Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Điều trị phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng fallot ở người lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.21 KB, 9 trang )

TP CH Y - DC HC QUN S S PH TRNG 2014

IU TR PHU THUT SA CHA TRIT
T CHNG FALLOT NGI LN
inh Tin Dng*
TểM TT
62 bệnh nhân (
tứ chứng Fallot (TOF), 16 tuổi đ-ợc phẫu thuật tại Bệnh viện Tm Hà Nội
từ tháng 3 - 2007 đến 3 - 2010. Nghiên cứu này nhằm đ-a ra kết quả phẫu thuật và lợi ích của
phẫu thuật triệt để TOF ở BN tr-ởng thành. Nghiên cứu 31 BN nam (50%) và 31 BN nữ (50%),
tuổi trung bình 21,6 (dao động 16 - 44). 20 BN có biến chứng tr-ớc phẫu thuật nh- xanh tím,
hiện t-ợng này tăng theo tuổi, ngồi xổm, giảm oxy, tai biến mạch máu não, áp xe não, viêm nội
tâm mạc. 11 BN có shunt tr-ớc đó, 29 BN (46,8%) NYHA III tr-ớc phẫu thuật. Đ-ờng kính thất
phải trung bình 73,4 mmHg (dao động 32 - 129 mmHg). 31 BN tạo van động mạch phổi (ĐMP)
1 lá. Tỷ lệ tử vong bệnh viện 1,9% (1 BN), sau phẫu thuật 87,3% BN NYHA I. Phẫu thuật sửa
chữa triệt để TOF an toàn với tỷ lệ tử vong và biến chứng chấp nhận đ-ợc. Chức năng của BN
đ-ợc cải thiện. Có thể áp dụng ph-ơng pháp này điều trị cho những BN ng-ời lớn mắc TOF.
* Từ khóa: Tứ chứng Fallot; Phẫu thuật sửa chữa triệt để.

complete repair of tetralogy of Fallot in adults
summary
A total of 62 patients with tetralogy of Fallot (TF) aged 16 years and over were operated
upon at Hanoi Heart Institute between March, 2007 and March, 2010. This study was undertaken to
establish the results of surgery and the benets, if any, of complete repair of TF in adult patients.
There were 31 males (50%) and 31 females (50%), the mean age was 21.6 years (range 16 to
44 years). Twenty patients had preoperative complications like cyanosis, which is often progressive
with age, squatting, and often hypoxic, cerebrovascular accidents, brain abscess and infective
endocarditis. Eleven patients had previous palliative shunts, twenty nine patients (46.8%) were
in NYHA functional class III prior to the operation. The mean gradient across the right ventricular
outow tract was 73.4 mmHg (range 32 to 129 mmHg). Transannular patch was used in 31 patients
(50%). Two for residual ventricular septal defect. Hospital mortality was 1.9% (1 patient), postoperatively 87.3% of patients were in NYHA functional class I. Complete repair of TF in adults is


feasible with acceptable mortality and morbidity. The main benet of the operation is functional
improvement in this patient population. Total correction of tetralogy of Fallot in older patients
can be performed with acceptable results.
* Key words: Tetralogy of Fallot; Complete repair.

* Bnh vin Tim H Ni
Ngi phn hi (Corresponding): inh Tin Dng ()
Ngy nhn bi: 25/01/2014; Ngy phn bin ỏnh giỏ bi bỏo: 21/02/2014
Ngy bi bỏo c ng: 28/02/2014

