Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu hình thái học một số u tuyến thượng thận nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.43 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI HỌC
MỘT SỐ U TUYẾN THƯỢNG THẬN NGUYÊN PHÁT
Phạm Minh Anh*
TÓM TẮT
Mục ñích: Đánh giá một số ñặc ñiểm mô bệnh học u tuyến thượng thận theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới
2004.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành từ tháng 9/2007 ñến tháng 9/2008 trên 56 bệnh nhân
ñược phẫu thuật cắt u tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức theo phương pháp mô tả cắt ngang.
Kết quả: U tuyến thượng thận gặp ở nữ nhiều hơn nam. U vỏ thượng thận lành tính chủ yếu gặp ở tuổi 31 - 40, u vỏ
ác tính > 50 tuổi. U tủy thượng thận thường gặp ở tuổi ≥ 41 tuổi. Đa số UTTT có kích thước ≤ 5 cm (82,5%), kích thước
trung bình là 4,33 ± 3,16 cm. Các khối u phần lớn có mật ñộ ñặc, chắc (80,7%). U có mật ñộ mềm, mủn nát cần chú ý tính
chất ác tính. Về ñặc ñiểm vi thể, UTTT gặp nhiều nhất là u tuyến vỏ lành tính với 27 (48,2%) trường hợp, tiếp theo là u tế
bào ưa crôm với 18 (32,2%) trường hợp, ung thư vỏ ác tính gặp 4 bệnh nhân chiếm 7,1%.
Từ khóa: U tuyến thượng thận, u tế bào ưa crôm, ung thư vỏ ác tính.
ABSTRACT

RESEARCH ON MORPHOLOGY OF SOME OF PRIMARY ADRENAL TUMORS
Pham Minh Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 682 - 688
Purpose: Evaluation of some characteristics histopathology adrenal tumors as classified by the World Health
Organization 2004.
Subjects and research methods: Research on 56 patients with adrenal tumor operated at Viet Duc University hospital
from 9/2007 to 9/2008 by cross-sectional study.
Results: Adrenal tumors had strong predilection for women. Adrenal cortical adenoma involved mostly the age of 31 40, cortical carcinomas were over 50 years of age. Medullary tumors are most common in over 41 years old. These tumors
are often small with most being less than 5 cm (82.5%), the average tumor size was 4.33 ± 3.16 cm. Almost of them
(adrenal tumors) were solid tumors. When they were tender and decayed suggest that malignant. 27 tumors (48.2%) were
classified as corticoadrenal adenoma, 18 (32.2%) cases were pheochromocytoma, 4 (7.1%) cases were corticoadrenal
carcinoma.


Key words: Adrenal tumor, adrenal cortical carcinoma, pheochromocytoma.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ tìm thấy u tuyến thượng thận (UTTT) qua
khám nghiệm tử thi khoảng 1,5 - 7,0% mà chưa ñược chẩn
ñoán trước ñó(16). Hiện nay, với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, ñặc biệt các phương tiện chẩn ñoán hình ảnh như
chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ… ñã giúp phát
hiện các UTTT có kích thước chỉ khoảng 1cm, có thể có
hay không có biểu hiện lâm sàng(13). Do ñó, các UTTT
ñược phát hiện tình cờ ngày càng phổ biến.
Ung thư tuyến vỏ thượng thận là loại u hiếm gặp.
Theo chương trình quốc gia ghi nhận ung thư của Mỹ, tỷ
lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi ung thư tuyến vỏ thượng thận
là 0,3/100.000 dân và cân bằng ở cả hai giới(1), chiếm
khoảng 0,05 - 0,20% của tất cả các loại ung thư và khoảng
3% của các khối u nội tiết(6,27).
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá một số ñặc ñiểm mô
bệnh học UTTT theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới
2004.

ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Gồm 56 bệnh nhân ñược phẫu thuật cắt u
tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có kết quả chẩn ñoán
xác ñịnh UTTT trên mô bệnh học. Thời gian nghiên cứu
từ tháng 9 năm 2007 ñến tháng 9 năm 2008.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Xử lý số liệu: Các số liệu thu thập ñược nhập vào phần
mềm chuyên dụng Epi info 6.04 và xử lý số liệu theo chương

trình thống kê y học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân bố theo loại mô học
Bảng 1. Phân bố theo loại mô học
Typ MH
U vỏ
TT

U tuyến vỏ lành

n

%

Tổng (%)

27

48,2

31 (55,3%)

*

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
Địa chỉ liên lạc: ThS.BS. Phạm Minh Anh. ĐT: 0989666168. Email:

Chuyên ñề Ung Bướu

682



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Ung thư vỏ
U tủy
TT

U khác

4

7,1

U tế bào ưa crôm

18

32,2

U mỡ tủy bào

3

5,3

U hạch thần kinh


1

1,8

U dạng tuyến

2

3,6

U quái

1

1,8

Tổng

56

100,0

U vỏ
TT

18 (32,2%)

U tủy
TT


7
(12,5%)

U khác

Trong các UTTT thì u vỏ TT chiếm tỷ lệ cao hơn cả
(55,3%), trong ñó chủ yếu là u lành tính (48,2%). Tiếp
theo là u tế bào ưa crôm (32,2%).
Một số mối liên quan
Phân bố theo typ mô học và giới
Bảng 2. Phân bố typ mô học và giới
Nam

Giới
Typ mô học

n

Nữ

%

n

n

Phân bố theo typ mô học và nhóm tuổi
Bảng 3. Liên quan typ mô học và nhóm tuổi
Nhóm tuổi < 20 tuổi
Typ mô học


4

7,1

23

41,1

27

48,2

Ung thư
vỏ

2

3,6

2

3,5

4

7,1

U tế bào
ưa crôm


7

12,5

11

19,7

18

32,2

U mỡ tủy
bào

1

1,8

2

3,5

3

5,3

U dạng
tuyến


1

1,8

1

1,8

2

3,6

Loại khác

1

1,8

1

1,8

2

3,6

16

28,6


40

71,4

56

100,0
0

Tổng

- Trong 27 bệnh nhân u tuyến vỏ lành tính số bệnh
nhân nữ gần gấp 6 lần số bệnh nhân nam. Với u ác tính, tỷ
lệ bệnh nhân nam và nữ ngang bằng nhau (tỷ lệ 1/1).
- Tỷ lệ bệnh nhân nữ có tổn thương tủy TT cũng cao
hơn nam giới.

Tổng

%

U tuyến vỏ
lành

%

21 - 30 tuổi

31 - 40 tuổi


41 - 50 tuổi

> 50 tuổi

Tổng

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%


U vỏ
TT

U tuyến vỏ lành

0

0,0

2

3,5

11

19,7

7

12,5

7

12,5

27

48,2


Ung thư vỏ

0

0,0

0

0,0

0

0,0

1

1,8

3

5,3

4

7,1

U tủy TT

U tế bào ưa crôm


1

1,8

0

0,0

3

5,3

7

12,5

7

12,5

18

32,2

U mỡ tủy bào

0

0,0


0

0,0

0

0,0

1

1,8

2

3,5

3

5,3

U dạng tuyến

0

0,0

0

0,0


0

0,0

0

0,0

2

3,6

2

3,6

Loại khác

1

1,8

1

1,8

0

0,0


0

0

0

0,0

2

3,6

Tổng

2

3,6

3

5,3

14

25,0

16

28,6


21

37,5

56

100,0

U khác

Các typ mô học UTTT có thể gặp ở các ñộ tuổi khác nhau nhưng xu hướng tăng dần theo tuổi.

