Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá chất lượng đặt catheter tĩnh mạch trung ương từ các vị trí ngoại biên khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.72 KB, 6 trang )

h
và tiến hành đặt catheter sớm hơn.
Thời gian đặt được tính từ lúc bắt đầu tiến
hành chích tĩnh mạch (sau khi đã chuẩn bị bệnh
nhân, dụng cụ, sát trùng vùng thủ thuật) đến khi
thủ thuật kết thúc (có lưu hoặc không lưu được

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
catheter). Nhóm thành công có thời gian đặt
ngắn hơn nhóm thất bại (27,2 ± 27,1 so với 82,0 ±
50,0). Chúng tôi chọn 3 điểm cắt thời gian lúc 30,
45 và 60 phút và ghi nhận thấy tỉ lệ thành công
nếu ngưng thủ thuật thời điểm 30 phút là 61%
(87/143), 45 phút là 66%, 60 phút là 70%.
Thời gian đặt càng dài, nguy cơ có thể xảy ra
nhiều hơn đặc biệt điều kiện vô trùng không
đảm bảo. Đề nghị của chúng tôi là chỉ nên tiến
hành thủ thuật trong vòng 60 phút. Nếu thất bại
nên chọn 1 phương pháp tiếp cận khác. Tất cả
trường hợp thất bại trong nghiên cứu chúng tôi
đều đặt được catheter trung ương qua bộc lộ
tĩnh mạch hoặc chích tĩnh mạch lớn (cảnh hoặc
dưới đòn).
Thời gian lưu catheter trung bình của nghiên
cứu chúng tôi là 19,1 ± 7,0 ngày với tổng số ngày
sử dụng là 1963 ngày. Thời gian lưu này thấp so
với nghiên cứu của chúng tôi năm 2006 (21 ngày)
do chỉ định đặt catheter trung ương rộng rãi hơn


do hiệu quả đạt được. Tỉ lệ dùng catheter < 7
ngày chỉ là 7,8% (8/103), đây là tỉ lệ chấp nhận
được. Những trẻ có thời gian lưu ngắn do 1 trẻ
diễn tiến tốt, dinh dưỡng tiêu hóa hoàn toàn
sớm, 7 trẻ còn lại tử vong. Giữa 3 nhóm vị trí
tĩnh mạch ngoại biên, thời gian lưu trung bình là
không có sự khác biệt.
Khó khăn và biến chứng trong khi đặt gồm
đau (trẻ quấy khóc, bứt rứt, cần sử dụng giảm
đau), khó luồn, chảy máu và sai vị trí. Tính
chung trẻ có khó khăn hoặc biến chứng trong khi
đặt giữa 3 nhóm vị trí tay, chân, đầu thì không
tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy
nhiên chúng tôi nhận thấy chích ở vị trí đầu và
tay có tỉ lệ trẻ đau nhiều hơn (17,6% và 15,2%) so
với chân (10,5%). Vị trí ở tay, chân có chảy máu
(18,2% và 21,1%) và khó luồn (27,3% và 26,3%)
nhiều hơn vị trí ở đầu (9,8% và 17,6%) do tĩnh
mạch ở tay chân là tĩnh mạch lớn nhưng khi
luồn trung ương có thể vướng ở nách hoặc bẹn.
Luồn catheter từ chân không có trường hợp nào
sai vị trí. Theo tác giá Haase, đặt catheter trung
ương từ vị trí chân vào đúng vị trí trung ương
cao hơn so với từ vị trí tay (p < 0,01)(3).

