Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm xương tủy xương đường máu giai đoạn cấp tính ở trẻ em và kết quả điều trị bằng phương pháp khoan xương tưới rửa kháng sinh liên tục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.3 KB, 6 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM XƯƠNG
TỦY XƯƠNG ĐƯỜNG MÁU GIAI ĐOẠN CẤP TÍNH Ở TRẺ EM VÀ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOAN XƯƠNG
TƯỚI RỬA KHÁNG SINH LIÊN TỤC
Thái Văn Bình*; Nguyễn Ngọc Hưng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm xương tuỷ xương đường
máu (VXTXĐM) giai đoạn cấp tính ở trẻ em và kết quả điều trị bằng phương pháp khoan xương
tưới rửa kháng sinh liên tục. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang
theo dõi dọc 92 bệnh nhân (BN) chẩn đoán VXTXĐM giai đoạn cấp, điều trị tại Bệnh viện Sản
Nhi Nghệ An từ tháng 1 - 2010 đến 12 - 2014. Kết quả: VXTXĐM gặp ở trẻ > 6 tuổi (59,8%),
nam nhiều hơn nữ (1,4/1), nông thôn 91,3%; thành thị 8,7%. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là tụ
cầu vàng (91,3%). Triệu chứng sốt cao 100%; đau vùng chi tổn thương 93,9%; sưng nề 90,2%;
hạn chế vận động 84,8%. Thường gặp nhất ở xương cẳng chân (45,7%), xương đùi (23,9%).
Bạch cầu tăng 74,6%; máu lắng tăng 97,7%. Triệu chứng X quang xuất hiện muộn sau 10 ngày
(64,1%). Phẫu thuật khoan xương tưới rửa kháng sinh 37,0% (34 BN). Kết quả: tốt 88,2%;
trung bình 8,8%; kém 3,0%. Thời gian nằm viện trung bình 14,45 ngày. Kết luận: phẫu thuật
khoan xương tưới rửa kháng sinh cho kết quả tốt, rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tái phát.
* Từ khóa: Viêm xương tủy xương đường máu; Trẻ em; Khoan xương; Tưới rửa kháng sinh.

Clinical, Paraclinical Characteristics of Acute Hematogenous
Ostepmyelitis in Children and Treatment Results of Bone Drilling
and Continuous Antibiotic Irrigation
Summary
Objectives: To study clinical, paraclinical features of acute hematogenous osteomyelitis in children
and treatment results of bone drilling and continuous antibiotics irrigation. Subjects and methods:
A cross-sectional descriptive study was carried out on 92 patients diagnosed as acute hematogenous
osteomyelitis, who were treated by bone drilling and antibiotics irrigation. Results: Hematogenous
osteomyelitis was seen in children upper 6 years old (59.8%). Boys more than girls (1.4/1). Rural


areas 91.3% and urban areas 8.7%. Bacteria were mainly S. aureus (91.3%). Early symptoms were
high fever (100%), pain in the region of injury (93.9%), swelling (90.2%), limited movement (84.8%).
The most common sites were in the tibia (45.7%), the femur (23.9%). Tests: WBC increased
(74.6%); VSS increased (97.7%). Symptoms appeared in X-ray were usually after 10 days (64.1%).
Drilling bone and antibiotic irrigation accounted for 37.0% (34 patients). Good results 88.2%;
average 8.8%; bad 3.0%. The average hospital stay was 14.45 days. Conclusions: Drilling bone and
antibiotic irrigation gets better results, shortening the treatment duration, limiting recurrence.
* Key words: Acute hematogenous osteomyelitis; Children; Drilling bone; Antibiotic irrigation.
* Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
** Bệnh viện Nhi TW
Người phản hồi (Corresponding): Thái Văn Bình ()
Ngày nhận bài: 24/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/05/2016
Ngày bài báo được đăng: 06/07/2016

