Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá độ dày nội trung mạc động mạch đùi ở phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa qua siêu âm dopplerc tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.32 KB, 7 trang )

Lương Thị Hương Loan và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

134(04): 141 - 147

ĐÁNH GIÁ ĐỘ DÀY NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH ĐÙI Ở PHỤ NỮ MÃN
KINH CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA QUA SIÊU ÂM DOPPLERc TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2014
Lương Thị Hương Loan*, Đoàn Văn Thương
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát độ dày nội trung mạc động mạch đùi ở phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển
hóa bằng siêu âm Doppler. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát đô dày lớp IMT ở 82 phụ nữ từ
45 đến 64 tuổi mãn kinh tự nhiên 12 tháng có hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của IDF 2006
đang điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014. Kết quả: Tuổi trung bình của đối
tượng nghiên cứu: 58,98 ± 3,8, Độ dày lớp IMT trung bình động mạch đùi chung phải 1,12 ± 0,53,
đùi chung trái 1,13 ± 0,67, đùi nông phải 0,78 ± 0,19, đùi nông trái: 0,88 ± 0,69, đùi sâu phải 0,77
± 0,21, đùi sâu trái 0,81 ± 0,23. Ở đùi chung trái tỷ lệ dày IMT là 41,5%, có MVX là 2,4%. Ở
động mạch đùi chung phải tỷ lệ dày IMT là 31,7%, có MVX là 11%. Ở động mạch đùi nông và đùi
sâu của đối tượng nghiên cứu chỉ dày lớp IMT, không có MVX. Kết luận: Trung bình IMT động
mạch đùi chung bên phải 1,12 ± 0,53, bên trái 1,13 ± 0,67. IMT của đối tượng nghiên cứu dày hơn
bình thường (bình thường IMT < 0,9). Bệnh nhân mãn kinh bị mắc hội chứng chuyển hóa có nguy
cơ bị vữa xơ động mạch và vị trí của mảng vữa xơ chủ yếu ở động mạch đùi chung. Mảng vữa xơ
chủ yếu là mảng vữa xơ mới.
Từ khóa: mãn kinh, hội chứng chuyển hóa, nội trung mạc

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Tuổi thọ trung bình của phụ nữ ở các nước


trên thế giới ngày càng tăng [12]. Tuổi thọ
trung bình của phụ nữ Việt Nam cũng tăng
nhanh trong ba thập kỷ qua, từ 61 tuổi nay đã
tăng lên 77 tuổi [12], điều này đồng nghĩa với
việc tuổi thọ sau mãn kinh cũng kéo dài ra.
Mãn kinh thường bắt đầu ở tuổi 54 đối với
phụ nữ Châu Âu [14] và khoảng 51 tuổi đối
với phụ nữ Châu Á [11]. Như vậy, trung bình
phụ nữ sống thêm 27-23 năm sau mãn kinh
(TLTK). Sau mãn kinh, người phụ nữ thường
có nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng trầm trọng
đến chất lượng cuộc sống như các biểu hiện
rối loạn vận mạch, teo cơ quan sinh dục,
loãng xương, và tăng cân [7]. Đặc biệt, sự
thiếu hụt estrogen trong thời kỳ mãn kinh có
thể liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa lipid,
rối loạn sự phân bố mỡ của cơ thể, tăng huyết
áp, đái tháo đường [13]. Các rối loạn chuyển
hóa này có thể góp phần gây vữa xơ động
mạch. Đây là vấn đề đang được y học quan
*

