Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm candida huyết tại khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Thống Nhất 6 tháng đầu năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.69 KB, 3 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN
NHIỄM CANDIDA HUYẾT TẠI KHOA HSTCCĐ
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
Hoàng Ngọc Ánh*, Nguyễn Thị Thảo Sương*, Nguyễn Xuân Vinh*, Đoàn Văn Đàm*

TÓM TẮT:
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhiễm nấm Candida máu ở khoa Hồi sức tích cực
chống độc- Bệnh viện Thống Nhất.
Phương pháp: Tiến cứu mô tả.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Candida máu 2,98% (6/201 bệnh nhân). Trong đó có 3 bệnh nhân COPD (50%), 2 ca
viêm phổi (33,3%). Bệnh nền chủ yếu là tăng huyết áp, tai biến mạch máu não (66,7%), đái tháo đường (50%).
Các yếu tố nguy cơ: có đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, thở máy nhiều ngày, dùng nhiều đợt kháng sinh phổ
rộng, thời gian nằm viện lâu ≥ 2 tháng và có sử dụng corticoid, giảm albumin máu gặp hầu hết bệnh nhân. Triệu
chứng lâm sàng nghèo nàn ngoài hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, tỷ lệ cấy đầu catheter dương tính với
Candida 100%. 100% bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị Fluconazol đồng thời rút bỏ catherter tĩnh mạch trung
tâm.
Kết luận: Nhiễm candida huyết chiếm tỉ lệ cao 2,98%, xảy ra trên những bệnh nhân nằm viện lâu, nhiều
bệnh lý, suy dinh dưỡng và có can thiệp nhiều thủ thuật như catheter tĩnh mạch trung tâm, thở máy xâm lấn,
triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn, đáp ứng điều trị tốt với Fluconazole.
Từ khóa: yếu tố nguy cơ, nhiễm nấm candida huyết.

ABSTRACT
SOME CHARACTERICTICS OF CANDIDEMIA PATIENTS
AT INTENSIVE CARE UNIT OF THONG NHAT HOSPITAL FROM JANUARY TO JUNE 2011
Hoang Ngoc Anh, Nguyen Thi Thao Suong, Nguyen Xuan Vinh, Doan Van Dam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 248 - 250
Objective: We study some characterictics of Candidemia patients at Thong Nhat hospital’s ICU.


Method: prospective study. We conduct 201 patients hospitalized at ICU from January to June 2011
Results: the rate of candidemia 2.98% (6/201 cases). There are three COPD cases (50%), two pneumonia
cases (33.3%). Main co-mobirdities are hypertension, CVA (66.7%), diabetes mellitus (50%). Risk factors are
CVC, long term mechanical ventilation, LOS over 2 months, using glucocorticoides, periods of broad spectum
antibiotics, low albuminemia.
Most of them has poor symptoms exclude SIRS and positive blood culture to candida or tip of catheter
sample. Beside of removing CVC, Fluconazol is effective in eradication of candida albicans.
Conclusion: the rate of candidemia 2.98%, mainly on patients with prolonged LOS, many co-morbidities,
malnutrition, invasive procedures such as intubation, central vein catheter. They have poor symptoms. Most
cases have been eradicated well by Fluconazole.
Keywords: risk factors, candidemia.
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Hoàng Ngọc Ánh ĐT: 0903642446

248

Email:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

ĐẶT VẤN ĐỀ

viện chúng tôi là người lớn tuổi, cán bộ.

Nhiễm nấm Candida huyết là một tình trạng

nhiễm nấm Candida trong máu, đang có khuynh
hướng gia tăng trong thời gian gần đây và ngày
càng trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Ở Việt
Nam hiện chưa có công trình nghiên cứu trong
cả nước về tỉ lệ nhiễm nấm huyết. Theo quan sát
cho thấy số lượng bệnh nhân nhiễm nấm
Candida huyết tại khoa Hồi sức tích cực chống
độc của chúng tôi có xu hướng ngày càng nhiều.
Vấn đề đặt ra là tại sao lại có sự gia tăng tỉ lệ
bệnh nhân nhiễm nấm huyết? Đặc điểm gì để
nhận biết sớm? Những khó khăn trong chẩn
đoán, điều trị và phòng ngừa?

Bệnh lý căn bản

Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm
mục tiêu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng của bệnh nhân nhiễm nấm Candida
huyết ở khoa Hồi sức tích cực chống độc- Bệnh
viện Thống Nhất và tìm hiểu mối liên quan
nhiễm Candida huyết với một số yếu tố khác,
nhằm góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị
sớm bệnh lý này ở ICU.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả.

Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân điều trị tại khoa HSTCCĐ

có chẩn đoán xác định nhiễm nấm Candida
huyết.

Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2010 đến tháng 6/2011.

Phần mềm xử lý số liệu
Excel 2010.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học
Số bệnh nhân thu nhận nghiên cứu là 6/201
(2.98%)
Tuổi > 60t: 100% (6 ca)
Tỉ lệ nam nữ: 5/1 (83.3%/ 16,7%)
Phù hợp với đối tượng bệnh nhân tại bệnh

Bảng 1: Đặc điểm về bệnh lý căn bản, kết hợp
Bệnh lý căn bản
COPD
Viêm phổi
Xơ cứng cột bên teo cơ
Bệnh lý kết hợp
THA
TBMMN
ĐTĐ type 2

