Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Nghiên cứu tình hình đội ngũ cán bộ và trang thiết bị y tế chủ yếu tại các bệnh viện đa khoa huyện, tỉnh Bến Tre năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.43 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ



TRẦN NGỌC NHÂN



NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHỦ YẾU TẠI
CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN,
TỈNH BẾN TRE NĂM 2012



LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Cần Thơ – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ



TRẦN NGỌC NHÂN



NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHỦ YẾU TẠI
CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN,


TỈNH BẾN TRE NĂM 2012


Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số: 62727605.CK
LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. PHẠM VĂN LÌNH
Cần Thơ – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu điều tra được thực hiện tại tất cả các Bệnh viện đa khoa
huyện thuộc tỉnh Bến Tre năm 2012. Các kết quả nêu trong luận án là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả của luận án
Trần Ngọc Nhân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Phòng Đào tạo sau
Đại học, Khoa Y tế Công cộng, Quý Thầy, Quí Cô trong Hội đồng thi tốt
nghiệp Luận án Bác sĩ Chuyên khoa Cấp II, chuyên ngành Quản lý Y tế, khóa
học năm 2011-2013.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Lình,
người Thầy đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện
sửa chữa và hoàn thành luận án tốt nghiệp .
Các đồng chí Lãnh đạo các Bệnh viện đa khoa huyện thuộc tỉnh Bến
Tre, các đồng nghiệp đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thiết đã chia sẻ và luôn

đồng hành cùng tôi trong mọi chặng đường của cuộc sống.
Trần Ngọc Nhân
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
BNV : Bộ Nội vụ
BGĐ : Ban Giám đốc
BSCKI : Bác sỹ chuyên khoa cấp I
BSCKII : Bác sỹ chuyên khoa cấp II
BV : Bệnh viện
BVĐK : Bệnh viện đa khoa
BVĐKKV : Bệnh viện đa khoa khu vực
BXD : Bộ Xây dựng
BYT : Bộ Y tế
cas : Trường hợp
CB : Cán bộ
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CĐHA : Chẩn đoán hình ảnh
CLS : Cận lâm sàng
CM : Chuyên môn
CP : Chính phủ
CV : Chuyên viên
DS : Dân số
DSĐH : Dược sỹ Đại học
DS-KHHGĐ : Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
DSTH : Dược sỹ Trung học
ĐD : Điều dưỡng
ĐH : Đại học
ĐT : Điện tim
đv : Đơn vị
HC : Hành chính

KTV : Kỹ thuật viên
KTVD : Kỹ thuật viên Dược
KTVY : Kỹ thuật viên Y
LLCT : Lý luận chính trị
LS : Lâm sàng
NĐ : Nghị định
NHS : Nữ hộ sinh
QL : Quản lý
QLBV : Quản lý bệnh viện
QLCS : Quản lý chăm sóc
QLNN : Quản lý nhà nước
t : Tuổi
TB : Trung bình
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TH : Trung học
TMH : Tai mũi họng
TT : Thông tư
TTB : Trang thiết bị
TS : Tiến sỹ
UBND : Ủy ban nhân dân
RHM : Răng hàm mặt
SA : Siêu âm
XN : Xét nghiệm
XQ : X-quang
YS : Y sỹ
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn

Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng phân theo loại cán bộ tại 07 BV đa khoa huyện thuộc tỉnh Bến Tre năm
2012 40
Bảng 3.2. Số lượng của đội ngũ cán bộ phân theo chức danh nghề nghiệp tại 07 BV đa
khoa huyện thuộc tỉnh Bến Tre năm 2012 40
Bảng 3.3. Số lượng của đội ngũ cán bộ tại 07 BV đa khoa huyện thuộc tỉnh Bến Tre năm
2012 so với định biên theo Thông tư 08 42
Bảng 3.4. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tại 07 BV đa khoa huyện năm 2012 43
Bảng 3.5. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Y tại 07 BV đa khoa huyện thuộc tỉnh
Bến Tre năm 2012 44
Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Dược tại 07 BV đa khoa huyện thuộc
tỉnh Bến Tre năm 2012 44
Bảng 3.7. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ khác tại 07 BV đa khoa huyện thuộc
tỉnh Bến Tre năm 2012 45
Bảng 3.8. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận của 07 BV đa khoa huyện 46
Bảng 3.9. Tỷ lệ cơ cấu chuyên môn của 07 BV đa khoa huyện 47
Bảng 3.10. Tỷ lệ cán bộ y tế trên giường bệnh của 07 BV đa khoa huyện 48
Bảng 3.11. Cơ cấu tuổi và giới tính của đội ngũ cán bộ y tế tại 07 BV đa khoa huyện 49
Bảng 3.12. Số lượng và tình hình hoạt động của máy siêu âm 49
Bảng 3.13. Số lượng và tình hình hoạt động của máy x-quang 50
Bảng 3.14. Số lượng và tình hình hoạt động của máy điện tim 51
Bảng 3.15. Hiệu quả hoạt động của máy siêu âm 52
Bảng 3.16. Hiệu quả hoạt động của máy x-quang 53
Bảng 3.17. Hiệu quả hoạt động của máy điện tim 53
Bảng 3.18. Trình độ sử dụng máy siêu âm, x-quang, điện tim tại 07 BV đa khoa huyện 54
Bảng 3.19. Số lượng Kỹ sư Y sinh học, Kỹ sư Điện tử tin học, Kỹ sư Cơ điện, Cán bộ bảo

