Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá một số ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sức khỏe, bệnh tật của bộ đội tại một số địa bàn đóng quân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.62 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TỚI SỨC KHỎE, BỆNH TẬT CỦA BỘ ĐỘI
TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN ĐÓNG QUÂN
Hoàng Văn Lương*; Phạm Ngọc Châu*
Nguyễn Tùng Linh*; Nguyễn Văn Chuyên*
TÓM TẮT
Nghiên cứu, phân tích đánh giá ảnh hưởng của thời tiết khí hậu cực đoan do biến đổi khí
hậu tới sức khỏe, bệnh tật của bộ đội tại một số đơn vị quân khu. Sử dụng phương pháp đánh
giá dựa trên hệ số giá trị tương quan tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh do biến đổi khí hậu
(BĐKH). Kết quả cho thấy khu vực chịu hậu quả lớn nhất của BĐKH tới sức khỏe là các đơn
vị ở bắc Trung bộ và Nam bộ. Các đơn vị ở phía bắc có mức độ chịu ảnh hưởng nhẹ hơn.
* Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Ảnh hưởng sức khỏe.

ANALYSIS OF SOME IMPACTS OF CLIMATE CHANGE ON
HEALTH VULNERABLE STATUS OF THE TROOPS
IN SECTORIAL DEPLOYMENT AREAS
SUMMARY
Analysis and evaluation of the impact of extreme weather caused by climate change on
health vulnerable status, diseases of the troops in some sectorial deployment areas. Using
evaluation method based on the correlation coefficient values incidence, mortality caused by
some climate change. The results showed that the area under the most severe consequences
of climate change on health vulnerable status is north-central sectorials. The sectorials in
the north have a low - level impact on health.
* Key words: Climate change; Health vulnerable status

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng
khí hậu cực đoan do BĐKH ảnh hưởng
tới sức khỏe của cộng đồng, đã cướp đi



mạng sống của 300.000 người mỗi năm
và ảnh hưởng đến cuộc sống của 300
triệu người trên trái đất do tác động từ
những đợt nắng nóng, lũ lụt và cháy
rừng gây ra [5]. Một số bệnh được xem có

* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Ngọc Châu ()
Ngày nhận bài: 18/9/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/10/2013
Ngày bài báo được đăng: 3/11/2013

62


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

liên quan chặt chẽ với BĐKH hiện nay
đang hoành hành chủ yếu tại các khu
vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như sốt
rét, viêm màng não, sốt xuất huyết... sẽ
lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu [2, 3,
4]. Dự kiến đến năm 2080, số người mắc
bệnh sốt rét sẽ tăng thêm 260 - 320 triệu
người và sẽ có 6 triệu người mắc bệnh
sốt xuất huyết [5]. Ngoài ra, BĐKH ảnh
hưởng đến thay đổi hệ sinh thái, gây ra
một loạt yếu tố có thể làm trầm trọng
thêm, tràn lan thêm một loạt những bệnh
mới [5]. Tại Việt Nam, theo khuyến cáo

của Bộ Y tế, khí hậu nóng lên là nguyên
nhân phát sinh 9 bệnh truyền nhiễm
gồm: bệnh cúm A(H1N1), bệnh cúm
A(H5N1), bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt
rét, bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh tiêu
chảy, bệnh viêm não do virut và bệnh
viêm đường hô hấp cấp tính (SARC).
Trong hoạt động quân sự, các cán bộ,
chiến sỹ lực lượng vũ trang luôn phải
hoạt động trong những điều kiện khắc
nghiệt của thời tiết và là đối tượng dễ bị
tổn thương sức khỏe do BĐKH. Do vậy,
việc phân tích xác định các khu vực hoạt
động quân sự chịu nhiều ảnh hưởng sức
khỏe do hậu quả của BĐKH là rất cần
thiết, kết quả nghiên cứu sẽ giúp Ngành
Quân y có cơ sở khoa học để xây dựng
kế hoạch đảm bảo quân y, ứng phó tốt
hơn đối với BĐKH.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá, phân
tích ảnh hưởng của BĐKH tới sức khỏe,
bệnh tật của bộ đội đóng quân trên một
số địa bàn.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Để đánh giá tác động của BĐKH đến
tình trạng dễ tổn thương sức khỏe, bệnh
tật của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ
trang, nghiên cứu dựa vào xác định hệ

số tương đương của tình trạng mắc, tử
vong do một số bệnh gắn liền với
BĐKH như tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất
huyết. Sử dụng phương pháp đánh giá
dựa trên hệ số giá trị tương quan tỷ lệ
mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh do
BĐKH, các chỉ số hậu quả thiên tai như
số người tử vong, bị thương, số công
trình quân sự bị sập, trôi do thiên tai gây
gây ra. Trọng số các chỉ số được lựa
chọn theo bảng sau:
Bảng 1: Trọng số các chỉ số thành
phần đánh giá hậu quả của BĐKH tới
sức khỏe lực lượng vũ trang.
Chỉ số