170


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm xương tủy xương đường máu trẻ
em là bệnh hay gặp. Bệnh khởi phát ở
hành xương viêm sinh mủ lan ra toàn bộ
xương. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước
đang phát triển. VXTXĐM thường gặp ở
các xương dài (83 - 84%). Tiên lượng
bệnh phụ thuộc vào chẩn đoán sớm hay
muộn, khả năng điều trị. Nếu chẩn đoán
sớm, điều trị đúng, kịp thời, bệnh có thể
khỏi 90 - 100%. Chẩn đoán muộn, điều trị

sai, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính
và để lại nhiều di chứng nặng nề. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu chẩn đoán
sớm bằng siêu âm, chọc hút hành xương,
CT-scanner, chụp đồng vị phóng xạ, cộng
hưởng từ… Điều trị VXTXĐM giai đoạn
cấp tính ở trẻ em bằng kháng sinh, phẫu
thuật làm giảm áp lực ống tủy, dẫn lưu,
mở cửa sổ xương. Khoan xương tưới rửa
kháng sinh điều trị VXTXĐM giai đoạn
cấp tính được thực hiện tại Bệnh viện Nhi
TW từ năm 1984. Tại Bệnh viện Sản Nhi
Nghệ An, phương pháp này được thực
hiện từ nhiều năm nay. Nghiên cứu này
nhằm: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng bệnh VXTXĐM giai đoạn cấp
tính ở trẻ em và kết quả điều trị bằng
phương pháp khoan xương tưới rửa
kháng sinh liên tục.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
92 BN được chẩn đoán VXTXĐM giai
đoạn cấp tính, điều trị tại Khoa Chấn
thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản
Nhi Nghệ An từ tháng 1 - 2010 đến
12 - 2014.

* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN < 16 tuổi,
chẩn đoán VXTXĐM giai đoạn cấp tính.

* Tiêu chuẩn loại trừ: viêm xương tuỷ
xương do chấn thương, giang mai,
VXTXĐM cấp tính, nhưng không điều trị
phẫu thuật. Không đủ hồ sơ bệnh án và
phim X quang. BN ≥ 16 tuổi.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
kết hợp theo dõi dọc, không nhóm chứng.
* Các bước nghiên cứu:
- Thăm khám lâm sàng, thu thập thông
tin về tuổi, giới, nơi ở, ngày vào viện,
ngày ra viện, triệu chứng lâm sàng, cận
lâm sàng, tiền sử và bệnh kết hợp.
- Thăm khám cận lâm sàng: chụp phim
X quang xương ở chi bị viêm, xét nghiệm
công thức máu, tốc độ máu lắng, cấy máu
và cấy dịch mủ làm kháng sinh đồ.
- Điều trị kháng sinh toàn thân.
- Phẫu thuật: khoan xương lưu mủ và
tưới rửa kháng sinh liên tục áp dụng
xương đùi, xương chày.
- Bất động bột ở tư thế cơ năng.
- Đánh giá kết quả phẫu thuật khoan
xương tưới rửa kháng sinh theo tiêu
chuẩn của Bernard F. Morrey [7].
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
Trong thời gian từ 1 - 2010 đến

12 - 2014, 92 BN bị VXTXĐM giai đoạn
cấp tính vào điều trị tại Khoa Chấn
thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản
Nhi Nghệ An, chiếm 0,21% số BN nhập
viện; 1,02% số BN của khoa.
171


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

1. Tuổi và giới.
* Phân bố bệnh theo nhóm tuổi
(n = 92):
≤ 30 ngày: 3 BN (3,2%): > 30 ngày < 6 tuổi: 34 BN (37,0%); ≥ 6 tuổi: 55 BN.
(59,8%). Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhỏ
nhất 24 ngày tuổi, lớn nhất 15 tuổi. Phạm
Văn Yên [5] nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi
TW, tỷ lệ VXTXĐM gặp ở độ tuổi < 6
chiếm 57%.
* Giới: trong số 92 BN nghiên cứu,
54 BN nam (58,7%) và 38 BN nữ
(14,3%). Tỷ lệ giữa nam và nữ là 1,4/1.
Phạm Văn Yên [5] gặp tỷ lệ này là 2/1.
Theo chúng tôi đây là điều rất đáng lưu ý
đối với các thầy thuốc khi khám và chẩn
đoán bệnh trong giai đoạn đầu, khi hình
ảnh X quang xương hoàn toàn chưa có
những tổn thương đặc hiệu.
* Địa phương: bệnh VXTXĐM gặp ở
91,3% trẻ em sống ở nông thôn, ở thành

