Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả sử dụng đường mổ kết mạc mi dưới có mở góc mắt ngoài trong phẫu thuật điều trị gãy xương gò má - sàn ổ mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.16 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG ĐƯỜNG MỔ KẾT MẠC MI DƯỚI
CÓ MỞ GÓC MẮT NGOÀI TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
GÃY XƯƠNG GÒ MÁ - SÀN Ổ MẮT
Lê Mạnh Cường*; Đinh Viết Thắng*
Đỗ Vân Anh*; Nguyễn Văn Luật*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả sử dụng đường mổ kết mạc mi dưới có mở góc mắt ngoài để xử
trí tổn thương bờ dưới, sàn ổ mắt trong gãy xương gò má - sàn ổ mắt. Đối tượng và phương
pháp: 20 bệnh nhân (BN) điều trị nội trú tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt & Tạo hình, Bệnh viện
Quân y 103, được phẫu thuật xử trí tổn thương bờ dưới, sàn ổ mắt trong gãy xương gò má sàn ổ mắt có sử dụng đường rạch kết mạc mi dưới. Thời gian từ tháng 3 - 2016 đến 4 - 2017.
Kết quả: tuổi trung bình 28,11 ± 10,04 (từ 16 - 58), chủ yếu tập trung trong nhóm 20 - 50 tuổi
(85%). Tỷ lệ nam/nữ: 6/1. Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông (85%). Đánh giá kết quả
gần: 85% tốt, 15% khá; đánh giá kết quả xa: 90% tốt, 5% khá, 5% kém. 1 trường hợp sẹo xấu
góc mắt ngoài (5%) do tận dụng đường vết thương góc mắt ngoài để can thiệp vào ổ gãy
xương, 1 trường hợp (5%) có biến chứng hở mi nhẹ sau 6 tháng. Kết luận: đường mổ kết mạc
mi dưới mang tính thẩm mỹ cao, tiếp cận tốt tổn thương ổ mắt, đặc biệt là thành trong ổ mắt. Tỷ
lệ biến chứng thấp.
* Từ khóa: Gãy xương gò má - sàn ổ mắt; Đường rạch kết mạc mi dưới.

Evaluation of the Results of Transconjunctival Approach with Lateral
Canthotomy in the Management of Zygomatic - Orbital Floor Fracture
Summary
Objectives: To evaluate the results of transconjunctival approach with lateral canthotomy in
management of zygomatic - orbital floor fracture. Subjects and methods: 20 patients with zygomatic
- orbital fracture were reconstructed by the transconjunctival approach with lateral canthotomy at
Department of Maxillo-facial and Plastic Surgery, 103 Military Hospital from 3 - 2016 to 4 - 2017.
Results: There were a total of 20 patients. Mean age was 28.11 ± 10.04 years old, mostly in the
age from 20 to 50 years old (85%). The most common cause of injury was traffic accidents with
85%. Short-term outcome (7 - 10 days after surgery) showed that 85% had good result, 15% fair


result. Long-term outcome (3 - 6 months after surgery), 90% had good result, 5% was fair, 5%
was bad. Complications of using transconjunctival approach included noticeable lateral canthal
scar in one case (5%), one case (5%) with a little entropion after 6 months’ follow-up.
Conclusion: Transconjunctival approach is aesthetic and can expose to not only the infraorbital
rim and floor of the orbit but also the medial wall of the orbit. The rate of complications is low.
* Keywords: Zygomatic - orbital floor fracture; Transconjunctival approach.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Đinh Viết Thắng ()
Ngày nhận bài: 15/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 26/12/2017

