Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.03 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Bùi Tuấn Anh*; Nguyễn Vũ Quang*
TÓM TẮT
Nghiên cứu kết quả điều trị bằng phẫu thuật nội soi (PTNS) cho 42 bệnh nhân (BN) viêm
phúc mạc ruột thừa (VPMRT) tại Khoa Phẫu thuật Bụng, Bệnh viện Quân y 103, cho thấy: đây
là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Không có tai biến trong mổ và tử vong phẫu thuật.
9,5% biến chứng nhiễm khuẩn chân trocar. Thời gian mổ trung bình: 79,8 ± 24,1 phút. Tỷ lệ
chuyển mổ mở: 14,3%. BN nhanh phục hồi sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện (trung bình 6,3
± 1,8 ngày). 95,9% BN phục hồi vận động sớm. Nhu động ruột phục hồi trung bình 41,3 ± 15,5
giờ sau mổ. Kết quả chung 90,5% tốt; 9,5% trung bình, không có kết quả xấu.
* Từ khóa: Viêm phúc mạc ruột thừa; Phẫu thuật nội soi ổ bụng.

RESULTS TREATMENT OF APPENDICULAR PERITONITIS BY
LAPAROSCOPIC SURGERY AT 103 HOSPITAL
SUMMARY
By studying 42 patients with appendicular peritonitis treated by laparoscopic surgery at
Department of Abdominal Surgery, Hospital 103, we found that laparoscopic surgery for
treatment of appendicular peritonitis is safe and effective. There weren’t serious complications
and mortality. The rate of infectious trocar’s incision was about 9.5%. The average operating
time: 79.8 ± 24.1 minutes. 14.3% of the cases were converted to open surgery. Patients could
recover rapidly with short hospital stay. The postoperative recovery is fast and shorten hospital
stay. The rate of early mobilization recovery was about 95.9%. Mean time of peristalsis recovery:
41.3 ± 15.5 hours. The period of postoperative hospital stay: 6.3 ± 1.8 days. The general outcomes:
90.5% good, 9.5% medium and 0% bad.
* Key words: Appendicular peritonitis; Peritoneal laparoscopy.

®Æt vÊn ®Ò
Viêm phúc mạc ruột thừa là biến chứng


nặng, khá phổ biến của viêm ruột thừa cấp.
Vì vậy, việc điều trị gặp không ít khó khăn.
Phẫu thuật nội soi có tính xâm nhập tối
thiểu với ưu điểm là: ít đau, nhanh hồi phục,

giảm thiểu biến chứng. Tuy nhiên, việc
ứng dụng phẫu thuật này chưa được áp
dụng rộng rãi.
Nghiên cứu này nhằm: Góp phần đánh
giá vai trò của PTNS trong điều trị VPMRT
thông qua các kết quả sớm.

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Vũ Quang ()
Ngày nhận bài: 20/06/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/09/2014
Ngày bài báo được đăng: 24/09/2014

149


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
42 BN VPMRT, được PTNS tại Khoa

+ Thời gian nằm viện sau mổ.
+ Biến chứng sớm sau mổ: nhiễm
khuẩn vết trocar, ápxe ổ bụng, chảy

máu...

Phẫu thuật Bụng, Bệnh viện Quân y 103 từ

* Đánh giá kết quả chung:

tháng 5 - 2009 đến 5 - 2011.

Phân loại kết quả phẫu thuật: tốt: phẫu

* Tiêu chuẩn chọn BN:
- BN được chẩn đoán qua mổ nội soi là
VPMRT.
- Quy trình kỹ thuật mổ thống nhất.
- Hồ sơ nghiên cứu đầy đủ.

thuật an toàn không có tai biến, biến chứng
sớm sau mổ; trung bình: có các biến chứng
nhẹ, điều tri nội khoa khỏi và xuất viện; xấu:
có biến chứng phải mổ lại hoặc tử vong.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

* Tiêu chuẩn loại trừ:

1. Chuyển mổ mở.

- BN không được xác định trong mổ nội

- Tỷ lệ chuyển mổ mở: 14,3% (7 BN).


