Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Gây mê bằng desflurane trong phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

GÂY MÊ BẰNG DESFLURANE TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI VIÊM
RUỘT THỪA CẤP
Phùng Văn Việt*, Nghiêm Thanh Tú*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Desflurane là thuốc mê bốc hơi mới được đưa vào sử dụng trong lâm sàng do vậy
trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá hiệu quả duy trì mê và chất lượng hồi tỉnh của thuốc mê desflurane.
Phương pháp nghiên cứu: 245 bệnh nhân được xếp loại tiêu chuẩn ASA I – II, có chỉ định phẫu thuật ruột
thừa nội soi dưới gây mê, tất cả bệnh nhân được khởi mê bằng propofol liều 2 – 2,5%, sau đó được duy trì mê
bằng desflurane nồng độ từ 5 – 8%, nồng độ desflurane được theo dõi liên tục. Tần số tim, huyết áp động mạch
được theo dõi bằng monitor. Chất lượng hồi tỉnh được đánh giá bằng thời gian mở mắt, thời gian rút nội khí
quản, thời gian chuyển bệnh nhân ra phòng hồi tỉnh, thời gian lưu bệnh nhân tại phòng hồi tỉnh.
Kết quả nghiên cứu: 245 bênh nhân gồm 128 nam, 117 nữ, tuổi từ 15 – 57, tuổi trung bình 28,88 ± 10,68,
duy trì mê bằng desflurane từ 5 – 8%, trung bình 6,36 ± 0,63%. Tần số tim, huyết áp động mạch luôn nằm
trong giới hạn bình thường. thời gian mở mắt trung bình 7,30 ± 0,65 phút, thời gian rút nội khí quản trung bình
8,79 ± 0,63 phút, thời gian chuyển bệnh nhân ra phòng hồi tỉnh trung bình 10,57 ± 0,80 phút, thời gian lưu bệnh
nhân tại phòng hồi tỉnh trung bình 17.93 ± 1.1phút.
Kết luận: Gây mê bằng desflurane trong phẫu thuật nội soi viêm rụột thừa cấp có kết quả tốt, mê êm, hồi
tỉnh nhanh, các phản xạ phục hồi sớm, huyết động ít thay đổi, các chỉ số về tần số tim, huyết áp động mạch luôn
ổn định, nằm trong giới hạn bình thường.
Từ khoá: gây mê

ABSTRACT
GENERAL ANESTHESIA WITH DESFLURANE IN LAPAROSCOPIC SURGERY
FOR ACUTE APPENDICITIS
Phung Van Viet, Nghiem Thanh Tu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 59 - 62


Objectives: Recently, desflurane has been used in clinical practice in Viet Nam. The aim of this clinical
investigation was effective assessment of maintain anesthesia and recovery profiles of desflurane
Methods: Two hundred forty five ASA status I – II patient was maintain anesthesia by desflurane for
laparoscopic surgery of a cute appendicitis. ALL patients were introduced with propofol 2 – 2.5%/kg IV, and
maintenance with desflurane 5% - 8% in an air/oxygen mixture, desflurane concentrations were measured
continuously by the side – stream technique. Heart rate, blood pressure was continuously monitored by monitor.
Recovery profiles was assessed by time to open eyes, extubation time, time that the patient was transferred to the
recovery room and time for patient stay in the recovery room.
Results: 245 patients included 128 male, 117 female. The ages from 15 -57, average is 28.88 ± 10.68,
desflurane concentrations for maintain anesthesia from 5 – 8%, average is 6.36 ± 0.63. The indexes of heart rate,
arterial blood pressure is always in the normal limits. The average time to open eyes is 7.30 ± 0.65 minutes, time


Bệnh viện 175
Tác giả liên lạc: BS Phùng Văn Việt, ĐT: 1919508960, Email:

Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức

59


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

to withdraw the endotracheal tube, an average of 8.79 ± 0.63 minutes, time that the patient was transferred to the
covery room, an average 10.57 ± 0.80minutes, the patients stays at recovery room is 17.93 ± 1.1 minutes
Conclusions: General anesthesia with desflurane in laparoscopic surgery for acute appendicitis have good
results, anesthesia smoothly, quickly revived, the airway reflexes early recovery, less hemodynamic changes, the
indexes of heart rate, arterial blood pressure is always in the normal limits.

Keywords: Anesthesia

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương pháp nghiên cứu

Desflurane là loại thuốc mê mới của thuốc
mê đường hô hấp, thuốc được nghiên cứu và
đưa vào sử dụng trong lâm sàng từ những năm
cuối của thế kỷ XX. Với tính ưu việt là dễ kiểm
soát độ mê, mê êm, ít ảnh hưởng đến huyết
động, tỉnh mê nhanh, các phản xạ đường thở
phục hồi sớm, có thể rút nội khí quản sớm. Vì
vậy ngày nay thuốc đã được sử dụng phổ biến ở
các nước phát triển.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang.

