Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mối liên quan của nồng độ IL-8 huyết thanh với kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.75 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

MỐI LIÊN QUAN CỦA NỒNG ĐỘ IL-8 HUYẾT THANH VỚI
KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2
Nguyễn Trọng Tài*; Nguyễn Viết Trung**
TÓM TẮT
Viêm và tình trạng kháng insulin là cơ chế quan trọng trong bệnh sinh đái tháo đường (ĐTĐ)
týp 2. Trong nghiên cứu này, phân tích mối liên quan giữa nồng độ IL-8 huyết thanh với tình
trạng kháng insulin trên 40 bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 2. Kết quả cho thấy nồng độ IL-8 tăng cao
rõ rệt ở BN ĐTĐ týp 2. Tìm thấy tương quan thuận giữa nồng độ IL-8 huyết thanh với cân nặng và
nồng độ glucose máu (r = 0,328, p < 0,05) và tương quan nghịch với chỉ số Quicki (r = -0,262,
p < 0,05) và chỉ số Homa-β (r = -0,219, p = 0,05) ở BN ĐTĐ týp 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nồng độ IL-8 huyết thanh tăng cao ở BN ĐTĐ týp 2 và có liên quan với tình trạng kháng insulin.
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Nồng độ IL-8 huyết thanh; Mối liên quan.

Serum interleukin-8 level association to insulin
resistance in patients with type 2 diabetes
SUMMARY
The inflammation response and insulin resistance have a major role in pathogenesis of type
2 diabetes (T2D). In this study, the level of serum interleukin 8 (IL-8) and insulin resistance
correlations were analyzed on 40 patients with T2D. The results showed that serum IL-8 level
was significanly increased in patients with T2D. A possitive correlation has been found between
serum IL-8 level and plasma glucose (r = 0.328, p < 0.05) and there was an inverse correlation
between serum IL-8 level and the index of Quicki (r = -0.262, p < 0.05) and Homa-β (r = -0.219,
p = 0.05) in patients with T2D. This finding indicated that a significant correlation was found
between serum IL-8 level and insulin resistance in patients with T2D.
* Key words: Type 2 diabetes; Serum IL-8; Association.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh lý do rối
loạn nội tiết biểu hiện bằng tăng glucose


máu mạn tính, rối loạn chuyển hoá glucid,
lipid và protid do giảm tuyệt đối hoặc
tương đối về bài tiết hoặc tác dụng của
insulin [1, 3]. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ týp 2
có liên quan rõ rệt với tình trạng kháng

insulin, sự tham gia của các yếu tố môi
trường và yếu tố di truyền. Trong đó, kháng
insulin là một mắt xích quan trọng trong
cơ chế bệnh sinh ĐTĐ týp 2, nhất là ở
những người thừa cân, béo phì, tăng huyết
áp [1, 2, 3]. Chỉ số kháng insulin nội sinh
(HOMA-IR), chức năng tế bào β (HOMA-β)

* Trường Đại học Y khoa Vinh
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Tài ()
Ngày nhận bài: 20/02/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/04/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/04/2014

79


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

và Quicki thường được dùng để đánh giá
tình trạng kháng insulin và chức năng
tiết insulin của tế bào β. Tăng nồng độ
insulin lúc đói, tăng chỉ số HOMA-IR, giảm
tiết insulin được chứng minh là những yếu

