi). Nam có 26 TH (43,33%),
nữ có 34 TH (56,67%). Trung bình kích thước sỏi đài dưới là 10,52± 3,49 mm (6- 20 mm). Trung bình số sỏi đài
dưới cho 1 BN là 1,85±0,89 (từ 1-4 sỏi). 22 TH (36,67%) có góc bể thận- đài dưới <45° và 38 TH (63,33%) có
góc này ≥45°; NSM tiếp cận 52 TH sỏi đài thận dưới, nhưng chỉ 37 TH sạch sỏi toàn bộ, tỉ lệ sạch sỏi đài dưới
sau 3 tháng là 71,15%. Góc bể thận- đài thận dưới không liên quan có ý nghĩa thống kê đến độ sạch sỏi tức thì
sau mổ, sạch sỏi sau 1 tháng và sạch sỏi sau 3 tháng. Thời gian sử dụng máy soi mềm cho nhóm BN có góc bể
thận-đài dưới thuận lợi (≥45°) ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so thời gian dùng MSM ở nhóm BN có góc bể thậnđài dưới nhọn hơn (<45°), p=0,013. Tình trạng sót sỏi theo thời gian tái khám sau mổ không liên quan gì đến góc
bể thận- đài dưới (p=0,31)
Kết luận: góc bể thận- đài dưới không ảnh hưởng đến kết quả sạch sỏi sau nội soi mềm ngược chiều tán sỏi
trong thận.
Từ khóa: nội soi mềm niệu quản ngược chiều góc bể thận- đài dưới, nội soi ngược chiều tán sỏi trong thận

ABSTRACT
THE IMPACT OF PELVICALICEAL ANATOMY ON THE SUCCESS OF RETROGRADE
URETERORENOLITHOTRIPSY THE LOWER POLE RENAL STONES
Phan Truong Bao, Vu Hong Thinh, Nguyen Tuan Vinh


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 182 -185
Purpose: flexible retrograde ureterorenoscopy is the optimal therapeutic method to management the renal
stones, including the lower pole calculi had failed previously. We evaluate the impact of pelvicaliceal anatomy on
the success of retrograde intrarenal surgery (RIRS) for lower pole renal stones
Materials and methods: a prospective study with described a series of 60 patients who underwent flexible
retrograde ureterorenoscopic nephrolithotripsy between February 2009 to March 2014. The infundibulopelvic
angle (IPA) was measured by preoperative intravenous urogram/ multislice computered tomography.
Results: 60 patients, average age were 53.18±10.72(years) including 26 males (43.33%), 34 females
(56.67%). Average lower calyceal stones size was 10.52± 3.49mm (6- 20mm), average renal stone number for
each patient was 1.85± 0.89 (range:1-4). 22 patients (36.67%) with IPA<45° and 38 others (63.33%) with IPA
≥45°; RIRS accessed 52 cases with lower calyceal stones in 60. The overall stone-free rate was 71.15% after 3
months.
* Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: ThS.BS Phan Trường Bảo

182

ĐT: 0913710332

Email: :


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015

Nghiên cứu Y học

It was statistical significance, when we compared about using time duration of flexible ureterorenoscope
between 2 groups with IPA differences, p=0.013. There was no significant difference in stone- free rate between 2
groups of IPA at post-op, 1 and 3 months later. There was no significant difference in the residual stone rates
during follow-up postoperative period with IPA, p=0310.

Conclusion: However, it was not any relationship between lower pole anatomy, such as infundibulopelvic
angle, and stone clearance rate after RIRS
Keywords: flexible retrograde ureterorenoscopy, infundibulopelvic angle, lower calyceal stones flexible
retrograde ureterorenoscopic nephrolithotripsy
Phương pháp tiến cứu, mô tả hàng loạt TH,
MỞ ĐẦU
trong đó có 52 TH có sỏi đài thận dưới.
Các yếu tố liên quan GPH đài thận dưới,
KẾT QUẢ
gồm: góc bể thận-đài dưới, chiều rộng cổ đài
dưới và chiều dài trục đài thận dưới.
Mẫu nghiên cứu có 60 BN. Tuổi trung
bình: 53,18±10,72 (27- 75 tuổi). Nam có 26 TH
Chúng tôi muốn nghiên cứu mối liên quan
(43,33%), nữ có 34 TH (56,67%). Trung bình
giữa vai trò của NSM ngược chiều NQ-thận với
kích thước sỏi đài dưới là 10,52± 3,49 mm (6đặc điểm GPH đài thận dưới khi NSM tiếp cận
20 mm). Trung bình số sỏi đài dưới cho 1 BN
và điều trị sỏi đài thận dưới.
là 1,85±0,89 (từ 1-4 sỏi).
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Chúng tôi tiến hành áp dụng nội soi mềm
(NSM) ngược chiều NQ-thận, tại Bệnh viện
Bình Dân từ tháng 3/2009 đến 3/2014, thu thập
được 60 TH nội soi mềm NQ- thận tiếp cận
được sỏi thận.