Kết quả
3
2

1
Kết quả
4
4
3

Tỷ lệ (%)
50
33,3
16,7
Tỷ lệ %
66,7
66,7
50

Kết quả thống kê có 3 trường hợp bị COPD,
chiếm tỷ lệ 50%, 2 trường hợp viêm phổi, 1
trường hợp xơ cứng cột bên teo cơ. Tất cả các
trường hợp này đều có thời gian nằm viện > 2
tháng, bị nhiễm trùng bệnh viện, và mắc đa
bệnh lý, với TBMMN 66,7%, tăng huyết áp
66,7%, ĐTĐ 50%.
Bảng 2: Các yếu tố nguy cơ
Can thiệp
Đặt CVC
≥ 2 lần
Sonde tiểu
Sonde dạ dày
Thở máy
Mở khí quản

Kháng sinh
< 3 đợt
≥ 3 đợt
Corticoide
Toàn thân

Kết quả

Tỷ lệ (%)

6
6
6
6
6

100
100
100
100
100

0
6

0
100

3


50

Các yếu tố nguy cơ mà chúng tôi ghi nhận
được trong tất cả các ca bệnh: đặt CVC >= 2 lần,
thở máy dài ngày, sử dụng hơn 3 đợt kháng
sinh phổ rộng, thời gian nằm viện trên 2 tháng,
corticoide, gặp hầu hết ở bệnh nhân. Điều này
cũng phù hợp với nghiên cứu của 1 số tác giả:
Trương Ngọc Hải(4), Liu XY, Xu Y(2).
Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm
Mạch (lần∕phút)
≤ 120
> 120
Hamax
≥ 130
< 130
Nhiệt độ ◦C

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

Kết quả

Tỷ lệ %

6
0

100
0

0
100
0

6
0

249


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học
Đặc điểm
≥ 38
< 38
Phù

Kết quả
4
2
6

Tỷ lệ %
66,7
33,3
100

Theo ghi nhận của chúng tôi nhiễm nấm
Candida huyết triệu chứng thường nghèo nàn,

ngoài SIRS, chỉ có sốt và phù xảy ra trên hầu hết
bệnh nhân, chiếm tỷ lệ cao 100%. Do đó nên
nghĩ tới, để có chẩn đoán sớm ở bệnh nhân có
các nguy cơ do can thiệp, và các yếu tố nguy cơ
khác để có hướng điều trị kịp thời và hạn chế tử
vong

được ghi nhận. Có một trường hợp Creatinin
tăng khi điều trị với Fluconazol, nhưng lúc này
cấy máu âm tính nên đã ngưng điều trị. Điều
đáng lưu ý là cấy catheter dương tính 66,7% ở
các bệnh nhân nhiễm nấm candida huyết.

Đặc điểm điều trị
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu
được điều trị với Fluconazole, thời gian bắt
đầu từ lúc lấy mẫu máu đến khi bắt đầu điều
trị phụ thuộc vào kết quả cấy máu trả về từ
khoa vi sinh 3 – 5 ngày.
Liều tấn công: 400 mg/ngày đầu.

Bảng 4: Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm
WBC
≤ 10000
> 14000
% Neu
≤ 80
> 80
Tiểu cầu

≤ 100000
>100000
Creatinin
≤ 140
> 140
Albumine
≤ 25
25 - 35
35 - 50
Cấy máu (+)
Cấy catheter (+)
hs CRP
≤ 50
> 50

Kết quả

Tỷ lệ %

5
1
6
0

100
0

4
2


66,7
33,3

5
1

83,3
16, 7

1
5
0
6
4

16, 7
83,3
0
100
66,7

0
6

0
100

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tăng
CRP-hs ở hầu hết bệnh nhân, kết quả này cũng
phù hợp với nghiên cứu của tác giả Morgan(3),

Trương Ngọc Hải(4). Chúng tôi nhận thấy CRPhs có giá trị trong theo dõi đáp ứng điều trị
kháng nấm. Albumin máu giảm là một chỉ báo
tình trạng suy dinh dưỡng nặng và là một yếu
tố thuận lợi cho nhiễm nấm Candida huyết.
Tiểu cầu giảm 66,7% trường hợp là 1 biến đổi

250

Liều duy trì: 200 mg/ngày, trong vòng 10
ngày.
Trong quá trình điều trị, cấy máu 2 lần. Lần
đầu cấy sau 5 ngày điều trị có 3 trường hợp kết
qủa về âm tính. Cấy máu lần 2 sau 10 ngày điều
trị, tất cả 6 ca đều cho kết quả âm tính.

KẾT LUẬN
Tỉ lệ nhiễm Candida huyết tại khoa ICU 2,98
%, thường xảy ra trên những bệnh nhân nằm
viện lâu > 2 tháng, có các yếu tố nguy cơ như:
điều trị kháng sinh kéo dài, nhiều đợt, dinh
dưỡng kém, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.
Triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn, ngoài
SIRS, chỉ có triệu chứng sốt, phù là phổ biến.
CRP tăng, albumin máu giảm, tiểu cầu giảm là
một số biến đổi thường gặp nhất. Đáp ứng tốt
với điều trị Fluconazole.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.
3.

4.

Eggimann P, Garbino J, Pittet D: Epidemiology of Candida species
infections in critically ill non-immunosuppressed patients.Lancet
Infect Dis 2003, 3:685-702.
Liu XY, Xu Y, Wen SK: Risk factors of iatrogenic fungal infection in
intensive care unit.Chin J Nosocomiol 2005, 15:31-32.
Morgan J, Meltzer MI, Plikaytis BD, Sofair AN, Huie-White S,
Wilcox S, Harrison LH, Seaberg EC, Hajjeh RA, Teutsch
SM: Excess mortality, hospital stay, and cost due to candidemia: a
case-control study using data from population-based candidemia
surveillance.Infect Control Hosp Epidemiol 2005, 26:540-547.
Trương Ngọc Hải: “Khảo sát các yếu tố nguy cơ nhiễm nấm
Candida máu tại khoa ICU”, Kỷ yếu hội nghị hội HSCC- CĐ toàn
quốc lần thứ 4, 2003, tr.94 – 103.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012



×