dưỡng máy siêu âm, x-quang, điện tim tại 07 BV đa khoa huyện 55
Bảng 3.20. Diện tích, nhiệt độ phòng lắp đặt máy siêu âm, x-quang tại 07 BV đa khoa
huyện thuộc tỉnh Bến Tre năm 2012 56
Bảng 3.21. Số lần kiểm chuẩn, bảo dưỡng và số lần kiểm tra máy siêu âm, x-quang, điện
tim trong năm 56
Bảng 3.22. Số lần hỏng hóc và thời gian sửa chữa các máy siêu âm, x-quang, điện tim tại
các BV 57
Bảng 3.23. Nhu cầu về số lương cán bộ cần bổ sung tại các BV trong năm 2013 58
Bảng 3.24. Nhu cầu về số lương cán bộ cần bổ sung tại các BV trong năm 2014 58
Bảng 3.25. Nhu cầu về số lương cán bộ cần bổ sung tại các BV trong năm 2015 59
Bảng 3.26. Số lượng BS cần có tại các BV đến năm 2015 59
Bảng 3.27. Số lượng Dược sỹ Đại học cần có tại các BV đến năm 2015 59
Bảng 3.28. Số lượng BS có trình độ Sau đại học cần có tại các BV đến năm 2015 60
Bảng 3.29. Số lượng đội ngũ Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên có trình độ Đại học
hoặc Cao đẳng cần có tại các BV đến năm 2015 61
Bảng 3.30. Nhu cầu về chuyên khoa cần đào tạo tại 07 BV đa khoa huyện đến năm 2015 62
Nhu cầu về chuyên khoa cần đào tạo tại các BV đa khoa huyện đến năm 2015 như sau: Ở
chuyên khoa Nội và chuyên khoa Nhi 9 BS; chuyên khoa Ngoại và chuyên khoa Sản 11
BS ; Các chuyên khoa lẽ (Mắt-Tai Mũi Họng-Răng Hàm Mặt) 3 BS ; chuyên khoa YHCT
4 BS ; chuyên khoa Dược lâm sàng 02 DS ; chuyên khoa CĐHA 4 BS ; chuyên khoa Xét
nghiệm 2 BS 62
Bảng 3.31. Nhu cầu về số lượng máy siêu âm, x-quang, điện tim của các BV đa khoa
huyện đến năm 2015 63
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe ban đầu và đầu tư cho y tế cơ sở luôn là ưu tiên hàng
đầu trong sự nghiệp phát triển y tế ở Việt Nam. Trước tình hình mới, năm
2002, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra chỉ thị về củng cố và hoàn
thiện mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, trong đó đề cao vai trò của y tế
cơ sở và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, chỉ

đạo đổi mới phương thức hoạt động và tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở cả về
nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng [1]. Sau đó một loạt các chính sách đã
được ban hành nhằm tăng cường năng lực cho y tế cơ sở như: ban hành và
thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010 [25] và đến nay đã
có 55,5% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc
vùng khó khăn giai đoạn 2008-2010 trong đó tập trung đầu tư xây dựng trạm
y tế xã đạt chuẩn quốc gia cho các xã hiện chưa có trạm y tế thuộc vùng khó
khăn [44]; tăng cường nguồn nhân lực và năng lực của cán bộ y tế qua việc
thực hiện Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các
tỉnh miền Bắc và miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây
Nguyên theo chế độ cử tuyển [45]; Đề án 1816 về luân phiên cán bộ về hỗ trợ
tuyến dưới nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho các bệnh viện
tuyến dưới trong cung ứng dịch vụ, khắc phục tình trạng quá tải và nâng cao
chất lượng dịch vụ bệnh viện; nâng cao chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế
thôn bản [41].
Để thực hiện các chính sách chủ yếu nhằm thực hiện các mục tiêu chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà Chính phủ và ngành y tế Việt Nam đã đề
ra thì việc quản lý nguồn lực là một hoạt động hết sức quan trọng. Quản lý
nguồn nhằm thực hiện các mục tiêu huy động, phân phối và sử dụng các loại
nguồn lực một cách công bằng, hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm. Tính hiệu
2
quả chú trọng đến trình độ trang bị kỹ thuật, phương pháp phân phối nguồn
lực, hiệu lực quản lý hành chính và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho nhân
dân. Tính công bằng đòi hỏi phải cung cấp các dịch vụ y tế bằng nhau cho
những người có cùng mức độ bệnh tật như nhau, hay nói cách khác, ai có nhu
cầu cần được chăm sóc y tế nhiều hơn thì được đáp ứng nhiều hơn.
Để có cơ sở xác định được thực trạng nguồn lực y tế tại các bệnh viện
đa khoa huyện thuộc tỉnh Bến Tre, khảo sát những yếu tố cần thiết đến sự
phát triển các nguồn lực trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo, từ đó
có giải pháp thích hợp để huy động, phân phối và sử dụng các loại nguồn lực