Tel: 0919 353128, Email:

tâm [8]. Bởi vỉ các biện pháp can thiệp nhằm
ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các yếu tố nguy
cơ gây vữa xơ động mạch ở phụ nữ mãn kinh
có hội chứng chuyển hóa có thể sẽ mang lại
lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.
Trước đây, việc chẩn đoán vữa xơ động mạch

thường dựa vào các xét nghiệm sinh học
(REF). Nhưng thông số này không khẳng
định được tình trạng tổn thương động mạch.
Theo một số tác giả, quá trình xơ vữa động
mạch (VXĐM) xảy ra sớm ở một số động
mạch lớn (động mạch chủ, động mạch vành,
động mạch cảnh và động mạch đùi). Siêu âm
với đầu dò nông ( ≥ 7.5 MHz) có thể phát
hiện sớm và đánh giá tổn thương thành mạch
[4]. Đã có một vài nghiên cứu đề cập đến độ
dày nội trung mạc động mạch cảnh ở bệnh
nhân đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp
nhưng chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu tổn
thương nội trung mạc động mạch đùi ở phụ
nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa, để từ
đó có thái độ dự phòng và xử trí thích hợp đề
phòng các tai biến tim mạch và thần kinh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực
141


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Lương Thị Hương Loan và Đtg

hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu:“Đánh
giá độ dày nội trung mạc động mạch đùi ở
phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa
bằng siêu âm Doppler”
ĐỐI TƯỢNG

NGHIÊN CỨU

VÀ

PHƯƠNG

PHÁP

Nghiên cứu này được Hội đồng về Đạo đực
nghiên cứu và Hội đồng Khoa học trường Đại
học Y- Dược Thái Nguyên thông qua. Toàn
bộ thông tin được giữ bí mật và chỉ phục vụ
cho mục đích nghiên cứu.
Đây là nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu
thuận tiện có chủ đích với đối tượng nghiên
cứu là các phụ nữ từ 45 đến 64 tuổi với các
tiêu chuẩn sau: Mãn kinh tự nhiên sau 12
tháng; có hội chứng chuyển hóa theo tiêu
chuẩn của IDF 2006; Đang điều trị tăng huyết
áp, đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú
Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên
từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2014.

134(04): 141 - 147

Các bệnh nhân đang mắc các bệnh lý cấp tính,
bị gù, vẹo hay cong cột sống hoặc không
đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được loại ra
khỏi nhóm nghiên cứu.
Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: độ tuổi của

bệnh nhân, tuổi mãn kinh; độ dày nội trung
mạc động mạch đùi qua siêu âm doppler, (dày
nội trung mạc động mạch đùi khi 1mm < IMT
≤ 2mm). Mảng vữa xơ (xác định khi IMT > 2
mm); đường kính động mạch đùi (hẹp động
mạch đùi khi giảm trên 50% đường kính động
mạch, xác định theo cả 2 bình diện cắt dọc và
cắt ngang); chỉ số huyết áp; số đo vòng bụng;
chỉ số BMI; các chỉ số sinh hóa máu: nồng
đô, glucose máu, triglycerid, cholesterol,
HDL-C, LDL-C.
KẾT QUẢ
(*) Nguồn số liệu do nhóm nghiên cứu thu
thập và công bố
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi, tuổi nãm kinh (*)
Tuổi
45 – 54
55 – 64
Nhóm tuổi
Trung bình
45 - 49
50 - 54
Tuổi mãn kinh
≥ 55
Trung bình

n
%

14
17,1
68
82,9
min = 47; max = 63; Mean ± SD = 58,98 ± 3,84
29
35,4
42
51,2
11
13,4
min = 45; max = 59; Mean ± SD = 50,45 ± 3,23

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 58,98 ± 3,84. Tỷ lệ phụ nữ mãn kinh có tuổi từ 55 –
64 tuổi 82,9%. Tuổi mãn kinh trung bình của đối tượng nghiên cứu 50,45 ± 3,23, trong đó tuổi
mãn kinh từ 50-54 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 50,2%. Tuổi mãn kinh ≥ 55 chiếm tỷ lệ thấp nhất
13,4%.
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (*)

BMI

Vòng bụng

Biến số
< 18,5
18,5 - 22,9
23,0 – 29,9
≥ 30,0
Trung bình
80 – 89 (cm)