22 TH (36,67%) có góc bể thận- đài dưới <45°
và 38 TH (63,33%) có góc này ≥45°.
52 TH sỏi đài thận dưới, nhưng chỉ 37 TH

sạch sỏi toàn bộ, tỉ lệ sạch sỏi đài dưới sau 3
tháng là 71,15%.

Bảng 1. Liên quan giữa góc bể thận-đài dưới và độ sạch sỏi theo thời gian
Góc bể thận-đài dưới
<45°
≥45°
Tổng

Sạch sỏi tức thì

Không
9 (11,4)
13 (10,6)
40,91%
59,09%
22 (19,6)
16 (18,4)
57,89%
42,11%
31 (31)
29 (29)
51,67%
48,33%
χ² (1)=1,65; p=0,210

Sạch sỏi 1 tháng

Không
11 (13,6)

11 (8,4)
50%
50%
26 (23,4)
12 (14,6)
68,42%
31,58%
37 (37)
23 (23)
61,67%
38,33%
χ² (1)=0,93; p=0,350

Sạch sỏi 3 tháng

Không
15 (16,5)
7 (7,8)
68,18%
31,82%
30 (28,5)
8 (7,2)
78,95%
21,05%
45 (45)
15 (15)
75%
25%
χ² (1)=0,40; p=0,510


Tổng
22
38
60

tức thì sau mổ, sạch sỏi sau 1 tháng và sạch sỏi
Nhận xét: góc bể thận- đài thận dưới không
sau 3 tháng.
liên quan có ý nghĩa thống kê đến độ sạch sỏi
Bảng 2. So sánh thời gian dùng máy soi mềm giữa hai nhóm BN khác nhau về góc bể thận-đài thận dưới
Góc bể thận-đài dưới
<45°
≥45°
Tổng

Số TH
22
38
60

TB thời gian NSM (phút)
67,95
50,53
56,92

Nhận xét: thời gian sử dụng máy soi mềm
cho nhóm BN có góc bể thận-đài dưới thuận lợi
(≥45°) ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so thời

Độ lệch chuẩn (phút)

31,76
18,77
25,53

95%-CI
53,87-82,04
44,36-56,70
50,32-63,51

Student test
p=0,013
SS

gian dùng MSM ở nhóm BN có góc bể thận-đài
dưới nhọn hơn (<45°), với p=0,013

183


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015

Nghiên cứu Y học

Bảng 3: Mối liên quan giữa góc bể thận- đài dưới với tỉ lệ sót sỏi theo thời gian tái khám
Góc bể thận-đài dưới
<45°
≥45°
Số TH: χ²(2)=2,38

Sót sỏi tức thì sau mổ (TH,%) Sót sỏi sau 1 tháng (TH,%) Sót sỏi sau 3 tháng (TH, %) p

13 (44,83%)
15 (65,22%)
7 (46,67%)
16 (53,17%)
8 (34,78%)
8 (53,33%)
29 (100%)
23 (100%)
15 (100%)
0,310

Nhận xét, tình trạng sót sỏi theo thời gian tái
khám sau mổ không liên quan gì đến góc bể
thận- đài dưới (p=0,31).