U khác
Mối liên quan typ mô học và vị trí u
Bảng 4. Mối liên quan giữa typ mô học với vị trí u.
Phải

Vị trí
Typ mô học
U vỏ
TT
U tủy TT

Trái

Tổng

n

%


n

%

n

%

U tuyến vỏ lành

12

21,4

15

26,8

27

48,2

Ung thư vỏ

2

3,6

2


3,5

4

7,1

U tế bào ưa
crôm

11

19,7

7

12,5

18

32,2

U mỡ tủy bào

2

3,5

1


1,8

3

5,3

U dạng tuyến

1

1,8

1

1,8

2

3,6

Loại khác

2

3,6

0

0,0


2

3,6

Tổng

30

53,6

26

46,4

56

100,0

U vỏ TT không có sự khác biệt nhiều về vị trí giữa hai
bên tuyến TT, ngược lại, u tủy TT lại có xu hướng gặp ở bên
phải nhiều hơn bên trái. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân ít
nên sự khác biệt không có ý nghĩa với p > 0,05.
Mối liên quan giữa typ mô học và kích thước khối u
Bảng 5. Mối liên quan typ mô học và kích thước khối u.
Kích thước

Chuyên ñề Ung Bướu

≤ 5 cm


> 5 cm

Tổng

683


Nghiên cứu Y học

U vỏ TT
U tủy TT

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

U mỡ tủy bào

2

3,5

1

1,8

3

5,3

48,2U khác


U dạng tuyến

1

1,8

1

1,8

2

3,6

4

7,1

Loại khác

1

1,8

1

1,8

2


3,6

Tổng

46

82,1

10

17,9

56

100,0

18

32,2

n

%

n

%

n


U tuyến vỏ lành

25

44,6

2

3,6

27

Ung thư vỏ

0

0,0

4

7,1

U tế bào ưa
crôm

17

30,4

1


1,8

Mối liên quan giữa typ mô học và màu sắc mô u
Bảng 6. Liên quan typ mô học và màu sắc mô u.
Màu sắc
Vàng tươi
Typ mô học

%

Vàng sẫm

Nâu

Trắng hồng

Tổng

n

%

n

%

n

%


n

%

n

%

U vỏ
TT

U tuyến vỏ lành

21

37,5

1

1,8

4

7,1

1

1,8


27

48,2

Ung thư vỏ

0

0,0

2

3,5

1

1,8

1

1,8

4

7,1

U tủy TT

U tế bào ưa crôm


4

7,1

1

1,8

10

18,0

3

5,3

18

32,2

U mỡ tủy bào

1

1,8

0

0,0


1

1,7

1

1,8

3

5,3

U dạng tuyến

1

1,8

0

0,0

0

0,0

1

1,8


2

3,6

Loại khác

1

1,8

0

0,0

1

1,8

0

0,0

2

3,6

28

50,0


4

7,1

17

30,4

7

12,5

56

100,0

U khác

Tổng

U vỏ TT chủ yếu có màu vàng tươi với tỷ lệ 37,5%.
U tủy TT có màu nâu chiếm ưu thế với 18,0%.
Mối liên quan giữa typ mô học và mật ñộ mô u
Bảng 7. Liên quan typ mô học và mật ñộ mô u.
Mật ñộ
Typ mô học
U vỏ TT
U tủy TT