một cách công bằng, hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm nhằm hoàn chỉnh về tổ
chức, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và chất lượng phục vụ người
bệnh, đầu tư phát triển bệnh viện trong từng giai đoạn thích hợp và trên cơ sở
tìm hiểu, đánh giá các nguồn lực nhằm phân tuyến kỹ thuật trong điều trị, xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí lao động và thực hiện các chế độ
chính sách phù hợp đối với công chức, viên chức bệnh viện. Xuất phát từ
những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu tình hình đội ngũ cán
bộ và trang thiết bị y tế chủ yếu tại các bệnh viện đa khoa huyện, tỉnh Bến Tre
năm 2012” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Xác định thực trạng đội ngũ cán bộ và trang thiết bị y tế chủ yếu cho
công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện đa khoa huyện thuộc tỉnh Bến Tre
năm 2012.2.
2. Xác định nhu cầu cán bộ và trang thiết bị y tế chủ yếu phục vụ cho
công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện đa khoa huyện thuộc tỉnh Bến Tre
năm 2015.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1. 1. Tình hình nhân lực và trang thiết bị y tế ở một số nước trên thế giới
1.1.1. Tình hình nhân lực y tế ở một số nước trên thế giới
Nguồn nhân lực của một quốc gia hay một vùng, một khu vực, một địa
phương là tổng hợp các tiềm năng lao động của con người có được trong một
thời điểm xác định. Xét về phương diện cấu thành, nguồn nhân lực là một bộ
phận trong dân số. Như vậy nguồn nhân lực còn là chỉ số dân, cơ cấu dân số,
và chất lượng con người với tất cả tiềm năng của nó trong phát triển kinh tế
xã hội [15]. Đối với ngành Y tế, muốn thực hiện được nhiệm vụ của mình đòi
hỏi phải có nguồn nhân lực phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng - nghĩa là
phải có một đội ngũ cán bộ y tế với số lượng, trình độ và cơ cấu hợp lý, có
sức khỏe, có năng lực chuyên môn và y đức nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tùy theo tình hình kinh tế, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những đường
lối, chính sách y tế hoạch định phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn phát
triển. Thê giới hiện nay có nhiều hệ thống y tế khác nhau đang tồn tại, mỗi
quốc gia có những chương trình và chính sách y tế khác nhau, quy mô và
phân bổ nhân lực cũng khác nhau. Tuy nhiên những nội dung cơ bản của việc
cung ứng nhân lực y tế trên thế giới hiện nay đều bao gồm: Qui mô, phân bổ
(theo địa lý, theo nghề nghiệp, theo các kỹ năng cơ bản, theo thể chế, theo
tuổi và giới), tuyển dụng, sử dụng và đào tạo. Mục đích là cung cấp nhân lực
trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực liên quan không chỉ đơn thuần về mặt
chăm sóc sức khoẻ, mà còn thực hiện các chức năng của y tế cộng đồng và
các hoạt động bảo vệ sức khoẻ theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới [5] .
4
Trong đa phần các trường hợp vấn đề này liên quan đến cả các khu vực tư
nhân và khu vực y tế công.
1.1.1.1. Quy mô và cơ cấu của nhân lực y tế ở một số nước châu Á và trên
thế giới
Theo tài liệu của Ban Khoa giáo Trung ương năm 2004, thống kê cho
thấy số Bác sĩ/vạn dân của một số quốc gia thuộc các nước khu vực Châu Á
như sau: Mongolia có dân số 2,6 triệu người thì có 27,8 BS/10.000 dân; New
Zealand với 3,8 triệu dân có 21,9 BS/10.000 dân; Nhật Bản 126,5 triệu dân có
20,2 BS/10.000 dân; Hàn quốc 46,5 triệu dân có 18 BS/10.000 dân; Trung
Quốc 1.273,6 triệu dân có 16,4 BS/10.000 dân; Singapore 3,5 triệu dân có 14
BS/10.000 dân; Philippin 74,5 triệu dân có 11,5 BS/10.000 dân; Brunei 0,3
triệu dân có 9,95 BS/10.000 dân; Lào 5,3 triệu dân có 6,1 BS/10.000 dân;
Malaysia 21.83 triệu dân có 6,1 BS/10.000 dân; Việt nam có 78,7 triệu dân có
5,6 BS/10.000 dân; Thái Lan có 60,8 triệu dân có 2,9 BS/10.000 dân;
Indonesia có 209,3 triệu dân có 1,3 BS/10.000 dân.
Nhân lực y tế khu vực Tây Thái Bình Dương về qui mô từ tỷ lệ nhân
viên y tế/vạn dân khoảng 11/10.000 ở Australia và New Zealand, tỷ lệ này
chưa đến 1/vạn dân ở Paqua New Guinea và các đảo Solomon [5], [38], [77].