BÀN LUẬN
Chúng tôi chọn một yếu tố góc bể thận-đài
dưới để nghiên cứu mối liên quan giữa vai trò
NSM ngược chiều NQ-thận khi tiếp cận đài
dưới và hiệu quả tác động của NSM trên sỏi
đài dưới.
Trên lâm sàng, chúng tôi khảo sát các yếu tố
GPH đài dưới phụ thuộc chủ quan vào chất
lượng chẩn đoán hình ảnh, trong đa số TH
không rõ ràng để đo đạc đủ 3 yếu tố GPH đài
dưới. Trong đó, góc bên trong tạo bởi trục bể
thận với trục đài thận dưới là yếu tố tương đối
dễ thu thập nhất, yếu tố chiều rộng cổ đài dưới
và chiều dài trục đài dưới khó đo nhất.
Theo Y văn, chiều rộng cổ đài dưới báo cáo

chỉ xấp xỉ 5mm, trong đó 39,70% các TH có chiều
rộng này < 4mm(8). Gupta và cs (2000) kết luận
rằng góc đài thận dưới- bể thận ≥ 45º và chiều
rộng cổ đài dưới ≥ 5mm là những yếu tố thuận
lợi cho việc đào thải sỏi thận sau TSNCT(6)
Chúng tôi chọn mốc 45° của góc bể thận-đài
dưới, theo tiêu chuẩn của Gupta, để so sánh hiệu
quả của TSNCT đối với sỏi đài thận dưới. Khả
năng gập đầu OSM tối đa theo một hướng là
140°(1), 180°- 140°= 40° là góc nhọn nhất mà đầu
OSM theo lý thuyết có thể tiếp cận đến.
Resorlu và cs (2012) đã thực hiện 67 TH nội
soi mềm ngược chiều NQ- thận tán sỏi đài thận
dưới tại Khoa Tiết niệu của Bệnh viện nghiên
cứu và đào tạo Kecioren, Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ(7).
Kết quả của Resorlu là: góc bể thận-đài dưới ≥
45° tạo khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ
sạch sỏi (p=0,006; OR= 1,133 với 95%-CI=1,0371,239). Bài báo này thực sự khiến chúng tôi yên
tâm chỉ chọn yếu tố góc bể thận-đài dưới là biến

184

số duy nhất về GPH đài dưới để tiếp tục tiến
hành nghiên cứu.

Liên quan giữa độ sạch sỏi và góc bể
thận-đài dưới
Khi góc bể thận-đài dưới thuận lợi (≥45o), kết
quả phân tích của chúng tôi cho thấy tỉ lệ sạch
sỏi tức thì ngay sau mổ (p = 0,210), tỉ lệ sạch sỏi

sau một tháng (p = 0,350), sạch sỏi sau 3 tháng (p
= 0,350) không khác biệt có ý nghĩa khi so với độ
sạch sỏi khi góc này < 45°.
Điều này khác biệt so với tán sỏi ngoài cơ
thể (TSNCT): sự tống xuất sỏi đài dưới sau
TSNCT có liên quan đến góc nhọn của đài thận
dưới(4,6). Chúng tôi lý giải được: vai trò của
Holmium laser tán sỏi đài dưới trực tiếp thành
bụi sỏi, bốc hơi một phần thể tích sỏi, chủ yếu
là laser làm vỡ ra các mảnh sỏi hiệu quả hơn so
TSNCT(5).

Bàn luận về thời gian sử dụng máy soi
mềm (MSM) khi điều trị sỏi đài thận
dưới
Chúng tôi tính trung bình (TB) thời gian sử
dụng MSM là 56,92± 25,53 (phút). Khi góc đài
thận dưới- bể thận bất lợi (<45°), TB thời gian
dùng MSM tán sỏi là 67,95 phút, kéo dài hơn
và có ý nghĩa thống kê so với 50,53 phút của
nhóm có góc đài dưới- bể thận thuận lợi (≥45°),
p = 0,013.
Nhiều tác giả tính thời gian trung bình sử
dụng MSM cho 1 TH mổ, từ đó tính tuổi thọ sử
dụng 1 MSM kéo dài bao nhiêu giờ, tương
đương số lần sử dụng MSM đến khi MSM bị hư
hại(3,9,10). Traxer và cs (2008) thực hiện được trung
bình 50 TH mổ cho 1 MSM, thời gian sử dụng
MSM là 76 giờ và 15 phút, với trung bình một
TH mổ là 95 phút(11). Delfidio và cs (2012) thực

hiện 1 TH soi mềm chỉ 58 phút, nên kéo dài tuổi
thọ máy đến 79 giờ và 10 phút nhưng làm được


