Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

So sánh hiệu quả mặt nạ thanh quản Proseal và nội khí quản trong gây mê phẫu thuật cấp cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.13 KB, 9 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

SO SÁNH HIỆU QUẢ MẶT NẠ THANH QUẢN PROSEAL
VÀ NỘI KHÍ QUẢN TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT CẤP CỨU
Nguyễn Văn Chinh*, Lê Hữu Bình*, Nguyễn Văn Chừng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tính an toàn, hiệu quả và ưu nhược điểm của mặt nạ thanh quản Proseal so với phương
pháp đặt nội khí quản trong gây mê phẫu thuật cấp cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, phân tích, can thiệp lâm sàng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên
160 bệnh nhân chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên gây mê mặt nạ thanh quản Proseal và gây mê nội khí quản.Thu
thập các số liệu: tuổi, giới tính, chỉ số BMI, các bệnh kèm theo, tỷ lệ đặt thành công, mạch, huyết áp, SpO2, EtCO2,
áp lực đường thở cùng với các tai biến, biến chứng trong quá trình gây mê và sau mổ.
Kết quả: Tỷ lệ đặt thành công 100%(lần đầu 90,90%, lần hai 9,10%), thời gian đặt trung bình 26,05 giây.
Các nghiệm pháp xác định vị trí phát hiện đặt sai 6 trường hợp và tất cả điều chỉnh thành công. Không khác biệt
về hiệu quả thông khí giữa 2 nhóm. Nhóm mặt nạ thanh quản Proseal ổn định huyết động hơn nhóm nội khí quản
nhất là giai đoạn đặt và rút dụng cụ. Không trường hợp xảy ra trào ngược và hít sặc. Không ghi nhận các tai biến
biến chứng liên quan đến các nhóm nghiên cứu.
Kết luận: Phương pháp gây mê toàn diện mặt nạ thanh quản Proseal có tính an toàn và hiệu quả trong phẫu
thuật cấp cứu. Việc chuẩn bị tốt trước phẫu thuật và theo dõi chặt chẻ trong và sau gây mê sẽ làm giảm các tai
biến biến chứng, đồng thời làm tăng tỷ lệ thành công của nghiên cứu.
Từ khóa: mặt nạ thanh quản Proseal, ống nội khí quản, gây mê phẫu thuật cấp cứu

ABSTRACT
COMPARISON OF THE EFFECT OF PROSEAL LARYNGEAL MASK AIRWAY
WITH ENDOTRACHEAL TUBE IN ANESTHESIA FOR EMERGENCY SURGERY
Nguyen Van Chinh, Le Huu Binh, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 232 - 240
Objectives: To compare of the effect of proseal laryngeal mask airway (PLMA) with endotracheal tube (ETT)


with respect to safety, pulmonary ventilation and advantages in anesthesia for emergency surgery.
Methods: Prospective, randomized study. One hundred and sixty laparoscopic appendectomy anesthetized
patients (ASA I, II) were randomly allocated for airway management with the PLMA or ETT. Ages, sex, BMI,
coexisting medical illnesses, insertion success rates, insertion time, pulse rate, blood pressure, SpO2, EtCO2,
airway pressure and accidents were recorded during and after anesthesia for emergency surgery.
Results: Insertion success rates were 100% (first and second attempt success were 90.90% and 9.10%
respectively), median insertion time was 26.05s. Special tests which confirm incorrect positions recognize 6 cases
but all reinsert successfully. There were no differences in pulmonary ventilation for both groups. The
haemodynamic changes to insertion and removal were greater for ETT than PLMA. No cases of regurgitation or
aspiration were recorded. Of the complications reported, none appeared to be related to study.
Conclusion: Anesthesia with PLMA is safe and effective in anesthesia for emergency surgery. Close careful
* Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM.
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Chinh

232

ĐT: 0903885497

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học

monitoring during and after anesthesia must be applied in order to detect and manage in time complications. It
will contribute to succesful study.
Keywords: proseal laryngeal mask airway, endotracheal tube, anesthesia for emergency surgery


ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu nghiên cứu

Giai đoạn khởi mê trong quá trình gây mê
được xem là thời điểm nguy hiểm vì những
phản xạ tự bảo vệ cơ thể của người bệnh bị ức
chế nên khả năng trào ngược dịch dạ dày và hít
phải chất nôn ói vào khí phế quản thường xảy ra,
nhất là trong những trường hợp gây mê để mổ
những trường hợp (TH) cấp cứu.

Khảo sát tính an toàn và hiệu quả thông khí
của mặt nạ thanh quản Proseal so với phương
pháp đặt nội khí quản trong gây mê phẫu thuật
cấp cứu.

Gây mê nội khí quản là thường được áp
dụng để vô cảm cho các trường hợp mổ cấp cứu
bởi lẽ nó đảm bảo chắc chắn đường thở chống lại
nguy cơ trào ngược mà rất hay xảy ra trong phẫu
thuật cấp cứu. Tuy nhiên nó cũng có nhiều
nhược điểm đó là: rối loạn huyết động nhiều khi
đặt và rút ống, tỉ lệ đau họng hậu phẫu cao cũng
như các bệnh hầu họng sau khi đặt nội khí quản
cũng cao và cũng góp phần gây đau hậu
phẫu(8,16). Mặt nạ thanh quản lần đầu tiên được
sử dụng là vào năm 1981 do bác sĩ người Anh
Archie Brain(2). Tuy nhiên nó chỉ là mặt nạ thanh