Các nước đều có sự thiếu hụt nhân viên y tế ở mức độ nào đó, đặt biệt là thiếu
nhân viên có kinh nghiệm. Những nước có nguồn cung ứng thấp gặp những
vấn đề về cung ứng thuần tuý. Những nước có tỷ lệ cung ứng cao thì vấn đề
gặp phải thường là về mặt cơ cấu, chủ yếu là thiếu hụt nhân lực tại chỗ, cán
bộ chuyên khoa.
Về số lượng Điều dưỡng/BS ở một số nước: Indonesia có 5,6 ĐD/1 BS;
Thái Lan có 4,1 ĐD/1 BS; Philippine có 3,9 ĐD/1 BS; Malaysia có 5,6 ĐD/1
BS; Singapore có 2,8 ĐD/1 BS; Campuchia có 2,3 ĐD/1 BS; Hàn Quốc có
5
1,8 ĐD/1 BS; Myanmar có 1,5 ĐD/1 BS; Việt Nam có 1,3 ĐD/1 BS; Nepal
có 1,0 ĐD/1 BS; Trung Quốc có 0,8 ĐD/1 BS.
Về số lượng Dược sĩ Đại học/10.000 dân ở một số nước: Monaco có
21,8; Bỉ có 14; Phần Lan có 14; Tây Ban Nha có 11; Italy có 10; Pháp có 10;
Ailen có 7,8; Bồ Đào Nha có 7,5; Luxemboug có 6,9; Hy Lạp có 6,9; Thuỵ
Điển có 6,7; Thụy Sỹ có 6,2; Pakistan có 3,4; Việt Nam có 0,75; Srilanka có
0,4.
1.1.1.2. Phân bổ nhân lực y tế ở các nước trên thế giới
Phân bố nhân lực theo địa lý và phân bố theo chuyên môn. Tuy nhiên,
trong thực tế hai yếu tố này thường kết hợp chặt chẽ với nhau (ví dụ khu vực
nông thôn thiếu nhân viên y tế đồng nghĩa với thiếu BS). Những vấn đề khác
nhau bao gồm: Cơ cấu nhân lực y tế, dư thừa chuyên khoa, phân bố theo thể
chế hành chính, theo tuổi và theo giới.
Ở Châu Á, vấn đề tồn tại là mất cân bằng về địa lý, thường là thừa nhân
lực ở khu vực thành thị trong khi lại thiếu ở khu vực nông thôn. Mặt dù
Philippin thông báo cho thấy thừa BS và Điều dưỡng thì cân bằng nhân lực y
tế thành thị/nông thôn lại không cho thấy điều đó. Vấn đề thật sự có thể là có
nhiều sinh viên tốt nghiệp, song đa phần trong số họ không muốn làm việc ở
nông thôn và kết quả là tạo ra sự di chuyển nhân lực y tế. Về mặt cân đối
nhân lực y tế ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Camphuchia có nguồn nhân
lực chưa đạt tiêu chuẩn, Philippin thiếu cán bộ trong lĩnh vực y tế công cộng

và cán bộ được đào tạo các kỹ năng dựa vào cộng đồng để đảm trách những
chương trình phòng dịch hiệu quả [5], [77].
Vấn đề cốt yếu vẫn là thiếu nhân lực nông thôn hoặc các vùng sâu,
vùng xa, thậm chí kể cả ở những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội thấp
thuộc thành thị.
6
Tất cả các nước khu vực Tây Thái Bình Dương đều có sự mất cân bằng
về cơ cấu trong và giữa các nhóm nghề nghiệp, thiếu các kỹ năng thích hợp
để đáp ứng các yêu cầu tại chỗ hoặc trong những hoàn cảnh thay đổi. Phạm vi
của những vấn đề này rất khác nhau giữa các nước. Ở Mông Cổ, vấn đề chủ
yếu là thừa BS, nhưng có rất nhiều BS có bằng cấp, lại đang làm việc ngoài
lĩnh vực y tế. Ở Australia, thiếu hụt nhân viên thường gặp ở những chuyên
khoa đặc biệt như sức khoẻ tâm thần, phẫu thuật chỉnh hình, hồi sức cấp cứu
và gây mê [38], [77].
1.1.1.3. Một số vấn đề y tế và nhân lực y tế của các nước kém phát triển
Các nước kém phát triển (phần lớn là các nước thuộc địa cũ) đều nằm
trong vòng xoắn: đói nghèo, lạc hậu dẫn đến tình trạng kinh tế, chính trị, xã
hội không ổn định, từ đó có nhiều bệnh tật phát sinh và hậu quả là càng đói
nghèo, lạc hậu.
Hậu quả của quá trình thuộc địa là hệ thống y tế vốn đã kém phát triển,
lại mất cân đối giữa hai khu vực: khu chữa bệnh tương đối phát triển, còn khu
vực phòng bệnh thì rất yếu kém, mặc dù các nhà lãnh đạo đều ý thức được
rằng cần phải dự phòng bệnh là chính. Điều này cần phải đầu tư rất lớn, trong
khi lại có nhiều ưu tiên cấp bách khác, tình hình an ninh chính trị không ổn
định, do điều kiện sống của đại đa số dân cư rất thấp, trình độ dân trí còn lạc
hậu…
Các cơ sở y tế chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Rất nhiều vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa trắng về y tế, ở đây người ốm rất khó khăn trong tiếp
cận dịch vụ y tế. Các tập tục lạc hậu về chữa bệnh còn đè nặng lên người dân:
Thầy mo, thầy cúng làm cả chức năng “thầy thuốc”.

