Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích các biến cố bất lợi trên chuyển hóa của bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị bằng olanzapin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.47 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017

PHÂN TÍCH CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI TRÊN CHUYỂN HÓA CỦA
BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG OLANZAPIN
Nguyễn Thị Thanh Tuyền*; Nguyễn Thành Hải**; Nguyễn Hữu Chiến*
Tô Thanh Phương*; Lê Thị Thanh Thu*; Kiều Mai Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: phân tích các biến cố bất lợi trên chuyển hóa thông qua các chỉ số sinh hóa của
bệnh nhân (BN) tâm thần phân liệt (TTPL) được điều trị bằng olanzapin tại Bệnh viện Tâm thần
Trung ương I. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc, không can thiệp trên
35 BN TTPL được điều trị bằng olanzapin tại bệnh viện từ 01 - 04 - 2015 đến 30 - 11 - 2015. Kết
quả: mức liều olanzapin theo khuyến cáo (≤ 20 mg/kg) chiếm 77,1%, liều cao olanzapin (> 20
mg/kg) được sử dụng ở 22,9% BN. Sau 8 tuần điều trị, 14,3% BN có đường huyết tăng > 7
mmol/l; 5,7% BN tăng cholesterol toàn phần > 6,21 mmol/l; 34,3% BN tăng triglycerid ở mức 2,26
- 5,64 mmol/l và 5,7% BN ở mức > 5,64 mmol/l; 5,7% BN có LDL-C từ 4,14 - 4,9 mmol/l; HDL-C
giảm mức xuống < 1,03 mmol/l chiếm 65,7%; tăng cân gặp 85,7%, tăng cân > 7% trọng lượng cơ
thể gặp ở 20% BN. Tỷ lệ gặp hội chứng chuyển hóa (HCCH) 22,9%, chỉ số BMI tăng > 23 gặp 8
BN (22,9%). Kết luận: đã phân tích được sự thay đổi các thông số chuyển hóa, thông số chức
năng gan, chức năng thận trên BN TTPL sử dụng olanzapin tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
* Từ khóa: Tâm thần phân liệt; Biến cố bất lợi của thuốc; Olanzapinl; Chuyển hóa.

Analysis of the Undesirable Effects on Metabolism in Patients with
Schizophrenia Treated by Olanzapine
Summary
Objectives: To analyze the undesirable effects on metabolism through biochemical
indicators in patients with schizophrenia treated by olanzapine. Subjects and methods:
A prospective study in accordance describe along with interventions on 35 patients with
schizophrenia treated with olanzapine in hospital from 01 - 04 - 2015 to 30 - 11- 2015. Results:
The level recommended dose accounted for 77.1%, high dose olanzapine used in 22.9% of
patients. After 8 weeks of treatment, 14.3% of patients increased significantly blood glucose up


to 7 mmol/L; 5.7% increased in total cholesterol in patients with 6.21 mmol/L; 34.3% of patients
increased triglyceride at 2.26 - 5.64 mmol/L; 5.7% of patients had LDL-C levels from 4.14 4.9 mmol/L; HDL-C levels decreased significantly below 1.03 mmol/L accounted for 65.7%;
increased weight at 85.7%, weight gain over 7% of body weight observed in 20% of patients.
The figure for metabolic syndrome was 22.9%, increase BMI was observed in 8 out of
35 patients (22.9%). Conclusions: During 8 weeks of treatment, there were changes of
metabolic parameters, parameters of liver function, kidney function, lipid in patients with
schizophrenia use of olanzapine at National Psychiatric Hospital.
* Key words: Schizophrenia; Undesirable effects; Olanzapine; Metabolism.
* Bệnh viện Tâm thần TW 1
** Trường Đại học Dược Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thành Hải ()
Ngày nhận bài: 21/12/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 23/02/2017