144


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tứ chứng Fallot (TOF) là một bệnh tim
bẩm sinh có tím thường gặp nhất, BN có
thể sống được đến tuổi trưởng thành.
Khoảng 66% BN TOF sống đến 1 tuổi
nếu không được điều trị phẫu thuật; 49%
sống được đến 3 tuổi và 24% sống được
đến 10 tuổi. Hiện nay, xu thế chung của
điều trị TOF là phẫu thuật sửa chữa triệt
để sớm nhất ngay khi trẻ nhỏ tuổi, kết
quả phẫu thuật tốt với tỷ lệ tử vong thấp.
Trong các BN bị bệnh tim có tím sống
được đến tuổi trưởng thành, TOF có tỷ lệ
cao nhất, những BN này được gọi là
“Fallot già”. Bệnh cảnh lâm sàng chung
của nhóm BN này là hậu quả của tình

trạng tím kéo dài, máu cô đặc, rối loạn
đông máu, tăng sinh các tuần hoàn phụ,
suy tim cũng như biến chứng của bệnh
như tai biến mạch máu não, áp xe não,
hở van tim, viêm nội tâm mạc, rối loạn
nhịp tim… Do vậy, phương pháp điều trị
phẫu thuật triệt để TOF trên BN “Fallot
già”, cũng như diễn biến hồi sức, theo dõi
sau mổ có một số đặc điểm khác biệt đối
với trẻ nhỏ.
Chúng tôi xin trình bày kết quả điều trị
phẫu thuật 62 BN “Fallot già” tại Bệnh
viện Tim Hà Nội từ tháng 3 - 2007 đến 3 2010 nhằm: Nhận xét đặc điểm điều trị
phẫu thuật và đánh giá kết quả sớm sau
điều trị phẫu thuật sửa chữa triệt để TOF
ở người lớn.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Tổng số BN “ Fallot già” > 16 tuổi được
điều trị phẫu thuật sửa chữa toàn bộ tại

Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 3 - 2007
đến 3 - 2010.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN không lỗ van
và teo van động mạch phổi (ĐMP), bệnh
lý phối hợp khác (kênh nhĩ thất toàn
phần, thất phải hai đường ra, đảo gốc
động mạch...).
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu mô tả, tiến cứu và hồi cứu.
- Phương pháp điều trị phẫu thuật triệt
để TOF: áp dụng kỹ thuật tuần hoàn
ngoài cơ thể (THNCT) để sửa chữa triệt
để TOF; đường mổ nhĩ phải qua van ba
lá và thân ĐMP, cắt bỏ và mở rộng
đường thoát thất phải căn cứ theo dụng
cụ nong Hegar có kích thước lớn hơn hai
số so với kích cỡ dự đoán theo bảng
Rowlatt; vá thông liên thất qua van ba lá
hoặc kết hợp với qua van ĐMP. Đo kích
thước vòng van và thân ĐMP, các nhánh
ĐMP theo nong Hegar và so sánh với giá
trị trung bình theo người bình thường (đã
chuẩn hóa thành giá trị Z theo diện tích
da của cơ thể BN), nếu Z ≤ 2, có chỉ định
mở rộng đường mở thân ĐMP xuống qua
vòng van và xẻ vào phễu thất phải 1 - 1,5
cm, miếng vá màng tim ngang qua vòng
van sẽ được sử dụng để mở rộng đường
thoát thất phải. Tùy thuộc vào tình trạng
của van ĐMP, có thể bảo tồn, cắt bỏ một
phần hoặc cắt bỏ hoàn toàn, sau đó dùng
màng tim hoặc miếng gortex 0,1 mm để
tạo hình thành van ĐMP một lá (monocusp)
giúp tránh hở van ĐMP sau mổ và cải
thiện chức năng thất phải sau mổ. Nếu có
hẹp thân, nhánh ĐMP, sẽ dùng miếng
144



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
màng ngoài tim đã xử lý bằng dung dịch
glutaraldehyt 0,6% để mở rộng ĐMP theo
bảng Rowlatt. Đo áp lực và đánh giá độ
chênh áp giữa thất phải và ĐMP cũng như
tỷ lệ áp lực tâm thu thất phải/áp lực tâm
thu hệ thống sau khi ngừng tuần hoàn.
* Thu thập số liệu:
- Các dữ liệu lấy trực tiếp từ hồ sơ BN
được lưu trữ tại bệnh viện.
- BN ra viện được tái khám: tuần đầu,
1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm sau
ra viện.
- Thu thập đầy đủ các thông tin về điều
trị trước mổ, về phẫu thuật, hồi sức sau
mổ, điều trị nội khoa đang dùng, siêu âm,
điện tim…
- Phân tích thống kê số liệu bằng
chương trình phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm BN “Fallot già” trƣớc mổ.
Tổng số có 62 BN “ Fallot già” > 16 tuổi,
BN nhiều tuổi nhất 44. Theo phân loại
suy tim, 33 BN (53,2%) NYHA II, 29 BN
(46,8%) NYHA III.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng BN “Fallot
già”.
Đ


