Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giá trị của chuyển đạo AVL và AVR trong chẩn đoán vòng vào lại của nhịp nhanh kịch phát trên thất đều với phức bộ QRS hẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.07 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

GIÁ TRỊ CỦA CHUYỂN ĐẠO AVL VÀ AVR TRONG CHẨN ĐOÁN
VÒNG VÀO LẠI CỦA NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT ĐỀU
VỚI PHỨC BỘ QRS HẸP
Nguyễn Văn Lực*, Trần Kim Trang**

TÓM TẮT
Mở đầu: aVL và aVR là hai chuyển đạo ít được chú ý nhất để chẩn đoán cơ chế của nhịp nhanh kịch phát
trên thất (NNKPTT), loại rối loạn nhịp tim có thể gây rối loạn huyết động đe doạ tính mạng hoặc tái phát nhiều
lần ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu: Xác định giá trị của chuyển đạo aVL và aVR trong chẩn đoán vòng vào lại của cơn NNKPTT đều
với phức bộ QRS hẹp.
Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích hồi cứu các bệnh nhân NNKPTT đều với phức bộ
QRS hẹp đã được thăm dò điện sinh lý, từ tháng 03/2008 - tháng 08/2010.
Kết quả: Tuổi và giới tính có thể giúp dự đoán cơ chế NNKPTT.Trong cơn nhịp nhanh, khấc ở aVL và ST
chênh lên ở aVR có giá trị cao giúp chẩn đoán lần lượt là NNVVLTNNT và NNVVLNT. Kết hợp các tiêu chuẩn
này với các tiêu chuẩn điện tâm đồ kinh điển đã nâng giá trị dự đoán đúng từ 83,1% lên 90,8%.
Kết luận. Nên bổ sung tiêu chuẩn khấc ở aVL và ST chênh lên ở aVR trong cơn nhịp nhanh với các tiêu
chuẩn cũ trên ĐTĐ bề mặt để dự đoán chính xác hơn cơ chế cơn NNKPTT đều QRS hẹp.
Từ khóa: Nhịp nhanh kịch phát trên thất, vòng vào lại tại nút nhĩ thất, vòng vào lại nhĩ thất.

ABSTRACT
VALUE OF LEAD AVL AND AVR IN DETERMINING THE CIRCUIT OF PAROXYSMAL NARROW
QRS COMPLEX SUPRAVENTRICULAR TACHYCARDIAS
Nguyen Van Luc, Tran Kim Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 168 - 174
Background: Lead aVL and aVR were mostly ignored in determining the mechanism of paroxysmal
supraventricular tachycardia (SVT) which causes life- threatening hemodynamic disorder or recurs affecting


quality of life.
Objective: To determine the value of lead aVL and aVR in diagnosing the circuit of paroxysmal regular
narrow QRS complex SVT.
Method: A retrospective cross – sectional survey was carried out during March 2008 –August 2010 to
investigate patients with paroxysmal regular narrow QRS complex SVT who were performed electrophysiology
study..
Result:. Age and gender can help to predict mechanism of SVT. Notch in lead aVL and ST-segment
elevation in lead aVR are very valuable in localization of atrioventricular nodal reentrant tachycardia and
atrioventricular reentrant, respectively. A combination with classical criteria elevated true predictive value from
83.1% to 90.8%.


Khoa tim mạch Bệnh viện đa khoa Bình Dương  Bộ môn Nội Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS BS Trần Kim Trang
ĐT: 0989694263
Email:

168

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Conclusion: A modyfied combined algorithm of aVL notch and aVR ST-segment elevation with classical
ECG criteria should discriminate mechanism of supraventricular tachycardia.
Keywords: Paroxysmal supraventricular tachycardia, atrioventricular nodal reentrant tachycardia,
atrioventricular reentrant.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiêu chuẩn loại trừ

Việc chẩn đoán đường vào lại của NNKPTT
là tại nút nhĩ thất hay qua đường phụ nhĩ thất
trên điện tâm đồ (ĐTĐ) bề mặt rất quan trọng.
Có nhiều nghiên cứu phân tích ĐTĐ bề mặt để
chẩn đoán cơ chế của rối loạn nhịp này, riêng
aVL và aVR là hai chuyển đạo ít được chú ý
nhất. Vì vậy chúng tôi khảo sát giá trị của aVL
và aVR trong chẩn đoán vòng vào lại của cơn
NNKPTT đều có phức bộ QRS hẹp với hy vọng
bổ sung vào các tiêu chuẩn cũ để nâng cao giá
trị của ĐTĐ bề mặt trong việc dự đoán cơ chế
nhịp
nhanh này.