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
đến 107,6 TH cho một MSM(3). Một lý do khác
giải thích để kéo dài tuổi thọ MSM là luôn đặt
ống soi NQ bán cứng vào đường TN trên, trước
khi đặt MSM vào NQ(2,3).
Chúng tôi cũng muốn đánh giá vai trò của
góc bể thận- đài dưới có ảnh hưởng đến kết quả
sạch sỏi hoặc tình trạng sót sỏi sau mổ. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy góc bể thậnđài dưới dù có thuận lợi (≥45°) nhưng không làm
giảm tỉ lệ sót sỏi theo thời gian tái khám 3 tháng
sau mổ (p=0,31), nghĩa là dù góc đài thận dưới
bể thận thuận lợi hơn nhưng cũng không ảnh
hưởng tỉ lệ tống xuất sỏi tự nhiên sau mổ hoặc
theo dõi tái khám sau mổ.

KẾT LUẬN
Nội soi mềm ngược chiều NQ thận được
đánh giá là ít xâm hại, chỉ sau TSNCT nhưng
NSM không nên là lựa chọn đầu tiên điều trị sỏi
thận, NSM là lựa chọn dự phòng cho TH còn sót
sỏi sau TSNCT(1,3). Đối với sỏi đài thận dưới, góc
bể thận- đài dưới <45° cũng không ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận và kết quả điều trị của
NSM ngược chiều NQ- thận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.

Buscarini M, Conlin M (2008). Update on flexible
ureteroscopy. Urol Int Epub;80(1): 1-7
Carey RI, Martin CJ, Knego JR (2014). Prospective evaluation
of refurbished flexible ureteroscope durability seen in a large
public tertiary care center with multiple surgeons. Urologyby
Elservier Inc; 84 (1): 42-45

Nghiên cứu Y học
3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

Delfidio L, Dominicis M, Di Gianfrancesco L (2012).

Improving flexible ureterorenoscope durability up to 100
procedures. J of Endourol; 26: 1329-1334
Elbahnasy AM, Shalhav AL, Hoenig DM, Elashry OM, Smith
DS, McDougall EM, Clayman RV (1998). Lower caliceal stone
clearance after shock wave lithotripsy or ureteroscopy: the
impact of lower pole radiographic anatomy. The Journal of
Urol by AUA; 159 (30): 678-682
El-Nahas AR, Ibrahim HM, Youssef RF, et al (2012). Flexible
ureterorenoscopy versus extracorporeal shock wave
lithotripsy for treatment of lower-pole stones of 10-20mm.
BJU Int; 110: 898-902
Gupta NP, Singh DV, Hemal AK, Mandal S (2000).
Infundibulopelvic anatomy and clearance of inferior caliceal
calculi with shock wave lithotripsy. The Journal of Urolby
AUA; 163: 24- 27
Resorlu B, Oguz U, Resorlu EB, Oztuna D, Unsal A (2012).
The impact of pelvicaliceal anatomy on the success of
retrograde intrarenal surgery in patients with lower pole renal
stones. Urology 79: 61–66
Sampaio FJ (2001). Renal collecting system anatomy: its
possible role in the effectiveness of renal stone treatment. Curr
Opin Urol; 11 (4): 359- 366
Schoenthaler M, Wilhelm K, Katzenwadel A, Ardelt P,
Wetterauer U, Traxer O, Miernik A (2012). Retrograde
intrarenal surgery in treatment of nephrolithiasis: Is a 100%
stone- free rate achievable? J of Endourol by Mary Ann
Liebert; 26 (5): 489-493
Somani BK, Al-Qahtani SM,De Medina SD, Traxer O (2013).
Outcomes of flexible ureterorenoscopy and laser
fragmentation for renal stones: Comparison between digital

and conventional ureteroscope. Urology; 82 (5): 1017- 1019
Traxer O (2008). Flexible ureterorenoscopic management of
lower pole stone: Does the scope make the difference? J of
Endourol; 22: 1847-1850

Ngày nhận bài báo:

10/05/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/06/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/08/2015

185



×