Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tình hình và thực trạng chăm sóc đột quỵ trong các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.56 KB, 6 trang )

TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG CHĂM SÓC ĐỘT QUỴ
TRONG CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỪ TUYẾN TỈNH
TRỞ LÊN Ở VIỆT NAM

Lê Văn Thính1,2, Trần Viết Lực2, Nguyễn Thị Xuyên4, Michael Brainin5, Lê Hoàng Anh3,

Tóm tắt:
Mục đích: Đánh giá tình hình và thực trạng quản lý bệnh nhân đột quỵ ở các bệnh
viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên trên cả nước.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả trong thời gian một tháng (1/4/2008 đến 1/5/2008),
dùng bộ câu hỏi điều tra của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) để nghiên cứu hồi cứu
tình hình và thực trạng chẩn đoán, chất lượng điều trị 4120 bệnh nhân đột quỵ nội trú
(nam:58%, nữ:42% , tuổi từ 10 đến 97, phần lớn trên 60 tuổi (62,4%)) ở 78 bệnh viên
từ tuyến tỉnh trở lên trong 64 tỉnh, thành trên cả nước. Bộ câu hỏi này đã từng được
dùng đánh giá tình hình và thực trạng quản lý bệnh nhân đột quỵ trong các bệnh viện
cấp tỉnh ở Trung quốc.
Kết quả: Nhồi máu não chiếm tỷ lệ 59,2%, chảy máu não chiếm 40,8% khi tính ở tất
cả các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên trong cả nước. Nếu theo từng khu vực,
tỷ lệ nhồi máu não và chảy máu não tương ứng là 59% và 41% ở Miền Bắc, 62,6% và
37,8% ở Miền Trung, 57,4% và 32,6% ở Miền Nam. Thời gian nhập viện trung bình
kể từ khi khởi phát đột quỵ là 42 giờ, cao nhất ở các bệnh viện Miền Bắc (54,3 giờ) và
thấp nhất ở các bệnh viện Miền Nam (35,6 giờ). 84,6% bệnh viện tuyến tỉnh có máy
cắt lớp vi tính (CLVT) hoặc cộng hưởng từ (CHT), cao nhất ở các bệnh viện Miền
Bắc (90,9%) và thấp nhất ở Miền Nam (73,3%). Chỉ 50% bệnh viện Đa khoa tuyến
tỉnh có Khoa Thần kinh hoặc có bác sỹ chuyên khoa Thần kinh, cao nhất ở Miền Bắc
(56,3%) và thấp nhất ở Miền Nam (43,3%). Trong số 4120 bệnh nhân nghiên cứu, chỉ
có 3414 bệnh nhân (82,9%) được khẳng định chẩn đoán bằng phim chụp CLVT hoặc
CHT. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ 4,6%, trong đó các bệnh viện Miền Bắc: 4,4%, Miền
Trung: 4,1% và Miền Nam: 5%. Điểm mRS trung bình khi xuất viện 3 (mRS0:3,5%;
mRS1:10,7%; mRS2:18,7%; mRS3:26,2% ; mRS4:20,3%; mRS5:20,6% ) trong đó
Miền Bắc: 3, Miền Trung: 2,9 và Miền Nam: 3,3, với thời gian nằm viện trung bình


gần 3 tuần.
Kết luận: do điều kiện cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, kiến thức của người dân và nhân
viên y tế về phát hiện, chẩn đoán và xử trí đột quỵ chưa đầy đủ nên chất lượng điều
trị bệnh nhân đột quỵ chưa cao (điểm mRS khi ra viện hầu hết bằng 3). Do vậy, cần
có những chiến lược hiệu quả về Đào tạo, Can Thiệp và Quản lý Đột quỵ (như
chương trình Chẩn đoán và Xử trí cơ bản Đột quỵ do Bộ Y Tế và Tổ chức Đột quỵ
Thế Giới phối hợp tổ chức, với sự tài trợ của công ty Ebewe Pharma) để nâng cao
nhận thức của người dân về bênh và cải thiện kiến thức cho các nhân viện y tế đang
làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bệnh nhân đột quỵ, nhằm từng bước nâng
cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
Từ khóa: đột quỵ, dịch tễ, chăm sóc, bệnh viện tuyến tỉnh

1: Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch mai; 2: Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Hà Nội;
3: Công ty Ebewe Pharma; 4: Bộ Y Tế; 5: Tổ chức Đột quỵ Thế giới