90 – 99 (cm)
≥ 100 (cm)
Trung bình

HATT
HATTr
Vòng mông
Tỷ số bụng/mông

142

n
%
3
3,7
22
26,8
55
67,1
2
2,4
min = 17,3; max = 30,4; Mean ± SD = 24,13 ± 2,72
57
69,5
22
26,8
3
3,7
min = 80; max = 101; Mean ± SD = 87,5 ± 4,46
min = 100; max = 180; Mean ± SD = 136,71 ± 16,61

min = 60; max = 110; Mean ± SD = 83,05 ± 11,51
min = 83; max = 120; Mean ± SD = 95,99 ± 6,66
min = 0,78; max = 1,04; Mean ± SD = 0,91 ± 0,05


Lương Thị Hương Loan và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

134(04): 141 - 147

Chỉ số BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu 24,13 ± 2,72. Tỷ lệ có BMI từ 23 – 29,9 là cao
nhất 67,1%. Vòng bụng trung bình của đối tượng nghiên cứu 87,5 ± 4,46, tỷ lệ có vòng bụng từ
80-89 là 69,5%. Chỉ số HATT trung bình 136,71 ± 16,61 và HATTr trung bình 83,05 ± 11,51. Tỷ
số bụng/mông trung bình 0,91 ± 0,05.
Bảng 3. Đặc điểm sinh hóa đối tượng nghiên cứu (*)
Biến số

Lớn nhất
4,5
1,9
0,5
2,63
0,15
1,31

Glucose
Insulin
Triglycerid
Cholesterol

HDL-C
LDL-C

Nhỏ nhất
29,8
82,6
8,15
7,46
1,92
5,12

( ± SD)
7,57 ± 3,62
15,45 ± 17,48
2,39 ± 1,55
5,96 ± 1,0
1,17 ± 0,28
3,11 ± 0,76

Nồng độ Glucose trung bình 7,57 ± 3,62, nồng độ Isulin trung bình 15,45 ± 17,48, nồng độ
Triglycerid trung bình 2,39 ± 1,55, nồng độ Cholesterol trung bình 4,96 ± 1,0, nồng độ HDL-C
trung bình 1,17 ± 0,28, nồng độ LDL-C trung bình 3,11 ± 0,76.
Đặc điểm hình thái động mạch đùi
Bảng 4. Hình thái động mạch đùi của đối tượng nghiên cứu (*)
Hình thái
Vị trí ĐM
Đùi chung
Đùi nông
Đùi sâu


Phải
Trái
Phải
Trái
Phải
Trái

Đường kính ngoài
( ± SD)
9,08 ± 0,97
10,16 ± 9,11
6,81 ± 0,77
6,77 ± 0,75
6,49 ± 0,94
6,46 ± 0,98

Đường kính trong
( ± SD)
7,45 ± 0.89
7,53 ± 1,01
5,39 ± 0,72
5,27 ± 0,73
4,97 ± 0,93
4,96 ± 0.87

IMT
( ± SD)
1,12 ± 0,53
1,13 ± 0,67
0,78 ± 0,19

0,88 ± 0,69
0,77 ± 0,21
0,81 ± 0,23

Đường kính ngoài trung bình động mạch đùi chung phải 9,08 ± 0,97, đùi chung trái 10,16 ± 9,11,
đùi nông phải 6,81 ± 0,77, đùi nông trái 6,77 ± 0,75, đùi sâu phải 6,49 ± 0,94, đùi sâu trái 6,46 ±
0,98. Đường kính trong trung bình động mạch đùi chung phải 7,45 ± 0,89, đùi chung trái 7,53 ±
1,01, đùi nông phải 5,39 ± 0,72, đùi nông trái 5,27 ± 0,73, đùi sâu phải 4,97 ± 0,93, đùi sâu trái
4,96 ± 0,87. Độ dày lớp IMT trung bình động mạch đùi chung phải 1,12 ± 0,53, đùi chung trái
1,13 ± 0,67, đùi nông phải 0,78 ± 0,19, đùi nông trái 0,88 ± 0,69, đùi sâu phải 0,77 ± 0,21, đùi
sâu trái 0,81 ± 0,23.
Bảng 5. Đặc điểm độ dày nội trung mạc động mạch đùi theo vị trí (*)
Hình thái
Vị trí động mạch
Phải
Đùi chung
Trái
Phải
Đùi nông
Trái
Phải
Đùi sâu
Trái