147


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 1990, sự ra đời nhóm thuốc
an thần kinh không điển hình (an thần
kinh mới) bao gồm: olanzapin, clozapin,
risperidon... đã góp phần đáng kể trong
việc cải thiện tác dụng phụ, mở rộng phổ
tác dụng trên triệu chứng âm tính của
bệnh, giúp người bệnh và người nhà BN
bớt lo lắng hơn, điều này tăng việc tuân
thủ điều trị lâu dài cho BN.
Tuy vậy, các thuốc này lại có tác dụng
không mong muốn, đặc trưng như làm

tăng nguy cơ đái tháo đường, gây tăng
cân nhiều khi sử dụng olanzapin [1]. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành: Nghiên cứu thay
đổi một số chỉ tiêu sinh hoá và khối lượng
cơ thể ở BN TTPL được điều trị bằng
olanzapin.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Bệnh nhân TTPL đang được điều trị
bằng olanzapin đơn thuần tại Bệnh viện
Tâm thần Trung ương I từ 01 - 04 - 2015
đến 30 - 11 - 2015.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
Được chẩn đoán TTPL theo tiêu chuẩn
chẩn đoán của ICD-10, được chỉ định
dùng olanzapin đơn thuần trong thời gian
nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Mắc bệnh nội khoa nặng hay lạm dụng
chất gây rối loạn tâm thần, phụ nữ có thai
hoặc đang cho con bú, suy thận, BN đã
148

được chẩn đoán và điều trị đái tháo
đường, rối loạn mỡ máu, BN bị dị ứng.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang,
phân tích từng trường hợp.
* Quy trình thu thập số liệu nghiên cứu:

đo cân nặng, chiều cao, một số chỉ số
sinh hóa tại thời điểm trước và sau 8 tuần
điều trị. Phân tích số liệu thông qua phần
mềm SPSS 16, sử dụng paired-samples
t-test để so sánh sự khác nhau về các
chỉ số trước và sau điều trị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm về liều sử dụng olanzapin
trên BN TTPL.
Bảng 1: Liều dùng của olanzapin.
Liều lượng olanzapin/ngày

n

Tỷ lệ %

10 mg - 20 mg (liều khuyến cáo)

27

77,1

30 mg (liều cao)

8

22,9

Tổng số


35

100

± SD ( mg)

21,4 ± 5,5

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
olanzapin được sử dụng với liều cao hơn
khuyến cáo của nhà sản xuất với tỷ lệ
tương đối lớn. Xiang và CS nghiên cứu
(2014) tại Trung Quốc [2] thấy liều thuốc
an thần kinh đặc biệt không điển hình cho
BN TTPL thường cao hơn các khu vực
khác trên thế giới với tỷ số chênh 2 lần,
đó là do hệ gen và điều kiện môi trường
sống tại nơi điều trị.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
2. Phân tích biến cố bất lợi liên quan đến thay đổi chỉ số sinh hóa trước và
sau điều trị bằng olanzapin.
* Chỉ số đường huyết:
Mức glucose khi đói, trước điều trị: 5,1 ± 0,6 mmol/l, sau điều trị: 5,6 ± 1,1 mmol/l.

Hình 1: Biểu đồ phân bố chỉ số glucose.
97,1% BN trước điều trị có mức đường huyết lúc đói < 6,1 mmol/, sau điều trị 8 tuần
đã giảm xuống còn 71,4%, trong khi đường huyết ở mức rối loạn dung nạp (từ 6,1 6,9 mmol/l) tăng từ 2,9% lên 14,3% và mức nguy cơ đái tháo đường (≥ 7,0 mmol/l)

tăng đến 14,3%. Như vậy, mức tăng glucose huyết khá cao, phù hợp với nghiên cứu
của Zhang và CS (2014) [3], sau 8 tuần olanzapin làm tăng glucose máu từ 4,87 ± 0,99
lên 5,49 ± 1,51 mmol/l, nhiều hơn so với risperidon quetiapin và aripiprazol.
* Chỉ số men gan:
Bảng 2: Chỉ số SGOT, SGPT.
Men gan (U/l)

Số BN (%)

p

Trước điều trị

Sau điều trị

SGOT ≤ giá trị bình thường

17 (48,6%)

10 (28,6%)

SGOT (> bình thường - 2 bình thường)

18 (51,4%)

8 (22,9%)

30,2 ± 7,0

42,5 ± 19,6


SGPT ≤ giá trị bình thường

24 (68,6%)

14 (40,0%)

SGPT (> bình thường - 2 bình thường)

11 (31,4%)

16 (45,7%)

SGOT > 2 bình tường
± SD

17 (48,6%)

