Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường > 60 tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.82 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH SỬ DỤNG
INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG > 60 TUỔI ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA NĂM 2012
Vũ Thị Thanh Huyền*; Lê Thị Hường**
TÓM TẮT
Nghiªn cøu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) cao tuổi
có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về sử dụng insulin. Phỏng vấn BN theo bộ câu hỏi thống
nhất, khai thác về: tuổi, giới, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, khu vực sống và các bệnh lý phối
hợp, đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành tiêm insulin. Kết quả: tuổi trung bình: 66,8 ± 7,9, tỷ lệ
nữ/nam: 1,7, thời gian mắc bệnh > 10 năm: 51%, BN sống ở thành thị: 85%, kiến thức đúng: 35%,
thái độ tích cực: 78%, thực hành đúng: 94%. BN mắc ĐTĐ ≥ 10 năm có kiến thức đúng chiếm 21/35 (60%),
thái độ tích cực 41/78 (52,6%), thực hành đúng 48/94 (51,1%). Kết luận: tỷ lệ BN có kiến thức đúng
về sử dụng insulin còn chưa cao. Kết quả đã chứng minh tầm quan trọng trong việc tư vấn, hướng
dẫn BN nhằm cải thiện kiến thức về insulin, từ đó cải thiện thái độ và thực hành của BN ĐTĐ cao tuổi.
* Từ khóa: Insulin; Kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng insulin; Đái tháo đường; Ng-êi cao tuổi.

KNOWLEDGE, ATTITUDES AND PRACTICE ON USING INSULIN
IN ELDERLY TYPE 2 DIABETES patients AT NATIONAL
GERIATRIC HOSPITAL IN THE YEAR 2012
SUMMARY
The cross-sectional description study was canied out on patients diagnosed with diabetes according
to WHO’s criteria 2006. Patients were interviewed by questionnaire containing queries about age, sex,
education, duration of diabetes, living area, co-morbility, their knowledge, attitudes and practice on
using insulin. Results: The average age was 66.8 ± 7.9, female/male = 1.7, proportion of patients
with duration of diabetes ≥ 10 was 51%, the percentage of patients living in urban areas was 85%,
the proportions of patients with true knowledge, positive attitudes and right practice were 35%, 78%,
94%, respectively. The patients with duration of diabetes more than 10 years with proper knowledge:
21/35 (60%), positive attitude: 41/78 (52.6%), and right practice: 48/94 (51.1%). Conclusion: Percentage
of patients having the right knowledge about using insulin is rather low. The results demonstrate the


importance of counseling and guidance for improving patients’ knowledge on insulin leads to improve
attitudes and practices outcomes in elderly diabetic patients.
* Key words: Insulin; Knowledge, attitudes, practice on using insulin; Elderly.

* Trường Đại học Y - Dược TP Hồ Chí Minh
** Trường Đại học Thăng Long
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Thanh Huyền ()
Ngày nhận bài: 24/1/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/6/2013
Ngày bài báo được đăng: 25/6/2013

1


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013
ĐÆT VÊN ®Ò
Trong điều trị ĐTĐ, bên cạnh việc thực
hiện chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể lực
thường xuyên và sử dụng thuốc điều trị,
cần sử dụng insulin nhằm giúp kiểm soát
đường huyết hiệu quả, giảm bớt gánh nặng
lên tuyến tụy. Tuy nhiên, sử dụng insulin
không đúng cách có thể xảy ra một số tác
dụng phụ như: hạ đường huyết, phản ứng
ngứa tại chỗ tiêm, đau, cứng (teo mỡ dưới
da) hoặc u mỡ vùng tiêm làm giảm hiệu quả
của thuốc [1]. Do đó, sử dụng insulin đúng
cách là hết sức quan trọng trong điều trị
bệnh ĐTĐ. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa
có nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực
hành sử dụng insulin của BN ĐTĐ cao tuổi.

Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm: Xác
định tỷ lệ BN ĐTĐ có kiến thức, thái độ,
và thực hành đúng về sử dụng insulin.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- ≥ 60 tuổi, đang điều trị ĐTĐ ngoại trú
tại Phòng khám Nội tiết - ĐTĐ, Bệnh viện
Lão khoa TW từ tháng 3 ®Õn 6 - 2012, được
chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn của Tổ chức
Y tế Thế giới (2006) [5].
- Đang được điều trị insulin, kể cả những
trường hợp mới chỉ định điều trị.
- Khả năng nhận thức tốt.
* Tiêu chuẩn loại BN:
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tình trạng tri giác kém, hôn mê, rối loạn
tri giác.
- Khó khăn trong giao tiếp.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu: tính theo công thức ước lượng
cỡ mẫu cho một tỷ lệ tương đối.
2

n = Z1 – α

p(1 - p)

(pε)

2

Trong đó: α = 0,05 (có ý nghĩa thống kê),
p = 50% (do không có nghiên cứu trước đó,
chọn p = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất), ε = 0,2.
Từ đây, tính được số đối tượng cần thiết
là 97.
Phỏng vấn BN theo bộ câu hỏi thống
nhất, khai thác về: tuổi, giới, trình độ học
vấn, thời gian mắc bệnh, khu vực sống và
các bệnh lý phối hợp, đánh giá kiến thức,
thái độ và thực hành tiêm insulin dựa trên
bộ câu hỏi của Peyrot và CS [6].
Bộ công cụ thu thập số liệu gồm 36 câu:
phần thông tin chung (8 câu): tuổi, giới,
trình độ học vấn, khu vực sống, thời gian
mắc bệnh, thu nhập, các bệnh lý phối hợp;
đánh giá kiến thức (14 câu): loại insulin,
thời điểm tiêm, vị trí tiêm, theo dõi và xử trí,
bảo quản; đánh giá thực hành (6 câu): chế
độ, các bước tiêm, theo dõi và xử trí, bảo
quản; đánh giá thái độ (8 câu) gồm 2 phần:
phần 1 (4 câu): dùng insulin giúp ngăn ngừa
biến chứng của bệnh ĐTĐ, dùng..insulin..giúp
cải thiện sức khỏe, dùng insulin giúp kiểm.soát
tốt đường huyết, cách tiêm insulin rất dễ
dàng, phần 2 (4 câu): dùng insulin nghĩa là
đã không quản lý bệnh ĐTĐ với chế độ ăn

uống và thuốc viên, dùng insulin nghĩa là
sức khỏe xấu đi, quản lý tiêm insulin mất
nhiều thời gian và công sức, dùng insulin
làm phụ thuộc hơn vào bác sỹ.
* Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ
và thực hành:

2


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013
- Kiến thức: mỗi câu trả lời “Đúng” “1 điểm”,
trả lời “Sai” “-1 điểm”, trả lời “Không biết” “0
điểm”. Tổng điểm tối đa 52 điểm. Có kiến
thức đúng khi được ≥ 30 điểm.

22%, tiểu học 3% và không đi học chiếm
tỷ lệ thấp (3%).

- Thực hành: mỗi câu trả lời “Có” được
“1 điểm”, trả lời “Không” được “0 điểm”.
Tổng điểm tối đa 14 điểm. Thực hành đúng
khi được ≥ 10 điểm.
- Thái độ: ở phần 1 mỗi câu trả lời “Đồng
ý” được “1 điểm”, trả lời “Không đồng ý”
được “0 điểm”. Ở phần 2 mỗi câu trả lời
“Đồng ý” được “0 điểm”, trả lời “Không đồng
ý” được “1 điểm”. Tổng điểm tối đa 8 điểm.
Thái độ tích cực khi được ≥ 6 điểm.
* Xử lý và phân tích số liệu: đọc, làm sạch

và phân tích số liệu bằng phần mềm thống
kê Stata 10.

60%

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
Trong tổng số 100 BN tham gia nghiên
cứu, nữ (63%) cao hơn nam (37%). Tuổi
trung bình của đối tượng nghiên cứu là 66,8
± 7,9, thấp nhất 60 tuổi, cao nhất 84 tuổi.
BN tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 65 - 74
(72%), nhóm tuổi từ 60 - 65 chiếm tỷ lệ 20%
và nhóm tuổi từ 75 - 79 chiếm thấp nhất
(8%). Kết quả của chúng tôi tương đương
nghiên cứu của Nguyễn Quý Đông và CS
[2]: tuổi trung bình của BN là 67,6 ± 9,1, tỷ
lệ tương đồng này là do đối tượng trong
nghiên cứu của chúng tôi là BN đến khám
và điều trị ở Bệnh viện Lão khoa, đối tượng
chủ yếu là người cao tuổi. Tỷ lệ BN sống ở
khu vực thành thị là 85%, nông thôn 15%.
Tỷ lệ BN có điều kiện kinh tế từ trung bình
trở lên chiếm 93%, tỷ lệ BN có điều kiện
kinh tế nghèo 7%. Trình độ học vấn liên quan
đến kiến thức, thái độ và thực hành. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: BN có trình độ từ trung
học chuyên nghiệp trở lên chiếm tỷ lệ cao
nhất (48%), cấp 2 chiếm 24%, cấp 3 chiếm