Các BS được đào tạo trong nước và nước ngoài chủ yếu tập trung ở các
đô thị và làm tư. Điều dưỡng được đào tạo chính quy cũng vậy. Rất nhiều BS,
Điều dưỡng có chuyên môn cao sang các nước phát triển làm việc để có thu
7
nhập cao, có điều kiện làm việc, phát triển chuyên môn, đồng thời đảm bảo
cuộc sống gia đình tốt hơn [5]. Phần lớn nguồn tài lực, vật lực và nhân lực y
tế cho các nước này là từ các chương trình trợ giúp của cộng đồng quốc tế
(Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân đạo).
1.1.2. Tình hình trang thiết bị y tế ở một số nước trên thế giới
Xu hướng tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế
giới. Toàn cầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên
thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên có sự kéo theo những nhu cầu
mới ngày càng đa dạng và phong phú, vì vậy nhu cầu về chăm sóc sức khỏe
ngày càng được nâng cao. Trong năm 2008, nền kinh tế thế giới đã trải qua
nhiều biến động với sự tăng giảm kỷ lục giữa giá cả và hàng hóa, hệ thống tài
chính rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế một số nước phát triển cũng có nguy
cơ bị ảnh hưởng nặng nề - suy thoái lớn nhất từ thập niên 70 trở lại đây.
Nhiều quốc gia phải đối mặt với các thách thức lớn: Gánh nặng của các dạng
bệnh tật, sự thay đổi dân số, kỳ vọng về chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng,
chi phí cho chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn trong khi khả năng chi trả có
giới hạn [59].
Do vậy, chăm sóc sức khỏe vẫn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của mọi
quốc gia, mọi thời đại và tùy theo tình hình kinh tế của mỗi nước mà đường
lối chính sách được hoạch định phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn phát
triển. Các tổ chức hài hòa với các mục tiêu của từng giai đoạn phát triển. Các
tổ chức hài hòa các thủ tục trên toàn cầu đã tập hợp các nhà quản lý có kinh
nghiệm, các nhà sản xuất, nhà cung cấp trang thiết bị y tế cùng nhau trao đổi,
thảo luận để thống nhất các thủ tục quản lý trang thiết bị cho mọi quốc gia.
Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tổ chức phi lợi nhuận và nhóm
hài hòa các thủ tục trên toàn cầu. Hình thành sự thống nhất chung trong công

tác hòa hợp các quy định, các thủ tục quản lý trang thiết bị y tế tại các nước
8
trong khu vực Châu Á, tăng cường sự hiểu biết về các lợi ích của hòa hợp
trong khu vực, hỗ trợ quá trình triển khai thực hiện về lĩnh vực trang thiết bị y
tế. Ngoài ra còn có nhóm công tác về các sản phẩm y tế - Ủy ban tư vấn về
tiêu chuẩn, chất lượng ASEAN, đồng thời nghiên cứu và đề xuất một quy
trình khả thi phê duyệt nhanh các sản phẩm mà nhà quản lý trang thiết bị y tế
các nước đều đồng thuận, hình thành một hệ thống cảnh báo chung trong khu
vực đối với các sản phẩm kém phẩm chất hoặc không an toàn, thúc đẩy và hỗ
trợ quá trình xin gia nhập tổ chức hòa hợp các thủ tục trong khu vực Châu Á
của các nước thành viên ASEAN.
Hệ thống y tế các nước cũng khác nhau tùy theo mức độ cung cấp dịch
vụ mà thuộc loại một hay hai thành phần. Ở Canada thì hệ thống chăm sóc
sức khỏe chủ yếu từ Nhà nước. Mô hình hệ thống y tế của các nước XHCN
trước đây và một số nước Châu Âu như Anh, ở Bắc Mỹ như Canada thì nhà
nước chịu hoàn toàn chi phí. Mô hình y tế phổ biến của các nước hiện nay là
có nhiều mức độ chi trả khác nhau và Nhà nước chỉ chi trả khi cần thiết. Chi
phí cho hoạt động khám chữa bệnh ở các nước đang ngày càng gia tăng một
cách đáng lo ngại, sự gia tăng các chi phí này do nhiều nguyên nhân, trong
khi đó việc xuất hiện ngày càng nhiều các trang thiết bị chẩn đoán và điều trị
cũng là nguyên nhân của việc gia tăng chi phí khám chữa bệnh cho người dân.
Ở Mỹ, chi phí y tế bình quân cho một đầu người vào năm 1968 là 1.827 USD
và trong năm 2010 là 8.228 USD [72].
Sự bất bình đẳng trong khám chữa bệnh ngày càng lớn, việc gia tăng các
chi phí khám chữa bệnh đã làm cho người dân có thu nhập thấp, thu nhập
trung bình không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc chăm sóc
sức khỏe, đặc biệt là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có trang thiết bị kỹ thuật
cao, việc người dân thiếu các thông tin về y tế cũng gây nên sự bất bình đẳng
9
trong khám chữa bệnh do sự tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị

hạn chế [72].
Sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe là thước đo chất lượng hoạt động
hệ thống y tế của mọi quốc gia. Dịch vụ y tế là dịch vụ không thể khoán trắng
cho cơ chế thị trường điều tiết mà phải có sự can thiệp hữu hiệu của Nhà nước
bằng các chính sách và đường lối kịp thời thích hợp theo từng giai đoạn phát
triển, sao cho mọi người dân mọi quốc gia đều được hưởng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe tốt nhất, vì sức khỏe là loại hàng hóa đặc biệt “không có sức khỏe là
không có tất cả và mất sức khỏe là mất tất cả” [59].
1.2. Tình hình nhân lực và trang thiết bị y tế ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
1.2.1. Tình hình nhân lực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11 đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 đạt
được 9 BS trên một vạn dân, hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng
lưới y tế cơ sở, tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y
đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế [53].
Phát triển đội ngũ nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý
được Bộ Y tế xác định là mục tiêu chính trong Quy hoạch phát triển nhân lực
y tế giai đoạn 2011–2020 [17]. Kế hoạch 5 năm của ngành y tế bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011–2015 đã được Bộ Y tế phê
duyệt, đặt ra chỉ tiêu đến 2015 80% số xã có BS làm việc; trên 95% số xã có
Nữ hộ sinh hoặc Y sỹ sản nhi, phấn đấu 90% số thôn bản trong toàn quốc có
nhân viên y tế hoạt động [18]. Quy định mới với các nội dung cụ thể hơn về
chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản được ban hành [36], giúp
nhân viên y tế thôn bản hiểu rõ hơn nhiệm vụ, quyền lợi của mình và các cơ
quan quản lý có thể tổ chức tốt hơn mạng lưới y tế thôn bản. Đầu năm 2011,
một số văn bản về hoàn thiện công tác tổ chức và nhân sự của ngành y tế đã
10
được ban hành, như hướng dẫn biên chế cho Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa
gia đình [32], tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức năng, nhiệm vụ cho một số ngạch
viên chức của ngành y tế chưa có mã ngạch [33], [34]. Một số văn bản liên