U khác


Chuyên ñề Ung Bướu

Đặc, chắc

Mềm, mủn nát

Tổng

n

%

n

%

n

%

U tuyến vỏ lành

25

44,6

2

3,6


27

48,2

Ung thư vỏ

0

0,0

4

7,1

4

7,1

U tế bào ưa crôm

17

30,4

1

1,8

18


32,2

U mỡ tủy bào

2

3,5

1

1,8

3

5,3

U dạng tuyến

1

1,8

1

1,8

2

3,6


Loại khác

1

1,8

1

1,8

2

3,6

Tổng

46

82,1

10

17,9

56

100,0

684



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Đa số các u lành tính có mật ñộ ñặc, chắc. Trong ñó, u tuyến vỏ lành nhiều nhất với 44,6%, tiếp theo
là u tế bào ưa crôm với 30,4%. Cả 4 trường hợp ung thư vỏ ñều có mật ñộ mềm, mủn nát.
BÀN LUẬN
Phân bố theo loại mô học
Trong nghiên cứu của chúng tôi, UTTT gặp nhiều nhất là u tuyến vỏ lành tính với 27 trường hợp
(48,2%), tiếp theo là u tế bào ưa crôm với 18 trường hợp (32,2%). Ung thư vỏ ác tính gặp 4 bệnh nhân
chiếm 7,1%, u mỡ tủy bào gặp 3 trường hợp chiếm 5,3%, có 2 trường hợp u dạng tuyến chiếm 3,5%. Còn
lại 2 trường hợp loại khác, trong ñó 1 trường hợp u hạch thần kinh và 1 trường hợp là u quái thuần thục.
Trong số 31 bệnh nhân tổn thương vỏ thượng thận, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vỏ thượng thận là 12,9%,
tính chung với tất cả các trường hợp, ung thư vỏ chiếm 7,1%.
Saeger tại Đức khi nghiên cứu 104 trường hợp u tuyến vỏ và tổn thương giống u của TTT thấy tỷ lệ ác
tính chiếm 15%(24).
Favia tổng kết trên 68 bệnh nhân UTTT ñược phẫu thuật có kết quả chẩn ñoán mô bệnh học thấy 39
bệnh nhân (57,4%) là u tuyến vỏ TT lành tính, 15 bệnh nhân ung thư vỏ (22,1%), 3 bệnh nhân là di căn nơi
khác ñến TTT, 2 bệnh nhân là u tế bào ưa crôm ác tính, còn lại 9 bệnh nhân là các u TTT lành tính khác
(13,2%)(8).
Kết quả mô bệnh học của Lumachi trên 42 bệnh nhân UTTT ñược phẫu thuật thì có 12 bệnh nhân là u
ác tính, có 8 trường hợp là ung thư vỏ thượng thận và 4 trường hợp là ung thư nơi khác di căn tới thượng
thận, và 30 bệnh nhân là UTTT lành tính (26 bệnh nhân u tuyến vỏ TT, 2 bệnh nhân u hạch thần kinh, 2
bệnh nhân là u tế bào ưa crôm). Như vậy, nếu không tính 4 trường hợp ung thư nơi khác di căn tới,
Lumachi gặp 68,4% u vỏ TT lành tính, 21,0% ung thư vỏ, u tế bào ưa crôm và u hạch thần kinh ñều là
5,3%(17).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 18 trường hợp u tế bào ưa crôm chiếm 32,2%. Kết quả này cao
hơn nghiên cứu của Nguyễn Đức Tiến và Trần Bình Giang gặp 22,1% bệnh nhân u tế bào ưa crôm(22), sự