* Thời gian mắc bệnh:
51%

50%
40%

32%

30%
15%

20%
10%

2%

0%
<
< 11 n¨m
năm

1
1-- << 55
n¨m
năm

5 -<< 10
10
5n¨m
năm


10 n¨m
≥ 10
năm

Biểu đồ 1: Thời gian mắc bệnh.
Nhóm BN có thời gian mắc bệnh ≥ 10 năm
chiếm tỷ lệ nhiều nhất (51%), thời gian mắc
bệnh < 1 năm thấp nhất (2%). Nhóm BN
được phát hiện trong khoảng 5 - 10 năm
chiếm 32%, 15% BN được phát hiện trong
khoảng 1 - 5 năm. Khác biệt so với nghiên
cứu của Bệnh viện Nội tiết (2002) [3]: tỷ lệ
BN có thời gian mắc bệnh < 1 năm 51,1%,
từ 1 - 5 năm 38,1%, > 5 năm 10,8%, do đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi tập trung
chủ yếu là BN > 60 có thời gian mắc bệnh
lâu năm.
* Các bệnh lý phối hợp:
Hầu hết BN đều có kèm theo ít nhất một
bệnh lý khác (91%), BN có từ 2 bệnh lý
khác kèm theo chiếm tỷ lệ cao (73%). Kết
quả này tương đương nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Trang và CS [4]: mắc một
bệnh khác 29%, ≥ 2 bệnh khác 67,7%. Có
sự tương đồng này do đều nghiên cứu trên
cùng một địa điểm và có cùng đối tượng
nghiên cứu, đa phần là BN ĐTĐ cao tuổi đã
mắc bệnh nhiều năm với yếu tố đa bệnh lý.
* Tỷ lệ BN ĐTĐ có kiến thức, thái độ và

thực hành về sử dụng insulin:

3


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013
BN có kiến thức đúng chiếm 35%, khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với BN có kiến
thức không đúng (65%). BN có thái độ tích
cực chiếm 78% và thực hành đúng 94%,
khác biệt so với thái độ tiêu cực (22%) và
thực hành không đúng (6%). Tỷ lệ BN có
kiến thức không đúng còn khá cao do đối
tượng nghiên cứu chưa được tư vấn đầy
đủ về việc sử dụng, đề phòng và xử trí các
tác dụng phụ khi dùng insulin. Bởi vậy, để
giảm thiểu nguy cơ xảy ra tác dụng phụ đối
với BN ĐTĐ, việc tư vấn, hướng dẫn bổ
sung kiến thức của nhân viên y tế để người
bệnh tự hiểu và tự theo dõi bệnh luôn là
mục đích quan trọng của công tác giáo dục
sức khỏe.
Tỷ lệ BN có thái độ tích cực khá cao (78%),
cao hơn so với nghiên cứu của Peyrot và
CS [6]. Điều này có thể giải thích: khi sử
dụng insulin, BN đã thấy lợi ích của nó.
> 80% BN khi sử dụng insulin cho rằng:

sử dụng insulin giúp ngăn ngừa biến chứng
của bệnh ĐTĐ, giúp cải thiện sức khỏe và

kiểm soát tốt đường huyết, đồng thời họ
thấy sử dụng insulin dễ dàng (78%). Chính
vì vậy, cần nắm bắt tâm lý của BN, đặc biệt
khi khởi trị insulin, để khuyến khích và giải
thích rõ mục đích cần phải điều trị insulin.
Đánh giá thực hành: 94% BN thực hành
đúng. Điều này có thể giải thích là do họ thực
hành hàng ngày, thực hành nhiều thành
quen. Vì có sự chênh lệch rất lớn giữa kiến
thức (35%) và thực hành (94%), nhiều BN
không có kiến thức nhưng vẫn thực hành
đúng. Bên cạnh đó, cũng có BN biết phải
làm gì nhưng không thực hiện. Điều này
khiến cho việc sử dụng insulin không có
hiệu quả xảy ra nhiều hơn, gây nhiều hậu
quả nặng nề. Vì vậy, cần tư vấn, hướng
dẫn cho BN về lợi ích của insulin và kiểm
tra việc sử dụng insulin đúng của từng BN.

