Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiệu quả điều trị của bổ sung kẽm cho các trẻ tiêu chảy kéo dài tại Bệnh viện nhi đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.92 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 2* 2002

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BỔ SUNG KẼM CHO CÁC TRẺ TIÊU CHẢY
KÉO DÀI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Trần Thò Thanh Tâm*

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá lợi íchø của bồi phụ kẽm nguyên tố trong điều trò tiêu chảy kéo dài
(TCKD). Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng được thực hiện trên 71 trẻ TCKD nhập viện
Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 3/1999 đến 3/2001. Ba mươi lăm trẻ thuộc nhóm kẽm được cho uống gluconate
kẽm (3mg/kg/ngày kẽm nguyên tố) và 36 trẻ thuộc nhóm chứng không được uống kẽm. Cả hai nhóm có
những đặc điểm lâm sàng về độ nặng, thời gian, tuổi, tình trạng dinh dưỡng, kẽm huyết thanh, đạm máu
không khác nhau ở đầu nghiên cứu. Kết quả cho thấy nhóm được bổ sung kẽm có kẽm huyết thanh tăng cao
hơn nhóm chứng (p<0,001). Không có sự khác nhau về độ tăng cân và thời gian điều trò giữa nhóm kẽm và
nhóm chứng. Trong phân nhóm trẻ có kẽm huyết thanh ban đầu giảm rõ (<60g/dl), nhóm được bổ sung
kẽm có tăng cân hơn (p<0,05) và thời gian điều trò rút ngắn hơn trẻ trong nhóm chứng (p<0,01). Trong
phân nhóm suy dinh dưỡng gầy mòn, bồi phụ kẽm cũng mang lại lợi ích rút ngắn thời gian điều trò
(p<0,05). Độ tăng kẽm huyết thanh sau điều trò có liên quan nghòch chiều với kẽm huyết thanh ban đầu.
Như vậy bổ sung kẽm nguyên tố cho các trẻ tiêu chảy kéo dài có kẽm huyết thanh ban đầu thấp <60 g/dl
làm rút ngắn thời gian điều trò và tăng cân. Bổ sung kẽm còn mang lợi ích giảm thời gian điều trò cho các
trẻ tiêu chảy suy dinh dưỡng gầy mòn. Bổ sung kẽm cải thiện tình trạng kẽm cơ thể và độ tăng tương quan
nghòch với kẽm huyết thanh ban đầu.
* Bộ Môn Nhi – Đại học Y Dược TP HCM

SUMMARY
THERAPEUTIC EFFECT OF ORAL ZINC SUPPLEMENTATION IN CHILDREN
WITH PERSISTENT DIARRHEA HOSPITALIZED IN CHILDREN HOSPITAL N2
Tran Thi Thanh Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 6 - No 2 - 2002: 97 – 103


The objective of the study is to evaluate the benefit of zinc supplementation in treatment of persistent
diarrhea. A randomized controlled study was carried out on 71 children with persistent diarrhea
hospitalized in Children Hospital N2 from 3/1999 to 3/2001. Thirty - five children recruited in the zinc
supplement group were given zinc gluconate (3mg/kg/day zinc element) and 36 children in control group.
The two groups were similar at baseline with regards to characteristics of the severity, the duration, the
age, the nutrition status, serum zinc, plasma protein. Supplemented children had a significant improvement
in serum zinc levels in comparison with controls (p<0.001). There was no difference in weight gain and
duration of illness between supplemented and controls. Among the subset of children with serum zinc levels
<60g/dl at admission, supplemented children had a better weight gain (p<0.05) and shorter duration of
treatment (p<0.01) as compared to controls. Among the wasted children, there was a significant reduction
in the duration of treatment (p<0.05). The increase in serum zinc levels after treatment were negatively
correlated with serum zinc levels at admission. In conclusion, oral zinc supplementation for subgroup of
persistent diarrheal children with low serum zinc level, or with wasted situation significantly reduces
duration of illness and increases the weight gain. Oral zinc supplementation also improve zinc status and
the change in serum zinc levels is negatively associated with its level at baseline.