quản cổ điển (cLMA) còn có nhiều nhược điểm.
Năm 2000, bác sĩ Archie Brain và đồng nghiệp
thiết kế một loại mặt nạ mới có tên là mặt nạ
thanh quản Proseal (PLMA)(3) có nhiều ưu điểm
hơn mặt nạ thanh quản cổ điển là kiểm soát
thông khí tốt hơn, chịu áp lực cao khi thông khí
với áp lực dương và tách biệt đường thở và ống
tiêu hóa, dẫn lưu dịch dạ dày, sử dụng
nhanh(14,15). Tại đơn vị chúng tôi, chúng tôi nhận
thấy nguy cơ hít sặc trong các phẫu thuật cấp
cứu đối với các bệnh nhân không kèm theo các
yếu tố nguy cơ hít sặc khác thì tương đối thấp do
chúng tôi có thói quen là hồi sức nội khoa và dặn
bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước phẫu
thuật. Hơn nữa, chúng tôi bị thuyết phục rằng
mặt nạ thanh quản Proseal ít xâm lấn hơn ống
nội khí quản và chống trào ngược tốt hơn mặt nạ
thanh quản cổ điển. Chính vì những lí do trên
mà chúng tôi thực hiện nghiên cứu với các mục
tiêu sau:

Khảo sát ưu điểm so với nội khí quản thông
qua: đánh giá sự biến đổi huyết động trong gây
mê, đánh giá giảm các tai biến, biến chứng trong
quá trình gây mê và sau phẫu thuật, đánh giá
khả năng chấp nhận của bệnh nhân đối với từng
phương pháp.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Phương pháp

Tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng có nhóm
chứng. Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được chia
thành 2 nhóm ngẫu nhiên:
Nhóm 1: gây mê toàn diện với mặt nạ thanh
quản Proseal
Nhóm 2: gây mê toàn diện với nội khí quản.

Đối tượng
Những bệnh nhân được gây mê để phẫu
thuật cấp cứu tại bệnh viện Bình Dân và bệnh
viện Nguyễn Tri Phương TP. Hồ Chí Minh từ
tháng 02/2009 đến tháng 03/2012, có:

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp
cứu.
Bệnh nhân đã nhịn đói ít nhất 6 giờ.
Bệnh nhân thuộc nhóm ASA I, II, III.
Tuổi từ 15 tuổi trở lên.

Tiêu chuẩn loại
Chống chỉ định mặt nạ thanh quản
Proseal: béo phì nặng (BMI >35kg/m2), mang
thai, dạ dày đầy.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014

Chống chỉ định phẫu thuật cấp cứu
Có bệnh lý thần kinh – cơ


233


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Phương pháp tiến hành

Phương. Kết quả nghiên cứu như sau:

Thăm khám và chuẩn bị bệnh nhân như khi
gây mê - phẫu thuật cấp cứu thông thường.

Đặc điểm chung

Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và thuốc
men đầy đủ

Thông số

Chuẩn bị người bệnh thuận lợi cho máy kích
thích thần kinh cơ hoạt động, kích thích tại thần
kinh trụ và theo dõi những đáp ứng của cơ khép
ngón cái.
Thực hiện phương pháp gây mê toàn diện
qua NKQ với:
Tiền mê: Midazolam 0,04 – 0,05 mg/kg và
Fentanyl 1 – 2 mcg/kg
Dẫn đầu mê: Propofol hoặc Etomidate

Khi người bệnh bắt đầu mất ý thức, chích
dãn cơ Rocuronium tĩnh mạch 0,4-0,6 mg/kg
hoặc atracurium 0,5 mg/kg ở bệnh nhân bệnh
gan, thận. Khi đạt được tác dụng dãn cơ (đủ thời
gian tác dụng hoặc dấu hiệu dãn hàm) thì tiến
hành đặt mặt nạ thanh quản Proseal hoặc nội khí
quản. Sau khi đặt PLMA tiến hành làm nghiệm
pháp xác định vị trí và điều chỉnh khi sai vị trí.
Kết nối với vòng gây mê. Duy trì mê bằng thuốc
mê hô hấp Isoflurane, Sevoflurane
Duy trì huyết động học ổn định trong phẫu
thuật.
Theo dõi bệnh nhân trong, sau gây mê phẫu thuật tới cho tới khi người bệnh xuất viện,
xử lý tình huống bất thường xảy ra.

Thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu nghiên cứu: tuổi, giới, cân nặng,
bệnh kèm theo, tình trạng huyết động trước
trong và sau mổ... Tất cả các số liệu đều được ghi
lại trong phiếu theo dõi nghiên cứu và nhập vào
máy vi tính. Quản lý và xử lý tất cả các số liệu
theo chương trình SPSS 13.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 02/2009 đến tháng 03/2012, chúng
tôi đã khảo sát, thực hiện, theo dõi gây mê toàn
diện cho 160 trường hợp phẫu thuật cấp cứu tại
bệnh viện Bình Dân và bệnh viện Nguyễn Tri

234


Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân

Tuổi
Giới
Nam
Nữ
2
BMI (kg/m )
ASA
I
II
Mallampati
I
II

Nhóm 1
(n=80)
33,6±9,4
36(45,0%)
44(55,0%)
20,9 ±6,1
47 (58,8%)
33 (41,2%)
61 (76,3%)
19 (23,7%)

Nhóm 2
(n=80)
32,3 ±10,7

31(38,8%)
49(61,2%)
21,5± 6,2
48 (60,0%)
32 (40,0%)
59 (73,8%)
21 (26,2%)