ĐM bình thường
n
%
47
57,3
46

56,1
72
87,8
74
90,2
70
85,4
68
82,9

Dày IMT
n
26
34
10
8
12
14

%
31,7
41,5
12,2
9,8
14,6
17,1

Mảng vữa xơ ĐM
n
%

9
11,0
2
2,4
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0

Ở động mạch đùi chung phải tỷ lệ dày IMT 31,7%, có MVX 11%. Ở đùi chung trái tỷ lệ dày IMT
41,5%, có MVX 2,4%. Ở động mạch đùi nông và đùi sâu của đối tượng nghiên cứu chỉ dày lớp
IMT, không có MVX.
143


Lương Thị Hương Loan và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

134(04): 141 - 147

Bảng 6. Đặc điểm mẳng vữa xơ động mạch đùi của đối tượng nghiên cứu (*)
Vị trí động mạch
Đặc điểm MVX
Mưc độ hẹp
Tính chất MVX


n
9
6
1
1
1

MVX gây hẹp < 50% đường kính
MVX mới
MVX xơ hóa
MVX canxi hóa
MVX biến chứng (loét, huyết khối)

Động mạch đùi chung
Phải
Trái
%
n
%
100,0
2
100,0
66,7
0
0,0
11,1
2
100,0
11,1

0
0,0
11,1
0
0,0

Tất cả bệnh nhân có MXV chỉ hẹp < 50% đường kính động mạch, 66,7 % MXV là mới xuất hiện.
Bảng 7. Biến đổi hình thái động mạch đùi theo tuổi của đối tượng nghiên cứu (*)
Tuổi nãm kinh

45-49

50-54

0,97 ± 0,30
1,06 ± 0,39
7,27 ± 0,95
7,45 ± 1,37
8,80 ± 0,95
9,08 ± 1,35
0,78 ± 0,19
0,84 ± 0,17
5,17 ± 0,61
5,28 ± 0,86
6,59 ± 0,66
6,77 ± 0,81
0,72 ± 0,16
0,78 ± 0,22
4,86 ± 1,02
5,01 ± 1,03

6,40 ± 1,04
6,44 ± 1,15

1,09 ± 0,51
1,01 ± 0,28
7,45 ± 0,81
7,50 ± 0,75
9,14 ± 0,96
9,07 ± 0,90
0,79 ± 0,20
0,77 ± 0,14
5,45 ± 0,69
5,21 ± 0,65
6,87 ± 0,69
6,64 ± 0,63
0,79 ± 0,19
0,82 ± 0,24
4,95 ± 0,8
4,92 ± 0,75
6,45 ± 0,85
6,47 ± 0,85

≥ 55

Thông số
IMT (mm) ( ± SD)
Động mạch đùi
chung

d (mm) ( ± SD)

D (mm) ( ± SD)
IMT (mm) ( ± SD)

Động mạch đùi
nông

d (mm) ( ± SD)
D (mm) ( ± SD)
IMT (mm) ( ± SD)

Động mạch đùi
sâu

d (mm) ( ± SD)
D (mm) ( ± SD)