thị 8,7%.
* Tiền sử trước khi bị bệnh: không rõ
tiền sử trước khi bị VXTXĐM chiếm 27,2%.
2. Chẩn đoán và điều trị của tuyến
trước.
- 48,9% BN được chẩn đoán đúng từ
tuyến trước, chẩn đoán nhầm 18,4%;
chưa có chẩn đoán 32,6%.
- 54,5% BN chưa điều trị.
3. Triệu chứng lâm sàng trước khi
vào viện.
- Thời gian BN đến viện trong tuần đầu
của bệnh chiếm tỷ lệ thấp (19,8%). Đa số
BN đến viện muộn từ tuần thứ 2 đến
ngày thứ 14 (77,2%).
- Triệu chứng khởi phát của bệnh rất
rầm rộ, 100% BN có triệu chứng sốt, đau
172

vùng chi viêm, sưng nề chi 97,8%, hạn
chế vận động chi 95,5%. Kết quả này
tương tự như nghiên cứu của Phạm Văn
Yên [5], Uông Anh Tú [4].
4. Triệu chứng lâm sàng khi vào
viện.
- BN đến viện triệu chứng sốt chiếm
65,2% trường hợp, mặc dù trong bệnh sử
100% có sốt.
- Đau ở quanh đầu chi tổn thương
93,9%; không đau 6,1%. Những BN vào

viện sớm trong vòng 2 tuần đầu, 100% có
đau. Kết quả này tương tự của
Bonhoeffer J [6] với 95% BN vào viện có
triệu chứng đau, có mối liên quan giữa
triệu chứng đau với thời gian BN đến
viện. Những BN vào viện sớm trong vòng
2 tuần đầu triệu chứng đau chiếm 100%.
- Sưng nề ở nơi tổn thương 90,2%,
sưng nề không rõ ràng 9,8%. Những BN
nhập viện trong tuần đầu có biểu hiện
sưng nề 100%, tuần thứ 2: 90,7%. Nhận
xét này giống kết quả của Uông Anh Tú
[4], Phạm Văn Yên [5].
- Hạn chế vận động: 84,8% BN có hạn
chế vận động. Trong đó số BN vào viện
trong 2 tuần đầu, triệu chứng này > 90%;
tuần thứ 2: 81,0%.
- Vị trí xương viêm: xương cẳng chân
gặp nhiều nhất (45,7%), sau đó đến
xương đùi (23,9%). Theo Nguyễn Ngọc
Hưng [2], vị trí xương bị viêm xếp theo
tần suất thường gặp là: xương đùi,
xương chày, xương chậu, xương cánh
tay; theo Phạm Văn Yên [5]: xương đùi
chiếm 46,7%; xương chày 35%; xương
cánh tay 12,6%. Nghiên cứu của
Bonhoeffer J [6]: tổn thương xương đùi
24%; xương chày 18%; xương chậu 13%;



t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

xương cánh tay 5%. Như vậy, tần suất
chi bị viêm xương trong nghiên cứu của
chúng tôi khác kết quả của Phạm Văn
Yên [5].
- Bệnh phối hợp: 9,3% BN có bệnh
phối hợp, trong đó VXTXĐM kết hợp với
viêm phổi 6,1%.
5. Triệu chứng cận lâm sàng.
- Số lượng bạch cầu tăng so với tuổi
chiếm 74,6%. Trị số trung bình của bạch
cầu 15.978,7 ± 647,5/mm3.
- Tốc độ máu lắng tăng chiếm đa số
trường hợp (97,7%). Kết quả của chúng
tôi tương đương với nghiên cứu của
Phạm Văn Yên [5], Bonhoeffer J và CS
[6].
- Kết quả cấy máu: trong 26 ca cấy
máu, 15 ca (56,1%) cho kết quả dương
tính và 43,9% âm tính.
- Kết quả cấy mủ: trong 26 ca cấy mủ,
19 ca (71,4%) dương tính và 28,6%
âm tính.
Bảng 1: Kết quả phân lập vi khuẩn từ
cấy máu và mủ (n = 34).
Tên vi khuẩn