P
0.27
0.18
0,31
0.69
0.51
0.53
0.16
0.11

Các bệnh kèm theo
Bảng 2: Bệnh kèm theo
Bệnh kèm theo
Tuần hoàn
Hô hấp
Tuần hoàn & Hô hấp
Tiểu đường
Bệnh khác

Số TH
29
9

6
18
16

Tỷ lệ %
18,1
5,6
3.8
11,2
10

Các thuốc gây mê đã dùng
Bảng 3: Thuốc đã dùng trong gây mê
Thuốc dùng
Số TH
Thuốc gây mê
Propofol + Sevoflurane
142
Propofol + Isoflurane
18
Thuốc dãn cơ
Vecuronium
19
Atracurium
9
Rocuronium
132

Tỷ lệ %
88,7

11,3
11,9
5,6
82,5

Thay đổi huyết động trong lúc mổ
Bảng 4: Thay đổi huyết động trong lúc mổ
Nhóm
Huyết áp
HATĐ trước đặt
HATĐ sau đặt
HATĐ trước bơm
bóng
HATĐ sau bơm
bóng
HATĐ trước xả bóng
HATĐ sau xả bóng
HATĐ trước rút
HATĐ sau rút

Nhóm 1
(n=80)
116,3±9,7
105,4±8,5

Nhóm 2
P
(n=80)
109,6±10,1
0,07

0,001
134,9±15,4
P

108,6±12,2
103,6±10,8
0,001
0,001
122,1±9,6
125,7±19,1
121,3±11,4
120,3±14,5
0,07
0,07
115,7±12,7
114,6±12,3
115,3±11,4
114,3±12,7
0,19
0,001
115,7±12,5
128,3±18,2

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Phương pháp phẫu thuật
Bảng 5: Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật

Số TH
Tỷ lệ %

Nội soi
74
46,3

Mổ hở
86
53.7

Tổng
160
100

Thời gian phẫu thuật <30 30 – 60 60 - 90 >90
(phút)
Số TH
14
95
34
17
Tỷ lệ %
8,8 59,3 21,3 10,6

Tổng

Thời gian phẫu thuật
Bảng 6: Thời gian phẫu thuật


160
100

Các chỉ số về hiệu quả thông khí
Bảng 7: Các chỉ số về hiệu quả thông khí
Thông số

Nhóm Nhóm 1
(n=80)

Nhóm 2
(n=80)

P

SpO2(%)

98,6 ± 0,7

98,8± 0,9

0,97

Áp lực đường thở trước
bơm thán khí
Áp lực đường thở sau
bơm thán khí
EtCO2 trước bơm thán khí
(mmHg)
ETCO2 sau bơm thán khí

(mmHg)

14,7 ± 0,4

15,3 ± 0,3

0,56

18,9 ± 1,3

19,4 ± 2,1

0,56

32,6 ± 2,0

31,6 ± 2,2

0,69

36,4 ± 4,2

37,3 ± 5,9

0,63

Các tai biến và biến chứng
Bảng 8: Tai biến và biến chứng
Các tai biến, biến
Nhóm 1 (n=80)

chứng
Kích thích vùng vẫy lúc
9(11,3%)
rút
Đau họng
5 (6,3%)

Nhóm 2 (n=80)
80(100%)
31(38,8%)

Khàn tiếng

0 (0%)

7(8,8%)

Nôn và buồn nôn

7 (8,8%)

8(10,0%)

Chảy máu

5(6.3%)

4(5.0%)

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của bệnh nhân
Trong nghiên cứu chúng tôi, bệnh nhân của
2 nhóm không khác biệt về tuổi, BMI, giới tính,
phân loại nguy cơ phẫu thuật ASA, đánh giá
Mallampati, các bệnh kèm theo (bảng 1).
Tỷ lệ bệnh nhân nữ chung của 2 nhóm ở
nghiên cứu của chúng tôi là 58% nhiều hơn bệnh
nhân nam (42%), tỷ lệ này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Lê Văn Nghĩa(12). BMI trung bình
của nhóm NKQ là 21,5± 6,2, nhóm PLMA là 20,9

Nghiên cứu Y học

±6,1 không khác biệt về mặt thống kê. Giới và chỉ
số BMI có liên quan mật thiết đến việc chọn lựa
kích cỡ của PLMA khi đặt. Thông thường có hai
cách chọn cỡ mặt nạ thanh quản là dựa vào cân
nặng và giới tính. Theo nhà sản xuất khuyến cáo
thì chọn cỡ PLMA theo cân nặng(3). Còn theo
Kihara(10) nghiên cứu trên bệnh nhân người Nhật
và dựa vào đánh giá tính dễ đặt, đặt đúng vị trí
thông qua ống nội soi mềm chỉ thấy 2 dây thanh
âm hoặc thấy 2 dây thanh âm và các thành phần
phía sau nắp thanh môn thì tác giả đưa ra lựa
chọn cỡ số 3-4 cho nữ, cỡ số 4-5 cho nam. Để
dung hòa 2 ý kiến trên trong nghiên cứu của
chúng tôi chọn cỡ số 3 cho bệnh nhân nữ <50 kg,
số 4 cho bệnh nhân nam >50 kg. Ngoài ra chúng
tôi cũng kết hợp thêm với việc đánh giá cấu trúc
vùng hầu họng để chọn lựa kích cỡ dụng cụ cho

phù hợp(2,7).