Phải
Trái
Phải
Trái
Phải
Trái
Phải
Trái
Phải
Trái
Phải
Trái
Phải
Trái

Phải
Trái
Phải
Trái

1,63 ± 0,77
1,28 ± 0,56
7,92 ± 0,92
7,86 ± 0,70
9,56 ± 0,87
9,73 ± 0,91
0,75 ± 0,15
0,84 ± 0,24
5,68 ± 1,0
5,50 ± 0,63
7,21 ± 1,13
7,22 ± 0,91
0,81 ± 0,33
0,86 ± 0,25
5,34 ± 1,14
4,97 ± 0,92
6,91 ± 0,95
6,51 ± 1,09

Độ dày IMT trung bình ở động mạch đùi chung, đùi nông và đùi sâu tăng theo tuổi mãn kinh.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Tuổi trung bình của phụ nữ mãn kinh mắc hội
chứng chuyển hóa 58,98 ± 3,84. Độ tuổi trong
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên

cứu của Trần Đình Đạt và Lê Văn Chi (năm)
(57,51 ±4,64 và 57,0 ± 4,3) [1], [3]. Tuổi mãn
kinh trung bình 50,45 ± 3,23 phù hợp với
nghiên cứu của Trần Hữu Dàng 49,98 ± 3,17
[2]. Trung bình BMI: 24,13 ± 2,72, vòng
bụng: 87,5 ± 4,46 cm, tỷ lệ vòng bụng/vòng
mông: 0,91 ± 0,05. So sánh kết quả nghiên
cứu của Trần Hữu Dàng [2] (trung bình BMI:
24,52 ± 3,42; vòng bụng: 87,07 ± 8,96; tỷ lệ
vòng bụng/ vòng mông: 0,95 ± 0.07) và của
144

Lê Văn Chi (năm) [1] (trung bình BMI 23,6 ±
2,8; vòng bụng: 86,1 ± 5,8; tỷ vòng bụng /
vòng mông: 0,92 ± 0,04). Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với cả hai nghiên cứu
trên. Dù mãn kinh diễn ra kín đáo hay có xáo
trộn thì hậu quả của sự thiếu hụt estradiol
trong thời kỳ mãn kinh đều không thể tránh
được ở mọi phụ nữ. Hậu quả là sự thay đổi về
mặt hình thái: ứ đọng mỡ nhiều nơi, tập trung
mỡ ở vùng thân đặc biệt là tăng lượng mỡ ở
bụng [5]. Vì vậy, phụ nữ mãn kinh có nguy
cơ mắc phải hội chứng chuyển hóa [10].
Trong nghiên cứu của Toth MJ và Poehman
ET (năm) [15] cho rằng mãn kinh là một quá
trình chuyển đổi làm tăng tích tụ mỡ ở bụng,
làm tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng mông, độc lập



Lương Thị Hương Loan và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

với ảnh hưởng của tuổi tác và khối lượng mỡ
của cơ thể. Bụng tích tụ chất béo trong quá
trình chuyển đổi mãn kinh đóng vai trò quan
trọng trong việc kết nối các thành phần của
hội chứng chuyển hóa. Hiện chưa rõ thời kỳ
mãn kinh là một yếu tố nguy cơ tim mạch cho
tất cả phụ nữ hay chỉ ở những người béo phì
trung tâm. Trung bình huyết áp tâm thu:
136,71 ± 16,61 mmHg, huyết áp tâm trương
83,05 ± 11,51. Tăng huyết áp trong hội chứng
chuyển hóa liên quan tới béo phì và kháng
insulin. Bình thường insulin có tác dụng giãn,
khi có đề kháng insulin sẽ dẫn đến mất khả
năng giãn mạch của insulin. Mặt khác insulin
máu làm gia tăng hoạt tính giao cảm kích
thích sự tái hấp thu muối tại thận, làm gia
tăng thể tích. Tất cả các yếu tố trên dẫn đến
tăng huyết áp. Tỷ lệ kháng insulin trong nhóm
của chúng tôi là 62,78% tương tư kết qua
nghiên cứu của Trần Đình Đạt (NĂM)
63,08% [3].
Đặc điểm các chỉ số sinh hóa
Về bilan lipid máu, đối tượng nghiên cứu có
tăng nồng độ triglyceride (2,39 ± 1,55),
cholesterol toàn phần tăng nhẹ (5,96 ± 1,0),
và giảm HDL-C (1,17 ± 0,28), nồng độ LDLC (3,11 ± 0,76). Kết quả nghiên cứu của

chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn
Chi và Trần Đình Đạt: Tăng nồng độ
triglyceride, cholesterol toàn phần và giảm
HDL –C. Theo nghiên cứu của Ginsberg [9],
rối loạn LDL-C ở những người mắc hội
chứng chuyển hóa chủ yếu là sự thay đổi về
nồng độ, LDL-C trở nên nhỏ và đậm đặc hơn,
còn nồng độ thì có thể bình thường hoặc tăng
nhẹ. Ngoài ra thì nghiên cứu của Ginsberg
cũng khẳng định có tăng nồng độ triglyceride,
cholesterol toàn phần và giảm nồng độ HDLC ở người mắc hội chứng chuyển hóa.
Nồng độ insulin của các đối tượng trong
nghiên cứu của chúng tôi (15,45 μUI/ml)
tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Thừa
Nguyên (15,75 μUI/ml). Và điều này cũng
phù hợp với nghiên cứu của Denio và cộng
sự. Trị số trung bình Glucose máu lúc đói ở
nhóm phụ nữ mãn kinh mắc hội chứng

134(04): 141 - 147

chuyển hóa rong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn so với nghiên cứu của Lê Văn Chi [1]
(7,57 ± 3,62 và 5,28 ± 1,24 mmol/l), có thể do
đối tượng nghiên cứu của Trần Đình Đạt [3]
có số đội tượng bị đái tháo đường ít hơn so
với nghiên cứu của chúng tôi (10 trường hợp
đái tháo đường, nghiên cứu của chúng tôi là
55 người).
Hình thái động mạch đùi

Đo độ dày lớp nội trung mạc (IMT), các động
mạch đùi (đùi chung, đùi nông, đùi sâu được
tiến hành ở 1-1,5cm cách chỗ phân chia, nơi
không có mảng vữa xơ nên một động mạch có
thể vừa có mảng vữa xơ vừa có dày IMT. Độ
dày IMT động mạch là khoảng cách giữa rìa
trên đường ranh giới lòng mạch – lớp nội mạc
thành xa ĐM cho đến rìa trên đường ranh giới
trung mạc – ngoại mạc. Đánh giá có tăng IMT
khi IMT ≥ 0,9 mm theo quy định của hội tim
mạch Châu Âu. So với động mạch cảnh, động
mạch đùi khó thăm khám hơn chủ yếu do
hình dạng cong. Vì vây, đường ranh giới nội
mạc và lòng mạch của thành gần không thể
luôn luôn nhìn rõ, kéo theo khó khăn cho việc
đo kích thước ĐM thể hiện bằng đường kính
động mạch. Tuy nhiên, những khó khăn này
không làm thay đổi dữ liệu chung của nhóm
nghiên cứu do chúng tôi đã loại những trường
hợp khó đánh giá siêu âm. Tăng IMT động
mạch đùi chung bên phải (1,12± 0,53) chiếm
bao nhiêu 42,7%, trái (1,13 ± 0,67) chiếm bao
nhiêu phần trăm 43,9% . Tỷ lệ tăng IMT
chung cho cả phải và trái 9,7%. Tỷ lệ tăng
IMT trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
so với nghiên cứu của Trần Hữu Nghị (NĂM)
(1,01 ± 0,31), sự khác biệt này có lẽ vì nghiên
cứu của chúng tôi đối tượng nghiên cứu là
phụ nữ mạn kinh có hội chứng chuyển hóa
còn đối tượng nghiên cứu của Trần Hữu Nghị