Giới

n

%

Điều trị phẫu thuật tạm thời cầu nối
chủ phổi (Blalock-taussig cải tiến) trước
mổ, sửa toàn bộ 11 BN (17,7%). 7 BN
(11,3%) có shunt vẫn hoạt động tốt trước
khi mổ sửa triệt để và 4 BN (6,5%) shunt
bị tắc hoàn toàn. Không BN nào có biến
chứng gây tăng áp ĐMP.
Bảng 2: Đặc điểm huyết học BN trước
sau mổ.
Đ

Thấp
nhất

Cao
nhất

Thấp
nhất

Cao
nhất

Hồng cầu (10ⁿ/µl)


4,2

9,3

2,9

6,8

Hematocrit (%)

40

85

28

60,2

Hemoglobin (g/l)

123

252

95

196

Tiểu cầu (10³/µl)


70

408

61

420

Bảng 3: Đặc điểm tổn thương giải phẫu
tim trên siêu âm trước mổ.
Đ

Đường kính lỗ thông
liên thất (mm)

9

27

20,3 ± 3,6

Z value của vòng van
ĐMP

2

-7

-2,9 ± 1,96


Z value của thân ĐMP

5

-7

-1,05 ± 2,1

Hẹp nhánh phải ĐMP

4

-3

0,4 ± 1,44

Hẹp nhánh trái ĐMP

5

-6

-0,33 ± 2

Chênh áp thất
phải/ĐMP (mmHg)

32


129

73,4 ± 16,6

Nam

31

50

Nữ

31

50

Tiền sử có cơn tím ngất

15

24,2

Tím toàn thân

62

100

Tiền sử tai biến mạch máu não


2

3,2

Đường kính thất trái tâm trương lớn

Tiền sử bị áp xe não

2

3,2

nhất 64 mm của BN trước mổ, nhỏ nhất

Viêm nội tâm mạc

1

1,6

145


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
21 mm; 38 BN (60,8%) Z value vòng van
ĐMP ≤ 2.
Bảng 4: Các thương tổn phối hợp.
n

%


Thông liên nhĩ

3

4,8

Còn ống động mạch

8

12,9

Tuần hoàn phụ

12

19,3

Bất thường động mạch vành

2

3,2

Hở
van tim

Van động
mạch chủ


Nhẹ - vừa

13

20,9

Nặng

1

1,6

Van hai lá

Nhẹ - vừa

11

17,7

Van ba lá

Nhẹ - vừa

52

83,9

Nặng


6

9,7

Phân loại hở van tim: nhẹ: hở 1/4;
vừa: hở 2/4; nặng: 3/4 - 4/4. 6 BN hở van
ba lá nặng (1 BN hở 4/4).
2. Đặc điểm về phẫu thuật.
Tất cả BN được phẫu thuật dưới THNCT.
Vấn đề hạ thân nhiệt trong mổ tùy thuộc
từng BN khi có tuần hoàn phụ trở về tim
trái nhiều và được áp dụng cho 22 BN
(35,5%) với nhiệt độ hạ từ 28 - 32ºC. 2 BN
(3,2%) phải ngừng tuần hoàn trong mổ để
xử lý tổn thương.