quan đến chế độ tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân lực y tế tiếp tục được
bổ sung, hoàn thiện, như: Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số
64/2009/NĐ-CP, ngày 30/7/2009, về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế
công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [7]. Chính phủ
đã ban hành Nghị định 56/2011/NĐ-CP, ngày 4/7/2011, quy định chế độ phụ
cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế
công lập, theo đó, mức phụ cấp ưu đãi từ 20% đến 70% mức lương ngạch, bậc
hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
của đối tượng được hưởng, tùy theo tính chất công việc.
Các kết quả đã đạt được trên lĩnh vực y tế trong những năm qua:
Số lượng và chất lượng nhân lực y dược được cải thiện: Số lượng nhân
lực y tế tiếp tục duy trì xu hướng đi lên của thập kỷ qua. Số Y-BS trên một
vạn dân tăng lên (12,52 vào năm 2009 so với 12,23 của năm 2008), số BS
trên vạn dân tăng thêm 0,07 (từ 6,52 lên 6,59) và số lượng Điều dưỡng trên
một vạn dân cũng tăng (8,82 của năm 2009 so với 7,78 của năm 2008). Về
nhân lực Dược bậc Đại học, do số liệu năm 2009 không bao gồm Dược sỹ
khu vực sản xuất, kinh doanh dược, nên số Dược sỹ trên một vạn dân chỉ còn
là 0,38 (nếu tính cả khu vực sản xuất và kinh doanh tỷ số năm 2009 là 1,78 và
năm 2008 là 1,22) [20]. Tỷ lệ nhân lực y tế bậc Đại học và Sau đại học gần
như không thay đổi. Năm 2008 tỷ lệ này là 27%, đến năm 2009 chỉ còn 26%.
Tỷ lệ xã có BS làm việc tăng lên 67,7%, so với 65% của 2008. Số trạm y tế xã
đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là 65,4%. Tỷ lệ trạm y tế xã có Y sỹ sản nhi
hoặc Hộ sinh làm việc đạt chỉ tiêu đề ra là trên 95% (95,7%). Tỷ lệ thôn, bản,
ấp của xã, thị trấn có nhân viên y tế hoạt động đạt gần 97% [20].
11
Số lượng tuyển sinh bậc Đại học và Sau đại học tăng rõ rệt: Mạng lưới
đào tạo nhân lực y tế bao gồm 25 trường/khoa Đại học, 34 trường cao đẳng y
tế, 42 trường trung cấp y dược. Ngoài ra còn có 6 viện nghiên cứu, 7 BV tham
gia đào tạo mới ở các bậc Sau đại học, trung cấp. Trong số 25 trường/khoa
Đại học có cả các trường ngoài công lập và các trường đào tạo đa ngành. Số

lượng tuyển sinh bậc Đại học và Sau đại học tăng rõ rệt. Ở bậc Đại học, chỉ
tiêu đào tạo Đại học đã tăng từ 6360 (năm 2004) lên tới 16 900 (năm 2011).
Đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ, BS nội trú, BS chuyên khoa I và chuyên khoa II
cũng tăng. Chỉ tiêu đào tạo Sau đại học năm 2004 là 3098 học viên, đến năm
2010 lên tới 5170 và năm 2011 là 6248 (theo báo cáo tình hình tuyển sinh của
Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế, năm 2010). Tổng số sinh viên Đại học
khối ngành y tốt nghiệp Đại học năm 2010 là 7897. Với các loại hình nhân
lực y tế cơ bản là BS, Dược sỹ đại học và Điều dưỡng, số lượng sinh viên tốt
nghiệp hằng năm đã tăng khá nhanh. Năm 2008, có 2365 sinh viên y khoa,
817 sinh viên Dược đại học và 790 sinh viên Điều dưỡng tốt nghiệp. Năm
2010, đã có 4069 sinh viên y khoa, 1583 sinh viên Dược đại học và 1710 sinh
viên Điều dưỡng tốt nghiệp, tức là khoảng gấp đôi năm 2008. Các con số này
cho thấy nguồn cung ứng nhân lực y tế đã được cải thiện đáng kể.
Các hình thức đào tạo nhân lực y tế cho các vùng khó khăn tiếp tục được
triển khai: Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, từ năm 2008,
Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu
xã hội và triển khai hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Năm 2008 có 10
trường Đại học tuyển được 1775 sinh viên (y khoa, dược đại học, cử nhân các
loại) và đạt 57,8% so với đề nghị của 47 địa phương/đơn vị; năm 2009 có 13
trường đại học tuyển được 2305 sinh viên, đạt trên 71,1% so với yêu cầu của
38 địa phương, đơn vị; năm 2010 vẫn có 13 trường đại học tuyển 3617 sinh
viên, đạt 98,4% so với yêu cầu [9].Đề án Đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó
12
khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng Đồng bằng
sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển triển khai từ 2007
đến 2018. Trong 3 năm từ 2007 đến 2009, đã tuyển được 1488 sinh viên y
khoa và 306 sinh viên dược đại học, đa số trong đó là người dân tộc ít người
[10]. Đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo đã trở về địa phương công tác, góp
phần củng cố nguồn nhân lực y tế cho các vùng khó khăn.
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục bước đầu được triển khai: Cho