1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 2* 2002
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em là tình trạng tiêu
chảy cấp mà thời gian bò bệnh kéo dài trên 14
ngày. Trung bình có từ 3 - 20% các đợt tiêu chảy
cấp chuyển thành tiêu chảy kéo dài(6). Nghiên cứu
ở Brazil, Gambia, Ấn độ thấy tỉ lệ mắc bệnh tiêu
chảy kéo dài ở trẻ 6 - 23 tháng là 31 - 210
lượt/100 trẻ/năm. So với tiêu chảy cấp, bệnh gặp
ít hơn nhưng nó cùng với suy dinh dưỡng tạo thành
vòng xoắn bệnh lý phức tạp ảnh hưởng sâu sắc tới

sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Căn nguyên
của bệnh chưa thật rõ ràng, vì vậy vấn đề điều trò
còn thật nan giải.
Gần đây có nhiều tác giả đã chứng minh kẽm
huyết thanh giảm nhẹ ở các trẻ tiêu chảy cấp, và
giảm đáng kể ở các trẻ tiêu chảy kéo dài trên 10
ngày(7,17), có sự liên quan chặt chẽ của kẽm huyết
thanh và mất kẽm qua phân tiêu chảy(2,3,15). Việc
giảm kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo
và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm
mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu
chảy(3,14,21). Hiệu quả chính của các nghiên cứu
bồi phụ kẽm trên bình diện cộng đồng đã làm
giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp và kéo dài đáng
kể(13,19). Mặc dù có nhiều công trình chứng minh
tác dụng điều trò của nguyên tố kẽm trong tiêu
chảy cấp(11,16,18), nhưng thông tin về vai trò của
kẽm trong điều trò tiêu chảy kéo dài còn hạn chế
cả trong nước và ngoài nước. Trong một nghiên
cứu ban đầu về bồi phụ kẽm cho trẻ suy dinh
dưỡng tiêu chảy kéo dài tại Ấn độ, Sachdev và cs
chỉ có thể chứng minh hiệu quả có lợi của bồi phụ
kẽm đối với nồng độ kẽm trong mẫu mô trực tràng
bò giảm thấp ở các trẻ này(14). Một nghiên cứu
tương tự ở các trẻ tiêu chảy kéo dài Bangladesh
cho thấy sự cải thiện rõ rệt tính thấm của ruột ở
các trẻ thuộc nhóm được bồi phụ kẽm(10). Ở Việt
Nam, Hoàng Thò Thanh và cs(4) cũng có một
nghiên cứu nói lên vai trò của bù kẽm nguyên tố
trong tiêu chảy kéo dài. Mục tiêu của nghiên cứu

này là đánh giá vai trò của bồi phụ kẽm trên điều
trò tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.

2

Nghiên cứu Y học
ĐỐI TƯNG
NGHIÊN CỨU



PHƯƠNG

PHÁP

Đối tượng
- Tất cả bệnh nhi nhập viện khoa tiêu hóa
bệnh viện Nhi đồng 2 từ 3/1999 đến 3/2001 có các
tiêu chuẩn đưa vào lô nghiên cứu sau
- tuổi: 2 tháng - 60 tháng
- tiêu chảy phân nước,  3 lần/ngày, kéo
dài liên tục ít nhất 14 ngày
- Loại trừ các bệnh nhân:
- có kèm các bệnh mạn tính, dò tật bẩm
sinh
- bắt đầu tiêu chảy từ thời kỳ sơ sinh
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên, có đối chứng
Tất cả các bệnh nhân được chọn vào 2 lô: lô