SGPT > 2 bình thường
± SD

0,001

5 (14,3%)
28,5 ± 9,5

34,1 ± 15,5

0,007


(SGOT: bình thường nam ≤ 37 U/l, bình thường nữ ≤ 31 U/l; SGPT: bình thường
nam ≤ 45 U/l, bình thường nữ ≤ 34 U/l).
Tỷ lệ BN có SGOT trên mức bình thường giảm từ 51,4% xuống 22,9%, trong khi
SGPT tăng từ 31,4% lên 45,7%. Mức tăng trên 2 lần giá trị bình thường của SGOT,
SGPT tương ứng gặp ở 48,6% và 14,3%, có thể làm suy giảm chức năng gan, thậm
chí gây xơ gan, cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số chức năng gan.
149


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
* Chỉ số ure và cretinin:
Bảng 3: Chỉ số chức năng thận trước và sau khi dùng olanzapin.
Các chỉ số chức năng thận

Số BN (%)
Trước điều trị

Giảm (< 60)
Protein toàn phần (g/l)

Bình thường (60 - 80)

p

Sau điều trị
29 (82,9%)

35 (100%)

6 (17,1%)


68,3 ± 6,6

74,5 ± 8,0

Giảm (< 3,6)

2 (5,7%)

2 (5,7%)

BT (3,6 - 6,6)

31 (88,6%)

14 (40%)

Tăng (> 6,6 )

2 (5,7)

19 (54,3)

5,0 ± 0,9

6,5 ± 1,7

35 (100%)

32 (91,4%)


Tăng (> 80)
± SD
Ure máu (mmol/l)

± SD
Creatinin*

≤ Giá trị bình thường
> Giá trị bình thường
± SD

0,0001

0,001

3 (8,6%)
77,6 ± 12,5

95,8 ± 10,2

0,0001

(* Creatinin: bình thường nam = 62 - 115 µmol, bình thường nữ = 44 - 88 µmol;
p*: paired-samples t-test).
Tỷ lệ tăng ure máu > 6,6 mmol/l là 54,3% khá cao sau điều trị bằng olanzapin,
tuy nhiên không có BN nào tăng > 7,5 mmol/l. Theo Cohen R (2007) [4], nếu BN dùng
an thần kinh không điển hình mà có tỷ lệ thay đổi chỉ số ure > 7,5 mmol/l, cần làm các
xét nghiệm chức năng thận thường xuyên hơn, 2 - 3 ngày/lần hoặc trước khi muốn
thay đổi liều lượng cho BN. Theo tác giả, điều trị TTPL bằng olanzapin, trong đó planzapin

có ái lực lớn nhất đối với thụ thể muscarinic, có thể kháng acetylcholin, bao gồm cả bí tiểu,
suy thận cấp. Nghiên cứu chỉ ra rằng nên đo điện giải, ure máu nitơ và creatinin 3 lần
trong 1 hoặc 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị olanzapin và sau mỗi lần tăng liều.
* Chỉ số cholesterol, triglycerid:
Bảng 4: Chỉ số cholesterol, triglycerid.
Số BN (%)

Các loại lipid máu (mmol/l)
Cholesterol toàn phần < 5,17 (bình thường)
Cholesterol toàn phần (5,17 - 6,20: tăng)

Trước điều trị

Sau điều trị

34 (97,1%)

28 (80%)

1 (2,9%)

5 (14,3%)

Cholesterol tăng phần (> 6,21: tăng mạnh)
± SD
Triglycerid < 1,7: bình thường

p

2 (5,7%)

4,0 ± 0,6

4,5 ± 0,9

35 (100%)

16 (45,7%)

Triglycerid (1,7 - 2,25: tăng nhẹ)

5 (14,3%)

Triglycerid (2,26 - 5,64: tăng )

12 (34,3%)

Triglycerid (> 5,64: tăng mạnh)

2 (5,7%)

± SD

150

1,25 ± 0,4

2,05 ± 1,1

0,011


0,0001


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
HDL-C (< 1,03)

12 (34,2%)

23 (65,7%)

HDL-C (1,03 - 1,55)

20 (57,1%)

12 (34,3%)

HDL-C (> 1,55: tăng)

3 (8,6%)
± SD

1,2 ± 0,3

1,0 ± 0,2

LDL-C < 2,59

28 (80%)

11 (31,4%)


LDL-C (2,59 - 3,35)

7 (20%)

13 (37,1%)

LDL-C (3,36 - 4,1: tăng nhẹ)

