Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tần suất của triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

TẦN SUẤT CỦA TRIỆU CHỨNG KHÓ THỞ KHI NGỒI CÚI XUỐNG
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH
Lương Công Thức*; Nguyễn Thị Vân Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu và đối tượng: nghiên cứu tần suất và mối liên quan của triệu chứng khó thở khi
ngồi cúi xuống với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở 65 bệnh nhân (BN) suy tim mạn
tính (STMT) điều trị tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10 - 2014 đến 4 - 2015.
Kết quả: khó thở khi ngồi cúi xuống gặp 43/65 BN (66,15%). Thời gian xuất hiện triệu chứng
trung bình 14,3 ± 6,78 giây. So với BN không có triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống, những
BN này có triệu chứng khó thở khi nằm (79,1% so với 13,6%, p < 0,01), khó thở kịch phát về
đêm (81,4% so với 9,1%, p < 0,01), phù chân (51,2% so với 4,6%, p < 0,01), gan to (44,2% so
với 18,2%, p < 0,01), tĩnh mạch cổ nổi (44,2% so với 9,1%, p < 0,005), mỏm tim lệch trái
(46,5% so với 9,1 %, p < 0,005) và ran ứ đọng ở phổi (53,5% so với 9,1%, p < 0,005) hơn. Tỷ lệ
triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống ở BN suy tim độ IV cao hơn độ III và độ II. Thời gian
xuất hiện khó thở khi ngồi cúi xuống giảm dần theo mức độ suy tim. BN khó thở khi ngồi cúi
xuống có tỷ lệ chỉ số tim/lồng ngực > 0,5 trên phim X quang cao hơn, nồng độ BNP cao hơn và
EF thấp hơn so với BN không có khó thở khi ngồi cúi xuống. Kết luận: khó thở khi ngồi cúi
xuống là triệu chứng hay gặp ở BN suy tim, liên quan với các triệu chứng khác của suy tim ứ
huyết và mức độ suy tim. BN khó thở khi ngồi cúi xuống có nồng độ BNP huyết thanh cao hơn,
bóng tim to trên X quang to hơn và phân suất tống máu thất trái giảm hơn.
* Từ khóa: Khó thở; Khó thở khi ngồi cúi xuống; Suy tim.

Bendopnea: Incidence and Relation with Clinical Symptoms and
Laboratory Findings in Patients with Heart Failure
Summary
Objectives and subjects: To investigate the incidence of bendopnea and its relations with
clinical symptoms and laboratory findings in 65 patients with chronic heart failure, who treated
in Department of Cardiology, 103 Hospital. Results: Bendopnea was present in 66.15% of


patients (43/65). Mean duration from bending to onset of dyspnea was 14.3 sec. Patients with
bendopnea were more likely to have orthopnea (79.1% vs. 13.6%, p < 0.01), nocturnal
paroxysmal dyspnea (81.4% vs. 9.1%, p < 0.01), leg edema (51.2% vs. 4.6%, p < 0.01),
hepatomegaly (44.2% vs. 18.2%, p < 0.01), jugular vein distension (44.2% vs. 9.1%, p < 0.005),
* Bệnh viện Quân y 103
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Lương Công Thức ()
Ngày nhận bài: 29/06/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/09/2015
Ngày bài báo được đăng: 28/09/2015

72


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015
cardiomegaly (46.5% vs. 9.1%, p < 0.005) and pulmonary rales (53.5% vs. 9.1%, p < 0.005)
than those without bendopnea. The rate of bendopnea in NYHA IV patients was higher than in
NYHA III and subsequently higher than NYHA II patients. Duration from bending to onset of
dyspnea decreased as NYHA classes increased. Patients with bendopnea were more likely to
have heart/lung ratio > 0.5 on X-ray, a higher BNP level, and a lower EF compared with patients
without bendopnea. Conclusions: Bendopnea is frequent in heart failure patients. It is associated
with other symptoms and degree of heart failure. Bendopnea is also related to a higher BNP level,
more frequent cardiomegaly on X-ray and a lower EF.
* Key words: Dyspnea; Bendopnea; Heart failure.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một nguyên nhân chủ yếu
làm BN tim mạch phải nhập i xuống cao hơn và tỷ lệ
dùng furosemid nhiều hơn BN không có triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống.