Bệnh kèm theo
Kết quả thăm khám trước mổ cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân mang những bệnh kèm theo khá cao,
thường gặp là những bệnh thuộc về các cơ quan
tuần hoàn chiếm đa số như tim mạch có 29 TH
(18,1%) như: cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối
loạn nhịp tim, bệnh hô hấp như viêm phổi, hen
suyễn: có 9 bệnh nhân (5.6%), bệnh tiểu đường:
18 TH (11,2%) và bệnh khác: 16 TH (10,0%) (bảng
2). Theo y văn, ở bệnh nhân cấp cứu thì các rối
loạn về hệ thống tim mạch, hô hấp chiếm tỷ lệ
hàng đầu trong các bệnh lý đi kèm với quá trình
tích tuổi. Chỉ riêng những vấn đề bệnh lý kèm
theo này đã gây nhiều khó khăn trong công tác
gây mê hồi sức nhằm giữ vững độ an toàn cho
bệnh nhân, chưa kể đến tình trạng bệnh lý mà
bệnh nhân đang có cần phải phẫu thuật(15) .

Các thuốc gây mê đã dùng
Trong nghiên cứu, phần lớn các trường hợp
(gần 90%) (bảng 3), chúng tôi duy trì mê bằng
thuốc mê bay hơi Sevoflurane. Đây là loại thuốc
mê giúp ổn định huyết động học, tác dụng ức
chế tim mạch ít nhất trong các thuốc mê hô hấp
họ Halogen, rất ít tính chất làm thiếu máu cơ tim
do hiện tượng “ăn cắp“ lượng máu nuôi cơ tim,

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014


235


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

có lẽ đây là thuốc thích hợp để gây mê cho bệnh
nhân cấp cứu, bệnh nhân phải phẫu thuật bệnh
nặng, một đặc điểm thuận lợi của thuốc
Sevoflurane là nó ít gây rối loạn nhịp tim khi
dùng chung với Epinephrine.
Thuốc mê tĩnh mạch Propofol, chúng tôi sử
dụng trong 100% các TH (bảng 3), là thuốc gây
giảm huyết áp động mạch đáng kể nên khi dùng
cần chú trọng về đặc điểm này và nên bắt đầu
với liều lượng thấp và tăng lên từ từ để đạt được
kết quả mong muốn, tuy nhiên với kích thích khi
đặt nội khí quản hoặc phẫu thuật có thể làm đảo
ngược tác dụng dãn mạch của Propofol, thêm
vào đó Propofol được biến dưỡng nhanh, ít gây
tích lũy thuốc và khi ngưng cung cấp thuốc thì
bệnh nhân sẽ tĩnh dậy trong thời gian ngắn cũng
như sự phục hồi tri giác hoàn toàn so với những
thuốc khác. Hơn nữa, hiện nay có phương pháp
gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích (TCI),
vừa phát huy tác dụng tối ưu của Propofol, vừa
hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc này nên
nhiều tác giả khuyến cáo sử dụng(2).

Đa số các trường hợp dùng phối hợp
Propofol + Rocuronium và duy trì Sevoflurane +
Fentanyl (gần 90%) (bảng 3). Với hai tính chất
giảm đau và dãn cơ thì hầu hết thuốc gây mê
đều có, nhưng muốn đạt yêu cầu phải dùng một
lượng thuốc mê rất cao, nên cách thuận lợi hơn
hết là dùng kết hợp vừa thuốc giảm đau trung
ương và thuốc dãn cơ sẽ tăng mục đích yêu cầu
và hạn chế những tác dụng không thuận lợi do
thuốc mê gây ra. Với những chất thuốc mê, nhất
là thuốc an thần Midazolam giúp cho người
bệnh đi vào một giấc mê êm dịu, ít xáo trộn
huyết động, lại có tính làm quên thuận chiều rất
cao sẽ giúp ổn định được hệ thần kinh cao cấp,
hệ thần kinh tự trị. Vì vậy, một cuộc gây mê
muốn đạt được cùng lúc nhiều mục đích: giảm
đau, dãn cơ, an định thần kinh… trong hoàn
cảnh hiện tại chỉ có phương pháp gây mê phối
hợp nhiều loại thuốc để sử dụng được tính chất
chính, tính ưu việt của mỗi loại thuốc với liều
lượng thích hợp của từng loại thuốc để hạn chế
những tác dụng không mong muốn của những

236

thuốc này. Thuốc dãn cơ Vecuronium được xem
là ít phóng thích Histamin và ảnh hưởng lên tim
mạch ít nhất trong các thuốc dãn cơ không khử
cực mà chúng tôi đã sử dụng trong 19 TH
(11,9%) (bảng 3) cho những bệnh nhân có bệnh

lý về tim mạch. Ngoài ra, thuốc dãn cơ
Atracurium chuyển hoá hầu như không phụ
thuộc chức năng gan và chức năng thận, hệ số
đào thải không giảm theo tuổi như hầu hết các
thuốc dãn cơ khử cực khác, là thuốc dãn cơ thích
hợp nhất để gây mê cho các bệnh nhân lớn tuổi
kèm bệnh lý gan mật. Có 9 TH (5,6%) (bảng 3)
dùng Atracurium trong nghiên cứu là cũng vì
mục đích đó(1,11).