Abstract: National hospital survey of stroke care in Viet Nam
Background: the World Stroke Organization (WSO) cooperated with Ministry of
Health and the National Medical specialist’s organization to launch the Cardinal
Stroke Management Program since 2008. Its aim was to provide a series of postgraduate trainings to medical doctors at stroke care hospital facilities in all provinces
and cities of Viet Nam. This project was organized and sponsored by Ebewe Pharma
Company.
Method: Cross sectional survey by means of a questionnaire in 78 provincial hospitals
in 64 provinces and cities of Viet Nam were targeted during 1 month (from 1/4/2008
to 1/5/2008).
Results: 4.120 stroke-patients (male: 58% ; female: 42%, aged from 10 to 97, 62,4%
older than 60) were assessed based on the medical records. Ischemic stroke
represented 59.2% and hemorrhagic stroke 40.8%. Most stroke patients were
admitted to provincial hospitals after a mean delay of 42 hours following stroke onset .
Only 50% of hospitals have departments of neurology or neurologists available so that

stroke patients are often treated in medical wards, intensive care units or departments
of cardiology. Of 4.120 studied patients, the diagnosis was confirmed by CT Scan or
MRI in 3.414(82.9%). The average mRS of stroke patients discharged from hospital is
3(mRS 0: 3.5% ; mRS 1: 10.7% ; mRS 2:18.7% ; mRS 3: 26.2% ; mRS 4: 20.3% ;
mRS 5: 20.6% ) and mortality rate due to stroke is 4.6%, with the mean duration of
hospital stay of nearly 3 weeks.
Conclusion: This first hospital-based National Stroke Survey resulted from a cooperation between World Stroke Organization, the Ministry of Health and National
Medical Specialists Organizations. It showed that mostly severely affected stroke
patients, among them a high percentage of CT verified hemorrhages, are admitted
after a mean time delay of 42 hours. It is necessary to improve the quality of hospital
based - stroke care in Viet Nam by strategies of Education, Intervention and
Management of Stroke such as The Program of Cardinal Stroke Management of
Ministry of Health in cooperation with the WSO
Keywords: epidemiology survey, stroke, hospital, stroke care
1.Đặt vấn đề:
Tai biến mạch máu não là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật
[7]. Với sự tiến bộ của y học, tuy tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não ngày càng
giảm nhưng số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng [9]. Mức
độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện,
chẩn đoán và can thiệp. Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế hạn hẹp nên cơ sở hạ tầng
của đa số các bệnh viện còn thiếu thốn. Kiến thức về tai biến mạch máu não của
người dân cũng còn hạn chế. Hậu quả tỷ lệ tử vong và tàn tật của bệnh nhân tai biến
mạch não còn cao. Một số nghiên cứu đánh giá tình hình và thực trạng tai biến mạch
máu não ở các bệnh viện hoặc một số khu vực trong nước đã được thực hiện [2,6, 8].
Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chỉ thực hiện trên một phạm vi hẹp nên không có tính
đại diện cho từng miền hoặc cả nước. Do vậy, để cung cấp thông tin toàn cảnh về
thực trạng chẩn đoán, xử trí và quản lý bệnh nhân đột quỵ trong các bệnh viện từ
tuyến tỉnh trở lên trên cả nước cho các nhà quản lý và nhân viên y tế, Bộ y tế phối hợp
với Tổ chức Đột Quỵ thế giới, dưới sự tài trợ của công ty Ebewe Pharma, đã tiến hành
đề tài “Đánh giá tình hình và thực trạng chăm sóc đột quỵ trong các bệnh viện tuyến

tỉnh ở Việt Nam” với hy vọng sẽ có các chiến lược hữu hiệu về Chẩn đoán, Can
Thiệp và Quản lý đối với bệnh lý đột quỵ, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc và cải
thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đột quỵ cũng như gia đình họ.


2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, hồi cứu trên bệnh án lưu trữ
- Địa điểm nghiên cứu: 78 bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên trong 64 tỉnh
và thành phố trên cả nước.
- Thời gian nghiên cứu: 1 tháng (từ 1/4/2008 đến 1/5/2008)
- Sử dụng bộ câu hỏi điều tra của Tổ chức Đột quỵ Thế giới (Bộ câu hỏi này đã
được sử dụng ở Trung Quốc)
- Kết quả được xử lý bằng phầm mềm SPSS 15.0 và STATA
3. Kết quả
3.1. Thông tin chung về bệnh viện:
Bảng 1: Số bệnh viện có quy định đăng ký và lưu trữ hồ sơ bệnh nhân đột quỵ
Khu vực Miền Bắc
Miền Trung Miền Nam
Tổng số
Đăng ký đột quỵ