có bồi phụ kẽm (lô kẽm) và lô không có uống
kẽm (lô chứng) theo thứ tự chẵn lẻ của hồ sơ
nghiên cứu.
Cách thực hiện
- Mỗi bệnh nhân trong lô nghiên cứu vào viện
được làm hồ sơ theo mẫu nghiên cứu (ngoài mẫu
hồ sơ chung của bệnh phòng)
- Điều trò chung
+ Điều trò phòng mất nước hay bù nước theo
phác đồ A,B,C
+ Điều trò nguyên nhân
+ Kiểm soát chế độ nuôi dưỡng
+ Bổ sung kẽm
+ Bổ sung đa sinh tố
+ Điều trò bệnh kèm theo (viêm phổi...)
+ Điều trò triệu chứng (chướng bụng, nôn, sốt)
- Bổ sung kẽm
Kẽm nguyên tố được bồi phụ dưới dạng viên
gluconate de zinc của hãng Mason, Mỹ, hàm
lượng 50mg kẽm nguyên tố cho mỗi viên nén tròn
màu trắng. Thuốc chỉ có một dạng duy nhất được


Nghiên cứu Y học
cung cấp cho bệnh nhân. Liều lượng 3mg/kg/ngày
uống một lần duy nhất vào cữ thuốc buổi sáng.
Thời gian điều trò: bắt đầu từ ngày thứ hai sau khi
nhập viện đến 2 tuần lễ sau. Nếu xuất viện trước
2 tuần thì sẽ được ghi đơn cho đủ thời gian điều
trò.

- Kiểm soát chế độ nuôi dưỡng
Tất cả các trẻ nếu có bú mẹ được khuyến
khích tiếp tục bú mẹ. Trẻ nào ăn dặm bột hoặc
cháo thì tiếp tục như vậy theo lứa tuổi phù hợp.
Cháo và bột được người nhà chuẩn bò theo hướng
dẫn của bác só. Trẻ nào bú sữa công thức từ nhỏ
thì chuyển toàn bộ sang sữa đậu nành công thức
và vẫn tiếp tục ăn dặm như trên. Trẻ được mẹ
khuyến khích ăn nhiều bữa và càng nhiều càng tốt
theo khả năng của trẻ. Chỉ có các trường hợp suy
dinh dưỡng nặng mới cần phải đưa vào phòng cấp
cứu và cho ăn qua ống thông dạ dày.
- Chỉ tiêu đánh giá
+ Lâm sàng:

- thời gian ngưng tiêu chảy sau khi điều trò.
Ngưng tiêu chảy được đònh nghóa như 3 ngày liên
tục tiêu phân đặc

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 2* 2002
trắc thành các chỉ số Z score
+ chương trình SPSS 9.05 for windows để thực
hiện thống kê mô tả và phân tích.

KẾT QUẢ
Bảng 1: So sánh các đặc điểm nhập viện của hai nhóm
Nhóm kẽm Nhóm chứng
(n=35)
(n=36)
21/14

16/20
10,09  9,2 8,86  10,32
-1,44  1,015 -0,90  1,49

Nam:Nữ
Tuổi (tháng)
Cân nặng theo tuổi Z
score
Chiều cao theo tuổi Z- -1,03  1,04 -0,60  1,53 >0,05
score
Cân nặng theo chiều
-0,79  1,24 -0,59  1,48 >0,05
cao Z score
Vòng cánh tay (cm)
13,13  1,12 13,78  4,96 >0,05
Hemoglobine (g/dl)
12,33  1,08 11,59  1,57 >0,05
CRP (mg/l)
13,81  16,01 22,65  48,98 >0,05
VS giờ thứ 1 (mm)
10,8  11,78 13,14  23,55 >0,05
VS giớ thứ 2 (mm)
22,77  22,43 22,47  29,94 >0,05
Đạm máu (g/l)
63,24  6,53 64,23  6,81 >0,05
Albumine máu (g/l)
35,99  6,4 36,77  5,06 >0,05
Kẽm huyết thanh ban 95,23  54,55 95,75  54,46 >0,05
đầu (g/dl)