lớn (MAPCAs). Sau khi ngừng tim, tiến
hành mở nhĩ phải song song với rãnh nhĩ
thất phải và mở dọc thân ĐMP, kiểm tra vị
trí lỗ thông liên thất và cấu trúc lòng của
thất phải, đánh giá van, vòng van ĐMP.
Phẫu tích cắt các bè cơ phì đại thành
trước thất phải (parietal extensions) và
bè cơ hướng vách (septal extensions);
khi vòng van ĐMP nhỏ (Z value ≤ 2) hoặc
phễu thất phải thiểu sản, cần tiến hành
mở rộng thân ĐMP xuống qua vòng van
và xẻ vào phễu thất phải 1 - 1,5 cm. Đánh
giá kích thước đường thoát thất phải bằng

dụng cụ nong Hegar (thường lớn hơn 2
số so với kích thước dự đoán theo bảng
Rowlatt). Đóng lỗ thông liên thất qua van
ba lá hoặc kết hợp qua van ĐMP bằng miếng
vá màng tim đã qua xử lý glutaraldehyt 0,6%.
Cho tim đập trở lại, tạo hình van một lá
ĐMP bằng màng tim hoặc bằng gortex
0,1 mm khi có chỉ định (tránh hở van ĐMP
và cải thiện chức năng thất phải sau mổ),
mở rộng thân ĐMP và các nhánh nếu có
hẹp bằng miếng vá màng ngoài tim hoặc
gortex 0,4 mm.
Bảng 6: Đặc điểm kỹ thuật phẫu thuật
sửa chữa triệt để TOF.
Đ

Bảng 5: THNCT.

n
%

Đường mổ

THNCT
Thời gian THNCT (phút)

54

231


116 ± 37,3

Thời gian cặp động mạch
chủ (phút)

39

171

89,3 ± 29,8

Phẫu tích thân, hai nhánh ĐMP để
đánh giá kích thước. Phẫu tích tìm và
thắt ống động mạch, tuần hoàn chủ phổi

Qua van ba lá

2

3,2

Qua van ba lá và ĐMP

60

96,8

Mở rộng đường Cắt cơ qua van ba lá
thoát thất phải đơn thuần


2

3,2

Cắt cơ-làm miếng vá
qua vòng van ĐMP

31

50

Xẻ mép mở rộng van
đơn thuần

46

74,2

146


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
Van ĐMP

Kỹ thuật mở
rộng ĐMP

Cắt bỏ một phần lá van

25


40,3

Cắt bỏ toàn bộ lá van

6

9,7

Tạo van ĐMP 1 lá
(monocusp)

31

50

Mở rộng thân ĐMP
đơn thuần

48

77,4

Mở rộng thân và
nhánh ĐMP

9

14,4


(1)

Đ
Thở máy sau
mổ

n
≤ 48 giờ

58

93,6

> 48 giờ

4

6,4

Thuốc tăng co bóp cơ tim

15

24

Điều trị loạn nhịp tim

15

24


Suy thận cấp phải thẩm phân phúc mạc

1

1,6

4

6,5

2

3,2

1

1,6

Chảy máu

(2)

(3)

(4)

Vá thông liên thất

62


100

Thắt hoặc cắt cầu nối chủ phổi

7

11,2

Thắt MAPCAs

12

19,3

Làm shunt tầng nhĩ

8

12,8

%

Nguyên nhân Nhiễm trùng xương ức
mổ lại
Mở xương ức

1 BN (1,6%) phải thở máy 10 ngày; sử
dụng thuốc tăng co bóp cơ tim dài nhất 8


* Các phẫu thuật sửa chữa kết hợp khác:

ngày cho 2 BN (3,2%); dùng phối hợp cả

Vá thông liên nhĩ: 3 BN (4,8%); sửa
van động mạch chủ: 1 BN (1,6%); sửa
van hai lá: 1 BN (1,6%); sửa van ba lá: 10
BN (16%).

3 thuốc (dobutrex - adrenalin - noradrenalin)

Sau khi ngừng THNCT, đo độ chênh
áp giữa thất phải và ĐMP cũng như tỷ lệ
áp lực tâm thu thất phải/áp lực tâm thu hệ
thống. Dựa trên các chỉ số này, phẫu
thuật viên quyết định có cần mở rộng
thêm đường thoát thất phải hay không để
tránh chênh áp tồn lưu sau mổ.