33
14
30
77
Không
0
1
0
1

Tổng số
33
15
30
78
100
80
60



40

Không

20
0
Miền bắc

Miền Trung

Miền Nam

Biểu đồ 1: Tỷ lệ máy chụp CLVT và CHT theo khu vực
Nhận xét: Tỷ lệ máy chụp CLVT/CHT cao nhất ở Miền Bắc (90,9%) và thấp nhất ở
Miền Nam (73,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3: Tỷ lệ Khoa Thần kinh theo khu vực
Khu vực Miền Bắc
Miền Trung Miền Nam
Tổng số

Khoa Thần kinh

19 (57,6%)
7 (46,7%)
13 (43,3%)
39(50%)
Không
14 (42,4%)
8 (53,3%)
17 (56,7%)
39 (50%)
Tổng số
33
15
30
78 (100%)
Nhận xét: Tỷ lệ Khoa Thần kinh ở Miền Bắc cao nhất (57,6%) và thấp nhất ở Miền
nam (43,3%) tuy nhiên sự khác biệt giữa các khu vực không có ý nghĩa thống kê.


100

93.3

90
73.3

80
60




40

Không

26.7

20

10

6.7

0
Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

Biểu đồ 2: Tỷ lệ các bệnh viện có đủ số bệnh nhân đột quỵ (>20 bệnh nhân/tháng)
Nhận xét: Tỷ lệ số bệnh viện có đủ bệnh nhân đột quỵ cao nhất ở miền Nam (93,3%)
và thấp nhất ở Miền Nam (73,3%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.2 Thông tin về bệnh nhân

40.8
Nhồi máu não
Chảy máu não


59.2

Biểu đồ 3: Tỷ lệ hai thể đột quỵ chính trong các bệnh viện tỉnh trên cả nước
Bảng 4: Thời gian trung bình từ lúc khởi phát đến khi nhập viện:
Miền Bắc
Thời
gian 54,3 ± 130,2
trung
bình
(giờ) (X±SD)

Miền Trung
36,1 ± 80,4

Miền Nam
35,6 ± 89,7

Chung
41,4
102,1

p
± < 0,05

Nhận xét: Miền Bắc bệnh nhân đột quỵ được chuyển đến bệnh viện tuyến tỉnh muộn
nhất (sau 54 giờ), miền Nam sớm nhất (35,6 giờ). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
nhưng nhìn chung hầu hết bệnh nhân đến viện muộn trến 3 giờ sau khi bệnh khởi phát.
Bảng 5: Thời gian nằm viện, điểm mRS và tỷ lệ tử vong khi xuất viện
Thời gian trung
bình

(ngày)
(X±SD)
Điểm mRS trung
bình
Tỷ lệ tử vong
(%)

Miền Bắc
15,7 ±
32,9

Miền Trung
16,5 ± 35

Miền Nam
12,3 ± 35,5

Chung
14,5 ± 34,6

P
< 0,05

3 ± 1,4

2,9 ± 1,4

3,3 ± 1,4

3,1 ± 1,4


>0,05

4,4

4,1

5

4,6

>0,05


Nhận xét: Thời gian nằm viện của khu vực Miền Nam ngắn nhất (12,3 ngày) và dài
nhất ở Miền Trung (16,5). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt về
tỷ lệ tử vong và điểm mRS khi ra viện.
4. Bàn luận
Theo kết quả thu được của nghiên cứu, hầu như tất cả các bệnh viện đều có quy định
lưu trữ hồ sơ của bệnh nhân đột quỵ. Chỉ có duy nhất một bệnh viện thuộc khu vực
Miền Trung không có quy định này. Điều này tạo thuận lợi cho các nghiên cứu về đột
quỵ trong bệnh viện. Số bệnh nhân chảy máu não vào các bệnh viện tuyến tỉnh trong
cả nước chiếm tỷ lệ khá cao (40,8%). Tỷ lệ này khác biệt với các nước trong khu vực
và trên thế giới như Singapore (24,5%)[5], Thái Lan (30%) [4], Ấn Độ (23%) [7],
Trung Quốc (18,8% đến 47,7%) [3], một số nước thuộc Tây Nam Mỹ (34,5%) [1]. Do
bệnh cảnh lâm sàng của chảy máu não thường nặng nên số bệnh nhân chảy máu não
được chuyển đến các bệnh viện tuyến tỉnh thường đông hơn các bệnh nhân bị nhồi
máu não. Điều này lý giải tại sao tỷ lệ chảy máu não thường có xu hướng cao hơn ở
các bệnh viện tuyến trên. Khi khởi phát đột quỵ, trung bình sau 42 tiếng bệnh nhân
mới được chuyển đến các bệnh viện tỉnh và các bệnh viện tuyến cao hơn. Điều này