Ở Việt Nam desflurane đã bắt đầu được sử
dụng từ giữa năm 2011 ở một số bệnh viện lớn
trong toàn quốc.
Tại bệnh viện 175 chúng tôi sử dụng
desflurane để gây mê cho bệnh nhân từ tháng 3
năm 2011. Để đánh giá hiệu quả của desflurane
trên lâm sàng chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Gây
mê bằng desflurane trong phẫu thuật nội soi
viêm ruột thừa cấp”.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả
duy trì mê của thuốc mê desflurane và chất

lượng hồi tỉnh sau gây mê.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.
Đối tượng nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên 245 bệnh nhân có chỉ định
gây mê phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa cấp tại
bệnh viện 175 từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 12
năm 2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân. Bệnh nhân
được xếp loại tiêu chuẩn ASAI-ASAII
Tiêu chuẩn loại trừ. Bệnh nhân chống chỉ
định gây mê với thuốc mê desflurane

60

Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá
- Đánh giá hiệu quả gây mê trên lâm sàng
theo tiêu chuẩn đánh giá độ mê của Evan(Evan’s
scores).
- Theo dõi sự thay đổi tần số tim, huyết áp
tối đa, huyết áp tối thiểu tại các thời điểm trước
gây mê, sau GM 5phút, 10phút, 20phút, 30phút,
40phút, 50phút, 60phút, 70phút, 80phút,
90phút(T,T1,T2,T3,T4,T5,T6,T7,T9,T9)
- Theo dõi đánh giá. Thời gian mở mắt, thời
gian rút NKQ, thời gian chuyển ra phòng hồi
tỉnh, thời gian lưu BN tại phòng hồi tỉnh.

Phương pháp tiến hành

* Chuẩn bị bệnh nhân. Bệnh nhân được
chuẩn bị gây mê phẫu thuật cấp cứu
* Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ. Máy gây
mê có gắn bình bốc hơi desflurane, mornitor
theo dõi liên tục các chỉ số tuần hoàn, hô hấp.
* Kỹ thuật tiến hành gây mê.
Các bệnh nhân đều được thực hiện theo qui
trình thống nhất như sau:
- Tiền mê bằng fentanyl liều 2μg/kg
- Khởi mê bằng diprival + giãn cơ  đặt nội
khí quản
- Duy trì mê bằng desflurane

Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được thu thập và xử lý
theo phương pháp thống kê y học trên phần
mềm SPSS 16.0 của tổ chức y tế thế giới.

Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hiệu quả duy trì mê của thuốc mê.

Tuổi, giới. (n = 245)


Kết quả đạt độ mê tốt trong phẫu thuật
245/245(100%)

Tuổi thấp nhất 15, cao nhất 57, TB: 28,88 ±
10,68
Bảng 1: Tuổi bệnh nhân
Nhóm tuổi
≤ 20
21 – 40
41- 60
Tổng

Số bệnh nhân
59
147
39
245

Tỷ lệ %
24,1
60,0
15,9
100

Kết quả hồi tỉnh
Thời gian mở TG rút NKQ TG chuyển
mắt
PHT
Từ: 6 – 9 phút Từ: 8 – 10

Từ: 9 – 12
phút
phút

TG lưu PHT
Từ: 15 – 20
phút

* Giới. Nam 128BN, nữ 117BN
52.2

53
52
51
50
49
48
47
46
45

Nam

47.7

Nữ

Biểu đồ 3: Kết quả hồi tỉnh

BÀN LUẬN.


1st Qtr

Tuổi, giới

Biểu đồ 1: Giới.

Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật nội soi viêm
ruột thừa cấp là tương đương nhau giữa nam và
nữ, trong đó nam chiếm 52,2%, nữ chiếm 47,7%.

Nồng độ thuốc desflurane duy trì mê
Bảng 2: nồng độ desflurane duy trì mê
Nồng độ
thuốc mê
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
Trung bình

5%

6%

7%

8%

14
5,7


135
89
7
55,1
36,3
2,8
6,36 ± 0,63

Tổng
245
100

Nồng độ thuốc mê

Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật từ 25 – 80 phút, trung
bình 38,36 ± 11,66phút

Đánh giá sự thay đổi các chỉ số tuần hoàn
150
HATT
HATTr
TST

100
50

T1
0


T8

T6

T4

T2

0

T

Tuổi mắc bệnh trong nhóm nghiên cứu từ 15
– 57 tuổi, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất nằm
trong khoảng từ 21 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ 60,0%.