Chảy máu do rối loạn đông máu: 7 BN

Bảng 7: Áp lực các buồng tim đo được
sau phẫu thuật.
Đ

n

%

Chênh áp thất

phải/ĐMP

< 40 mmHg

60

96,8

≥ 40 mmHg

2

3,2

Chênh áp thất
phải/thất trái

< 0,7

56

90,4

≥ 0,7

6

9,6

Bảng 8: Các vấn đề điều trị hồi sức

sau mổ.

cho 7 BN (11,2%).
* Biến chứng sau mổ:

(11,3%); rối loạn nhịp thất, block nhánh,
block AV: 48 BN (76,8%); thông liên thất
tồn lưu: 2 BN (3,2%); để hở xương ức:
1 BN (1,6%); tràn dịch, tràn máu khoang
màng tim-màng phổi: 8 BN (12,8%); nhiễm
trùng xương ức-vết mổ: 5 BN (8%); suy
thận cấp: 1 BN (1,6%); tử vong: 0 BN. Rối
loạn nhịp tim sau mổ: 7 BN block AV độ I
và 1 BN block AV độ II; 39 BN nhịp bộ nối
và block nhánh.
3. Kết quả kiểm tra BN sau ra viện 1
tháng.
Bảng 8: Kết quả siêu âm sau mổ 1
tháng.
147


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
Đ

n

Hở van ĐMP

%


Nhẹ - vừa

51

83,6

Nặng

7

11,8

Nhẹ - vừa

48

77,4

Nặng

8

12,8

Hở van động mạch chủ

Nhẹ - vừa

13


19,6

Hở van hai lá

Nhẹ - vừa

15

24,6

Nặng

1

1,6

Thông liên thất tồn lưu

2

3,2

Chênh áp thất phải/ĐMP > 40 mmHg

4

6,4

Phân suất tống máu (> 60)


46

75,4

Hở van ba lá

BÀN LUẬN
BN TOF sống được đến tuổi trưởng
thành với tình trạng tím mạn tính là do
mức độ tổn thương về giải phẫu nhẹ và
tăng sinh phát triển của tuần hoàn bàng
hệ chủ-phổi theo thời gian. Chỉ định phẫu
thuật làm cầu nối chủ phổi điều trị tạm
thời đảm bảo giảm biến chứng của bệnh,
đồng thời làm tăng kích thước các nhánh
và thân ĐMP, chuẩn bị tốt cho phẫu thuật
sửa chữa triệt để TOF. Qua thực tế lâm
sàng, chúng tôi chưa gặp bất cứ một
trường hợp sau phẫu thuật tạm thời làm
cầu nối chủ phổi có biến chứng tăng áp
lực ĐMP và bệnh lý về hệ thống mạch
máu phổi.
Tuy nhiên, cùng với tình trạng bệnh lý
Fallot ngày càng nặng theo thời gian, các
biến chứng của bệnh cũng xuất hiện

nhiều hơn như hở van động mạch chủ do
giãn gốc động mạch chủ dưới tác động
của tăng cung lượng tim kéo dài, suy tim

trái do xơ hóa cơ tim của BN có tím lâu
dài cùng với tăng tiền gánh thất trái do
tuần hoàn phụ phát triển, rối loạn nhịp
tim... Với các đặc điểm trên dẫn đến việc
điều trị phẫu thuật triệt để bệnh TOF ở
BN trưởng thành sẽ có nhiều diễn biến
khác biệt so với trẻ nhỏ. Sự khác biệt thể
hiện ngay từ chỉ định mổ sửa chữa triệt
để bệnh, với 38 BN (60,8%) có kích
thước vòng van nhỏ, 15 BN (24%) hẹp
thân và 13 BN (20,8%) nhánh ĐMP với Z
value ≤ 2 vẫn được chỉ định mổ do khả
năng giãn nở thêm của ĐMP sau phẫu
thuật tạm thời shunt chủ phổi không còn
nhiều hy vọng, thực tế diễn biến lâm sàng
xuất hiện nhiều biến chứng như các cơn
tím ngất, tai biến mạch não, áp xe não…
đòi hỏi cần mổ sửa chữa triệt để ngay.
Kỹ thuật mổ giải phóng hẹp đường
thoát thất phải trên BN “Fallot già” đòi hỏi
cắt bỏ rất nhiều dải bè cơ phì đại gây hẹp
khít phễu để đảm bảo yêu cầu về kích
thước giải phẫu, nhưng vẫn giữ được
chức năng sinh lý thất phải, tránh biến
chứng suy thất phải, giãn phình phễu sau
mổ. Để giải quyết hẹp nhánh ĐMP, cần
mở rộng kích thước nhánh ĐMP tối đa
theo giá trị chuẩn để giảm được chênh áp
tồn lưu thất phải/ĐMP sau mổ.
Hồi sức sau mổ BN “Fallot già” đòi hỏi