Bảng 2: So sánh đặc điểm tiêu chảy khi mới nhập viện

- tăng trọng (g/kg thể trọng/tổng số ngày điều
trò)
- thời gian bắt đầu tăng trọng
- sự thay đổi Z-score của cân nặng theo tuổi
+ Cận lâm sàng

- soi cấy phân, pH phân
- kẽm huyết thanh trước và sau điều trò
- đạm máu và albumine máu
- Kỹ thuật xét nghiệm

- Các xét nghiệm thông thường được thực hiện
tại phòng xét nghiệm huyết học và sinh hóa của
bệnh viện Nhi đồng 2.
- Kẽm huyết thanh được đo bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử, đọc ở bước sóng
560nm, thực hiện tại phòng xét nghiệm sinh hóa
bệnh viện Chợ Rẫy.
Xử lý số liệu
+ chương trình Epinut: xử lý các số liệu nhân

Giá
trò p
>0,05
>0,05
>0,05

* Thời gian tiêu chảy trước khi

nhập viện: 14 - 30 ngày
>30 ngày
* Tính chất phân lúc nhập viện
Nước nhiều
Nhày nhớt
Nhày máu
* Số lần tiêu chảøy/24 giờ trước
nhập viện: 3 - 5 lần
6-10 lần
>10 lần
* Sốt trong vòng 24 giờ trước hoặc
sau nhập viện:
Không sốt (<37,50C)
Có sốt (37,50C)
Tình trạng mất nước lúc nhập viện
Không mất nước
Có mất nước
Mất nước nặng

Nhóm kẽm
(n= 35)

Nhóm
chứng
(n=36)

27 (77,1%)
8 (22,9%)

28 (77,8%)

8 (22,2%)

24 (68,6%)
11 (31,4%)
0

20 (55,6%)
13 (36,1%)
3 (8,3%)

6 (17,1%)
25 (71,4%)
4 (11,4%)

7 (13,4%)
25 (69,4%)
4 (11,1%)

20 (57,1%)
15 (42,9%)

24 (66,7%)
12 (33,3%)

33 (94,3%)
2 (5,7%)
0

34 (94,4%)
1 (2,8%)

1 (2,8%)

Tất cả sự khác nhau về đặc điểm tiêu chảy
giữa hai nhóm không có ý nghóa thống kê với
phép kiểm Chi bình phương, độ tin cậy 95%.

3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 2* 2002
Bảng 3: Kết quả điều trò lâm sàng của nhóm điều trò
và nhóm chứng
Triệu chứng

Nhóm kẽm
(n=35)

Nhóm
chứng
(n=36)
8,31  4,33

Thời gian điều trò
7,37  9,26
(ngày)
Thời gian nằm viện 10,91  9,27 10,67  7,30
(ngày)
Tăng cân (g/kg/thể
3,93  6,23 4,36  5,68
trọng /ngày)

Thay đổi Z-score cân 0,19  0,44 0,30  0,54
nặng theo tuổi

P (phép
kiểm T)
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

Các kết quả lâm sàng cho thấy không có sự
khác nhau có ý nghóa thống kê giữa hai nhóm
được uống kẽm và không được uống kẽm.
Số trẻ có kẽm huyết thanh giảm rõ <60g/dl
là 27 trẻ, chiếm 38% tổng số trẻ nghiên cứu. Khi
nghiên cứu hiệu quả của bù kẽm trên nhóm bệnh
nhân này ta nhận thấy sự khác nhau về các chỉ
tiêu lâm sàng có ý nghóa thống kê (bảng 4).
Bảng 4: Kết quả điều trò lâm sàng trong nhóm kẽm
huyết thanh <60g/dl
Triệu chứng
Thời gian điều trò
(ngày)
Tăng cân (g/kg thể
trọng/ngày)

Nhóm kẽm Nhóm chứng P (phép
(n = 10)
(n = 17)
kiểm T)