Bảng 1: Đánh giá thái độ về sử dụng inslin.
THÁI ĐỘ
NỘI DUNG

Phần 1

Phần 2

Đúng (%)

Sai (%)


Tổng (%)

Sử dụng insulin giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh

81

19

100

Sử dụng insulin giúp cải thiện sức khỏe

84

16

100

Sử dụng insulin giúp kiểm soát tốt đường huyết

92

8

100

Cách tiêm insulin rất dễ dàng

93


7

100

Sử dụng insulin là không quản lý bệnh với chế độ ăn
uống và thuốc viên

74

26

100

Sử dụng insulin nghĩa là sức khỏe xấu đi

26

74

100

Tiêm insulin mất nhiều thời gian và công sức

12

88

100


Sử dụng insulin làm phụ thuộc hơn vào bác sỹ

33

67

100

81% BN cho rằng sử dụng insulin giúp

huyết, cách tiêm insulin dễ dàng. Trong

ngăn ngừa biến chứng của bệnh ĐTĐ, cải

khi đó, 26% BN cho rằng sử dụng insulin

thiện sức khỏe và kiểm soát tốt đường

nghĩa là sức khỏe xấu đi, tiêm insulin mất

4


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013
nhiều thời gian và công sức (12%), sử dụng
insulin làm phụ thuộc hơn vào bác sỹ (33%).
> 70% BN cho rằng sử dụng insulin nghĩa là
đã không quản lý được bệnh ĐTĐ với chế
độ ăn và thuốc viên. Những thái độ không
đúng trong sử dụng insulin của BN đều xuất

phát từ nguyên nhân chưa hiểu rõ vai trò
của insulin trong thực hành điều trị.
Khi nghiên cứu mối liên quan với thời
gian mắc bệnh ĐTĐ, chúng tôi nhận thấy có
mối liên quan với kiến thức, thái độ và thực
hành về sử dụng insulin. Thời gian mắc
càng lâu, kiến thức, thái độ và thực hành
đúng càng nhiều, những BN mắc ĐTĐ ≥ 10
năm có kiến thức đúng chiếm 21/35 (60%),
thái độ tích cực 41/78 (52,6%) và thực hành
đúng 48/94 (51,1%). Điều đó có thể giải
thích: những BN mắc bệnh nhiều năm sẽ có
nhiều thông tin hơn, hiểu rõ về bệnh hơn
những người mới mắc. Vì vậy, họ có kiến

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Văn Phan. Dược lý học lâm sàng.
Nhà xuất bản Y học. 2005, tr.516-593.
2. Nguyễn Quý Đông. Tìm hiểu tình hình
bệnh ĐTĐ tại Viện Lão khoa trong 5 năm từ
1998 - 2002. Luận văn Tốt nghiệp bác sỹ đa
khoa. Trường Đại học Y Hà Nội. 2003.
3. Trần Đức Thọ, Tạ Văn Bình và CS. Điều tra
dịch tễ tỷ lệ bệnh ĐTĐ và rối loạn dung nạp đường
huyết. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. 2002.
4. Nguyễn Thị Thu Trang. Tìm hiểu thực
trạng nuôi dưỡng BN ĐTĐ tại Khoa Nội tiết Chuyển hóa, Bệnh viện Lão khoa TW. Khóa
luận tốt nghiệp cử nhân y khoa. Trường Đại học
Y Hà Nội. 2010.
5. WHO/IDF. Definition and diagnosis of

diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia.
Printed by the WHO document production services,
Geneva, Switzerland. 2006.
6. Mark Peyrot, Pichard R Rubin, Davida F
Kruger, Luther B Travis. Correlates of insulin
injection omission. Diabetes Care. 2010, 33 (2).

thức, thái độ và thực hành đúng nhiều hơn.
Qua đó cho thấy cần tư vấn, hướng dẫn để
nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành
cho BN mới mắc ĐTĐ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 100 BN ĐTĐ đến khám
và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa TW cho
thấy tỷ lệ BN có kiến thức đúng chiếm 35%,
thái độ tích cực 78% và thực hành đúng 94%.
Tỷ lệ BN có kiến thức đúng về sử dụng
insulin còn thấp, chứng minh tầm quan trọng
trong việc tư vấn, hướng dẫn BN nhằm cải
thiện kiến thức về insulin dẫn đến việc cải thiện
thái độ và thực hành của BN ĐTĐ cao tuổi.

5


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2013

6




×