140


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy xương gò má - sàn ổ mắt là loại
tổn thương hay gặp trong chấn thương
hàm mặt, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ
và chức năng của người bệnh.
Trong phẫu thuật điều trị gãy xương gò
má - sàn ổ mắt, có nhiều đường mổ bộc
lộ tổn thương, trong đó để bộc lộ tổn
thương bờ dưới, sàn ổ mắt có đường mổ
qua da và đường mổ qua kết mạc. Các
đường mổ qua da bộc lộ trường mổ rộng
nhưng để lại sẹo ngoài da và biến chứng
như hở mi, quặm mi.., ngoài ra đường mổ
ngoài da không bộc lộ hết tổn thương góc
trong của mắt, sẽ gây tổn thương đường

lệ [3]. Đường mổ qua kết mạc cũng cho
phép bộc lộ tổn thương bờ dưới và sàn ổ
mắt, đặc biệt bộc lộ tổn thương góc mắt
trong, hơn nữa đường mổ này hầu như
không nhìn thấy sẹo mổ. Tuy nhiên, đây
là một đường mổ tương đối khó, đòi hỏi
phẫu thuật viên phải có nhiều kinh
nghiệm. Đường mổ kết mạc đơn thuần
thường cho phẫu trường hẹp, vì vậy nên
kết hợp với mở góc mắt ngoài nhằm bộc
lộ và can thiệp vào tổn thương bờ dưới
và sàn ổ mắt được thuận lợi.
Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá
hiệu quả sử dụng đường mổ kết mạc mi
dưới có mở góc mắt ngoài trong điều trị
phẫu thuật gãy xương gò má - sàn ổ mắt.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
20 BN được khám, chụp X quang,
chẩn đoán gãy xương gò má - sàn ổ mắt,
điều trị nội trú tại Khoa Phẫu thuật Hàm
mặt và Tạo hình, Bệnh viện Quân y 103.
Thời gian từ tháng 3 - 2016 đến 4 - 2017.

* Tiêu chuẩn lựa chọn: tất cả BN gãy
xương gò má - sàn ổ mắt có chỉ định
phẫu thuật và sử dụng đường mổ kết
mạc mi dưới kết hợp mở góc mắt ngoài.
* Tiêu chuẩn loại trừ:

- BN gãy xương gò má - sàn ổ mắt đã
can thiệp phẫu thuật tại các cơ sở y tế
khác.
- BN có các bệnh lý gây biến dạng ổ
mắt, mi dưới trước khi chấn thương.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến
cứu, mô tả cắt ngang có phân tích.
* Phương pháp thu thập thông tin: BN
được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm
cận lâm sàng, chụp phim X quang. Thu
thập thông tin BN theo mẫu bệnh án, với
các dữ liệu: đặc điểm dịch tễ học; đặc
điểm lâm sàng và X quang của gãy xương
gò má - sàn ổ mắt; phương pháp điều trị;
kết quả gần (7 - 10 ngày sau phẫu thuật)
và kết quả xa (sau 3 - 6 tháng) về phục
hồi chức năng, phục hồi xương và thẩm mỹ.
* Dụng cụ và vật liệu:
- Dụng cụ: máy khoan xương; các loại
mũi khoan; dụng cụ nhỏ chuyên biệt:
Malleable, lóc cốt mạc, cây nâng xương;
tấm bảo vệ giác mạc.
- Vật liệu: sử dụng nẹp và vít titanium
loại mini. Vít có đường kính 2 mm; chỉ
vicryl 7/0, nylon 5/0, safil 3/0.
* Phương pháp phẫu thuật:
- Vô cảm trong phẫu thuật: tất cả BN
trong nghiên cứu đều được gây mê nội
khí quản (NKQ) với ống NKQ đặt qua mũi

hoặc qua miệng, kết hợp với gây tê tại
chỗ bằng lidocain 1% pha adrenaline tỷ lệ
1/100.0000.
141


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
- BN nằm ngửa đầu hơi cao, bảo vệ
giác mạc bằng tấm bảo vệ giác mạc
Coneral Shield, khâu kéo mi dưới bằng
chỉ safil 3/0.

- Khâu phục hồi kết mạc bằng chỉ
vicryl 7/0, khâu da bằng chỉ nylon 5/0.
Băng ép vết mổ, dùng kháng sinh, giảm
đau, giảm nề 5 - 7 ngày.