soi là VPMRT.
- Hồ sơ nghiên cứu không đầy đủ.
- Có hồ sơ bệnh án ghi chép không đầy
đủ.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu, mô tả cắt
ngang, không đối chứng.
* Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá:
- Trong mổ:
+ Số lượng, vị trí đặt trocar.
+ Thời gian phẫu thuật: tính từ thời

* Nguyên nhân chuyển mổ mở.
Ruột trướng nhiều, hạn chế trường mổ: 2
BN (28,6%); vết mổ cũ dính: 1 BN (14,3%);
bộc lộ ruột thừa khã khăn: 4 BN (57,1%).
Wullstein C (2001) [8] gặp tỷ lệ chuyển mổ
mở 7,6%; của Lin H (2006) [6] là 8,79%;
Andreas K (2006) [4] 4,8%. Nguyên nhân
chuyển mổ mở chủ yếu do dính, ruột quá
trướng, đôi khi có thể do u ruột thừa.
2. Số lƣợng, vị trí trocar.
Bảng 1:

điểm đặt trocar đến khi kết thúc phẫu
thuật.
+ Số lượng, vị trí dẫn lưu ổ bụng.
+ Tỷ lệ chuyển mổ mở.

Số lượng

trocar

- Sau mổ:
+ Thời gian tập vận động: thời điểm BN
tự ngồi dậy được.
+ Thời gian hồi phục nhu động ruột: thời
điểm có trung tiện.

150

Vị trí trocar
thứ 3

3 trocar

41

97,6

4 trocar

1

2,4

42

100

Hạ vị


34

81

Hố chậu

8

19

42

100

Tổng

trái
Tổng


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014

Hầu hết các trường hợp chỉ sử dụng 3

Các trường hợp đều trung tiện trong vòng

trocar. Một số tác giả thông báo rất ít trường

3 ngày sau mổ. Trung tiện trong 24 giờ đầu,


hợp đặt thêm trocar thứ 4, chúng tôi phải áp

24 - 48 giờ, 48 - 72 giờ tương ứng 11,9%;

dụng tình huống này cho 1 BN. Các vị trí

50% và 38,1%. Thời gian trung tiện trung

trocar thứ 1, thứ 2 tương ứng là: cạnh rốn,

bình 41,3 ± 15,5 giờ. Kết quả của Đào Duy

mạng sườn trái. Trocar thứ 3 có thể ở hố

Trường: thời gian trung tiện 3,35 ngày.

chậu trái hoặc hạ vị.
3. Thời gian phẫu thuật.

- Thời gian nằm viện sau mổ:
Thời gian nằm viện của một số trường

< 60 phút: 3 BN (7,2%); 60 - 120 phút: 35

hợp bị kéo dài là do biến chứng nhiễm

BN (83,3%); > 120 phút: 4 BN (9,5%). Thời

khuẩn vết trocar; tương đương với kết quả


gian phẫu thuật là 45 - 180 phút, trung bình:

của Navez B (7 ngày) [7], Đỗ Minh Đại (6,2

79,8 ± 24,1 phút; tương tự kết quả của Đỗ

ngày) [1], Nguyễn Cường Thịnh (7,01 ± 4,2

Minh Đại, Nguyễn Hoàng Bắc [1].

ngày) [3].

4. Lau rửa ổ bụng.

* Thời gian nằm viện sau mổ:

Tất cả BN đều được rửa ổ bụng qua nội

3 ngày: 1 BN (2,4%); 4 ngày: 6 BN

soi. Số lượng dịch rửa: 500 - 12.000 ml,

(14,3%); 5 ngày: 8 BN (19,0%); 6 ngày:

8

trung bình 2.300 ± 2.300 ml. Lượng dịch rửa

BN (19,0%); 7 ngày: 10 BN (23,8%);


8

nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tình trạng bẩn của

ngày: 5 BN (11,9%); 9 ngày: 2 BN (4,8%);

ổ bụng. Một số tác giả không rửa ổ bụng cho

10 ngày: 1 BN (2,4%); 11 ngày:

tất cả BN: tỷ lệ rửa ổ bụng của Dương Mạnh

(2,4%).

Hùng lµ: 78,8% [2], 21,2% chỉ lau và hút
dịch.
5. Số lƣợng dẫn lƣu.