Thay đổi huyết động trong lúc mổ
Trong nghiên cứu chúng tôi tiến hành so
sánh sự biến đổi huyết động của nhóm PLMA
với NKQ qua các thì quan trọng của một cuộc
phẫu thuật nội soi bơm hơi ổ bụng, đó là: trước
và sau khi đặt dụng cụ, trước và sau khi bơm
hơi, trước và sau khi xả hơi, trước và sau khi rút
dụng cụ.
Mạch, huyết áp tại thời điểm trước và sau
khi đặt, trước sau khi rút của nhóm NKQ khác
biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,05 và mạch,
huyết áp sau khi đặt lớn hơn trước khi đặt.
Còn nhóm PLMA mạch, huyết áp có biến đổi
so với sau khi đặt nhưng không khác biệt về
mặt thống kê (bảng 4). Kết quả này cũng
tương tự với tác giả(13). Người ta thấy rằng sự
ảnh hưởng trên huyết động là do kích thích
vùng hầu, thanh quản vì vùng này có các sợi
thần kinh hướng tâm phân phối cho toàn bộ
khí đạo, các sợi thần kinh này bắt nguồn từ

nhánh trong của thần kinh thanh quản trên.
Đáp ứng với các kích thích cơ học như áp lực
tì đè của bóng chèn, kích thích hoá học như
CO2 lên các sợi thần kinh hướng tâm và kích
thích thần kinh giao cảm gây nên tăng huyết
áp và mạch. Tuy nhiên kích thích trên bệnh
nhân đặt nội khí quản nhiều hơn ở bệnh nhân
đặt mặt nạ thanh quản. Khi phân tích đáp ứng
của huyết động trong từng thì đặt, Oczenski(16)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
thấy lúc đưa đèn soi thanh quản vào thì tác
động lên HA nhiều hơn lúc đưa ống NKQ vào.
Trong lô nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy
sau bơm hơi huyết áp động mạch cao có ý nghĩa
thống kê so với lúc trước bơm hơi. Khi bơm thán
khí vào ổ bụng gây chèn ép các mạch máu lớn
làm tăng sức cản ngoại vi đưa đến hậu quả làm
tăng huyết áp động mạch, ngoài ra còn có sự
tham gia của yếu tố thể dịch do bơm hơi kích
thích phúc mạc.

Phương pháp phẫu thuật
Tỉ lệ mổ hở và mổ nội soi gần tương nhau,
phẫu thuật nội soi trong nghiên cứu này có 74
bệnh nhân (46.3%) (bảng 5) bao gồm: cắt ruột
thừa, thủng dạ dày, tắc ruột do dính, thai ngoài

tử cung, cắt túi mật… với phương pháp phẫu
thuật nội soi có bơm thán khí vào ổ bụng; thời
gian gần đây, phẫu thuật nội soi là một xu
hướng tiến bộ của ngoại khoa, đang được ưa
chuộng và áp dụng rộng rãi ở các ngoại quốc
cũng như tại Việt nam, tỉ lệ phẫu thuật nội soi ở
các bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh cũng
được áp dụng rộng rãi. Phẫu thuật nội soi có
nhiều ưu điểm như có diễn tiến hậu phẫu khá
nhẹ nhàng, ít gây đau đớn cho người bệnh, giúp
rút ngắn thời gian nằm viện, giảm đáng kể chi
phí điều trị cho bệnh nhân…, nên đang được ưa
chuộng, nhưng phẫu thuật nội soi có bơm hơi
vào ổ bụng gây ra nhiều xáo trộn, biến đổi các
chức năng sinh học và cũng như gây ra nhiều tai
biến, biến chứng so với phẫu thuật mở để điều
trị bệnh cấp cứu như từ trước đến nay nên cần
nắm vững những nguyên tắc căn bản, những
thay đổi về sinh lý, thực hiện phương pháp vô
cảm, sử dụng thuốc mê thích hợp để hạn chế
những nguy cơ, tai biến cho bệnh nhân(7).

Thời gian phẫu thuật (phút)
Thời gian phẫu thuật đa số là < 90 phút,
chiếm khoảng 90% (bảng 6). Điều này cũng phù
hợp cho các loại phẫu thuật cấp cứu. Những
trường hợp như mổ nội soi như viêm ruột thừa,
cắt túi mật, thai ngoài tử cung, thủng dạ dày…
hay mổ hở như mở thận ra da, dẩn lưu thận,


Nghiên cứu Y học

viêm phúc mạc khu trú…thì thời gian phẫu
thuật đều < 90 phút mà lại là những bệnh cấp
cứu thường gặp. Hơn nữa, các loại phẫu thuật
nội soi hiện nay do đa phần các phẫu thuật viên
đã quen với thao tác, thuần thục hơn nên cũng
rút ngắn rất nhiều thời gian phẫu thuật.

Kỹ thuật đặt mặt nạ thanh quản
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
thành công lần đầu là 90,90%, và tỷ lệ thành
công sau 2 lần đặt là 100%, tương tự với các tác
giả(2,13). Chúng tôi nhận thấy rằng để thành công
khi đặt PLMA thì cần phải có những yếu tố sau:
cấu trúc giải phẫu vùng hầu họng bình thường,
sự thành thạo về kỹ thuật đặt, chọn cỡ LMA cho
thích hợp, chọn liều lượng thuốc mê, phối hợp
các loại thuốc mê, cũng như thời điểm đặt với độ
mê thích hợp. Theo nhà sản xuất khuyến cáo thì
có 3 cách đặt: đặt bằng dụng cụ, bằng ngón trỏ,
bằng ngón cái. Hiện tại không có nhiều nghiên
cứu báo cáo cho thấy sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ
thành công giữa các kỹ thuật này(8). Ngoài ra còn
có các cách đặt khác như: đặt bằng ngón trỏ cải
tiến, kĩ thuật là dùng một catheter hút khí quản
cho qua ống dẫn lưu đóng vai trò như một vật
hướng dẫn để đưa chính xác vào cơ thắt thực
quản. Nghiên cứu báo cáo kết quả tỷ lệ thành
công 100% cho lần đặt đầu tiên tương đương với