- Rạch góc mắt ngoài khoảng 0,3 - 0,5 cm
theo nếp chân chim hướng xuống dưới
để mở rộng trường mổ xuống góc ngoài ổ
mắt. Dùng các sợi chỉ kéo lộn mi ra ngoài,
nhận diện và cô lập bó sâu dây chằng mi
ngoài bằng cách kéo căng phẫu trường,
dùng kéo cắt dây chằng. Khi cắt dây
chằng, đặt kéo ở vị trí dọc đứng. Khi đã
cắt xong dây chằng mi ngoài, lập tức tách
mi dưới rời khỏi bờ ngoài ổ mắt. Sau đó,
rạch bóc tách kết mạc bằng kéo, bóc tách
qua cơ vòng mi, trước vách ổ mắt, đến
màng xương của bờ dưới ổ mắt, rạch

màng xương, dùng cây tách lợi để bóc
tách dưới màng xương bộc lộ bờ dưới,
sàn ổ mắt. Nắn chỉnh, kết xương bờ dưới
ổ mắt bằng nẹp vít nhỏ, xử trí tổn thương
sàn ổ mắt.

* Theo dõi kết quả điều trị: đánh giá kết
quả gần (7 - 10 ngày sau mổ) và đánh giá
kết quả xa (3 - 6 tháng sau mổ) theo
3 mức độ: tốt, khá, kém theo các tiêu chí:
vết mổ, khả năng bộc lộ xử lý tổn thương,
thẩm mỹ (hình dạng góc mắt ngoài), chức
năng vận nhãn và biến chứng (hở mi, quặm
mi). Để đánh giá chức năng vận nhãn, chúng
tôi dựa trên cách đánh giá của Poesch P
và Baumann A [10], chia làm 4 độ:
- Độ 0: không có biểu hiện hạn chế
vận nhãn.
- Độ 1: hạn chế vận nhãn ít, chỉ biểu
hiện khi liếc tối đa về hướng hạn chế.
- Độ 2: hạn chế vận nhãn rõ, dễ dàng
phát hiện trên lâm sàng.
- Độ 3: hạn chế vận nhãn nhiểu, hầu
như không liếc được về hướng hạn chế.

Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá kết quả gần (7 - 10 ngày sau mổ).
Kết quả

Tốt


Khá

Kém

Liền kỳ đầu

Có máu tụ

Sưng nề, có dịch

Như bên lành

Có biến dạng ít

Biến dạng rõ

Mức độ cân đối gò má
hai bên

Cân đối

Tương đối cân

Mất cân đối

Chức năng vận nhãn

Vận nhãn tốt

Hạn chế độ 1


Hạn chế độ 2 - 3

Không có

Không có



Tiêu chí
Vết mổ
Biến dạng góc mắt
ngoài

Biến chứng (hở mi,
quặm mi,…)
Đường lệ

142

Không tổn thương đường lệ

Có tổn thương đường lệ


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá kết quả xa (sau phẫu thuật 3 - 6 tháng).
Kết quả

Tốt


Khá

Kém

Không rõ

Rõ khi nhìn gần

Giãn, thô xấu

Không

Ít



Liền xương, cân đối
gò má hai bên

Liền xương, tương đối
cân gò má hai bên

Liền xương, còn biến
dạng

Vận nhãn tốt

Hạn chế độ 1


Hạn chế độ 2 - 3

Tiêu chí
Sẹo vết mổ (ở góc mắt ngoài)
Biến dạng góc mắt ngoài
Liền xương, cân đối gò má
hai bên
Chức năng vận nhãn
Biến chứng (hở mi, quặm mi…)
Đường lệ