Biểu đồ 2: Sự thay đồi tần số tim, huyết áp động
mạch

Theo khuyến cáo nồng độ thuốc desflurane
sử dụng duy trì mê cho bệnh nhân từ 2,5 – 8,5%.
Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu trên 245
bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu nội soi
viêm ruột thừa cấp cho thấy nồng độ thuốc mê
desflurane duy trì mê từ 5 – 8%, chủ yếu duy trì
mê ở nồng độ từ 6 – 7% chiếm 91,4%, ở một số
bệnh nhân có thể trạng kém thì nồng độ thuốc
mê sử dụng thấp hơn. Tuy nhiên trong gây mê
nếu sử dụng tiền mê bằng phối hợp các thuốc
trấn tĩnh an thần và thuốc giảm đau thì duy trì

mê ở nồng độ thấp hơn.

Hiệu quả duy trì mê và ảnh hưởng thuốc
mê trên huyết động
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình
duy trì mê bằng desflurane với nồng độ thuốc
mê như trên, thì độ mê bảo đảm tốt cho phẫu

Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức

61


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

thuật 245/245 bệnh nhân và huyết áp dao động
rất ít luôn luôn nằm trong giới hạn bình thường,
quá trình duy trì mê tần số tim ít thay đổi, kết
quả nghiên cứu cho thấy thuốc mê ít ảnh hưởng
đến huyết động, như vậy quá trình duy trì mê
êm. theo nghiên cứu của Fanelli, Berti năm 2006
thì quá trình duy trì mê bằng thuốc mê
desflurane thì huyết động luôn luôn ổn định.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù
hợp với nghiên cứu của Fanelli và các tác giả
khác(2, 4).

Chất lượng hồi tỉnh

Kết quả nghiên cứu chúng tối thấy thời gian
mở mắt từ 6 – 9 phút, trung bình 7,3 ± 0,65 phút,
thời gian rút ống nội khí quản từ 8 – 10 phút,
trung bình 8,79 ± 0,63 phút, thòi gian chuyển
bệnh nhân ra phòng hồi tỉnh từ 9 – 12 phút
trung bình 10,57 ± 0,80 phút, thời gian lưu bệnh
nhân tại phòng hồi tỉnh từ 15 – 20 phút trung
bình 17,93± 1,10 phút. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các
tác giả khác. Theo nghiên cứu của Dupont (1999)
gây mê với sevoflurane thì quá trình hồi tỉnh
của bệnh nhân lâu hơn so với thời gian hồi tỉnh
khi gây mê bằng desflurane, thời gian mở mắt
13,7 phút, thời gian rút nội khí quản 18 phút.
Theo nghiên cứu của Caverni và cộng sự 2005(1)
gây mê bằng sevoflurane thì thời gian mở mắt là
13,8 phút, thời gian rút ống nội khí quản là 15,2
phút, thời gian chuyển bênh nhân ra phòng hồi
tỉnh là 18 phút, theo nghiên cứu của Colla
(2007)(3) gây mê bằng sevoflurane thì thời gian
mở mắt là 11,7 phút, thời gian rút ống nội khí
quản là 16,4 phút, thời gian lưu bệnh nhân tại

62

phòng hồi tỉnh là 27 phút. Như vậy qua các kết
quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy quá
trình hồi tỉnh của bệnh nhân sử dụng desflurane
nhanh hơn so với sevoflurane.


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 245 bệnh nhân gây mê bằng
desflurane trong phẫu thuật ruột thừa nội soi
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Desflurane là thuốc mê có hiệu quả duy trì
mê tốt, quá trình duy trì mê êm, thuốc mê ít ảnh
hưởng đến huyết động, tần số tim, huyết áp
động mạch luôn luôn ổn định.
Chất lượng hồi tỉnh tốt, sau gây mê bệnh
nhân tỉnh nhanh, các phản xạ đường thở phục
hồi sớm. Thời gian mở mắt trung bình 7,30 ±
0,65phút, thời gian rút ống nội khí quản trung
bình 8,79 ± 0,63phút, thời gian chuyển phòng
hồi tỉnh trung bình 10,57 ± 0,80phút, thời gian
lưu bệnh nhân tại phòng hồi tỉnh trung bình
17,93 ± 1,10phút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Caverni V, Rosa G (2006). “Hypotensive anesthesia and covery
of cognitive function in long – term craniofacial surgery”. J
Craniofasc Surg 2006;16: 531- 6.
Fanelli G, Berti M, Casati A(2006). “Fast – tract anesthesia for

laparoscopic cholecystectomy: A prospective, randomized,
multicentre, blind conparison of desflurane – remifentanil or
sevoflurane – remifantanil”. Eur J Anesthesiol 2006; 23(10): 861 –
8.
La Colla L, Albertin A (2007). “Faster wash – out and recovery
for desflurane vs sevoflurane on morbidly obese patients’’. Br J
Anesth 2007; 99: 353 – 8.
White PF, Tang J, Wender RH (2009). “Desflurane versus
sevoflurane for maintenance of outpatient anesthesia”. Anesth.
Analg.2009 Aug; 109(2): 387 – 93.

Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức



×