thời gian điều trị kéo dài hơn bình thường,
nguyên nhân do thời gian THNCT trong mổ
148


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
“Fallot già” thường kéo dài, trung bình
116 ± 37,3 phút. Nghiên cứu của Hồ
Huỳnh Quang Trí và CS đã chứng minh
thời gian THNCT > 105 phút là yếu tố
nguy cơ của giảm cung lượng tim nặng
sau mổ, các biến chứng như tràn dịch
màng tim, màng phổi, nhiễm trùng xương
ức và vết mổ cũng gặp với tần suất cao
hơn so với BN trẻ em. Các trường hợp
còn tuần hoàn bàng hệ chủ-phổi lớn sau
mổ cũng được theo dõi và chỉ định thông
tim thăm dò, đóng bít các shunt bằng
coins cũng được áp dụng, đem lại kết quả
thuận lợi cho hồi sức BN sau mổ (2 BN =
3,2%). Các rối loạn nhịp tim sau mổ có tỷ
lệ cao hơn, do đặc điểm bệnh lý xơ hóa
cơ tim do tím kéo dài cũng là một vấn đề
cần được chú ý trong điều trị hồi sức sau
mổ cũng như theo dõi điều trị nội khoa
lâu dài.
Để hở xương ức sau phẫu thuật nhằm
mục đích hỗ trợ điều trị tình trạng suy tâm
trương tim phải nặng sau mổ (do cắt các
cơ bè mở rộng đường thoát thất phải, do

tình trạng chênh áp tồn lưu thất phải/ĐMP…).
Chỉ định để hở xương ức sau mổ khi tình
trạng huyết động không ổn định sau khi
ngừng THNCT, hội chứng giảm cung
lượng tim nặng sau mổ, phù mô cơ tim và
phù mô kẽ phổi nặng gây chèn ép tim khi
đóng ngực.
Đặc điểm thất trái nhỏ trên BN “Fallot
già” là do cung lượng thất trái phụ thuộc
nhiều vào lưu lượng tuần hoàn phổi. Việc
giảm lưu lượng tuần hoàn phổi làm giảm

đổ đầy nhĩ trái, thất trái và thiểu sản của
thất trái trên BN Fallot sẽ nặng dần khi
lớn tuổi. Biến chứng xuất huyết phổi, phế
quản sau mổ có liên quan đến kích thước
thất trái cuối tâm trương nhỏ, đây là hậu
quả của tình trạng tăng lưu lượng máu
lên phổi sau mổ sửa chữa triệt để TOF,
trong khi kích thước thất trái chưa kịp
giãn để thích ứng. Tuy nhiên, kiểm tra
siêu âm sau mổ, chúng tôi nhận thấy kích
thước thất trái của những BN này đều
tăng so với trước mổ.
Theo dõi tình trạng chênh áp tồn lưu
trên BN “Fallot già” sau mổ và nhận thấy
độ chênh áp này giảm xuống đáng kể
theo thời gian, do khả năng tái cấu trúc
của thất phải và hệ mạch máu phổi. Do
vậy, kết quả đo độ chênh áp ngay sau khi