Số BN


Tỷ lệ (%)

Staphylococus aureus

31

91,3

Proteus, Bacillus, Pseudo

3

8,7

Tổng số

34

100,0

Trong 34 mẫu bệnh phẩm được nuôi
cấy từ máu và mủ dương tính, kết quả
31 BN (91,3%) có tụ cầu vàng.
Chúng tôi nhận thấy số BN đến trong
10 ngày đầu của bệnh, 100% chưa thấy
các dấu hiệu tổn thương xương trên phim
X quang. Từ ngày thứ 10 đến sau 14 ngày,

64,1% BN có hình ảnh tổn thương xương
trên phim X quang.

Như vậy, hình ảnh tổn thương xương
trên phim X quang của VXTXĐM giai
đoạn cấp không điển hình, không thể dựa
vào để xác định có viêm xương hay
không. Hình ảnh tổn thương xuất hiện
chủ yếu sau tuần thứ 2 (82,1%). Kết quả
của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét
của Uông Anh Tú [4], Bonhoeffer J và CS
[6].
6. Điều trị VXTXĐM.
- 100% BN được điều trị kháng sinh
toàn thân, trong đó dùng ceftriaxone
theo kết quả kháng sinh đồ chiếm 61,3%.
Số còn lại dùng ceftriaxone kết hợp
với gentamycin hoặc kháng sinh cùng
nhóm cephalosporin kết hợp với nhóm
aminozid.
Bảng 2: Phương pháp điều trị phẫu
thuật (n = 92).
Phương pháp

Số BN

Tỷ lệ (%)

Khoan xương tưới rửa
kháng sinh, dẫn lưu

34


37,0

Đục mở cửa sổ nạo ổ viêm,
dẫn lưu, tưới rửa kháng
sinh

34

37,0

Rạch dẫn lưu mủ dưới
màng xương, bất động
không mổ dùng kháng sinh

24

26,0

Tổng số

92

100,0

Phẫu thuật có khoan xương nhỏ giọt
tưới rửa kháng sinh áp dụng cho các
thân xương đùi, xương chày và xương
cánh tay.
Phạm Văn Yên [5] đánh giá kết quả
điều trị của hai phương pháp này cho

thấy phương pháp khoan xương và tưới
173


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

rửa kháng sinh liên tục đem lại kết quả
cao hơn (94,6%) so với phương pháp
nạo ổ viêm và dẫn lưu đơn thuần
(50,8%).
Phương pháp khoan xương đặt hệ
thống nhỏ giọt tưới rửa kháng sinh liên
tục có tác dụng làm giảm áp lực trong ống
tuỷ, khi ổ áp xe ở hành xương và dưới
màng xương, nên hạn chế thương tổn
mạch máu nuôi dưỡng cho xương, đồng
thời giúp tái tạo các mạch máu tân tạo
cho xương. Tiếp tục làm sạch tổ chức
viêm, trong quá trình phẫu thuật không
thể làm sạch triệt để [8].
Khi dẫn lưu ổ viêm đơn thuần, quá
trình này không triệt để vì các cục máu
đông có thể làm tắc một phần hoặc hoàn
toàn ống dẫn lưu, gây ứ đọng dịch viêm.
Khi săn sóc không tốt, vi khuẩn qua ống
dẫn lưu lên gây nhiễm trùng ngược dòng
tới xương. Chúng tôi đã lấy dịch ra từ ống
dẫn ra của hệ thống nhỏ giọt từ những
giọt đầu tiên ngay sau khi mổ. Khi chưa
đưa kháng sinh tại chỗ, 4/34 bệnh phẩm

(11,8%) mọc vi khuẩn. Vì vậy, mục đích
của đặt nhỏ giọt kháng sinh liên tục giải
quyết triệt để tổ chức viêm sau phẫu
thuật, hạn chế nhiễm khuẩn ngược dòng
bằng đưa kháng sinh liên tục 24/24 giờ,
đồng thời cũng chống tắc hệ thống nhỏ
giọt.
Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi
bơm rửa huyết thanh mặn đẳng trương
cho đến khi dịch trong ống tuỷ chảy ra
trong, làm sạch tổ chức viêm và máu
phần mềm. Đặt catheter số 6 vào trong
ống tuỷ, ống dẫn dịch bằng dây truyền
huyết thanh có nhiều lỗ bên đặt trong và
ngoài màng xương, tuỳ theo mức độ tổn
thương để dẫn lưu ra máy hút liên tục
hoặc chai huyết thanh nhựa.
174