kỹ thuật GEB (gum-elastic-bougie)(4). Tuy nhiên
trong nghiên cứu này chúng tôi chọn kỹ thuật
chủ đạo là đặt qua dụng cụ vì đó là phương
pháp mà chúng tôi thành thạo nhất, dĩ nhiên
chúng tôi cũng dự phòng các kỹ thuật khác khi
thất bại. Trong nghiên cứu có 6 trường hợp đặt
lần 2, trong đó có 4 trường hợp đặt nông theo
chúng tôi nghĩ là do lúc tháo dụng cụ
(introducer), PLMA bị kéo theo. Như vậy cho
thấy bước tháo dụng cụ (introducer) là hết sức
quan trọng trong phương pháp đặt PLMA bằng
dụng cụ(18).
Thời gian đặt ở nhóm PLMA ngắn hơn
nhóm NKQ có ý nghĩa thống kê với p<0,05 phù
hợp với kết quả của các tác giả(15,10). So với sử
dụng ống NKQ thì khi dùng mặt nạ thanh quản
đôi tay của người gây mê cũng được giải phóng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014

237


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

như nhau tuy nhiên thao tác đặt mặt nạ thanh
quản tương đối đơn giản, dễ đặt, học vài lần là
được. Ưu điểm này thuận lợi trong các trường

hợp cần cấp cứu đường thở khẩn cấp nhất là giai
đoạn cấp cứu ban đầu.

bình thường PLMA cao hơn nhóm NKQ một ít,
do sau rút thì nhóm PLMA ít kích thích vùng
vẫy hơn, nên thở tốt hơn. Kết quả này cũng
tương tự với Maltby(13). Như vậy cho thấy hiệu
quả thông khí của PLMA và NKQ là như nhau.

Thể tích bơm bóng hơi ảnh hưởng đến áp lực
chèn ép của bóng hơi và ảnh hưởng đến sự tưới
máu niêm mạc hầu họng. Sự tăng áp lực của
bóng hơi sẽ làm tăng các biến chứng sau mổ ở
vùng họng thanh quản như: đau họng, khó nuốt,
khó nói và tổn thương thần kinh. Ngoài ra thể
tích bơm bóng cũng ảnh hưởng đến áp lực kín
của mặt nạ thanh quản. Chính vì vậy, nhà sản
xuất khuyến cáo các mức thể tích bơm bóng hơi
tối đa cho mặt nạ thanh quản Proseal: cỡ số 3
bơm tối đa 20 ml khí; cỡ số 4 bơm tối đa là 30 ml
khí; cỡ số 5 là 40 ml khí và áp lực bóng hơi tối đa
cho phép ≤ 60 cm H2O, nhằm để giảm những
biến chứng vùng họng, thanh quản.

EtCO2 giữa hai nhóm PLMA và NKQ khác
biệt nhau không có ý nghĩa thống kê với p>0.05.
Tuy nhiên sau bơm thán khí, EtCO2 của cả 2
nhóm tăng lên có ý nghĩa thống kê so với trước
khi bơm hơi. Sự giảm trao đổi khí trong quá
trình gây mê cũng là 1 yếu tố làm ưu thán. Vì

vậy thông khí kiểm soát với áp lực dương có thể
cải thiện phần nào tình trạng này. Theo nghiên
cứu của Dubecz S Jr và cộng sự(6) bệnh nhân cắt
túi mật nội soi có bơm thán khí không có tiền sử
tim mạch và hô hấp thì thấy có tăng EtCO2 sau
khi bơm thán khí vào ổ bụng, và tác giả cũng cho
rằng nên tăng thông khí để ngăn ngừa tình trạng
ưu thán. Tuy nhiên tác giả không đề cập cụ thể
tăng bao nhiêu để bù trừ. Trong nghiên cứu của
chúng tôi bệnh nhân được thông khí kiểm soát,
thể tích khí lưu thông tăng từ 10ml/kg/phút lên
đến 12ml/kg/phút vì thế EtCO2 dao động trong
khoảng 30-40 mmHg.

Thông khí: Chúng tôi đánh giá thông khí gọi
là hiệu quả khi: áp lực đường thở ≤ 35 cm H2O,
SpO2 ≥ 95%, ETCO2 duy trì 35 - 45 mmHg, lồng
ngực dãn nở cân xứng, không nghe rò khí qua
miệng và không bơm hơi vào dạ dày. Theo
khuyến cáo áp lực thông khí ≤ 35 cmH2O với mặt
nạ thanh quản Proseal khi đã đặt đúng vị trí thì
thông khí sẽ an toàn và hiệu quả. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, không bệnh nhân nào có bệnh
về đàn hồi phổi, không có bệnh nhân béo phì, áp
lực đường thở của nhóm P-LMA và NKQ trước
và sau bơm thán khí khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với P>0,05. Áp lực đường thở trước và
sau bơm thán khí của từng nhóm khác biệt có ý
nghĩa thống kê với P<0,05. Áp lực sau khi bơm
thán khí lớn hơn trước khi bơm nhưng nằm

trong giới hạn cho phép, kết quả này cũng tương
tự với các tác giả khác(7,17).
Sp02 giữa hai nhóm PLMA: 98,6 ± 0,7% và
nhóm NKQ: 98,8 ± 0,9%, khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với P > 0,05 (bảng 7). SpO2 luôn
luôn dao động từ 98% đến 100%, chỉ riêng tại
thời điểm sau khi rút 1 phút SpO2 có thấp hơn,
nhưng nằm trong giới hạn cho phép > 95%.
Nhưng sau rút 5 phút thì SpO2 của 2 nhóm trở về