tố dự đoán phát sinh ĐTĐ týp 2 [2]. Saad
và CS cho thấy có 2 giai đoạn tiến triển
của ĐTĐ týp 2. Giai đoạn 1: từ người bình
thường chuyển sang rối loạn dung nạp
glucose, ở giai đoạn này kháng insulin
đóng vai trò chủ yếu. Giai đoạn 2: từ rối
loạn dung nạp glucose chuyển thành ĐTĐ
týp 2, giảm tiết insulin đóng vai trò quan
trọng. Kháng insulin là tình trạng giảm
hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích
đối với insulin. Cơ chế của kháng insulin
hiện nay chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác
nhau và đang tiếp tục nghiên cứu. Tuy
nhiên, khả năng là do bất thường tại các
vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin
của tế bào đích, giảm số lượng thụ thể
insulin là yếu tố bất thường tại thụ thể
hoặc có kháng thể kháng thụ thể insulin là
yếu tố ức chế trước thụ thể. Do giảm hoạt
tính của tyrosin kinase của vùng sau thụ
thể insulin làm cho insulin khi gắn vào thụ
thể không phát huy được tác dụng sinh
học. Vì vậy, không kích thích được việc
vận chuyển glucose vào tế bào.
Mặt khác, tăng tiết hormon đề kháng
với insulin như GH (Growth hormon),
glucocorticoid, catecholamin, thyroxin đều
gây ảnh hưởng sau thụ thể insulin. Insulin
kiểm soát cân bằng glucose máu qua 3
cơ chế phối hợp, mỗi cơ chế rối loạn có thể

là nguyên nhân dẫn đến kháng insulin:
insulin ức chế thoái biến glycogen thành
glucose ở gan do ức chế enzym glycogen

phosphorylase làm giảm phân hủy glycogen;
Insulin kích thích dự trữ glucose ở mô cơ
dưới dạng glycogen do hoạt hóa enzym
glycogen synthase, làm tăng tổng hợp
glycogen; insulin ức chế tân tạo glucose
do insulin ức chế 2 enzym then chốt trong
quá trình tân tạo glucose là glucose-6phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase.
Vì vậy, thiếu hụt insulin sẽ làm tăng quá
trình tân tạo glucose. Thừa cân, béo phì
được chứng minh là nguyên nhân bệnh
sinh gây kháng insulin và ĐTĐ týp 2.
Tế bào mô mỡ tăng cường giải phóng các
axít béo chưa este hóa, glycerol, hormon
và cytokine tiền viêm như IL-1, IL-6, IL-8
và TNF-α, giảm bài tiết adiponectin gây
kháng insulin và ĐTĐ týp 2 [5, 8]. Trong
đó, IL-8 thông qua thụ thể đặc hiệu trên
bề mặt tế bào, gây kích thích dòng tín
hiệu cJAK (c-Jun aminoterminal kinase)
và NF-KB (nuclear factor-kappa B) nội bào,
làm tăng cường sản xuất các chất trung
gian hoá học của viêm, gây đề kháng
insulin. Đồng thời, sự hoạt hoá dòng tín
hiệu cJAK và NF-KB gây hoạt hóa protein
ức chế dòng tín hiệu cytokine SOCS và
iNOS dẫn đến tăng cường kháng insulin

và cuối cùng là ĐTĐ týp 2 [3].
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
40 BN ĐTĐ týp 2, trong đó, 20 BN
ĐTĐ týp 2 có béo phì và 20 BN ĐTĐ týp 2
không béo phì. Chẩn đoán ĐTĐ týp 2
theo tiêu chuẩn của WHO (2010); không
chọn những BN ĐTĐ týp 2 đã và đang
điều trị bằng insulin, BN suy gan - thận,
đang mắc các bệnh nội tiết ảnh hưởng
81


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

đến chuyển hóa glucid. ĐTĐ týp 2 biến
chứng nặng. Nhóm chứng: 34 người bình
thường, BMI 18,5 - 22,9, nồng độ glucose
máu tĩnh mạch lúc đói < 6,1 mmol/l, không
mắc các bệnh ĐTĐ, tim mạch, huyết áp,
hoàn toàn khỏe mạnh tại thời điểm nghiên
cứu. Các xét nghiệm sinh hóa về chức năng
gan (ALT, AST), thận (ure, creatinin), các
chỉ tiêu về lipid (cholesterol, HDL-C, LDL-C,
triglyceride) ở trong giới hạn bình thường.