75



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

Bảng 3: Liên quan giữa khó thở khi ngồi cúi xuống với các triệu chứng suy tim và
mức độ suy tim.
NHÓM

CÓ TRIỆU CHỨNG KHÓ
THỞ KHI NGỒI CÚI
XUỐNG (n = 43)

KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG
KHÓ THỞ KHI NGỒI CÚI
XUỐNG (n = 22)

p

Đau ngực

29 (67,4%)

19 (86,4%)

> 0,05

Khó thở khi gắng sức

43 (100%)


22 (100%)

> 0,05

Khó thở khi nằm

34 (79,1%)

3 (13,6%)

< 0,01

Khó thở kịch phát về đêm

35 (81,4%)

2 (9,1%)

< 0,01

Hồi hộp đánh trống ngực

26 (60,5%)

12 (54,5%)

> 0,05

Phù chân


22 (51,2%)

1 (4,6%)

< 0,01

Gan to

19 (44,2%)

4 (18,2%)

< 0,05

Tĩnh mạch cổ nổi

19 (44,2%)

2 (9,1%)

< 0,01

Rale ẩm, nổ ở phổi

23 (53,5%)

2 (9,1%)

< 0,01


Mỏm tim lệch trái

20 (46,5%

2(9,1%)

< 0,01

NYHA II

2 (12,5% )

14 (87,5%)

< 0,01

NYHA III

24 (75,0%)

8 (25,0%)

NYHA IV

17 (100%)

0 (0%)

ĐẶC ĐIỂM


Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng thực thể

NYHA

BN có triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống có tần suất triệu chứng khó thở khi nằm,
khó thở kịch phát cao hơn về đêm cao so víi không có khó thở khi ngồi cúi xuống. BN
có khó thở khi ngồi cúi xuống cũng có các triệu chứng thực thể của suy tim ứ huyết
nhiều hơn. Mức độ suy tim càng nặng, tần suất gặp khó thở khi ngồi cúi xuống càng cao.
Bảng 4: Liên quan giữa khó thở khi ngồi cúi xuống với một số đặc điểm cận lâm sàng ở
đối tƣợng nghiên cứu.
ĐẶC ĐIỂM

NHÓM

CÓ TRIỆU CHỨNG KHÓ
THỞ KHI NGỒI CÚI
XUỐNG (n = 43)

KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG
KHÓ THỞ KHI NGỒI CÚI
XUỐNG (n = 22)

p

BNP (pg/ml)

1558,0 ± 162,81


257,6 ± 232,97

< 0,01

34 (79,1%)

3 (13,6%)

< 0,01

52,0 ± 1,56
23,5 ± 6,43
47,0 ± 13,26
5,0 ± 2,44
3,2 ± 1,62
40,3 ± 18,82

53,3 ± 10,70
22,5 ± 4,33
40,3 ± 12,61
5,5 ± 2,44
3,5 ± 1,59
51,5 ± 16,06

> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
< 0,05


Chỉ số tim-lồng ngực > 0,5
Siêu âm tim
Dd (mm)
RVDd (mm)
PAPs (mmHg)
CO (l/phút)
2
CI (l/ phút/m )
EF (%) (Simpson)

76


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

Nồng độ BNP huyết thanh ở nhóm có
triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống
cao hơn so với nhóm không có khó thở
khi ngồi cúi xuống. BN có triệu chứng khó
thở khi ngồi cúi xuống cũng hay có bóng
tim to trên X quang (chỉ số tim/lồng ngực
> 0,5). Trên siêu âm tim, phân số tống
máu thất trái theo phƣơng pháp Simpson
của nhóm có triệu chứng khó thở khi ngồi
cúi xuống thấp hơn nhóm không có triệu
chứng khó thở khi ngồi cúi xuống.
BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam
về triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống.

BN trong nghiên cứu của chúng tôi hầu
hết là nam giới, tuổi trung bình 68,8 ±
13,34, là tuổi thƣờng gặp ở BN suy tim.
Độ tuổi này phù hợp với một số nghiên
cứu khác trên BN suy tim [1]. Trong
nghiên cứu này, triệu chứng khó thở khi
ngồi cúi xuống gặp với tỷ lệ khá cao
(66,15%). Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu
của Thibodeau và CS: 28% [5]. Sự khác
biệt này có thể do trong nghiên cứu của
mình, các tác giả chỉ đánh giá triệu chứng
khó thở khi ngồi cúi xuống ở BN đƣợc
thông tim phải, trong khi BN của chúng tôi
bao gồm BN suy tim có hoặc không có chỉ
định thông tim phải. Một lý do khác khiến
tỷ lệ khó thở khi ngồi cúi xuống trong
nghiên cứu này cao hơn có thể do số BN
suy tim độ IV chiếm cao hơn của Thibodeau
(26% so với 19,6%). Những BN suy tim
độ IV có đặc trƣng khó thở liên tục, do vậy
tần suất gặp khó thở khi ngồi cúi xuống
cao hơn. Chúng tôi nhận thấy độ suy tim
càng cao, triệu chứng khó thở khi ngồi cúi