6,2  1,03 10,47  4.64
<0,05
7,18  4,16

2,81  3,45

<0,01

Bảng 5: Hiệu quả của việc bù kẽm trên thời gian điều
trò ở các nhóm bệnh nhân tiêu chảy kéo dài có suy dinh
dưỡng
Thời gian điều trò (ngày)
P
Nhóm kẽm Nhóm chứng
Z-score chiều cao/tuổi
N=4
N=7
> 0,05
<-2 (SDD còi)
19,5  2,7
11,2  5,45
Z-score cân
N=3
N=6
< 0,05
nặng/chiều cao<-2
6,67  0,58 13,67  5,47
(SDD gầy mòn)
Z-score cân nặng /tuổi
N=5

N=14
>0,05
(SDD nhẹ cân)
17,11  2,4 11,36  4,26

Ở những bệnh nhân có suy dinh dưỡng nhẹ
cân và còi cọc, chúng tôi chưa phát hiện được sự
khác nhau về thời gian điều trò giữa nhóm kẽm và
nhóm chứng. Trên những bệnh nhân tiêu chảy kéo
dài có suy dinh dưỡng gầy mòn thì bổ sung kẽm
mang lại hiệu quả rút ngắn thời gian điều trò.
Trước điều trò và sau điều trò, ở cả hai nhóm

4

Nghiên cứu Y học
chứng và kẽm đều có sự gia tăng kẽm máu một
cách đáng kể và có ý nghóa thống kê, nhưng sự
gia tăng kẽm ở nhóm có điều trò lớn hơn nhóm
chứng có ý nghóa thống kê (bảng 6)
Bảng 6: So sánh mức thay đổi kẽm huyết thanh ở hai
nhóm điều trò
Nhóm chứng Nhóm kẽm P (test
(n=36)
(n=35)
T)
Mức chênh lệnh kẽm 15,25  19,24 35,33  28,34 <0,001
huyết thanh trước và
sau điều trò (g/dl)


Bảng 7: Tương quan Pearson giữa thay đổi kẽm huyết
thanh trước và sau điều trò với nồng độ kẽm huyết
thanh ban đầu
Hệ số tương
quan R

Phương trình tuyến
tính của thay đổi kẽm
ht (Y) theo nồng độ
kẽm ht ban đầu (x)
-0,479 (p<0,001) Y= -0,368x + 53,592

Tất cả trẻ trong
nghiên cứu (n=71)
Nhóm có bổ sung -0,586 (p<0,001) Y= -0,431x + 64,871
kẽm (n=35)
Nhóm chứng (n=36) -0,441 (p<0,001) Y=-0,39x + 49,465

Bảng 7 cho thấy có sự liên quan giữa độ tăng
của kẽm huyết thanh và nồng độ kẽm huyết thanh
ban đầu. Đây là mối tương quan nghòch tức là kẽm
huyết thanh ban đầu thấp thì gia tăng kẽm huyết
thanh sau điều trò càng nhiều, và ngược lại. Mối
tương quan này mạnh ở nhóm có bổ sung kẽm và
yếu ở nhóm không có bổ sung kẽm.
Bảng 8: Tình trạng kẽm huyết thanh ban đầu theo thời
gian tiêu chảy
Thời gian tiêu
chảy (ngày)
14-30 ngày

>30 ngày

Kẽm máu  60
g/dl
38 (70%)
6 (40%)

Kẽm máu < 60
g/dl
17 (30%)
16 (60%)

Phép kiểm 2, p<0,05
Tiêu chảy kéo dài từ 2 đến 4 tuần có 30% trẻ
có kẽm máu giảm rõ, và khi tiêu chảy kéo dài
trên 4 tuần có đến 2/3 trẻ bò giảm kẽm máu. Sự
khác nhau về tỷ lệ này có ý thống kê.