khác biệt này có thể do chúng tôi áp dụng hệ thống phân loại của TCYTTG 2004, trong ñó các tổn thương
tủy thượng thận không ñược chia thành tổn thương quá sản tủy và u tế bào ưa crôm như phân loại trước. Tỷ
lệ nghiên cứu này cũng cao hơn kết quả của các tác giả Favia chỉ gặp 2/68 bệnh nhân u tế bào ưa crôm
chiếm 2,9% và Lumachi gặp 2/42 bệnh nhân chiếm 5,3%(8,17). Chúng tôi chỉ gặp các trường hợp u tế bào ưa
crôm lành tính, không có trường hợp nào tế bào u xâm lấn mạch máu lớn, cơ quan lân cận hoặc di căn xa.
Tuy nhiên, chúng tôi có thể thấy các ñặc ñiểm hình thái học của mô u và tế bào u không ñiển hình với các
cấu trúc khác nhau, một số trường hợp có thể gặp hoại tử u. Hình thái tế bào hình thoi chúng tôi thấy biểu
hiện trên một trường hợp, tuy nhiên hình thái này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với các hình thái mô học khác.
Một số mối liên quan
Phân bố theo typ mô học và giới
U tuyến vỏ lành tính: Tỷ lệ nữ/nam theo kết quả nghiên cứu này chúng tôi là 5,75/1. Kết quả này
tương tự như kết quả của Lê Ngọc Từ, trong số 15 bệnh nhân u vỏ chỉ gặp 2 bệnh nhân nam, tỷ lệ nữ/nam
là 6,5 lần(14). Nguyễn Đức Tiến cũng gặp 41 bệnh nhân u vỏ lành tính, trong ñó có 7 bệnh nhân nam và 34
bệnh nhân nữ, tỷ lệ nữ/nam xấp xỉ 5 lần(21). Như vậy, với u tuyến vỏ thượng thận lành tính, tỷ lệ bệnh nhân
nữ gặp nhiều hơn so với bệnh nhân nam.
Ung thư biểu mô tuyến vỏ: Số bệnh nhân nam và nữ mắc ung thư vỏ ngang bằng nhau, ñều có 2
trường hợp với tỷ lệ nữ/nam là 1/1. Nader, Hickey, Sellin, Samaan nghiên cứu trên 77 bệnh nhân ung thư
vỏ TT cũng thấy tỷ lệ nữ/nam là 39/38(19). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại thấy bệnh có xu hướng
gặp ở nữ nhiều hơn. Anna nghiên cứu về lâm sàng và kết quả ñiều trị ở 52 bệnh nhân ung thư vỏ TT thấy
có 42 bệnh nhân nữ, số bệnh nhân nữ gấp hơn 4 lần bệnh nhân nam(2). Decker gặp 7 bệnh nhân nữ so với 3
bệnh nhân nam, Didolkar thấy tỷ lệ nữ/nam là 1,5/1(5,7). Chỉ có một nghiên cứu của tác giả người Nhật Bản
Nakano lại thấy ngược lại, tỷ lệ nữ/nam là 39/52 khi nghiên cứu trên 91 trường hợp khám nghiệm tử thi(20).
Như vậy, ung thư vỏ TT có thể gặp ở cả nam và nữ với tần số gặp có phần trội hơn ở nữ.
U tủy TT: Tỷ lệ bệnh nhân nữ có tổn thương tủy TT cao hơn nam giới. Lê Ngọc Từ gặp 7 bệnh nhân u
tủy TT, trong ñó có 5 bệnh nhân là nữ(14). Andjelkovic, Tavcar thấy tỷ lệ nữ/nam là 1,23/1(3), Jankovic và
các ñồng nghiệp gặp nữ/nam là 2,29/1(9). Các tác giả Rosai(23), Lack(10,11,12,13) cũng có nhận xét tổn thương
tủy TT gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu
khác trên thế giới.

Chuyên ñề Ung Bướu


685


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Phân bố theo typ mô học và nhóm tuổi
Qua bảng 3, chúng tôi thấy u tuyến vỏ lành tính xuất hiện khá sớm, từ 21 - 30 tuổi, tăng cao ở nhóm
tuổi 31 - 40 tuổi với 11 trường hợp, không có bệnh nhân u tuyến vỏ nào < 20 tuổi gặp trong nghiên cứu của
chúng tôi.
Cả 4 bệnh nhân ung thư vỏ ñều trên 40 tuổi. Tác giả Sullivan, Boileau, Hodges nghiên cứu trên 28
bệnh nhân ung thư vỏ TT thấy ñộ tuổi biểu hiện bệnh từ 1 - 69 tuổi, trong ñó tất cả bệnh nhân nam ñều trên
39 tuổi, bệnh nhân nữ có ñộ tuổi rất thay ñổi, từ rất sớm ñến rất muộn của cuộc ñời(25). Nader, Hickey,
Sellin, Samaan nhận xét tuổi trung bình ở nữ của bệnh nhân ung thư vỏ là 36,6, còn ở nam là 48,3 tuổi(19).
Lack thấy ung thư vỏ thường từ 50 - 70 tuổi(12,13). Tóm lại, ung thư vỏ có thể gặp ở nhóm tuổi rất nhỏ
nhưng cũng giống như các ung thư khác, bệnh xuất hiện thường ở nhóm tuổi cao.
Với u tế bào ưa crôm, tác giả Lack tổng kết bệnh thường gặp từ những năm 40 ñến những năm 50 của
ñời người(10). Thomson nghiên cứu trên 100 bệnh nhân u tế bào ưa crôm, tuổi bệnh nhân nhỏ nhất là 3 tuổi,
lớn nhất là 81 tuổi, tuổi trung bình là 46,7(26). Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy nhóm bệnh nhân từ 41 50 tuổi gặp nhiều nhất, tiếp theo là nhóm > 50 tuổi.
Mối liên quan giữa typ mô học và vị trí khối u
Các bệnh nhân u vỏ TT biểu hiện ở bên trái có phần nhiều hơn u ở bên phải và u tế bào ưa crôm có tỷ
lệ gặp cao hơn tại bên phải. Tuy nhiên sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi không có ý nghĩa thống
kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Vân Anh(15). Nguyễn Đức Tiến cũng gặp các trường
hợp u tế bào ưa crôm ở bên phải nhiều hơn bên trái, nhưng u vỏ lại có tỷ lệ tương ñương nhau(21).
Các trường hợp ung thư vỏ cân ñối giữa hai bên, tương tự với nhận xét của Boneschi và CS khi ñánh
giá các yếu tố tiên lượng về mặt lâm sàng và giải phẫu bệnh học của ung thư vỏ TT(4). Tác giả Didolkar lại
thấy ung thư vỏ thường gặp ở bên trái hơn bên phải, tỷ lệ giữa hai bên là 26/12, ông cũng gặp 4 trường hợp
u biểu hiện ở cả 2 bên(7). Sự khác biệt này chúng tôi xin ñược ghi nhận, có thể do số trường hợp ung thư vỏ