mềm SPSS15.1 và STAT 7.0. So sánh sự
khác biệt thống kê có ý nghĩa khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên
cứu.
Bảng 1: Tuổi và chỉ số nhân trắc của các
nhóm nghiên cứu.
NHÓM
CHỉ SỐ

(n = 34)

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Các chỉ số lâm sàng: chỉ số nhân trắc
(cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng
mông, BMI, WHR), huyết áp…
- Các chỉ số cận lâm sàng: xét nghiệm
hóa sinh máu (glucose, insulin, HbA1C,
cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C)
thực hiện tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện
Nội tiết TW.
- Chỉ số kháng insulin và chức năng tế
bào beta: HOMA-IR, HOMA-β, Quicki.
* Phương pháp định lượng interleukin-8:
định lượng IL-8 bằng phản ứng miễn
dịch gắn enzym (ELISA, enzyme-linked
immunosorbent assay), sử dụng các kít
của Hãng Orgenium, Phần Lan, quy trình
theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực
hiện tại Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện
Quân y.
* Xử lý số liệu: phân tích so sánh số
liệu không theo quy luật phân phối chuẩn,

sử dụng thuật toán so sánh hàm phi tham
số (non-parametric Mann-Whitney U-test),
chi bình phương test, so sánh 2 số trung
bình (số liệu phân bố chuẩn) bằng phần

50 ± 5,8

Tuổi

ĐTĐ týp 2
(n = 40)
51,2 ± 7,3

p

> 0,05

Chỉ số eo hông
(WHR)

0,81 ± 0,05

0,88 ± 0,06 < 0,001

Chỉ số khối cơ thể
(BMI)

18,1 ± 2,2

22,0 ± 3,7


< 0,001

Không khác biệt về tuổi trung bình của
nhóm ĐTĐ týp 2 và nhóm chứng khỏe
mạnh (p > 0,05). Chỉ số eo hông (WHR)
và chỉ số khối cơ thể (BMI) của BN ĐTĐ
týp 2 cao hơn so với người bình thường
(p < 0,001).
16
15
14
13

HbA1C

* Các chỉ tiêu nghiên cứu:

BÌNH
THƯỜNG

12
11
10
9
8
7
6

< 50


50 - 59

 60

Tuổi

1C

Hình 1: HbA (%) ở BN ĐTĐ týp 2 theo
nhóm tuổi (p > 0,05).
82


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

Tỷ lệ % HbA1c ở BN ĐTĐ týp 2 tăng
cao, nhưng không khác biệt theo nhóm
tuổi.
(A)

(B)

180
160
140
120
100
80
60

40
20
0

35
30
25
20
15
10
5

Người
bình thường

0

BN
ĐTĐ týp 2

Người
bình thường

BN
ĐTĐ týp 2

Hình 2: Nồng độ insulin (A) và glucose (B) máu ở BN ĐTĐ týp 2 tăng rõ rệt so với
người khỏe mạnh (p < 0,001).
(A)


(B)

140

-9
-85

120

-8

100

-75

50

-7

60

-65

40

-6
-55

20


-5
-45
4

0
-20

Người
bình thường

BN
ĐTĐ týp 2

Người
bình thường

BN
ĐTĐ týp 2

Hình 3: Chỉ số kháng insulin HOMA-IR (A) và Quicki (B) ở BN ĐTĐ týp 2 và
người bình thường (p < 0,001)
Chỉ số HOMA-IR tăng cao rõ rệt ở BNĐTĐ týp 2 so với người bình thường (p < 0,001).
Ngược lại, Quicki giảm rõ so với ở người bình thường (p < 0,001). Chỉ số đánh giá chức
năng tế bào β (HOMA-β) giảm ở BN ĐTĐ týp 2, nhưng không khác biệt thống kê (p > 0,05).
2. Mối tƣơng quan giữa nồng độ IL-8 huyết thanh với chỉ số nhân trắc, kháng
insulin và một số chỉ số lipid máu ở BN ĐTĐ týp 2.
* Thay đổi nồng độ IL-8 ở BN ĐTĐ týp 2:

83



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014
1200
1000
800
600
100
200
0
-200

Người
bình thường

BN
ĐTĐ týp 2

Hình 4: Nồng độ IL-8 ở BN ĐTĐ týp 2 so với người bình thường.
Nồng độ IL-8 tăng cao rõ rệt ở BN ĐTĐ týp 2 so với người bình thường (p < 0,001).
Bảng 2: Mối tương quan của IL-8 với cân
nặng và kháng insulin ở BN ĐTĐ týp 2.
H Ö

r

p

Cân nặng

0,224


0,05

Glucose

0,328

< 0,05

Chỉ số đánh giá chức năng tế bào
 (HOMA-)

-0,219

0,05

Quicki

-0,262

0,028

Chỉ số kháng Insulin (HOMA-IR)

0,153

> 0,05

IL-8 t - ¬ n g v í i


Nồng độ IL-8 có tương quan thuận với
cân nặng của cơ thể và nồng độ glucose
máu; tương quan nghịch với HOMA- và
Quicki.

Hình 5: Mối tương quan của nồng độ IL-8
với glucose máu (A) và Quicki (B)
ở BN ĐTĐ týp 2.
BÀN LUẬN
Đái tháo đường là bệnh nội tiết chuyển
hóa có tỷ lệ mắc cao và tốc độ phát triển
nhanh trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Người ta thấy có mối liên quan mật thiết
của thừa cân béo phì với kháng insulin và
ĐTĐ týp 2 [8]. Bình thường, các mô mỡ
béo phì tăng cường sản xuất axít béo chưa
este hóa, glycerol, hormon và cytokine như
IL-1, IL-6, IL-8 và TNF-α, giảm bài tiết
adiponectin gây kháng insulin [5].
Cytokin tiền viêm IL-8 là một polypeptide
có trọng lượng phân tử 8 - 10 kDa, được
sản xuất bởi các tế bào đại thực bào, tế
84


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

bào nội mô, nguyên bào sợi, tế bào trung
mô khi chúng được kích thích bằng TNF hoặc IL-1. Trong ĐTĐ týp 2, IL-8 có liên
quan đến cơ chế kháng insulin thông qua

thụ thể hoạt hóa dòng tín hiệu nội bào
cJNK (c-Jun aminoterminal kinase) và
NF-kB (nuclear factor-kappa B), làm tăng
sản xuất các chất trung gian hoá học, gây
rối loạn bài tiết và giảm độ nhạy của tế
bào đối với insulin. Đây là cơ chế quan
trọng gây kháng insulin và ĐTĐ týp 2 [3].
Song song hoạt hoá dòng tín hiệu cJNK
và NF-KB, quá trình tự điều hòa sẽ hoạt
hóa tổng hợp protein ức chế dòng tín hiệu
cytokine (suppressor of cytokine signaling,
SOCS) và iNOS (inducible nitric oxide
synthese). Khi rối loạn sản xuất các protein
này cũng gây ra đề kháng insulin [3].
Nghiên cứu trên BN béo phì rối loạn dung
nạp glucose cho thấy IL-8 có liên quan
mật thiết với tình trạng kháng insulin [7].
Kết quả của chúng tôi: nồng độ IL-8 huyết
thanh ở nhóm ĐTĐ týp 2 tăng cao rõ rệt
so với người khỏe mạnh (p < 0,001). Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của
Hernander và CS (2005) [2], Seham và
CS (2006) [6].
Kháng insulin là khâu quan trọng trong
cơ chế bệnh sinh ĐTĐ týp 2. Tình trạng
kháng insulin thường xuất hiện trước khi
xuất hiện ĐTĐ týp 2 từ 5 - 20 năm. Chính
vì vậy, phát hiện sớm kháng insulin và
điều trị tăng cường nhạy cảm của tế bào
đối với insulin có thể làm chậm cũng như