đến hết năm 2010, toàn bộ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y dược đã
và đang thực hiện kiểm định theo các tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
hầu hết đều ở giai đoạn kết thúc tự kiểm định nội bộ và hiện đang chờ kiểm
định từ bên ngoài. Cải cách trong giáo dục y học bước đầu được thực hiện ở
các cơ sở đào tạo [4].
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhân lực y tế được thực hiện thường xuyên:
Chương trình đào tạo, nội dung đào tạo và hình thức đào tạo đa dạng và
phong phú hơn [69]. Hầu hết các đề án, dự án đầu tư cho hệ thống y tế các
khu vực đều có bao gồm một cấu phần về đào tạo lại, đào tạo liên tục cán bộ y
tế, như: Đề án nâng cấp BV huyện từ 2006–2009 [39]; Dự án Tăng cường
năng lực đào tạo y tế công cộng cho trường Đại học Y tế Công cộng; Dự án
Đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng do Tổ chức NUFFIC Hà Lan tài trợ (2007–
2009); Dự án Nâng cao năng lực giảng dạy trong các trường cao đẳng, trung
cấp y tế; Một hình thức bồi dưỡng chuyên môn của ngành được thể hiện trong
Đề án 1816 [27]…. Sau hơn hai năm thực hiện đã có 2504 kỹ thuật thuộc 26
chuyên ngành được chuyển giao cho tuyến tỉnh; 702 kỹ thuật KBCB được
chuyển giao cho tuyến huyện, 12.066 cán bộ y tế tuyến huyện được tham gia
các lớp tập huấn; 1815 trạm y tế xã được BV huyện hỗ trợ kỹ thuật [49].
Nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ, vốn vay nước ngoài hỗ
trợ phát triển nhân lực y tế được thực hiện.
13
Một số khó khăn, bất cập của ngành y tế Việt Nam trong những năm qua:
- Một số chỉ số về nhân lực y tế còn thấp so với chỉ tiêu đề ra.
- Phân bố nhân lực y tế bất hợp lý theo vùng miền, lĩnh vực.
- Quản lý sử dụng, chính sách đãi ngộ nhân lực y tế còn nhiều hạn chế:
Theo Niên giám thống kê 2009, số lượng BS hệ công lập chỉ tăng lên 453
người so với năm 2008, trong khi số lượng sinh viên y khoa (BS đa khoa, BS
y học cổ truyền, BS răng hàm mặt) tốt nghiệp năm 2008 là 3520 và năm 2009
là 3550 [14]. Bên cạnh các nguyên nhân chính liên quan đến thu nhập, điều
kiện làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp, thì việc quy định quyền tự chủ

đối với đơn vị sự nghiệp công lập [40] tuy tạo điều kiện cho các đơn vị tự
tháo gỡ các khó khăn, cải thiện thu nhập cho nhân viên, nhưng đồng thời cũng
dẫn tới tình trạng một số cơ sở y tế cố gắng hạn chế tuyển dụng để giảm chi
phí.
Sử dụng, đãi ngộ nhân lực y tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề, trong đó thu nhập
của cán bộ y tế quá thấp, là nguyên nhân chính dẫn tới thiếu hụt nhân lực ở
những vùng, lĩnh vực mà nhân viên y tế không thể làm dịch vụ thêm. Đối với
các cơ sở y tế lớn hơn, nằm ở các vùng kinh tế phát triển hơn, nhân viên y tế
thường làm thêm ở một cơ sở y tế tư nhân. Hiện tượng này cũng thường xảy
ra ở một số nước đang phát triển [79].
Mức độ dịch chuyển, thay đổi nơi làm việc của nhân viên y tế ở Việt Nam
khá thấp. Trung bình một BS chỉ làm việc cho 2 cơ sở y tế trong suốt thời
gian đi làm và một người đang làm việc ở vùng thành thị có xu hướng tiếp tục
làm ở thành thị cho đến khi về hưu [80]. Điều này một mặt góp phần đảm bảo
ổn định hơn đội ngũ nhân viên y tế ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, nhưng
mặt khác lại làm cho các khu vực này khó có được các cán bộ chuyên môn có
tay nghề cao. Lý do chính dẫn tới tự thay đổi nơi công tác chủ yếu liên quan
14
đến thu nhập thấp, sau đó là các lý do liên quan đến phát triển nghề nghiệp
[51].
Hệ thống tổ chức, quản lý nhân lực y tế vẫn còn nhiều bất cập. Công tác
bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho nhân viên y tế cũng gặp một số khó khăn
về nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện. Nhiều nhân viên y tế không thích
tham gia các khóa đào tạo chuyên môn do kinh phí hỗ trợ quá thấp, ảnh
hưởng đến phần thu nhập thêm [12]. Cán bộ y tế tuyến xã ít được đào tạo lại
hơn so với cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện; cán bộ hệ điều trị ít được đào tạo
thường xuyên về chuyên môn hơn so với cán bộ hệ dự phòng [51]. Hình thức
bồi dưỡng, nâng cao năng lực chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các lớp ngắn hạn,
tập trung.
Nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là ở các khu vực khó khăn và tuyến huyện, xã,