Trọng
số

Số ca mắc tiêu chảy/1.000 quân

0,20

Số ca tử vong do tiêu chảy/1.000 quân

0,05

Số ca mắc sốt rét/1.000 quân

0,10


Số ca tử vong do sốt rét/1.000 quân

0,05

Số ca mắc sốt xuất huyết/1.000 quân

0,15

Số người tử vong do sốt xuất huyết/
1.000 quân

0,05

Số người tử vong do thiên tai/1.000 quân

0,05

Số người bị thương do thiên tai/1.000 quân

0,15

Số người mất tính do thiên tai/1.000 quân

0,05

Tổng số công trình quân sự đổ, sập, trôi/
1.000 quân

0,10


Số ca tử vong do đuối nước/1.000 quân

0,05

65


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu
về các chỉ số nêu trên tại những quân
khu trong năm 2012. Sử dụng phương
pháp chuẩn hóa để đồng bộ số liệu và
đưa về các giá trị từ 0 - 1 [1]. Các chỉ số
thành phần được tính theo phương pháp

cộng đại số. Xử lý số liệu bằng phần
mềm Microsoft Excel và vẽ bản đồ bằng
phần mềm MapInfo Professional. Sau
khi tính toán, phân giá trị thành 10 nhóm
từ cao xuống thấp và hiển thị trên bản đồ
với mức màu khác nhau.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 2: Phân cấp hậu quả của của BĐKH tới tình trạng dễ tổn thương sức khỏe
bộ đội theo vị trí địa lý.
TRỌNG
SỐ


TỈNH

TRỌNG
SỐ

TỈNH

TRỌNG
SỐ

Hải Phòng

0,00

Phú Thọ

0,10

Điện Biên

0,33

Tuyên Quang

0,00

Lâm Đồng

0,13


Quảng Nam

0,35

Hải Dương

0,01

Quảng Bình

0,13

Trà Vinh

0,37

Hưng Yên

0,02

Bắc Kạn

0,14

Lai Châu

0,38

Hà Nam


0,03

Bình Dương

0,16

Khánh Hòa

0,40

Nam Định

0,04

Cần Thơ

0,17

Ninh Thuận

0,43

Thái Nguyên

0,04

Hà Giang

0,18


Cao Bằng

0,44

Hòa Bình

0,05

Lào Cai

0,19

Bến Tre

0,45

Quảng Ninh

0,05

Bình Thuận

0,20

Kiên Giang

0,48

Thanh Hóa


0,05

Hậu Giang

0,21

Bà Rịa - Vũng Tàu

0,48

Lạng Sơn

0,06

An Giang

0,22

Đắk Nông

0,48

Bắc Giang

0,06

Đà Nẵng

0,22


Đồng Tháp

0,49

Nghệ An

0,06

Đắk Lắk

0,22

Sóc Trăng

0,50

Ninh Bình

0,07

Thái Bình

0,23

Tiền Giang

0,50

Thừa Thiên Huế


0,07

Quảng Trị

0,23

Bình Phước

0,50

Tây Ninh

0,08

Bình Định

0,24

Long An

0,54

Cà Mau

0,08

Đồng Nai

0,25


Bắc Ninh

0,57

Sơn La

0,08

Hồ Chí Minh

0,26

Kon Tum

0,78

Yên Bái

0,09

Vĩnh Long

0,26

Quảng Ngãi

0,90

Hà Tĩnh


0,10

Gia Lai

0,27

Phú Yên

1,00

Vĩnh Phúc

0,10

Bạc Liêu

0,29

TỈNH

66


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

Các khu vực chịu hậu quả của BĐKH nhiều nhất là Long An, Bắc Ninh, Kon
Tum, Quảng Ngãi và Phú Yên.
Các khu vực chịu ảnh hưởng ít nhất của biến đổi khí hậu là Hải Phòng, Tuyên
Quang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Nguyên.
Bảng 3: Phân cấp hậu của BĐKH tới tình trạng dễ tổn thương sức khỏe bộ đội

theo vị trí đóng quân.
TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC

SỐ TỈNH

TRỌNG SỐ
TRUNG BÌNH

Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh

6

0,22

Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

8

0,17

Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình

9

0,06

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế


6

0,11

An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng
Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh,
Vĩnh Long

12

0,34

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Ninh Thuận

11

0,48

Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng,
Long An

6

0,28

Khu vực chịu hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu tới sức khỏe là các đơn vị ở
bắc Trung bộ và Nam bộ. Các đơn vị ở phía bắc có mức độ chịu ảnh hưởng nhẹ hơn.
BÀN LUẬN

Khí hậu biến đổi có liên quan trực
tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức
khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia. Việt
Nam là một nước nhiệt đới, có bờ biển
dài và phải chịu ảnh hưởng nghiêm
trọng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là
mức nước biển dâng.

Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ
không khí tăng, gây nên những tác động
tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn
đến gia tăng nguy cơ đối với người mắc
bệnh tim mạch, bệnh thần kinh… Tác
động gián tiếp của BĐKH đến sức khỏe
con người thông qua những nguồn gây
bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và
lan truyền các dịch bệnh như bệnh cúm
66


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

A/H5N1, tay chân miệng, tiêu chảy, dịch
tả… BĐKH làm tăng khả năng xảy ra
một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt
xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng
tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều
loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang
bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve).
Biến đối khí hậu là một trong những

nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại
của một số bệnh truyển nhiễm ở vùng
nhiệt đới (sốt rét, sốt dengue, dịch hạch,
dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền
nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm
A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến
của virut gây bệnh cúm A/H5N1, cúm
A/H1N1 nhanh hơn.
Hans Joakhim Shelhuber (2007) (Hội
nghị về BĐKH tại Bali) dự báo ảnh
hưởng trực tiếp của hiện tượng thời tiết
cực đoan đã dẫn đến phát triển mạnh mẽ
các bệnh do côn trùng và vi sinh vật gây
ra. Nghiên cứu của WHO (2002) cho
biết, sẽ có ít nhất 150.000 người tử vong
hàng năm vì khí hậu nóng. Họ có thể tử
vong vì các bệnh liên quan đến tim mạch,
tiêu chảy, sốt rét và những bệnh truyền
nhiễm khác hoặc do thiếu thức ăn.
Giáo sư Anthony J McMichael thuộc
Trường Đại học Quốc gia Australia đưa
ra mô hình về lộ trình BĐKH gây ảnh
hưởng tới sức khỏe con người, theo cách
trực tiếp và gián tiếp. Thay đổi khí hậu
còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con

người theo nhiều phương diện khác
nhau. WHO cũng dự báo: những bệnh
như sốt xuất huyết và sốt rét trước đây
quan niệm là bệnh ở xứ nhiệt đới sẽ

chuyển lên phía bắc và ngày càng phổ
biến do nhiệt độ tăng. Những đợt nắng
nóng sẽ làm chết nhiều người hơn ở
nhiều vùng trên thế giới (đợt nắng nóng
năm 2003 đã làm chết > 70.000 người
ở châu Âu). Nước khan hiếm dẫn đến
bệnh viêm loét dạ dày và suy dinh
dưỡng tăng gấp bội. Những thiên tai như
lũ lụt rút nhanh do thay đổi bản đò mưa
và tan băng sẽ ngăn cản việc tiêu thoát
nước làm ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy
và nhiểu bệnh tật khác.
Tại Việt Nam, theo một kịch bản
BĐKH, cụ thể mực nước biển dân cao
có thể đe dọa tới nơi sinh sống, điều
kiện sinh hoạt của 17 triệu người.
Những mảnh đất màu mỡ, đầm nuôi
thủy sản và nghề cá bị mất đi, dẫn tới
cộng đoòng dân cư ven biển phải tái
định cư. Điều này có thể làm gia tăng áp
lực lên những nguồn tài nguyên khác.
Bên cạnh đó là tác động của gia tăng
xâm nhập mặn, điển hình như ở khu vực
đồng bằng sông Cứu Long (Thành phố
Hồ Chí Minh, Cà Mau..) và hiện tượng
tăng tốc đọ xói lở bờ biển diễn ra ở
nhiều nơi, mạnh mẽ như ở Cảnh Dương Quảng Bình là 56 m/năm.
67



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

KẾT LUẬN
Kết quả cho thấy khu vực chịu hậu
quả lớn nhất của BĐKH tới sức khỏe là
các đơn vị đóng quân ở phía bắc Trung
bộ và Nam bộ. Các đơn vị ở phía Bắc có
mức độ chịu ảnh hưởng nhẹ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arief Anshory Yusuf & Herminia
Francisco. Climate change vulnerability
mapping for South East Asia. IDRC, EFPSEA,
SIDA. 2009.

2. Gubler. D.J. Dengue and dengue
hemorrhagic fever: its history and resurgence
as a global public health problem. In: Dengue
and dengue hemorrhagic fever. G.New York,
USA, CAB International. 2003, pp.1-22.
3. Hay S.I et al. Climate change and the
resurgence of malaria in the East African
highlands. Nature. 2002, 415, pp.905-909.
4. Mouche, J et al. Evolution of malaria
African for the past 40 years: impact of
climatic and human factors. Journal of the
American Mospuito Control Association.
1998, 14, pp.121-130.
5. WHO. Climate change and human
health - Risks and responses. Geneva. 2003.


68


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

69



×