BÀN LUẬN
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ gây ra một tình trạng
giảm kẽm huyết thanh và độ giảm liên quan
nghòch chiều với thời gian tiêu chảy(7). Vì vậy các


Nghiên cứu Y học
nghiên cứu về vai trò của kẽm trong điều trò tiêu
chảy kéo dài đều nêu lên một tỷ lệ trẻ bò giảm
kẽm huyết thanh kèm với tình trạng tiêu chảy.
Nghiên cứu này đã chỉ ra tỷ lệ trẻ tiêu chảy kéo
dài có kẽm huyết thanh giảm rõ <60 g/dl là 38%.

Điều này phù hợp với tỷ lệ đưa ra trong các
nghiên cứu khác của Penny (ở Peru), Bhutta (ở
Pakistan), Sazawal (ở n độ), Hoàng Thò Thanh
(ở Việt Nam) lần lượt là: 20%(9), 29%(1), 37%(18),
49,4%(4). Với cùng một điểm ngưỡng <60 g/dl, tỷ
lệ giảm kẽm huyết thanh trong nghiên cứu chúng
tôi tương đương với tác giả ở n độ, nhưng lại
thấp hơn so với tác giả Thanh làm tại miền Bắc
Việt Nam. Sự khác nhau này có thể được giải
thích do chế độ ăn, tình hình bệnh tật nhất là các
bệnh lý đường ruột ở hai miền có khác nhau. Phải
chăng sự khác nhau này cũng nói lên xuất độ lưu
hành của tình trạng thiếu kẽm nói chung đối với
trẻ em hai miền cũng có khác nhau.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng bổ sung
3mg/kg kẽm nguyên tố cho trẻ em tiêu chảy kéo
dài nói chung không làm tăng trọng hay giảm thời
gian điều trò khi so với nhóm chứng không được
bổ sung kẽm, dù rằng bổ sung kẽm đã làm tăng
kẽm huyết thanh đáng kể so với nhóm chứng.
Trong khi đó, ở nhóm trẻ có kẽm huyết thanh
giảm rõ, hiệu quả của bổ sung kẽm làm cải thiện
hai chỉ số lâm sàng rõ rệt là rút ngắn thời gian
tiêu chảy và tăng trọng đáng kể. Rõ ràng bổ sung
kẽm ở trẻ bò giảm kẽm huyết thanh mang lại lợi
ích lâm sàng rõ rệt trong điều trò. Một nghiên cứu
về tiêu chảy kéo dài ở Peru(9) cũng cho kết quả
tương tự: bổ sung 20mg gluconate kẽm cho các trẻ
tiêu chảy kéo dài làm rút ngắn thời gian điều trò
chỉ ở nhóm trẻ có hàm lượng kẽm huyết thanh

<60g/dl, mà không có hiệu quả trên tổng thể các
trẻ tiêu chảy kéo dài. Trong 6 nghiên cứu trước
đây về bổ sung kẽm cho các bệnh nhân tiêu chảy
kéo dài, một ở Peru(9), hai ở Bangladesh(5,12), một
ở n độ(14), một ở Pakistan(1), và một ở Việt
Nam(4) đều cho thấy một khuynh hướng giảm thời
gian điều trò và tăng trọng, nhưng chỉ có một
nghiên cứu cho thấy sự khác nhau với nhóm
chứng có ý nghóa thống kê(4). Nhưng hiệu quả của
bổ sung kẽm trên các đối tượng tiêu chảy kéo dài