không muốn cử cán bộ đi học các khóa đào tạo chính quy, do nhiều nhân viên
y tế sau khi tốt nghiệp không trở về cơ sở y tế đã cử đi học, mà xin chuyển
đến các cơ sở lớn hơn, ở tuyến cao hơn [56].
- Công tác đào tạo mới nguồn nhân lực y tế còn nhiều bất cập:
Các trường đại học khối ngành y-dược đang phải đối mặt với tình trạng
quá tải sinh viên và học viên. Trong 10 năm qua, số lượng sinh viên đại học
tuyển mới tăng lên hằng năm, trung bình khoảng 10%, cá biệt có năm tăng
26% [13], nhưng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của các trường không
được phát triển tương xứng. Số lượng các cơ sở thực hành lâm sàng chưa
được đầu tư đầy đủ, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.
Số lượng tuyển sinh khối trung cấp cũng tăng rất nhanh. Riêng năm 2010,
tổng chỉ tiêu đào tạo là 66.680, trong đó điều dưỡng là 21.787 và dược sỹ
trung cấp là 24.915 [10]. Với số lượng tuyển sinh lớn như vậy, có hai vấn đề
xảy ra: 1) chất lượng đào tạo không được đảm bảo, 2) rất nhiều học sinh ra
15
trường không tìm được việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo gây
lãng phí cho cả người dân và nhà nước.
Công tác cải cách giáo dục y học trong các trường y dược đã và đang
được tiến hành, nhưng còn hạn chế ở một số trường, chủ yếu là ở bậc đại học,
và kết quả thực hiện cũng chưa được đánh giá. Chương trình đào tạo, phương
pháp dạy học chưa cập nhật với các xu hướng mới trong giáo dục y học [78],
thiếu tài liệu, vật liệu giảng dạy, đội ngũ giáo viên, giảng viên thiếu và không
được đào tạo thường xuyên, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí dành cho hoạt
động đào tạo thấp vẫn tiếp tục là các vấn đề cần được cải thiện.
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đã được triển khai trong các cơ
sở đào tạo, nhưng các tiêu chí sử dụng cho kiểm định là các tiêu chí chung
cho tất cả các khối ngành, và chưa có tiêu chí đặc thù cho đào tạo khối ngành
khoa học sức khỏe [57].
1.2.2. Một số khái niệm về nguồn nhân lực y tế
1.2.2.1. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của một quốc gia hay một vùng, một khu vực, một địa
phương là tổng hợp các tiềm năng lao động của con người có được trong một
thời điểm xác định: tiềm năng bao gồm thể lực, trí lực, tâm lực (đạo đức, lối
sống, nhân cách, truyền thống, lịch sử, văn hóa…) của bộ phận dân số có thể
tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội [67], [62].
1.2.2.2. Nguồn nhân lực y tế
Nguồn nhân lực y tế là toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực
và tiềm năng được đào tạo dưới các dạng khác nhau hoạt động trong lĩnh vực
y tế [62], [67].
Nguồn nhân lực y tế là yếu tố thiết yếu nhất cho sự phát triển hệ thống
cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trong đó bao gồm: Các dịch vụ khám
chữa bệnh, phòng bệnh, phục vụ chức năng, sản xuất và phân phối thuốc,
16
những người làm công tác đào tạo cán bộ trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ và
người quản lý các dịch vụ y dược, cá nhân có thẩm quyền ra chính sách [63],
[43].
1.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực y tế
Phát triển con người là gia tăng giá trị cho con người, bao gồm các giá
trị tinh thần, đạo đức, trí tuệ, thể chất…
Phát triển nguồn nhân lực là phát huy nhân tố con người, gia tăng toàn
diện giá trị của con người trên các mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực, năng lực lao
động sáng tạo và bản lĩnh chính trị, năng lực làm chủ được những tiến bộ về
công nghệ và tri thức khoa học tiên tiến… để họ trở thành những người có
những năng lực, phẩm chất phù hợp với sự phát triển của xã hội và thúc đẩy
sự phát triển của xã hội [58].
Nghiên cứu nguồn nhân lực phải đặt trong quá trình quản lý nguồn nhân
lực. Do đó, không thể chỉ chăm chú vào phát triển nguồn nhân lực bằng cách
chăm lo đào tạo con người, mà không quan tâm đến việc tổ chức quản lý, sắp
xếp công việc phù hợp cho con người lao động và tạo môi trường làm việc.
Phát triển nguồn nhân lực y tế vừa nằm trong tổng thể phát triển hệ

thống y tế, vừa nằm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người của
đất nước.
Phát triển nguồn nhân lực y tế phải đi trước nhu cầu của xã hội dựa trên
những dự báo về nhu cầu, cũng như các khả năng tài chính và kỹ thuật trong
cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng [64].
Ngành y tế Việt Nam được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ phải làm
tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhiệm vụ chính của ngành là nhiệm
vụ chính trị của mỗi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở [54]. Quản lý y tế là
một khoa học thuộc phạm trù khoa học xã hội, cung cấp cho cán bộ y tế
những kiến thức tối thiểu để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó nguồn

×