làm giảm nguy cơ ĐTĐ týp 2. Kết quả
nghiên cứu này cho thấy chỉ số HOMA-IR
ở BN ĐTĐ týp 2 tăng cao rõ rệt so với ở
người bình thường (p < 0,001). Ngược
lại, Quicki lại giảm rõ rệt so với người
khỏe mạnh (p < 0,001) và có tương quan

nghịch với Quicki (r = -0,262; p < 0,05).
Nồng độ IL-8 có tương quan thuận với
cân nặng (r = 0,224, p = 0,05), nồng độ
glucose máu (r = 0,328, p < 0,05), tương
quan nghịch với chỉ số Quicki (r = -0,262,
p = 0,028) và có xu hướng tương quan
nghịch với chức năng tế bào beta (r = -0,219,
p = 0,06). Các yếu tố thừa cân béo phì,
tăng huyết áp, glucose niệu, hội chứng
chuyển hóa… là những yếu tố liên quan
bệnh sinh ĐTĐ týp 2. Nghiên cứu gần đây
(2013) trên 136 BN ĐTĐ týp 2 thừa cân
béo phì, có biến chứng giác mạc và 102
người đối chứng thừa cân béo phì không
bị ĐTĐ cho thấy tăng nồng độ IL-8 và
giảm IL-10 huyết thanh ở BN ĐTĐ týp 2
so với người thừa cân béo phì (p < 0,05).
Có sự liên quan chặt chẽ giữa ĐTĐ týp 2
với thay đổi nồng độ IL-8 huyết thanh [4].
Nghiên cứu của Bremer và Jialal (2013)
trên 45 người béo phì và 30 người bình
thường đã chỉ ra nồng độ IL-8 huyết thanh
ở người béo phì tăng cao rõ rệt so với

người bình thường (p < 0,05) [1].
KẾT LUẬN
Nồng độ IL-8 huyết thanh tăng cao rõ
rệt ở BN ĐTĐ týp 2 so với người khỏe
mạnh và có tương quan thuận với cân
nặng và nồng độ glucose máu, tương quan
nghịch với chỉ số HOMA- và Quicki.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bremer A. and Jialal I. Adipose tissue
dysfunction in nascent metabolic syndrome.
Journal of Obesity. 2013.
2. Hernández C et al. Interleukin-8, monocyte
chemoattractant protein-1 and IL-10 in the

85


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014
vitreous fluid of patients with proliferative
diabetic retinopathy. Diebet Med. 2005, 22,
pp.719-722.
3. Kahn SE et al. Review Aaticle mechanisms
linking obesity to insulin resistance and type 2
diabetes. Nature. 2006, 444, pp.840-846.
4. Ning Dong, Bing Xu, Bingsong Wang, Liqun
Chu. 27 aqueous humor cytokines in patients
with type 2 diabetes with or without retinopathy.
Molecular Vision. 2013, 19, pp.1734-1746.
5. Sandra Galic et al. Adipose tissue as
an endocrine organ. Molecular and Cellular

Endocrinology. 2010, 316, pp.129-139.

6. Seham A. bou-Shousha, Mona H. Abd
El-Megeed, Hala K. Sultan. Interleukin-8, ferritin
and soluble transferrin receptors in type 2 dibetes
mellitus. The Egyptian Journal of Immunology.
2006, Vol 13 (1), pp.19-25.
7. Straczkowski M et al. Plasma interleukin
8 concentrations in obese subjects with impaired
glucose tolerance. Cardiovasc Diabetol. 2003, 2.
8. Weisberg, S. P et al. Obesity is associated
with macrophage accumulation in adipose tissue.
J Clin Invest. 2003, 112, pp.796-1808.

86



×