1 BN

7. Biến chứng sớm sau mổ.
Nhiễm khuẩn lỗ trocar: 4 BN (9,5%);
không có biến chứng: 38 BN (90,5%).

100% BN đều được dẫn lưu ổ bụng.

Nhiễm khuẩn thường gặp ở vết đặt trocar

Trong đó, 61,9% (26 BN) đặt 1 dẫn lưu


tại rốn là vị trí lấy ruột thừa. Vị trí này không

Douglas qua hố chậu phải; 33,3% (14 BN)

gây khó chịu cho BN so với mổ mở.

đặt dẫn lưu Douglas và dưới gan; 4,8%

8. Đánh giá kết quả phẫu thuật.

được đặt 3 dẫn lưu (Douglas, dưới gan, hố
lách). Số lượng dẫn lưu tùy thuộc vào tình
trạng bẩn của ổ bụng.

Kết quả tốt: 38 BN (90,5%); trung bình: 4
BN (9,5%); xấu: 0%.
Kết quả của Đỗ Minh Đại: tốt 94,5%,

6. Phục hồi sau mổ.

trung bình 2,3%, xấu 3,1% [3]. Nguyễn

- Tập vận động:

Cường Thịnh, Triệu Quốc Đạt: tốt 95,06%,

57,1% BN ngồi dậy tại giường trong 24

trung bình 2,47%, xấu 2,47% [7].


giờ đầu sau mổ; 38,1% trong 24 - 48 giờ và
4,1% sau 48 giờ.
- Thời gian phục hồi nhu động ruột (trung
tiện):

151

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 42 BN VPMRT được
điều trị bằng PTNS tại Khoa Phẫu thuật
Bụng, Bệnh viện Quân y 103 từ 5 - 2009


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014

đến 5 - 2011, kết quả cho thấy: PTNS

4. Andreas Kiriakopoulos, Dimitrios Tsakayannis,

điều trị VPMRT là phương pháp hiệu quả và

Dimitrios Linos. Laparoscopic management of

an toàn: không có tai biến trong mổ và tử

complicated

vong, 9,5% biến chứng nhiễm khuẩn lỗ


pp.453-456.

trocar. Tỷ lệ chuyển mổ mở: 14,3%. Thời
gian mổ trung bình: 79,8 ± 24 phút. Phục hồi

appendicitis.

JSLS

10.

2006,

5. Ellis H. Appendix. Principles of Surgery.
1986, 42, pp.953-977.

vận động và nhu động ruột sớm. Rút ngắn

6. Lin H.F, Wu J.M, Tseng L.M, Chen K.H,

thời gian nằm viện. Kết quả điều trị: tốt:

Huang S.H, Lai I.R. Laparoscopic versus open

90,5%; trung bình: 9,5%; xấu 0%.

appendectomy

TÀI LIỆU THAM KHẢO


for

perforated

appendicitis.

J

Gastrointest Surg. 2006, Jun, 10 (6), pp.906-910.
7. Navez B, Delgadillo X, Cambier E, Richir

1. Đỗ Minh Đại, Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn

C, Guiot P. Laparoscopic approach for acute

Tấn Cường. PTNS điều trị VPMRT. Tạp chí Y

appendicular peritonitis: Efficacy and safety: a

học Thành phố Hồ Chí Minh. 2003, tập 7, phụ

report of 96 consecutive cases. Surg Laparosc

bản số 1, tr.95-99.

Endosc Percutan Tech. 2001, Vol 11 (5), pp.313-

2. Dương Mạnh Hùng. Nghiên cứu ứng dụng
PTNS trong điều trị VPMRT. Luận án Tiến sỹ Y
học. Đại học Y Huế. 2009.

3. Nguyễn Cường Thịnh, Triệu Quốc Đạt.
PTNS điều trị VPMRT. Y học Việt Nam. Số đặc
biệt tháng 2/2006, tr.64-69.

152

316.
8. Wullstein C, Barkhausen S, Gross E. Results
of laparoscopic vs. conventional
appendectomy in complicated appendicitis. Dis
Colon Rectum. 2001, Nov, 44 (11), pp.17001705.



×