xuống xuất hiện với tần suất càng cao.
Ở BN suy tim độ IV, 100% có triệu chứng
khó thở khi ngồi cúi xuống (bảng 3). Thời
gian xuất hiện triệu chứng khó thở khi
ngồi cúi xuống trung bình 14,32 giây. BN
có độ suy tim càng nặng, thời gian xuất

hiện khó thở khi ngồi cúi xuống càng sớm
(bảng 1).
Khi khảo sát mối liên quan với các
triệu chứng khác của hội chứng suy tim,
chúng tôi nhận thấy khó thở khi ngồi cúi
xuống có liên quan với triệu chứng khó
thở khi nằm và khó thở kịch phát về đêm
(bảng 3). Kết quả này chỉ ra triệu chứng
khó thở khi ngồi cúi xuống và các triệu
chứng khó thở khi nằm và khó thở kịch
phát về đêm có cùng cơ chế bệnh sinh.
Khó thở khi nằm đƣợc giải thích là do tình
trạng tái phân bố mạch máu phổi ở tƣ thế
nằm. Máu từ giƣờng mạch lách và chi
dƣới về tim nhiều hơn. Ở BN suy tim
sung huyết, với áp lực tuần hoàn phổi ở
mức quá tải, tình trạng tăng dòng máu
đến tim ở tƣ thế nằm khi thất trái giảm
khả năng tống máu càng làm tăng thêm
áp lực của hệ mao mạch phổi và làm xuất
hiện triệu chứng khó thở trên lâm sàng
[8]. Thibodeau JT và CS nghiên cứu BN có
triệu chứng khó thở khi ngồi cúi xuống
thấy áp lực đổ đầy thất cao hơn ngƣời
không có triệu chứng này cả ở tƣ thế nằm
và tƣ thế ngồi cúi xuống. Khi cúi xuống,
áp lực đổ đầy thất tăng cao hơn khi nằm.
Các tác giả cũng quan sát thấy triệu
chứng khó thở khi ngồi cúi xuống hay xảy
ra ở BN có áp lực mao mạch phổi bít cao

(> 22 mmHg) và chỉ số cung lƣợng tim
thấp (< 2,2 l/phút/m2). Từ đó, các tác giả này
cho rằng cơ chế của triệu chứng khó thở
77


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

khi ngồi cúi xuống là do ở BN suy tim có
áp lực đổ đầy thất trái tăng, khi ngồi cúi
xuống, áp lực này tăng cao hơn, đạt đến
mức độ cần thiết gây triệu chứng khó thở
[5]. Mặc dù các tác giả này cho rằng khi
cúi xuống, áp lực trong lồng ngực tăng dẫn
đến tăng áp lực đổ đầy thất trái, nhƣng
chƣa đƣa ra đƣợc cơ chế tại sao khi cúi
xuống áp lực lồng ngực lại tăng. Thêm
nữa, các tác giả này không đề cập đến áp
lực trong ổ bụng khi cúi xuống. Mặc dù
triệu chứng tĩnh mạch cổ nổi phát hiện có
liên quan với khó thở khi ngồi cúi xuống
và cũng không đề cập đến triệu chứng
gan to, một triệu chứng hay đi cùng với
tĩnh mạch cổ nổi trong suy tim.
Chúng tôi nhận thấy cả gan to và tĩnh
mạch cổ nổi đều liên quan với khó thở khi
ngồi cúi xuống (bảng 3). Một số nghiên
cứu cho thấy tăng áp lực ổ bụng trong
suy tim và khi thay đổi tƣ thế, áp lực này
cũng thay đổi [8]. Khi làm nghiệm pháp

phản hồi gan - tĩnh mạch cổ, lực ấn từ
bên ngoài ổ bụng làm tăng áp lực đổ đầy
thất [8]. Chúng tôi cho rằng khi BN ngồi
cúi về phía trƣớc, bụng BN bị gấp lại, gây
tăng áp lực trong ổ bụng theo cách gần
giống nhƣ làm phản hồi gan tĩnh mạch cổ, dẫn đến tăng áp lực đổ đầy thất.
Vì thế, thời gian xuất hiện triệu chứng khó
thở khi ngồi cúi xuống cũng gần tƣơng tự
nhƣ thời gian ấn tay vào vùng gan trong
nghiệm pháp phản hồi gan - tĩnh mạch cổ.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng
tôi không làm thông tim phải cũng nhƣ
không đo áp lực trong ổ bụng, vì thế trong
tƣơng lai cần có những nghiên cứu xâm
nhập để khẳng định điều này. Điều này
có thể rút ra từ kết quả của Thibodeau và
78