238

Tai biến, biến chứng
Trào ngược và hít sặc là một biến chứng rất
nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng
người bệnh, đây là vấn đề mà nhiều tác giả và
các nhà gây mê quan tâm đến. Theo thống kê
của Brimacombe và Brain vào năm 1996 nhận
thấy tỷ lệ hít sặc liên quan tới gây mê toàn diện
là 1.4 – 1.6/10000, trong số này tỷ lệ tử vong xấp
xỉ 5%, một nghiên cứu khác trên 215488 bệnh
nhân gây mê toàn diện (không dùng LMA cổ
điển) nhận thấy tỷ lệ hít sặc chiếm 11/10000 ở
nhóm phẫu thuật cấp cứu, 2.6/10000 ở nhóm
phẫu thuật theo kế hoạch như vậy cho chúng ta
thấy tỷ lệ hít sặc ở bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu
cao gấp 4 lần so với phẫu thuật theo kế hoạch.
Theo tổng kết của Brimacombe, Keller(9) cho thấy
trên 150 triệu bệnh nhân có dùng LMA cổ điển
thì tỷ lệ trào ngược là 0,02% trong số đó tỷ lệ tử

vong là 5%, theo Cook(5) tỷ lệ trào ngược đối với
LMA cổ điển là từ 1-4/11.000, còn P-LMA là

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
1/200.000 – 2/200.000. Như vậy qua thống kê của
các tác giả trên cho thấy tỷ lệ viêm phổi hít thấp,
nhưng đây là biến chứng rất nguy hiểm trong
gây mê. Trong nghiên cứu của chúng tôi không
phát hiện trường hợp nào trào ngược hay hít sặc
qua phương pháp đo pH mặt nạ thanh quản và
theo dõi các dấu hiệu lâm sàng. Điều này có lẽ
thứ nhất là do chúng tôi chọn mẫu rất kĩ lưỡng,
tất cả bệnh nhân đều phải nhịn ăn uống > 6 giờ
và không có thêm yếu tố nguy cơ trào ngược
như: mang thai, tắc ruột, tiền căn trào ngược dạ
dày thực quản, thoát vị hoành,… Vả lại chúng tôi
rất thận trọng trong việc xác định đúng vị trí mặt
nạ thanh quản sau khi đặt.
Tổn thương niêm mạc chảy máu khi dùng
PLMA trong nghiên cứu của Brimacombe và
Kihara(10) là 10,2% trong khi của chúng tôi là 5/80
(6,3%) nhiều hơn so với nhóm nội khí quản 4/80
(5,0%) (bảng 8). Tuy nhiên các trường hợp này
đều là do đặt đi đặt lại nhiều lần. Do đó tai biến
này sẽ giảm dần khi kỹ thuật thành thạo
Kích thích vùng vẫy khi rút dụng cụ: so với
nội khí quản tỷ lệ kích thích 100% trước khi rút

dụng cụ thì ở nhóm PLMA chỉ có 11,3% (bảng 8).
Điều này cho thấy đặt mặt nạ thanh quản hồi
tỉnh êm ái hơn rất nhiều so với đặt nội khí quản
là điều không thể chối cãi được.
Đau họng là biến chứng thường gặp sau gây
mê có thể là do tổn thương niêm mạc lúc đặt
dụng cụ, hoặc do bóng hơi chèn ép lên niêm
mạc. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đau họng
ở nhóm P-LMA là 5/80 (6,3%), nhóm NKQ là
31/80 (38,8%) (bảng 8). Higgins(8) gặp trong nhóm
P-LMA 23/69 (33,33%), nhóm NKQ 37/69
(53,62%). Kết quả của chúng tôi và của Higgins
cho thấy tỷ lệ đau họng ở nhóm NKQ cao hơn
nhiều với p<0,05 có ý nghĩa thống kê.
Khàn tiếng trong gây mê là do dây thanh
âm bị phù nề hoặc tổn thương lúc đặt NKQ
hoặc mặt nạ thanh quản(17). Khàn tiếng cũng có
thể là do bơm bóng hơi căng quá gây nên
thiếu máu niêm mạc và vùng dây thanh âm bị
chèn ép hoặc do kỹ thuật đặt thô bạo, thường

Nghiên cứu Y học

gặp trong nhóm đặt NKQ là chính do tác động
trực tiếp. Trong nghiên cứu của chúng tôi
khàn tiếng sau phẫu thuật ở nhóm đặt NKQ là
7 trường hợp (bảng 8) gồm 3 khàn tiếng nhẹ
(24 giờ sau hết khàn), 4 khàn tiếng vừa (khi
xuất viện vẫn còn khàn tiếng nhưng có đỡ
hơn), còn ở nhóm đặt P-LMA thì không có

trường hợp khàn tiếng (0%), kết quả này cũng
tương tự tác giả Lê Tuyên Hồng Dương(11).