Không có



Không tắc đường lệ

Tắc đường lệ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Tuổi và giới.
17 BN nam (85%) và 3 BN nữ (15%).
Độ tuổi từ 16 - 58, trung bình 26,11. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê
Mạnh Cường, nam: 71,43%, nữ: 16,67%.
Theo Trần Phan Chung Thủy [1], độ tuổi
hay gặp 20 - 40 (60,1%).
2. Nguyên nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi,

nguyên nhân tai nạn giao thông là chủ

yếu (85%). Số liệu này phù hợp với
nghiên cứu của Trần Phan Chung Thủy
[1] (88,9%), Lê Mạnh Cường [2]: nguyên
nhân do TNGT là 87,2%.
3. Kết quả điều trị.
* Khả năng bộc lộ tổn thương của đường
mổ kết mạc mi dưới trong phẫu thuật:
Rõ, thuận lợi kết xương (đặc biệt
thành trong ổ mắt: 20 BN (100%); hạn
chế nhưng vẫn thuận lợi kết xương:
0 BN; hạn chế nhiều, không thuận lợi kết
xương: 0 BN.

Bảng 3: Các tiêu chí đánh giá kết quả gần (7 - 10 ngày sau mổ).
Kết quả

Tốt

Khá

Kém

n (%)

n (%)

n (%)


Vết mổ

19 (95%)

1 (5%)

0 (0%)

Biến dạng góc mắt ngoài

19 (95%)

1 (5%)

0 (0%)

Thẩm mỹ cân đối gò má hai bên

20 (100%)

0 (0%)

0 (0%)

Chức năng vận nhãn

17 (85%)

3 (15%)


0 (0%)

Đường lệ

20 (100%)

Biến chứng (hở mi, quặm mi, lộn mi…)

20 (100%)

Tiêu chí

0 (0%)
0 (0%)

0 (0%)

Kết quả tốt: 17/20 BN (85%), khá: 3/20 BN (15%), kém: 0 BN.
143


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Bảng 4: Các tiêu chí đánh giá kết quả xa (sau phẫu thuật 6 tháng).
Kết quả

Tốt

Khá

Kém


n (%)

n (%)

n (%)

Sẹo vết mổ (ở góc mắt ngoài)

19 (95%)

1 (5%)

0 (0%)

Biến dạng góc mắt ngoài

19 (95%)

1 (5%)

0 (0%)

Liền xương, cân đối gò má hai bên

20 (100%)

0 (0%)

0 (0%)


Chức năng vận nhãn

19 (95%)

1 (5%)

0(0%)

Đường lệ

20 (100%)

Biến chứng (hở mi, quặm mi…)

20 (100%)

Tiêu chí

Kết quả tốt: 18/20 BN (95%), khá:
1/20 BN (5%), kém: 1/20 BN (5%).
Chúng tôi thực hiện 20 đường rạch kết
mạc mi dưới có mở góc mắt ngoài để mở
rộng trường mổ. Đường mổ này có
trường mổ đủ rộng, thuận lợi để xử lý tổn
thương bờ dưới và sàn ổ mắt.
Kết quả gần: 01 trường hợp tụ máu vết
mổ, sau khi lấy bỏ máu tụ vết mổ liền tốt;
01 trường hợp có biến dạng ít góc mắt
ngoài, do chúng tôi tận dụng vết thương

góc mắt ngoài để xử lý tổn thương,
3 trường hợp hạn chế vận nhãn độ 1,
không có trường hợp nào nhiễm trùng vết
mổ, không có trường hợp nào hở mi,
quặm mi, lộn mi.
Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật 3 6 tháng, 01 trường hợp (5%) sẹo xấu gây
biến dạng ít ở góc mắt ngoài, 01 trường
hợp (5%) hạn chế vận nhãn độ 1, 01 BN
(5%) hở mi mức độ nhẹ. Theo Carlo
Salgarelli [9], đường mổ kết mạc kết hợp
mở góc mắt ngoài có tỷ lệ biến chứng hở
mi, quặm mi 8,7%. Theo Douglas Appling
[8], tỷ lệ biến chứng hở mi 3%. Như vậy,
kết quả của chúng tôi tương tự với các
tác giả nước ngoài. Chúng tôi không cố
gắng khâu phục hồi cân kéo mi dưới, vì
cân này dính rất chắc vào kết mạc, nên
144

0 (0%)
0 (0%)