7. Kết quả điều trị.
92 BN ra viện với tình trạng 100%
không sốt, bột cố định tốt, những BN mổ
không có dấu hiệu nhiễm khuẩn vết mổ.
* Kết quả khoan xương tưới rửa kháng
sinh, dẫn lưu (n = 34): tốt: 30 BN (88,2%);
trung bình: 3 BN (8,8%); kém: 1 BN
(3,0%).
92 BN VXTXĐM điều trị tại Bệnh viện
Sản Nhi Nghệ An có thời gian nằm viện
trung bình 14,45 ± 6,06 ngày, ít nhất 2

ngày, nhiều nhất 54 ngày. Thời gian hết
sốt sau mổ trung bình 4,2 ± 2,3 ngày, ít
nhất 1 ngày, nhiều nhất 16 ngày.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 92 BN VXTXĐM giai
đoạn cấp tính điều trị tại Bệnh viện Sản
Nhi Nghệ An, chúng tôi rút ra kết luận:
- Bệnh VXTXĐM là một bệnh thường
gặp ở trẻ em > 6 tuổi (59,8%). Nam nhiều
hơn nữ (1,4/1). Tần suất gặp ở nông thôn
cao hơn thành thị. Vi khuẩn gây bệnh chủ
yếu là tụ cầu vàng (92,5%).
- Các triệu chứng khởi phát gồm: sốt
cao (100%), đau vùng chi tổn thương
(93,9%), sưng nề (90,2%), hạn chế vận
động (84,8%), hay gặp nhất là xương
chày (45,7%), xương đùi (23,9%). Xét
nghiệm máu: bạch cầu tăng (74,6%), máu
lắng tăng (97,7%).
- Triệu chứng X quang thường có
muộn sau 10 ngày (64,1%).
- Phẫu thuật khoan xương nhỏ giọt
tưới rửa kháng sinh cho 34 BN (37,0%)
với kết quả tốt 88,2%; trung bình 8,8%;
kém 3,0%. Thời gian nằm viện trung bình
14,45 ngày.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Kim Châu. Viêm xương trẻ em.
Bách khoa toàn thư bệnh học. Trung tâm biên
soạn từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam.
Hà Nội. 2003, tr.386-389.

5. Phạm Văn Yên. Nhận xét kết quả điều
trị VXTXĐM trẻ em bằng phương pháp khoan
xương và tưới rửa kháng sinh tại Bệnh viện
Nhi TW. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y
khoa Hà Nội. 1999.

2. Nguyễn Ngọc Hưng. Viêm xương tủy
xương. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh
trẻ em. Nhà xuất bản Y học. 2003, tr.525-528.

6. Bonhoeffer J et al. Diagnosis of acute
haematogenous osteomyelitis and septic arthritis:
20 years experience at the University Children's
Hospital Basel. Swiss Med Wkly. 2001, 131, p.575.

3. Đỗ Lợi. Cốt tuỷ viêm. Bệnh học ngoại
khoa sau đại học, tập II. Học viện Quân y.
1993, tr.492-505.

7. Bernard F Morrey. Hematogenous
pyogenic osteomyelitis in children. Orthopedic
Clinics of North America. 1975, 6 (4), pp.935-949.

4. Uông Anh Tú. Viêm xương tuỷ cấp ở trẻ

em, chẩn đoán và điều trị. Công trình nghiên
cứu khoa học Ngoại Nhi toàn quốc lần thứ 2
tại Bệnh viện Nhi TW. 2003, tr.199-207.

8. Dahl LB, Hoyland AL, Dramsdahl H et al.
Acute osteomyelitis in children: a population
based retrospective study 1965 to 1994.
Scand J Infect Dis. 1998, 30, pp.573-577.

175



×