KẾT LUẬN
Trong phẫu thuật cấp cứu, thường bệnh
nhân nằm trong bệnh cảnh nhiễm trùng, sốc
nhiễm trùng hay thiếu khối lượng tuần hoàn, rất
dễ đưa đến các biến chứng về tim mạch, hô hấp,
rối loạn đông máu, suy chức năng gan, thận…
Điều này cũng chính là thách thức cho những
người làm công tác gây mê hồi sức phải nắm
vững, tuân thủ những nguyên tắc căn bản, chọn
lựa phương pháp vô cảm hợp lý, dùng những
dược chất thích hợp cho từng loại bệnh lý, ít làm
xáo trộn chức năng sinh lý của các cơ quan.
Qua nghiên cứu sử dụng mặt nạ Proseal
trong phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi, chúng tôi
rút ra được những kết luận sau: Kỹ thuật đặt mặt
nạ thanh quản Proseal đơn giản, dễ thực hiện,
thời gian đặt nhanh và có tỷ lệ thành công cao;
Phương pháp gây mê toàn diện qua mặt nạ
thanh quản Proseal đạt hiệu quả thông khí tốt
như phương pháp đặt nội khí quản; Ổn định
huyết động hơn ở nhóm đặt mặt nạ thanh quản
so với đặt nội khí quản; Rất ít xảy ra trào ngược,
hít sặc; Giảm các tai biến biến chứng trong và
sau phẫu thuật hơn so với đặt nội khí quản; Chất
lượng hồi tỉnh tốt vì thế bệnh nhân dễ chấp nhận
hơn so với nội khí quản. Như vậy, phương pháp
gây mê toàn diện qua mặt nạ thanh quản Proseal

có tính an toàn và hiệu quả trong phẫu thuật cấp
cứu nếu chúng ta tôn trọng đúng nguyên tắc
trong gây mê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014

Abdel El-Ganzouri, Michail N Avramov, Stefan Budac, Mario
Moric and Kenneth J Tuman (2003). "Proseal laryngeal mask
airway versus endotracheal tube: ease of insertion,
hemodynamic responses and emergence characteristics".

239


Nghiên cứu Y học

2.

3.

4.

5.

6.

7.


8.

9.

10.

11.

240

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Anesthesiology; 99, A571
Archie Brain IJ. et al (1997). "History and Physiological
implication. The Laryngeal Mask Airway." WB Sauders
Company Limited, pp2-34
Brimacombe J (2004). "LMA-Proseal an analysis of current
knowledge and a complete practical guide". The Laryngeal
Mask Company Limited: pp 2-104
Brimacombe J, Keller C, Judd DV. (2004). "Gum elastic bougieguided insertion of the ProSeal laryngeal mask airway is
superior to the digital and introducer tool techniques".
Anesthesiology; 100 (1): pp 25-29
Cook TM, Lee G, Nolan JP. (2005). "The ProSeal laryngeal
mask airway: a review of the literature". Can J Anaesth; 52 (7):
pp 739-760.
Dubecz S Jr, Pianim N, Se-Yuan L, Klein S, Bongard F. (1992).
"Laparoscopic surgery with carbon dioxide insufflation causes
respiratory acidosis". Acta Chir Hung; 33 (1-2): pp 93-100
Fabregat-López J, Garcia-Rojo B, Cook TM. (2008). "A case

series of the use of the ProSeal laryngeal mask airway in
emergency lower abdominal surgery". Anaesthesia; 63 (9): pp
967-971
Higgins PP, Chung F, Mezei G. (2002). "Postoperative sore
throat after ambulatory surgery". Br J Anaesth; 88 (4): pp 582584
Keller C, Brimacombe J, Bittersohl J, Lirk P, von Goedecke A
(2004). "Aspiration and the laryngeal mask airway: three cases
and a review of the literature". Br J Anaesth; 93 (4): pp 579-582
Kihara S, Brimacombe JR, Yaguchi Y, Taguchi N, Watanabe S
(2004). "A comparison of sex- and weight-based ProSeal
laryngeal mask size selection criteria: a randomized study of
healthy
anesthetized,
paralyzed
adult
patients".
Anesthesiology; 101 (2): pp 340-343
Lê Tuyên Hồng Dương, Nguyễn Hữu Tú (2006). “Liên quan
giữa cỡ ống nội khí quản với biến chứng đau họng và khàn

12.

13.

14.
15.

16.

17.


18.

tiếng sau mổ”. Kỹ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội
nghị gây mê toàn quốc Hải Phòng 11/2006: tr 161.
Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Thế Hưng (2006). “Phẫu thuật nội soi
điều trị viêm phúc mạc ruột thừa”. Y học TP. Hồ Chí Minh,
10(1): pp 430-434.
Maltby JR, Beriault MT, Watson NC, Liepert D, Fick GH
(2002). "The LMA-ProSeal is an effective alternative to tracheal
intubation for laparoscopic cholecystectomy". Can J Anaesth;
49 (8): pp 857-862
Nguyễn Văn Chừng (2004). "Gây mê hồi sức để mổ nội soi ổ
bụng". Trong: Gây mê hồi sức, Nhà xuất bản Y Học: 141-148.
Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Văn Sách, Trương Triều Phong
(2009). "Đánh giá hiệu quả mặt nạ thanh quản Proseal trong
phẫu thuật cấp cứu". Y học Thành Phố Hồ Chí Minh; 13 (1):
461-467.
Oczenski W et al (1999). "Hemodynamic and catecholamine
stress responses to insertion of the combitube, laryngeal mask
airway or tracheal intubation". Anesth Analg; 88: pp 13891394.
Sakles JC, Laurin EG, Rantapaa AA, Panacek EA (1998).
Airway management in the emergency department: a one –
year study of 610 tracheal intubations. J Emerg Med, 3: 325 –
332.
Takahashi S, Mizutani T, Miyabe M and Toyooka H (2002).
"Hemodynamic responses to tracheal intubation with
laryngoscope versus lightwand intubating device (Trachlight)
in adults with normal airway". Anesth Analg; 95 (2): pp 480484.


Ngày nhận bài báo:

05/11/2013

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

29/11/2013

Ngày bài báo được đăng:

20/02/2014

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014



×