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 2* 2002
có suy dinh dưỡng gầy mòn, còi cọc, trẻ nhỏ <12
tháng, và có kẽm huyết thanh giảm rõ <60 g/dl
thì được xác đònh rõ trong hầu hết các nghiên cứu
trên với ý nghóa thống kê. Có thể việc không tìm
được hiệu quả có ý nghóa thống kê trong việc bổ
sung kẽm điều trò cho trẻ tiêu chảy kéo dài xuất
phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân sau: (1) sự
khác nhau của thời gian điều trò giữa hai nhóm
tương đối nhỏ nên muốn phát hiện nó cần một cỡ
mẫu lớn; theo Penny(9) tính toán mỗi nhóm trong
nghiên cứu thử nghiệm này cần phải đạt tới 165400 trẻ. (2) nguyên nhân và yếu tố góp phần trong
tiêu chảy kéo dài rất phức tạp, do đó khó cân
bằng hoặc loại trừ các yếu tố này giữa 2 nhóm
chứng và điều trò (3) tần suất trẻ có kẽm huyết
thanh thấp ở trẻ tiêu chảy kéo dài thay đổi từ 20%
đến 50%(1,4,5,912), nên nghiên cứu của các tác giả
Hoàng Thò Thanh và Nguyễn Gia Khánh(4) dễ tìm
thấy sự khác nhau hiệu quả lâm sàng có ý nghóa

thống kê hơn là các tác giả khác kể cả nghiên cứu
này do có xuất độ kẽm huyết thanh giảm ít hơn, vì
vậy như đã nói cần phải có cỡ mẫu rất lớn. Thật
vậy bằng phương pháp phân tích hồi quy sinh tồn
Cox, nhóm nghiên cứu kẽm(20) đã phân tích góp
chung 4 nghiên cứu về bổ sung kẽm cho tiêu chảy
kéo dài nhận thấy kẽm đã làm giảm đi 24% khả
năng tiếp tục tiêu chảy và giảm 42% điều trò thất
bại hoặc tử vong.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bổ sung
kẽm cho các trẻ tiêu chảy kéo dài, chúng tôi rút ra
các nhận xét sau:
1. Tỷ lệ trẻ tiêu chảy kéo dài có nồng độ kẽm
huyết thanh giảm rõ <60 g/dl là 38%
2. Thời gian tiêu chảy càng dài, số trẻ có kẽm
huyết thanh giảm càng cao.
3. Điều trò bổ sung kẽm cải thiện tình trạng
kẽm cơ thể rõ rệt qua việc làm tăng kẽm huyết
thanh có ý nghóa thống kê.
4. Bổ sung kẽm song song với các biện pháp
khác trong điều trò tiêu chảy kéo dài có lợi ích lâm
sàng rõ ở trẻ có thời gian tiêu chảy dài ngày (>3 4 tuần), trẻ có kẽm huyết thanh <60 g/dl, trẻ bò

5


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 2* 2002
suy dinh dưỡng gầy mòn.

5. Do hạn chế của thử nghiệm chưa phát hiện
được hiệu quả lâm sàng có ý nghóa thống kê trên
tất cả trẻ bò tiêu chảy kéo dài, nhưng do hiệu quả
làm cải thiện tình trạng kẽm cơ thể, và hiệu quả
nhận biết được qua phân tích góp chung của các
nghiên cứu ngoài nước, chúng tôi khuyến cáo điều
trò bổ sung kẽm cho tất cả trẻ bò tiêu chảy kéo dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.

6.

7.

8.

9.

6

BHUTTA ZA, NIZAMI SQ, NIAZI SK, ISSANI A. Zinc
supplementation in malnourished children with persistent
diarrhea in Pakistan. Pediatrics 1999;103:1-9