chúng tôi gặp còn ít, chưa có ý nghĩa thống kê, chúng tôi chỉ ghi nhận lại kết quả của nghiên cứu.
Mối liên quan giữa typ mô học và kích thước khối u
U tuyến vỏ lành tính có kích thước nhỏ, chủ yếu ≤ 5 cm với 25/27 trường hợp, kích thước trung bình
là 4,065 cm ± 2,502 cm. Bệnh nhân có kích thước u nhỏ nhất là 1 cm, bệnh nhân có kích thước u lớn nhất
là 10 cm. Rosai nhận xét u tuyến vỏ TT hiếm khi ñạt ñường kính lớn nhất của u tới 5 cm(23). Nguyễn Đức
Tiến gặp 31 bệnh nhân u vỏ có kích thước ≤ 5 cm, chỉ có 2 bệnh nhân có kích thước u > 5 cm, kích thước
trung bình của các u lành tính (trừ u nang TTT) ñều ≤ 5 cm(21). Mazzaglia nhận xét tất cả các u TTT phát
hiện tình cờ trong nghiên cứu của ông có kích thước ≤ 5 cm ñều là u lành tính, kích thước trung bình của u
vỏ lành là 4,2 ± 2,1 cm (các khối u có kích thước từ 1,4 cm ñến 10,7 cm)(18).
Tất cả các trường hợp ung thư vỏ chúng tôi gặp ñều có kích thước > 5 cm. Khối u lớn nhất là 10 cm
ñã xâm lấn vào thận cùng bên. Kích thước này tương tự với kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài
nước khác(4,5,7,18).
U tủy TT có kích thước trung bình 3,5 ± 1,38 cm, u nhỏ nhất là 2 cm, u lớn nhất là 7 cm. Đa số u tủy
TT có kích thước < 5 cm. Lack thấy u tế bào ưa crôm có kích thước thay ñổi từ 2 - 10 cm ñường
kính(10,11,12,13). Nói chung, kích thước của các khối u tủy TT rất thay ñổi, nhưng ña số có kích thước khá nhỏ
< 5 cm. Kết quả này thấp hơn kết quả của Nguyễn Đức Tiến thấy u tế bào ưa crôm có kích thước trung bình
là 4,558 ± 2,564 cm, u tủy không chế tiết có kích thước là 4,900 ± 0,828 cm. Tuy nhiên, các khối u tủy TT
ñều có kích thước nhỏ, ña số ≤ 5 cm(21).
Mối liên quan giữa typ mô học và màu sắc mô u
Màu sắc ñặc trưng của u tuyến vỏ thượng thận là màu vàng tươi, màu vàng sẫm khá ñặc trưng cho ung
thư vỏ, u tế bào ưa crôm thường gặp màu nâu.
Mối liên quan giữa typ mô học và mật ñộ mô u
UTTT lành tính chủ yếu có mật ñộ ñặc, chắc. Trong ñó, u tuyến vỏ lành nhiều nhất với 44,6%, tiếp
theo là u tế bào ưa crôm với 30,4%. Với các trường hợp u ác tính, cả 4/4 trường hợp ñều có mật ñộ mềm,
mủn nát. Như vậy, với các khối u có mật ñộ mềm, mủn nát cần chú ý tính chất ác tính của chúng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ñặc ñiểm ñại thể và vi thể của 56 trường hợp UTTT, chúng tôi rút ra một số kết luận
sau:

Chuyên ñề Ung Bướu


686


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Phân bố theo loại mô học
UTTT gặp nhiều nhất là u tuyến vỏ lành tính với 27 (48,2%) trường hợp, tiếp theo là u tế bào ưa crôm
với 18 (32,2%) trường hợp. Ung thư vỏ ác tính gặp 4 bệnh nhân chiếm 7,1%.
Một số mối liên quan của các typ mô học UTTT
UTTT gặp ở nữ nhiều hơn nam thể hiện ở cả u vỏ và u tủy thượng thận.
U vỏ thượng thận lành tính chủ yếu gặp ở tuổi 31 - 40, u vỏ ác tính hay gặp ở tuổi > 50. Với u tủy
thượng thận thường gặp ở tuổi ≥ 41 cho cả quá sản tủy và u tế bào ưa crôm.
Các khối u có kích thước nhỏ ≤ 5 cm, với u tuyến vỏ là 44,6%, u tế bào ưa crôm là 30,4%. Có 10
trường hợp u > 5 cm, trong ñó cả 4 bệnh nhân UT vỏ ñều có kích thước lớn > 5 cm. Vì vậy, tuy kích thước
khối u không xác ñịnh tính chất ác tính nhưng là ñặc ñiểm cần chú ý.
U lành tính thường có mật ñộ ñặc, chắc. Các trường hợp u có mật ñộ mềm, mủn nát cần chú ý tính
chất ác tính.g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmed F, Cardinez CJ, Jamison PM, et al. (2007). Cancer incidence in the USA, National Program of
Cancer Registries (NPCR) 1998-2002. In: Curado MP, Edwards B, Shin HR, et al., eds., IARC
Scientifc Publications, Number 160, Cancer incidence in five continents, Volume IX. Lyon, France:
International Agency for Research on Cancer. Available from: Date Accessed:
November 12, 2008
2. Anna A. Kasperlik-Zalu ska, Barbara M. Migdalska, Stefan Zgliczy ski, Anna M. Makowska:
(1995): Adrenocortical carcinoma. A clinical study and treatment results of 52 patients. Cancer. May
15;75(10):2587-91.
3. Andjelković Z, Tavcar I (2002): Personal experience in diagnosis and localization of