làm khả năng điều trị thuốc tiêu huyết khối cho nhưng bệnh nhân bị nhồi máu não
thường khó thực hiện. Lý do của sự chậm trễ này một phần do hệ thống phân cấp
quản lý các bệnh viện theo tuyến, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế ở tuyến cơ
sở và kiến thức về bệnh lý tai biến mạch máu não (TBMMN) của người dân còn thấp.
Phương tiện để khẳng định chẩn đoán và phân loại tai biến mạch máu não là máy
chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, hoặc các loại máy chụp mạch não còn thiếu. Chỉ
có 82,9% trong số 4120 bệnh nhân nghiên cứu được khẳng định chẩn đoán bằng các
phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Hơn nữa, số bệnh viện có khoa Thần kinh hoặc bác
sỹ chuyên ngành thần kinh chỉ chiếm 50% tổng số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương
trong cả nước, do vậy việc chẩn đoán TBMMN thường chậm trễ và không chính xác.
Do các điều kiện đã đề cập trên đây, kết quả điều trị bệnh nhân TBMMN ở các bệnh
viện từ tuyến tỉnh trở lên còn chưa tốt. Điểm thang Rankin cải biến (modified Rankin
Scale) khi xuất viện là 3 với thời gian nằm viện trung bình kéo dài gần ba tuần. Điều
này có nghĩa mức độ di chứng của bệnh nhân sau khi xuất viện khá cao. Như vậy,
gánh nặng chăm sóc bệnh nhân TBMMN đối với gia đình và xã hội trong thời gian
lâu dài sẽ rất nặng nề.
5. Kết luận
Qua khảo sát các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên trong cả nước, chúng tôi
nhận thấy việc chẩn đoán, xử trí và quản lý bệnh nhân đột quỵ còn gặp nhiều khó
khăn. Do vậy, tỷ lệ bệnh nhân bị di chứng nặng (điểm mRS>1) sau khi ra viện còn
khá cao. Hậu quả, gánh nặng bệnh tật do đột quỵ đối với bệnh nhân và gia đình sẽ rất
nặng nề. Để cải thiện tình trạng này. Bộ Y Tế, các cấp chính quyền và các bệnh viện
cần có các chiến lược cụ thể, hữu hiệu về Chẩn đoán, Can thiệp và Quản lý bệnh nhân
đột quỵ (như chương trình Chẩn đoán và Xử trí cơ bản Đột quỵ do Bộ Y Tế và Tổ
chức Đột quỵ Thế Giới phối hợp tổ chức, với sự tài trợ của công ty Ebewe Pharma)
nhằm nâng cao chất lượng điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và
gia đình.
Tài liệu tham khảo
1. Anne W. Alexandrov, Annabelle Y. Lao, and James L. Frey (2007), Stroke in
Southwest Native Americans, International Journal of Stroke, 2: 62.



2. Đặng Quang Tâm (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tai biến
mạch máu não tại thành phố Cần Thơ, Luận án tiến sỹ.
3. Ming Liu et al (2007), Stroke in China: epidemiology, prevention and
management strategies, Lancet Neurol, 6: 456-464
4. Nipon Poungvarin (2007), Burden of Stroke in Thai Lan, International Journal
of Stroke, 2: 127-128
5. N. Venketasubramanian and C. L. H. Chen (2008), Burden of Stroke in
Singapore, International Journal of Stroke, 3: 51-54
6. Nguyễn Văn Thông (2004), Nhận xét đặc điểm, tính chất, cơ cấu bệnh tại
trung tâm Đột quỵ bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 1/2003 đến tháng 1/2004,
Tạp chí Y Học Việt Nam, 301: 3-11.
7. Praful M. Dalal, MD (2006), Burden of stroke: Indian perspective,
International Journal of Stroke, 1: 164-166
8. Trần Văn Tuấn (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch
máu não tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ.
9. Tim England, Paul Martin, and Philip M. W. Bath (2009), stem cells for
enhancing recovery after stroke: a review, 4: 101-110



×