dừng THNCT trong nhiều trường hợp
vượt quá 40 mmHg vẫn được chấp nhận,
nếu như huyết động BN ổn định. Cần
đánh giá các thương tổn kèm theo và chỉ
định can thiệp ngay trong mổ như hở van
động mạch chủ, van hai lá, van ba lá sẽ
giúp giảm được tình trạng suy tim nặng
sau mổ.
Hở phổi sau mổ do mở rộng vòng van
bằng miếng vá kết hợp với hoạt động
kém của van ĐMP một cánh, do thoái hóa
lá van cũng như hở van ba lá sau mổ
(nguyên nhân do giãn và giảm co bóp thất
phải) cũng có một tỷ lệ khá cao dẫn đến
tình trạng suy tim phải sau mổ. Do vậy,
việc theo dõi và đánh giá để có chỉ định
điều trị thay van ĐMP kịp thời và giải
quyết bệnh lý phình giãn thất phải đúng
149


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014
lúc là một trong những mục tiêu để giảm
tỷ lệ tử vong muộn của bệnh.
KẾT LUẬN
Hiện nay, phẫu thuật sửa chữa triệt để
TOF trên BN lớn tuổi có tỷ lệ tử vong sau
mổ thấp và chất lượng cuộc sống của BN
“Fallot già” sau mổ được cải thiện đã
chứng tỏ chỉ định điều trị phẫu thuật sửa

chữa triệt để TOF trên BN lớn tuổi hoàn
toàn hợp lý. Các vấn đề cần theo dõi lâu
dài sau mổ như hở phổi, suy tim phải,
loạn nhịp tim… sẽ giúp can thiệp kịp thời
trước khi có các biến chứng muộn của
bệnh, cũng như giảm tỷ lệ tử vong muộn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nhi, Phạm Nguyên Vinh. Đánh
giá kích thước, chức năng tâm thu thất trái
TOF trước và sau phẫu thuật triệt để bằng
phương pháp siêu âm. Tạp chí Tim mạch học
Việt Nam. 2002, số 32, tr.45-50.
2. Hồ Huỳnh Quang Trí, Nguyễn Văn Phan,
Phan Kim Phương, Phạm Nguyên Vinh và CS.
Khảo sát các yếu tố nguy cơ của giảm cung
lượng tim nặng sau phẫu thuật sửa chữa triệt
để TOF. Thời sự Tim mạch học. 1998, số 4,
tr.10-15.

5. Nguyễn Sinh Hiền, Đặng Ngọc Hùng,
Nguyễn Văn Mão. Đánh giá kết quả phương
pháp có và không mở thất phải trong phẫu
thuật triệt để TOF tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Y
học Việt Nam. 2008, số 2, tr.105-111.
7. Kirlin JW, Boyes B, Kouchoukos NT.
Ventricular Septal defect and pulmonary
stenosis or atresia. Cardiac Surgery. Churchill
Livingstone. 2003, pp.946-1074.
6. Bertranou EG, Blackstone EH, Hazelrig
JB, Turner Jr, Kirklin JW. Life expectancy

without surgery in tetralogy of Fallot. Ann J
Cardiol. 1978, 42, pp.458-466.
8. M Rammohan, Balram Airan, Anil Bhan,
Rajesh Sharma. Total correction of tetralogy of
fallot in adults-surgical experience. International
Journal of Cardiology. 1998, 63, pp.121-128.
9. Paul Khairy, Jamil Aboulhosn, Michelle
Z. Arrhythmia burden in adults with surgically
repaired tetralogy of Fallot. Circulation. 2010,
122, pp.868-875
10. Elliot A Shinebourne, Sonya V BabuNarayan, Julene S Carvalho. Tetralogy of
Fallot: from fetus to adult. Heart. 2006, 92,
pp.1353-1359.

3. Lê Quang Thứu, Bùi Đức Phú. Kết quả
phẫu thuật sửa chữa toàn phần bệnh TOF ở
người lớn. Y học Việt Nam. 2006, số đặc biệt,
tháng 11.
4. Nguyễn Hữu Ước, Đặng Hanh Đệ. Kết
quả ban đầu của phẫu thuật sửa toàn bộ
Fallot 4 ở trẻ em lớn. Tạp chí Tim mạch học
Việt Nam. 12/1999, số 28, tr.46-54.

150


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

151




×