(NĂM) chỉ tập trung ở bệnh nhân tăng huyết
áp. Độ dày nội trung mạc ĐM đùi là một chỉ
điểm của VXĐM giai đoạn sớm, có liên quan
đến nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp,
tăng cholesterol máu, tuổi và một yếu tố chỉ
điểm của bệnh động mạch chi dưới [10].
Nhiều nghiên cứu đều khẳng định vai trò của
145


Lương Thị Hương Loan và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

các yếu tố nguy cơ kinh điển như tuổi, rối loạn
lipid máu, đái tháo đường. Còn một số yếu tố
nguy cơ khác tác động đến tổn thương đông
mạch đùi vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Tuổi là yếu tố ảnh hưởng đến độ dày nội
trung mạc ĐM, tỷ lệ vữa xơ của các động
mạch nói chung và của ĐM đùi nói riêng.
Tuổi càng lớn thì độ dày lớp nội trung mạc
càng tăng (xem bảng 3.9). Kết quả nghiên cứu
của Gariepy J (NĂM) cho thấy ngoài điểm
tương đồng là IMT ĐM cảnh và đùi đều tăng
lên trong bệnh tăng huyết áp thì tuổi cũng ảnh
hưởng đến IMT ĐM đùi. Vị trí vữa xơ ĐM
đùi và dày nội trung mạc ĐM đùi hay gặp là
động mạch đùi chung kể cả đùi phải và đùi
trái. Điều quan sát này cũng phù hợp với các

tài liệu y văn kinh điển. Vị trí động mạch đùi
chung là nơi dế bị tổn thương thành mạch
nhất do vòng chảy ở đây xoáy hơn [6]. Tính
chất tổn thương thành mạch chủ yếu ở giai
đoạn đầu, vữa xơ mới, bề mặt nhẵn. Mức độ
nặng gặp ít (một trường hợp). Tóm lại IMT
động mạch đùi chung ở phụ nữ mãn kinh mắc
hội chứng chuyển hóa có giá trị dự báo nguy
cơ tương đối mắc phải bệnh tim mạch.
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa
nói rõ được mối liên quan giữa các biến về
chuyển hóa với tình trạng vữa xơ động mạch
đùi. Chúng tôi sẽ nói rõ vấn đề này trong bài
viết tiếp theo.
KẾT LUẬN
Trung bình IMT động mạch đùi chung bên
phải 1,12 ± 0,53, bên trái 1,13 ± 0,67. IMT
của đối tượng nghiên cứu dày hơn bình
thường (bình thường IMT < 0,9 ). Bệnh nhân
mãn kinh bị mắc hội chứng chuyển hóa có
nguy cơ bị vữa xơ động mạch và vị trí của
mảng vữa xơ chủ yếu ở động mạch đùi chung.
Mảng vữa xơ chủ yếu là mảng vữa xơ mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Chi (2010), "Nghiên cứu hội chứng
chuyển hóa và vai trò của kháng insulin, estradiol
và testosterol ở phụ nữ mãn kinh", Luận án tiến sĩ

146


134(04): 141 - 147

Y học, Đại học Y Dược Huế.
2. Trần Hữu Dàng (2004), Nội tiết học, Giáo trình
sau Đại học. Trường Đại học Y khoa Huế, tr 1-32,
tr 142-152.
3. Trần Đình Đạt (2011), "Nghiên cứu tổn thương
động mạch cảnh qua siêu âm Doppler ở phụ nữ
mãn kinh có hội chứng chuyển hóa", Luận án tiến
sĩ Y hoc.
4. Nguyến Hải Thủy (2008), Hội chứng chuyển
hóa, chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Giáo
trình sau đại học. Nxb Đại Học Huế, tr 304-312.
5. Mai Thế Trạch (1998), Mãn kinh, Nội tiết học
đại cương. Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh,
tr 409 - 411.
6. Chu Hoàng Vân (2002), Bệnh viêm tắc động
mạch, Bài giảng sau đại học. Cục quan Y, Hà Nội,
tr 211-215.
7. Bulun S.E, Adashi E.Y (2003), "The physiology
and pathology of the female reproductive axis".
Williams Textbook of Endocrinology, pp 587- 665.
8. Canterin FA, Carrubba SL, et al (2010),
"Association between Carotid Atherosclerosis and
Metabolic Syndrome: Results from the ISMIR
Study". Angiology,vol 61 (5), pp 443 - 448.
9. Ginsberg H. N, Yuan –Li Zhang (2006),
"Metabolic syndrom: Focus on Dyslipidemia"
Obesity, vol 14, pp. 41-49.
10. Heidari R, et al (2010), "Metabolic syndrom in