CS: khó thở khi ngồi cúi xuống gián tiếp
phản ánh tình trạng tăng áp lực đổ đầy
thất trái [6]. Đây chính là biểu hiện nổi bật
của triệu chứng này.
Khi phân tích mối liên quan giữa khó
thở khi ngồi cúi xuống với các triệu chứng
khác của suy tim, chúng tôi thấy BN có
khó thở khi ngồi cúi xuống hay có các
triệu chứng thực thể (ran ở phổi, mỏm tim
lệch trái) (bảng 3) cũng nhƣ các triệu
chứng cận lâm sàng của suy tim phản
ánh tình trạng xấu hơn về hình thái cũng

nhƣ chức năng tim (nồng độ BNP cao
hơn, hay có bóng tim to trên X quang và
EF thấp hơn) (bảng 4). Điều này gợi ý
khó thở khi ngồi cúi xuống liên quan với
tiên lƣợng xấu hơn. Tuy nhiên, cần phải
có nghiên cứu theo dõi dài hạn để khẳng
định điều này.
KẾT LUẬN
- Khó thở khi ngồi cúi xuống là triệu
chứng hay gặp ở BN suy tim (66,15% BN).
- Mối liên quan giữa khó thở khi ngồi
cúi xuống và các đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng:
+ Mức độ suy tim càng nặng, tỷ lệ xuất
hiện khó thở khi ngồi cúi xuống càng cao.
+ BN có triệu chứng khó thở khi ngồi
cúi xuống cũng có các triệu chứng khác
của suy tim ứ huyết.
+ BN có triệu chứng khó thở khi ngồi
cúi xuèng có nồng độ BNP huyết thanh
cao hơn, tỷ lệ bóng tim to trên X quang
cao hơn và phân suất tống máu thất trái
thấp hơn ngƣời không có triệu chứng này.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Vạn Phước, Hoa CN. Dịch tễ học
suy tim. Suy tim trong thực hành lâm sàng.

Nhà xuất bản Y học. TP. HCM. 2001, tr.8-9.
2. Việt NL. Thực hành bệnh tim mạch. Nhà
xuất bản Y học. 2014, tr.94-121.
3. Dickstein K, Cohen-Solal A, Filippatos
G, McMurray JJ, Ponikowski P, Poole-Wilson
PA, Stromberg A, van Veldhuisen DJ, Atar D,
Hoes AW, Keren A, Mebazaa A, Nieminen M,
Priori SG, Swedberg K. Guidelines ESCCfP
ESC guidelines for the diagnosis and treatment
of acute and chronic heart failure 2008: the
Task Force for the diagnosis and treatment
of acute and chronic heart failure 2008 of the
European Society of Cardiology. Developed in
collaboration with the Heart Failure Association
of the ESC (HFA) and endorsed by the
European Society of Intensive Care Medicine
(ESICM). Eur J Heart Fail. 2008, 10,
pp.933-989
4. Ho KK, Pinsky JL, Kannel WB, Levy D.
The epidemiology of heart failure: the Framingham
Study. J Am Coll Cardiol. 1993, 22, 6A-13A.
5. McMurray JJ, Adamopoulos S, Anker SD,
Auricchio A, Bohm M, Dickstein K, Falk V,
Filippatos G, Fonseca C, Gomez-Sanchez MA,
Jaarsma T, Kober L, Lip GY, Maggioni AP,

Parkhomenko A, Pieske BM, Popescu BA,
Ronnevik PK, Rutten FH, Schwitter J,
Seferovic P, Stepinska J, Trindade PT, Voors
AA, Zannad F, Zeiher A. Guidelines ESCCfP.

ESC Guidelines for the diagnosis and treatment
of acute and chronic heart failure 2012: The
Task Force for the Diagnosis and Treatment
of Acute and Chronic Heart Failure 2012 of
the European Society of Cardiology. Developed
in collaboration with the Heart Failure Association
(HFA) of the ESC. Eur Heart J. 2012, 33,
pp.1787-1847.
6. Thibodeau JT, Turer AT, Gualano SK,
Ayers CR, Velez-Martinez M, Mishkin JD,
Patel PC, Mammen PP, Markham DW, Levine
BD, Drazner MH. Characterization of a novel
symptom of advanced heart failure: Bendopnea.
JACC Heart Fail. 2014, 2, pp.24-31.
7. Walker HK, Hall WD, JW H. Clinical
methods: The History, Physical, and Laboratory
rd
Examinations. 3 edition. Butterworths. 1990.
8. Yi M, Leng Y, Bai Y, Yao G, Zhu X. The
evaluation of the effect of body positioning on
intra-abdominal pressure measurement and the
effect of intra-abdominal pressure at different
body positioning on organ function and prognosis
in critically ill patients. J Crit Care. 2012, 27,
222 e221-226.

79




×