1 (5%), hở mi

sẽ tự động phục hồi đúng vị trí sau khi
khâu đóng lớp kết mạc. Thực tế cho thấy
hầu hết BN (95%) không có biến dạng mi
dưới, không BN nào bị quặm mi.
Để bộc lộ bờ dưới và sàn ổ mắt còn có
đường ngoài da, đường mổ hay được sử

dụng là đường dưới bờ mi dưới, với
đường mổ này có thể có biến chứng hở
mi, quặm mi với tỷ lệ cao hơn. Theo Lê
Đức Tuấn [3], tỷ lệ này là 8,82%, Douglas
Appling [5]: 40%.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 20 BN gãy xương gò
má - sàn ổ mắt độ tuổi từ 16 - 58, trung
bình 28,11 tuổi, nguyên nhân tai nạn giao
thông 85%, nam 85%, nữ 15%.
Đường mổ kết mạc mi dưới kết hợp
mở góc mắt ngoài có khả năng bộc lộ
rộng rãi trường mổ, đặc biệt vùng sàn và
thành trong ổ mắt, hạn chế tối đa nguy cơ
tổn thương đường lệ, qua đó có thể tiến
hành nắn chỉnh kết xương nẹp vít, phục
hồi sàn và thành trong ổ mắt bằng xương
mào chậu. Kết quả tốt sau phẫu thuật 7 10 ngày là 85%, kết quả tốt sau phẫu
thuật 3 - 6 tháng đạt 95%, tỷ lệ biến
chứng chung 5%, có thể chấp nhận được
so với các đường mổ khác.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Như vậy, đường mổ kết mạc mi dưới
có mở rộng góc mắt ngoài đem lại kết
quả tốt về chức năng và thẩm mỹ, với tỷ
lệ biến chứng ít, có thể sử dụng trong nắn
chỉnh, kết xương, phục hồi tổn thương
sàn và thành trong ổ mắt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Phan Chung Thủy. Sử dụng
đường xuyên kết mạc trong phẫu thuật điều trị
gãy xương hàm gò má. Tạp chí Y học TP. Hồ
Chí Minh. 2013, tập 18, phụ bản số 2.
2. Lê Mạnh Cường. Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều
trị tổn thương sàn ổ mắt trong chấn thương
gãy xương tầng giữa mặt bằng ghép xương
tự thân hoặc lưới titanium. Luận án Tiến sỹ Y
học. Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm
sàng 108. 2014.
3. Lê Đức Tuấn. Nhận xét về đường mổ
bờ mi dưới trong điều trị gãy xương gò má ổ
mắt. Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108. 2008,
tập 3.
4. Ellis E., Zide M.F. Surgical approaches
to the facial Skeleton. 2005, Vol III.
5. Kunihiro Ishida. Evolution of the surgical
approach to the orbitozygomatic fracture: from

a subciliary to a transconjunctival and to a
novel extended transconjunctival approach
without skin incisions. Journal of Plastic,
Reconstructive & Aesthetic Surgery. 2015.
6. Mohammad W.E. Transconjunctival versus
subciliary approach to the infraorbital margin
for open reduction of zygomatico-maxillary
complex fractures: a randomized feasibility
study. J Oral Maxillofac Surg. 2017.

7. Santosh, Girish Giraddi. Transconjunctival
preseptal approach for orbital floor and
infraorbital rim fracture. Association of Oral
and Maxillofacial Surgeons of India. 2011.
8. Appling W.D, Patrinely J.R, Salzer T.A.
Transconjunctival approach for orbital fracture
repair. Arch Otolaryngol Head Neck Surg.
1993, 119, pp.1000-1007.
9. Salgarelli A.C et al. A comparative study
of different approaches in the treatment
of orbital trauma: an experience based on
274 cases. Oral Maxilofac Surg. 2010, 14,
pp.23-27.
10. Paul W. Poeschl, Arnulf Baumann.
Functional outcome after surgical treatment of
orbital floor fractures. Clin Oral Invest. 2012,
16, pp.1297-1303.

145



×