menopausal transition: Isfanhan Health Heart
Program, a population based study". Diabetology
and Metabolic syndrom,vol 2, pp.b59.
11. Kim Anh Do, Susan A. Treloar, Nirmala
Pandeya, David Purdie, Adele C. Green, Andrew
C. Heath, Nicholas G. Martin (1998), "Predictive
factors of age at menopause in a large Australian
twin study". vol 70 (6).
12.
Life
expextancy
at
birth
female
/>.FE.IN.
13. Lin KC, Tsai ST, Kuo SC, Tsay SL (2007),
"Interrelationship between insulin resistance and
menopause on the metabolic syndrome and its
indivisual component among nondiabetic women
in kinmen study". Am J Med Sci, vol 333 (4), pp.
208 – 214.
14. Palacios S, Henderson VW, Siseles N, Tan D,
Villaseca P (2010), "Age of menopause and
impact of climacteric symptoms by geographical
region". Climacteric,vol 13, pp. 419-428.
15. Poehlman E.T (2002), "Menopause, energy
expenditure, and body composition". Acta Obstet
Gynecol Scand, vol 81 (7), pp. 603-611.



Lương Thị Hương Loan và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

134(04): 141 - 147

SUMMARY
INTIMAL THICKNESS ASSESSMENT OF THE FEMORAL ARTERY
IN POSTMENOPAUSAL WOMEN WITH METABOLIC SYNDROME
USING DOPPLER ULTRASOUND IN THAI NGUYEN CENTRAL
GENERAL HOSPITAL IN 2014
Luong Thi Huong Loan*, Doan Van Thuong
College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objectives: The study was carried out to measure (IMT) of the femoral artery in postmenopausal
women with metabolic syndrome using Doppler ultrasound. Methods: Eighty- two eligible
subjects with diabetes admitted to Thai Nguyen Central General Hospital from april 2014 to
December 2014 as outpatients were enrolled to this research project. All patients underwent
clinical exams, laboratory tests and femoral atery Duplex ultrasound. Results: Mean age of
participants were 58.98 ± 3.8 years. Average IMT of the common femoral artery was 1.12 ± 0.53
(right), and 1.13 ± 0, 67 (left). Mean IMT of the right and left superficial femoral artery were 0.78
± 0.19 and 0,88 ± 0,69 respectivel while mean IMT of the right and left profound femoral artery
were 0,77 ± 0,21 and 0,81 ± 0,23 respectively. Forty-one and a haft percenet of the left common
femoral arteries presented with IMT while this rate on the right was 31.7%. Atherosclerosis
plaques were accounted for 2.4% on the left and 11% on the right common femoral artery
repectively.Conclusion: IMT is the common ultrasound finding of common femoral artery in postmenopausal women with metabolic disorders. Atherosclerotic plaques were considered as new
pathology changes.
Keywords: menopause, metabolic syndrome, intima-media thickness

Ngày nhận bài:30/11/2014; Ngày phản biện:12/12/2014; Ngày duyệt đăng: 08/5/2015

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Trường Giang – Trường Đại học Y Dược - ĐHTN
*

Tel: 0919 353128, Email:

147



×