9 (25,7%)

LDL-C (4,14 - 4,9: tăng)

2 (5,7%)
2,2 ± 0,5

± SD

2,9 ± 0,8

0,0001

0,0001

Tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần trong khoảng 5,17 - 6,2 mmol/l và > 6,21 mmol/l
lần lượt 14,3% và 5,7%, trong khi tỷ lệ tăng triglycerid > 5,64 mmol/l gặp 5,7%,
giảm HDL-C < 1,03 mml/l, tăng LDL-C > 4,14 mmol/l đều ở mức khá cao chiếm 65,7%
và 5,7%. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho một kết quả chung, các thuốc an thần kinh
không điển hình đều làm giảm HDL-C, một loại lipid có vai trò rất quan trọng chống lại
xơ vữa động mạch. Như vậy, nguy cơ giảm HLD-C và tăng các chỉ số mỡ máu khác

rất rõ, làm tăng khả năng gây nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm như: xơ vữa động
mạch, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp… Vì vậy, trong quá trình điều trị, cần phải theo
dõi cẩn thận và có hướng xử trí kịp thời các tác dụng phụ này.
Bảng 5: Thay đổi về cân nặng, BMI và HCCH.
Số BN (%)

Tiêu chí đánh giá

Trước điều trị

Mức độ tăng cân (kg)

2

BMI (cân nặng/chiều cao )

Tỷ lệ BN

Sau điều trị

Không tăng cân

5 (14,3%)

Có tăng cân

30 (85,7%)

< 7%


28 (80%)

> 7%

7 (20%)

< 18,5

20 (57,1%)

7 (20%)

18,5 - 21,99

15 (42,9%)

17 (48,6%)

22 - 22,99

3 (8,6%)

> 23

8 (22,9%)

Có HCCH

8 (22,9%)


Không HCCH

Mức độ tăng cân > 7% trọng lượng cơ
thể sau 8 tuần điều trị chiếm 20%. Mức
BMI < 18,5 giảm từ 57,1% xuống 20%,
trong khi mức từ 18,5 - 21,99 lại tăng từ

35 (100%)

27 (77,1%)

42,9% lên 48,6%, hơn nữa mức BMI từ
22 - 22,99 gặp 3 BN (8,6%) và mức > 23
là 8 BN (22,9%) sau điều trị. Tỷ lệ BN
gặp HCCH sau điều trị là 8 BN (22,9%),
151


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
trong khi tỷ lệ BN không gặp HCCH 27
BN (77,1%). Kết quả này tương đương
với nghiên cứu của Zhang, Shufen Lan,
Guanghua (2014) [3], tỷ lệ gặp HCCH
chung đối với BN dùng olanzapin là 23,8%.
KẾT LUẬN
- Glucose máu tăng nhẹ từ 5,1 ± 0,6
lên 5,6 ± 1,1 mmol/l.
- SGOT tăng từ 30,2 ± 7,0 lên 42,5 ±
19,6 U/l. SGPT tăng từ 28,5 ± 9,5 lên
34,1 ± 15,5 U/l.

- Ure máu tăng nhẹ từ 5,0 ± 0,9 mmol/l
lên 6,5 ± 1,7 mmol/l.
- Cholesterol tăng nhẹ từ 4,0 ± 0,6
mmol/l lên 4,5 ± 0,9 mmol/l.
- Triglycerid tăng từ 1,25 ± 0,4 lên
2,05 ± 1,1 mmol/l.

153

- Chỉ có 20% số BN tăng > 7% khối
lượng cơ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Uçok A, Gaebel W. Side effects of
atypical antipsychotics: a brief overview.
World Psychiatry. 2008, 7, pp.58-62.
2. Xiang Y.T et al. Common use of high
doses of antipsychotic medications in older
Asian patients with schizophrenia (2001 - 2009).
Int. J Geriatr Psychiatry. 2014, 29, pp.359-366.
3. Zhang S, Lan G. Prospective 8-week
trial on the effect of olanzapine, quetiapine,
and aripiprazole on blood glucose and lipids
among individuals with first-onset schizophrenia.
Shanghai Arch Psychiatry. 2014, 26, pp.339-346.
4. Cohen R et al. Olanzapine and acute
urinary retention in two geriatric patients. Am.
J Geriatr Pharmacother. 2007, 5, pp.241-246.




×