Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả điều trị của Cardorido trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.24 KB, 5 trang )

Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 307 – 311

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CARDORIDO TRÊN
BỆNH NHÂN THIẾU MÁU CƠ TIM CỤC BỘ
Trần Văn Tuấn, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Thủy
Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của Cardorido trên bệnh
nhân thiếu máu cơ tim cục bộ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả trên 30 bệnh
nhân được chẩn đoán là thiếu máu cơ tim cục bộ, được điều trị ngoại trú trong thời gian 3 tuần.
Kết quả: tình trạng bệnh nhân sau khi dùng Cardorido các triệu chứng đau ngực, hồi hộp, đánh
trống ngực, khó thở, mất ngủ đều giảm. Điện tâm đồ vẫn còn biểu hiện của thiếu máu cơ tim
nhưng đã được cải thiện đáng kể so với trước điều trị. Kết luận: Cardorido có tác dụng phòng và
hỗ trợ điều trị: đau thắt ngực, hồi hộp, mất ngủ.
Từ khoá: Thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, thuốc điều trị đau thắt ngực, điện tâm đồ.

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Thiếu máu cục bộ cơ tim là bệnh tim mạch
thường gặp ở người sau tuổi trung niên. Ở
nhiều nước tiên tiến trên thế giới bệnh thiếu
máu cục bộ cơ tim do xơ vữa động mạch vành
là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo
tổ chức Y tế Thế giới, bệnh thường xuất hiện
rất sớm từ 30-40 tuổi và tỷ lệ bệnh tim mạch
ngày càng cao ở các nước đang phát triển.


Việc nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng để
chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đồng thời
tìm ra các phương pháp điều trị thích hợp có ý
nghĩa hết sức quan trọng nhằm giữ gìn và bảo
vệ sức khỏe con người.
Bệnh đau thắt ngực có thể biểu hiện dưới
dạng đau hoặc không đau. Những trường hợp
đau ngực khởi đầu thường gặp là sau khi gắng
sức lúc làm việc nặng, sau đó đau ngay cả lúc
nghỉ ngơi, trầm trọng hơn là nhồi máu cơ tim
và tử vong đột ngột. Những trường không đau
thắt ngực còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim
cục bộ im lặng, thể này cũng khá phổ biến ở
người cao tuổi. Trên điện tâm đồ có thể thấy
biểu hiện của thiếu máu cơ tim cục bộ nhưng
người bệnh hoàn toàn không thấy đau ngực và
đa số những người bệnh này rất chủ quan
không lo điều trị, do đó có thể bị nhồi máu cơ
tim và tử vong đột ngột. Theo các số liệu
thống kê cho thấy tỷ lệ chết có liên quan trực
*

tiếp do cơ tim thiếu máu cục bộ - nhồi máu cơ
tim ở Châu Âu là 33%, Châu Mỹ là 35%. Ở
Việt Nam tỷ lệ này tăng lên tới 27,3%, và
trong tương lai tỷ lệ này sẽ gần ngang bằng
các nước Âu Mỹ.
Cardorido là thuốc được sử dụng để hỗ trợ
điều trị trong các trường hợp: đau thắt ngực,
khó thở khi gắng sức, tim mạch, hồi hộp, mất

ngủ. Đau ngực trên những bệnh nhân chưa
hoặc không đủ điều kiện can thiệp mạch
vành, sau can thiệp mạch vành còn tức ngực,
khó chịu, suy tim do suy vành. Đồng thời sử
dụng để phòng đau thắt ngực tái phát, ngừa
nhồi máu cơ tim. Để góp phần nâng cao hiệu
quả điều trị bệnh lý tim mạch nói chung và
đau thắt ngực nói riêng, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ điều
trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên.
2. Mô tả kết quả điều trị của thuốc Cardorido
trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán là thiếu
máu cơ tim cục bộ, điều trị ngoại trú tại bệnh
viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
307

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Trần Văn Tuấn và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân được chẩn đoán là thiếu máu cơ
tim cục bộ theo tiêu hội tim mạch Mỹ
- Đau thắt ngực.
- Hồi hộp, đánh trống ngực.
- Khó thở khi gắng sức.
- Điện tâm đồ: hình ảnh thiếu máu cơ tim.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2011 đến
tháng 12/2011.
- Địa điểm nghiên cứu: bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên
Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp
mô tả.
* Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Lâm sàng
+ Đau thắt ngực
+ Hồi hộp, đánh trống ngực
+ Khó thở
- Cận lâm sàng: ghi điện tâm đồ lúc nghỉ
ngơi.
Vật liệu nghiên cứu
Cardorido được bào chế từ cây Dong Riềng
Đỏ (Canna edulis). Cây Dong Riềng Đỏ là
loại thảo dược dùng chữa đau ngực, khó thở,
tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực. Các
nhóm chất trong cây đã được xác định gồm:

alcaloid, flavonoid, glycosid trợ tim,
coumarin, saponin… Glycosid trợ tim có tác
dụng đặc hiệu lên tim, courmarin có tác dụng
làm giãn động mạch vành, giãn động mạch
ngoại vi làm giảm tiền gánh cho tim.
- Liều dùng và cách dùng: Cardorido được
chế dưới dạng trà tan, liều dùng 3 gói/ngày,
chia 3 lần, trong thời gian 3 tuần.
- Máy ghi điện tim
Kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn, khám lâm sàng bệnh nhân theo
mẫu bệnh án thống nhất theo các chỉ tiêu
nghiên cứu.
- Ghi điện tâm đồ trước và sau điều trị ở thời
điểm t0, t1, t2, t3,t4.

89(01/2): 307 – 311

- Đánh giá kết quả điều trị sau khoảng thời
gian: 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, và sau khi dừng
thuốc 1 tuần.
Xử lý số liệu: Theo phần mềm thống kê y
học SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Giới
Nam
Nữ

Tổng

n
21
9
30

Tỷ lệ (%)
70,0
30,0
100

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ở nam (70,0 %) cao
hơn nữ (30%).
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi
41-50
51-60
Trên 60

n
2
9
19

Tỷ lệ %
6,7
30,0
63,3


Nhận xét: Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 60,
chiếm tỷ lệ 63,3%. các lứa tuổi khác chiếm tỷ
lệ thấp hơn.
Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng của
bệnh thiếu máu cơ tim
Triệu
chứng

lâm sàng
n
%
Đau ngực
17
56,7
Hồi hộp
23
76,7
Đánh trống ngực
22
73,3
Hồi hộp, đánh
21
70,0
trống ngực
Khó thở thường
3
10,0
xuyên
Khó thở khi gắng
18

60,0
sức
Mất ngủ
18
60,0
Choáng váng
16
53,3
Ngất
4
13,3
Ngấn dái tai
30
100

Không
n
%
13
43,3
7
23,3
8
26,7
9

30,0

27


90,0

12

40,0

12
14
26
0

40,0
46,7
86,7
0

Nhận xét: các triệu chứng lâm sàng hay gặp
nhất là đau ở ngực (56,7%), hồi hộp 76,7%),
đánh trống ngực (73,3%), khó thở khi gắng
sức và mất ngủ (60%). Một số triệu chứng
khác tỷ lệ gặp ít hơn.

308

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Trần Văn Tuấn và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Bảng 3.4. Hoàn cảnh xuất hiện bệnh


Hoàn cảnh
xuất hiện
Khi gắng sức
Khi hoạt động thể
lực mạnh
Khi xúc động
mạnh
Sau bữa tiệc thịnh
soạn
Thời tiết lạnh
Lúc nghỉ ngơi vào
ban ngày
Lúc nghỉ ngơi vào
ban đêm

n
23

%
76,7

Không
n
%

7
23,3

23

76,7

7

70,0

9

30,0

17

56,7

13

43,3

23

76,7

7

23,3


10

33,3

20

66,7

8

26,7

22

73,3

Nhận xét: hoàn cảnh xuất hiện bệnh hay gặp
khi gắng sức, khi hoạt động thể lực mạnh thời
tiết lạnh 76,7%, khi xúc động mạnh 70%, sau
bữa tiệc thịnh soạn 56,7%.
Bảng 3.6. Hình ảnh điện tâm đồ trước điều trị
Điện tâm đồ
Có hình ảnh thiếu máu
cơ tim
Không có hình ảnh
thiếu máu cơ tim
Tổng

Nhận xét: sau điều trị 3 tuần các triệu chứng

đau nhói ở ngực, hồi hộp đánh trống ngực,
khó thở khi gắng sức và mất ngủ giảm rõ rệt.
Bảng 3.8. Đánh giá kết quả sau 3 tuần điều trị và
sau khi dừng thuốc 1 tuần

23,3

21

n
27

Tỷ lệ (%)
90,0

3

10,0

30

100,0

Nhận xét: trên hình ảnh điện tâm đồ của các
bệnh nhân trước điều trị có hình ảnh thiếu
máu cơ tim chiếm tỷ lệ rất cao 90%.