pheochromocytoma. Srp Arh Celok Lek;130 Suppl 2:14-9.
4. Boneschi M, Erba M, Beretta L, Miani S, Bortolani EM (1998): Adrenal carcinoma. Clinical and
anatomopathological prognostic factors. Minerva Chir; 53(3): 167-72.
5. Decker RA, Kuehner ME (1991): Adrenocortical carcinoma. Am Surg; 57(8):502-13.
6. Delellis R A, Mangray S (2004): The adrenal glands. Sternberg's Diagnostic Surgical Pathology, 4th
edition, Lippincott Williams & Wilkins: 621-667.
7. Didolkar MS, Bescher RA, Elias EG, Moore RH (1981): Natural history of adrenal cortical carcinoma:
a clinicopathologic study of 42 patients. Cancer; 47(9): 2153-61.
8. Favia G, Lumachi F, Basso S, D'Amico DF (2000): Management of incidentally discovered adrenal
masses and risk of malignancy. Surgery; 128(6): 918-24.
9. Janković R, Diklić A, Paunović I, Krgović K, Hivaljević V, Todorović-Kazić M, Havelka M, Tatić S,
Dimitrijević N (2002): Results of surgical treatment of pheochromocytoma at the Institute of
Endocrinology of the Clinical Center of Serbia in Belgrade. Srp Arh Celok Lek;130 Suppl 2:38-42.
10. Lack E E (1990): In: Lack E E (ed) Pathology of the adrenal glands. Churchill Livingstone, New
York, p 173-235.
11. Lack E E (1994): Pathology of adrenal and extra-adrenal paraganglia. Major problems in surgical
pathology, vol 29. W B Saunders, Philadelphia.
12. Lack E E (1997): Tumors of the adrenal gland and extra-adrenal paraganglia. Atlas of tumor
pathology, 3rd series, fascicle 19. Armed Forces Institute of Pathology, Washington, D C.
13. Lack E E (2007): Tumors of the adrenal gland. Diagnostic histopathology of tumors, 3rd edition.
Churchill Livingstone: 1099-1122.
14. Lê Ngọc Từ (1996): "Một số nhận xét về chẩn ñoán các u tuyến thượng thận", Tạp chí y học Việt
Nam; 208, 9: 64-66.
15. Lê Thị Vân Anh (2007): "Nghiên cứu ñặc ñiểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả ñiều trị một số loại
u tuyến thượng thận thường gặp", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường ĐHYHN.
16. Lloyd RV, Tischler AS, Kimura N, McNicol AM, Young WF (2004): Adrenal tumors: Introduction,
In: DeLellis RA, Lloyd RV, Heitz PU, Eng C (eds) World Health Organization Classification of
Tumours, Tumours of Endocrine Organs. IARC Press, Lyon, France, pp 137-138.
17. Lumachi F, Borsato S, Tregnaghi A, Marino F, Fassina A, Zucchetta P, Marzola MC, Cecchin D, Bui
F, Iacobone M, Favia G (2007): High risk of malignancy in patients with incidentally discovered

adrenal masses: accuracy of adrenal imaging and image-guided fine-needle aspiration cytology.
Tumori; 93(3): 269-74.

Chuyên ñề Ung Bướu

687


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

18. Mazzaglia PJ, Monchik JM (2009): Limited value of adrenal biopsy in the evaluation of adrenal
neoplasm: a decade of experience. Arch Surg; 144(5): 465-70.
19. Nader S, Hickey RC, Sellin RV, Samaan NA (1983): Adrenal cortical carcinoma. A study of 77 cases.
Cancer 52(4): 707-11.
20. Nakano M (1988): Adrenal cortical carcinoma. A clinicopathological and immunohistochemical study
of 91 autopsy cases. Acta Pathol Jpn; 38(2): 163-80.
21. Nguyễn Đức Tiến (2006): “Nghiên cứu chẩn ñoán và ñiều trị phẫu thuật nội soi các u tuyến thượng
thận lành tính tại bệnh viện Việt Đức giai ñoạn 1998-2005”, Luận án tiến sĩ y học, trường ĐHYHN.
22. Nguyễn Đức Tiến, Trần Bình Giang (2006): “Phẫu thuật nội soi u tuyến thượng thận”, Y học Việt Nam
số ñặc biệt chuyên ñề phẫu thuật nội soi và nội soi can thiệp, tr: 326-331.
23. Rosai J (1996): Adrenal gland and other paraganglia. In: Rosai J, ed. Ac kerman’s Surgical Pathology.
8th ed. St Louis: Mosby – Year Book: 1015-1058.
24. Saeger W. (1995): Pathology of adrenal neoplasms. Minerva Endocrinol. Mar;20(1):1-8.
25. Sullivan M, Boileau M, Hodges CV. (1978): Adrenal cortical carcinoma. J Urol. Dec;120(6):660-5.
26. Thompson LD (2002): Pheochromcytoma of the Adrenal gland Scaled Score (PASS) to separate
benign from malignant neoplasms: a clinicopathologic and immunophenotypic study of 100 cases. Am
J Surg Pathol 26:551-566.
27. Weiss LM, Bertagna X, Chrousos GP, Kawashima A, Kleihues P, Koch CA, Giordano TJ, Merino LJ,

Ordonez NG, Sasano H (2004): Adrenal cortical carcinoma. In: DeLellis RA, Lloyd RV, Heitz PU,
Eng C (eds) World Health Organization Classification of Tumours, Tumours of Endocrine Organs.
IARC Press, Lyon, France, pp 139-142.

Chuyên ñề Ung Bướu

688



×