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

Các biến chứng sau khi đặt gồm nghẹt

catheter, phù thoát dịch, tuột catheter, nhiễm
trùng huyết. Nghiên cứu tác giả Bulbul hầu như
không có biến chứng nghiêm trọng, chỉ gặp biến
chứng tắc nghẽn 12,7% trong 139 trường hợp(1).
Không có trường hợp nào nghẹt catheter được
ghi nhận trong nghiên cứu chúng tôi dù trong tất
cả trường hợp đều sử dụng catheter 1F. Chúng
tôi không sử dụng heparin khi lưu catheter mà
chỉ duy trì bằng truyền dịch liên tục, không ngắt
quãng và sử dụng nghiệm pháp “pop-up” khi có
tình trạng nghẹt tạm thời. Phù thoát dịch được
ghi nhận ở cả 3 vị trí. Trẻ có biểu hiện sưng phù
có thể hoặc không kết hợp với đỏ vùng nách, tay
(chích vị trí tay), vùng bẹn, bìu, chân (chích vị trí
chân), vùng vai, cổ (chích vị trí đầu). Tuột
catheter xảy ra 3 trường hợp ở tay và đầu, cần
lưu ý cố định catheter chắc và theo dõi vị trí
catheter.
Chúng tôi ghi nhận có 1 trường hợp cấy máu
rút qua catheter dương tính ở vị trí chân, đây
cũng là vị trí được ghi nhận khó giữ vệ sinh
nhất. Tỉ lệ nhiễm trùng huyết liên quan đến
catheter là 3,5/1000 ngày catheter. Tỉ lệ này giảm
so với năm 2006 tại khoa chúng tôi là 7,5/1000
ngày catheter. Nhiễm trùng huyết từ catheter
trung ương (Central line associated blood stream
infections, CLABSIS) là một nguyên nhân quan
trọng gây tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân.
Nhiễm trùng này có thể phòng ngừa được, ngay
cả ở trẻ sơ sinh, là nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm

trùng cao hơn ở trẻ lớn và người lớn(5). Phòng
ngừa tiên phát bao gồm hạn chế đặt catheter,
điều này thường không thể thực hiện ở trẻ sanh
non, và trẻ bệnh nặng. Trong khi đó, chiến lược
phòng ngừa thứ phát, nhấn mạnh đến cải thiện
kỹ thuật, và giáo dục lâm sàng về kỹ thuật đặt và
lưu đường truyền, thì có thể thực hiện được ở trẻ
sơ sinh. Cải thiện chất lượng đa vị trí (Multi-site
quality improvement, QI) là một phương thức
hiệu quả tăng thêm sự chú ý của nhân viên và
tập trung vào thực hiện lâm sàng được chứng
minh là “thực hành tốt nhất”(5). Từ năm 2010,
chúng tôi đã áp dụng bảng kiểm quản lý chất

231


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

lượng cho tất cả các trường hợp đặt catheter
trung ương trong đó việc rửa tay kỹ lưỡng, kỹ
thuật đưa catheter vào vô trùng, sát trùng ba
chia, chỗ nối catheter với dung dịch sát khuẩn và
chờ khô trước khi nối vào catheter trung ương,
hình thành nhóm nhân viên chuyên đặt catheter
là những yếu tố góp phần giảm thiểu nhiễm
trùng bệnh viện từ catheter(4,5).


KẾT LUẬN
Tỉ lệ đặt thành công catheter trung ương từ
ngoại biên là 72% với 4 yếu tố liên quan là cân
nặng, ngày tuổi, ngày nằm viện và thời gian đặt.
Vị trí tĩnh mạch thái dương ở đầu là 1 vị trí tốt
như ở tay và chân. Thời gian lưu catheter trung
bình là 19,1 ± 7,0 ngày. Tỉ lệ nhiễm trùng liên
quan đến catheter thấp (3,5/1000 ngày catheter).
Cần chỉ định đặt catheter sớm và có kế hoạch dự
phòng tĩnh mạch. Áp dụng bảng kiểm quản lý

232

chất lượng catheter có thể giúp giảm nguy cơ
đặc biệt nhiễm trùng huyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

Bulbul A, Okan F, Nuhoglu A (2010), “Percutaneously
inserted central catheters in the newborns: a center's
experience in Turkey”, J Matern Fetal Neonatal Med, Vol 23 (6),

529 – 535.
Camargo PP, Kimura AF, Toma E, Tsunechiro MA (2008),
“Initial peripherally inserted central catheter tip position in
neonates”, Rev Esc Enferm USP, Vol 42(4): 719 – 724.
Haase R, Kunze C, Wludyka B, Thäle V, Merkel N (2010),”
Malpositioning in blindly inserted PICCs in neonates.
Experience in 174 catheters”, Archives of Perinatal Medicine, Vol
16(4), 187 – 193.
Paulson PR, Miller KM (2008), “Neonatal peripherally
inserted central catheters: recommendations for prevention of
insertion and postinsertion complications”, Neonatal Netw, Vol
27(4), 245 – 257.
Wirtschafter DD, Pettit J, Kurtin P et al (2010), “A statewide
quality improvement collaborative to reduce neonatal central
line-associated blood stream infections”, Journal of Perinatology,
Vol 3, 170 – 181.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học



×