Triệu chứng lâm
sàng


Đau ngực
Hồi hộp
Đánh trống ngực
Hồi hộp, đánh trống
ngực
Khó thở thường
xuyên
Khó thở khi gắng sức
Mất ngủ
Choáng váng
Ngất

Triệu chứng
lâm sàng
Đau ngực
Hồi hộp
Đánh
trống
ngực
Hồi hộp, đánh
trống ngực
Khó
thở
thường xuyên
Khó thở
khi gắng sức
Mất ngủ
Choáng váng
Ngất


Trước điều
trị
n
%
17
56,7
23
76,7
22
73,3

Sau điều trị
3 tuần
n
%
9
30,0
4
13,3
5
16,7

21

70,0

5

16,7


3

10,0

2

6,7

18

60,0

5

16,7

18
16
4

60,0
53,3
13,3

6
3
0

20,0
10,0

0,0

Sau dùng
Cardorido
3 tuần
n
9
4
5
5

%
30,0
13,3
16,7
16,7

Sau khi
dừng
Cardorido
1 tuần
n
%
20
66,7
14
46,7
14
46,7
14

46,7

2

6,7

6

20,0

5
6
3
0

16,7
20,0
10,0
0,0

10
16
11
0

33,3
53,3
36,7
0,0


Nhận xét: sau khi dùng Cardorido 3 tuần các
triệu chứng đau nhói ở ngực, hồi hộp đánh trống
ngực giảm rõ rệt, nhưng sau khi dừng thuốc 1
tuần các triệu chứng này lại xuất hiện có xu
hướng tăng dần ở các bệnh nhân nghiên cứu.
Bảng 3.9. So sánh kết quả điện tâm đồ trước và
sau điều trị 3 tuần
Thời
điểm

Đánh giá kết quả sau điều trị
Bảng 3.7. So sánh triệu chứng lâm sàng trước và
sau điều trị 3 tuần

89(01/2): 307 – 311

Điện
tâm đồ
Có hình ảnh
thiếu
máu
cơ tim
Không

hình
ảnh
thiếu máu
cơ tim
Tổng


Trước
điều trị
n
%

Sau điều
trị 3 tuần
n
%

27

90

18

60,0

3

10

12

40,0

30

100


30

100

p

<
0,05

Nhận xét: trước điều trị và sau điều trị 3 tuần,
hình ảnh thiếu máu cơ tim được thể hiện trên
điện tâm đồ giảm rõ rệt (từ 90% xuống còn
60%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
309

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Bảng 3.10. So sánh kết quả điện tâm đồ sau 3
tuần điều trị và sau dừng thuốc 1 tuần
Thời

điểm


Điện tâm đồ
Có hình ảnh
thiếu máu cơ
tim
Không có hình
ảnh thiếu máu
cơ tim
Tổng

Sau 3 tuần
điều trị
n
18

%
60,0

Sau khi
dừng thuốc
1 tuần
n
%
18
60,0

12

40,0


12

40,0

30

100,0

30

100,0

Nhận xét: Trên hình ảnh điện tâm đồ sau khi
điều trị 3 tuần và sau khi dừng thuốc 1 tuần
thấy kết quả không có sự khác biệt.
BÀN LUẬN
Về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
trước khi điều trị
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ: nam (70,0
%), nữ (30%), bệnh thường gặp ở độ tuổi trên
60 tuổi chiếm tỷ lệ 63,3%, kết quả này cũng
tương tự như các tác giả khác [1], [3]. Trong
số các bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, 100%
có biểu hiện ngấn ở dái tai, đây là một trong
những đặc điểm lâm sàng dễ dàng nhận định
trong chẩn đoán; ngoài ra triệu chứng lâm
sàng hay gặp nhất là hồi hộp (76,7%), đánh
trống ngực (73,3%), khó thở khi gắng sức và
mất ngủ (60%), đau nhói ở ngực (56,7%) và
triệu chứng choáng váng chiếm 53.3%. Một

số triệu chứng khác như ngất, khó thở khi
không gắng sức tỷ lệ gặp ít hơn. Hoàn cảnh
xuất hiện bệnh hay gặp khi gắng sức, khi hoạt
động thể lực mạnh thời tiết lạnh (76,7%), khi
xúc động mạnh (70%), sau bữa tiệc thịnh
soạn (56,7%); lúc nghỉ ngơi không gắng sức
xuất hiện cơn đau là 33,3%; Còn lúc nghỉ
ngơi không gắng sức xuất hiện cơn đau vào
ban đêm là 26.7%.
Trên hình ảnh điện tâm đồ của các bệnh nhân
trước điều trị có hình ảnh thiếu máu cơ tim
chiếm tỷ lệ rất cao 90%; chỉ có 10% là không
có hình ảnh thiếu máu cơ tim.
Kết quả sau khi điều trị
Sau từng tuần điều trị các triệu chứng đau
nhói ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở

89(01/2): 307 – 311

khi gắng sức và mất ngủ giảm rõ rệt; đặc biệt
là triệu chứng ngất không còn xuất hiện; các
triệu chứng khác như mất ngủ, khó thở, hồi
hộp (từ 76,7% giảm xuống 13,3%), đánh
trống ngực (73.3% xuống còn 16.7%), triệu
chứng choáng váng cũng giảm rõ sau điều trị
(53,3% giảm xuống đến 10%). Kết quả trên
điện tâm đồ cho thấy sau từng tuần điều trị
hình ảnh thiếu máu cơ tim có giảm đi: ở tuần
thứ nhất có 76.7% người bệnh có hình ảnh
thiếu máu cơ tim thì ở tuần thứ ba chỉ còn

60% người bệnh có hình ảnh thiếu máu cơ
tim. Các kết quả trên phản ánh rõ việc cải
thiện các triệu chứng của bệnh nhân sau khi
dùng thuốc cardorido cũng như các thuốc
giãn mạch vành khác để điều trị bệnh lý thiếu
máu cơ tim cục bộ.
Tuy nhiên, sau khi dừng thuốc một tuần các
triệu chứng trên lại xuất hiện có xu hướng
tăng dần ở các bệnh nhân nghiên cứu; các
triệu chứng tăng nhiều nhất là triệu chứng hồi
hộp tăng từ 13.3% lên 46.7%; tiếp đến là triệu
chứng đánh trống ngực tăng từ 16.7% lên
46.7%; các triệu chứng khác cũng tăng gấp 2
đến 3 lần sau khi dừng dùng Cardorido một
tuần. Nhưng trên hình ảnh điện tâm đồ sau
khi điều trị 3 tuần và sau khi dừng thuốc một
tuần thấy kết quả không có sự khác biệt.
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ mắc bệnh ở độ tuổi: trên 60 tuổi
(63,3%)
- Triệu chứng lâm sàng điển hình trước điều
trị là: đau nhói ngực (56,7%), hồi hộp
(76,7%), đánh trống ngực (73,3%), khó thở
khi gắng sức (60%), mất ngủ (60%), choáng
váng ( 53,3%). Điện tâm đồ có biểu hiện của
thiếu máu cơ tim (90%).
- Sau khi điều trị bằng Cardorido các triệu
chứng đều giảm: đau nhói (30%), hồi hộp
(13,3%), đánh trống ngực (16,7%), khó thở
khi gắng sức ( 16,7%), mất ngủ (16,7%),

choáng váng (10%).
- Điện tâm đồ vẫn còn hình ảnh của thiếu máu
cơ tim (60%), nhưng đã giảm nhiều so với
trước điều trị và không thấy có sự thay đổi
sau khi dừng thuốc điều trị một tuần.

310

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Đình Hải, Hà Bá Miên (1984), Đau thắt
ngực và nhồi máu cơ tim, Nhà xuất bản Y học
[2]. Thạch Nguyễn (2007), Một số vấn đề cập nhật
trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, Nhà
xuất bản Y học .
[3]. Nguyễn Tá Đông, Nghiên cứu rối loạn nhịp
tim và thiếu máu cơ tim yên lặng ở bệnh nhân Đái

89(01/2): 307 – 311

tháo đường type II qua holter điện tim 24h, Luận
án tiến sĩ Y học trường đại học Y Dược Huế .

[4]. Nguyễn Thị Hải Yến (2002), Nghiên cứu giá
trị của holter điện tim đồ trong chẩn đoán rối loạn
nhịp tim chậm, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện
Quân Y .
Thomas KL, Velazquez EJ (2005). Therapies to
prevent heart failure post-myocardial infarction.
Current Heart Fail Rep. 2:174–82

SUMMARY
ASSESSMENT EFFECTIVE TREATMENT OF CARDORIDO ON
LOCAL MYOCARDIAL ISCHEMIC PATIENTS
Tran Van Tuan*, Nguyen Tien Dung
Tran Thi Hong Nhung, Pham Thi Thuy
College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objectives: To describe clinical, paraclinical features and the results of cardorido treatment on the
patients with local myocardial ischemic, outpatient treated at Thai Nguyen General Center
Hospital.
Subject and Method: Using the described methodology, in 30 patients diagnosed with local
myocardial ischemic, outpatient treatment in 3 weeks.
Results: the patient's condition after using Cardorido 3 weeks: the throbbing pain, anxiety,
palpitations, dyspnea, insomnia were reduced. An ECG is still expression of myocardial ischemia.
Conclusion: Cardorido effective prevention and supportive therapy, angina, palpitations,
insomnia.
Key words: Myocardial ischemic, throbbing pain, drug for throbbing pain, ECG.

*

311


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×