CASTILLO-DURAN C, VAIL P, UAUTY R. Trace mineral
balance during acute diarrhea in infants. J Pediatr
1988;113:452-7.
HAMBIGE KM. Zinc and diarrhea. Acta pediatr Suppl 381
1992:82-6.
HOÀNG THỊ THANH, NGUYỄN GIA KHÁNH. Bước đầu
đánh giá vai trò của nguyên tố kẽm trong điều trò bệnh tiêu
chảy kéo dài ở trẻ em. Nhi Khoa. Tập 6, số 2-1997, trang 99103.
KHATUN UHF. Impact of zinc and vitamin A supplementation
in malnourhished hospitalized children suffering from
persistent diarrhea. PhD thesis. The University of Dhaka,
Bangladesh, 1998.
LANATA CF, BLACK RE, GILMAN RH, LAZO F, AGUILA
RD. Epidemiologic, clinical and laboratory characteristics of
acute vs persistent diarrhea in periurban Lima, Peru. J Pediatr
Gastroenterol Nutr 1991.
NAVEH Y, LIGHTMAN A, ZINDER O. Effect of diarrhea on
serum zinc concentrations in infants and children. J Pediatr
1982:730-2
NGUYỄN THANH DANH. Vai trò của yếu tố vi lượng kẽm
trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Luận văn tiến só Y
học. TP Hồ Chí Minh 2001..
PENNY ME, PEERSON JM, MARIN RM, DURAN A,
LANATA CF, LONNERDAL B, et al. Randomized,
community-based trial of the effect of zinc supplementation,
with and without other micronutrients, on the duration of
persistent childhood diarrhea in Lima, Peru. J Pediatr
1999;135:208-17.

Nghiên cứu Y học

10. ROY SK, BEHRENS RH, HAIFER R. Impact of zinc
supplementation on intestinal permeability in Bangladeshi
children with acute diarrhea and persistent diarrhea syndrome.
J Pediat Gastroenterol Nutr 1992; 15:289-96.
11. ROY SK, TOMKINS AM, AKRAMUZZAMAN SM.
Randomized controlled trial of zinc supplementation in
malnourished Bangladeshi children with acute diarrhea. Arch
Dis Child 1997; 77:196-200.
12. ROY SK, TOMKINS AM, MAHALANABIS D, et al. Impact of
zinc suppementation on persistent diarrhea in malnourished
Bangladeshi children. Acta Paediatr 1998;87:1235-9.
13. RUEL MT, RIVERA JA, SANTIZO MC, LONNERDAL B,
BROWN KH. Impact of zinc supplementation on morbidity
from diarrhea and respiratory infections among rural
Guatemalan children. Pediatrics 1997; 99:808-13.
14. SACHDEV HPS, MITTAL NK, YADAV HS. Oral zinc
supplementation in persistent diarrhea in infants. Annals of
Tropical Pediatrics 1990;10:63-9.
15. SACHDEV HPS, MITTAL NK, YADAV HS. Serum and rectal
mucosal zinc levels in acute and chronic diarrhea. Indian
Pediatrics 1990;77:125-133.
16. SACHDEV HPS, MITTAL NK, MITTAL SK, YADAV HS. A
controlled trial on utility of oral zinc supplementation in acute
dehydrating diarrhea in infants. J Pediatr Gastroenterol Nutr
1998; 7:877-81.
17. SARKER SA, RAHAMAN MM, HOSSAIN AAS, ALAM AN.
Prolonged depression of serum zinc concentrations in children
following post-measles diarrhea. Hum Nutr Clin Nutr
1985;39C:411-17.
18. SAZAWAL S, BLACK RE, BHAN MK, BHANDARI M,

SINHA A, JALLA S. Zinc supplentation in young chidren with
acute diarrhea in India. N Engl J Med 1995; 333:839-44.
19. SAZAWAL S, PLACK RE, BHAN MK. Zinc supplementation
reduces the incidence of persistent diarrhea and dysentery
among low socioeconomic children in India. J Nutr 1996;
126:443-50.
20. THE ZINC INVESTIGATOR'S COLLABORATIVE GROUP.
Therapeutic effects of oral zinc in acute and persistent diarrhea
in children in developing countries:pooled analysis of
randomized
controlled
trials.
Am
J
Clin
Nutr
2000Dec;72(6):1516-22.
21. TOMKIN A, RENREZ R, ROY SK. Micronutrient supplements
for diarrhea disease. The Hongkong Journal of Pediatrics
1995;1:95-9.



×