Uống thuốc điều trị rối loạn nhịp trước khi
đo ĐTĐ bề mặt và can thiệp điện sinh lý.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định giá trị của chuyển đạo aVL và
aVR trong chẩn đoán vòng vào lại của cơn
nhịp nhanh kịch phát trên thất đều với phức
bộ QRS hẹp.

Blốc nhánh trước đó.
Có tiền sử bệnh mạch vành, đau thắt ngực.

Nhiều đường dẫn truyền phụ và vòng vào
lại tại nút nhĩ thất hay nhĩ thất.
NNVVLTNNT không điển hình: thể nhanh
chậm và thể chậm chậm.

Cỡ mẫu
Cho mỗi nhóm. Nhóm BN NNVVLTNNT =
Nhóm BN NNVVLNT

N

Z21 / 2 P 1  P 
d2

N: cỡ mẫu tối thiểu tính từ công thức trên là
97 cho mỗi nhóm.
Z0,975: trị số từ phân phối chuẩn = 1,96.
α: xác suất sai lầm loại I = 0,05.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

P = trị số mong muốn từ tỉ lệ bằng 0,5.

Thiết kế nghiên cứu

d: sai số cho phép = 0,1.

Hồi cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.

Phương pháp thu thập số liệu


Nơi thực hiện: bệnh viện Tâm Đức.

Dựa vào bệnh án tại Phòng Lưu Giữ Hồ Sơ
trực thuộc Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Bệnh
Viện Tâm Đức, mỗi BN được ghi nhận:

Thời gian nghiên cứu
Tháng 3/2008-8/2010.

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán nhịp nhanh trên
thất thỏa mãn các điều kiện sau:
Được ghi đầy đủ ĐTĐ bề mặt trong và
ngoài cơn, ĐTĐ trong buồng tim trong cơn
nhịp nhanh.
NNKPTT đều với phức bộ QRS hẹp < 120 ms
dẫn truyền nhĩ thất 1:1, RP’/P’R<1.
Sau can thiệp điện sinh lý xác định rõ cơ chế
nhịp nhanh.

Họ tên, tuổi, giới, số bệnh án, ngày can
thiệp.
01 ĐTĐ bề mặt nhịp xoang trước can thiệp
để xem hình dạng các sóng cơ bản.
01 ĐTĐ bề mặt trong cơn nhịp nhanh để đo
đạc các biến số.
01 ĐTĐ trong buồng tim trong cơn nhịp
nhanh xác định cơ chế nhịp nhanh, vị trí đường
phụ.


Công cụ thu thập số liệu
Compa hai đầu nhọn.
Thước đọc điện tim.

Chuyên Đề Nội Khoa I

169


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Máy ghi điện tim Cardiolab v6.5 của GE
Medical Systems ghi cùng lúc 12 chuyển đạo bề
mặt, chạy giấy tốc độ 25mm/s, biên độ
10mm/mV.

Cách đo đạc các biến số
Sóng P’ thấy rõ: là sóng P dẫn truyền ngược.
Nếu gần thì lẫn vào phức bộ QRS sẽ không thấy
P’, nếu xa QRS thì thấy P’ rõ và riêng biệt(4,1).
Tỉ RP’/P’R khi thấy P’: Khoảng RP’ đầu phức
bộ QRS - đầu sóng P’. Khoảng P’R đầu từ sóng
P’ - phức bộ QRS. Khi thấy sóng P’ thì tính tỉ lệ >
1, bằng 1 hay < 1.
Sóng r’ giả/V1: xuất hiện trong cơn nhịp
nhanh có hình dạng r’ giống của blốc nhánh
phải do sóng P ngược nằm sát ngay sau phức bộ

QRS mà trong lúc nhịp xoang không thấy nó, do
đó biến này được ghi nhận khi so sánh ĐTĐ lúc
nhịp
xoang
với
lúc
nhịp
nhanh
kịch phát(8).
Sóng s giả ở DII, DIII, aVF: thấy được trong
cơn nhịp nhanh kịch phát mà lúc nhịp xoang
không thấy do sóng P’ nằm sát phức bộ QRS.
So le biên độ điện thế QRS(4): Dùng compa
hai đầu nhọn đo chiều cao của mỗi phức bộ
QRS. Có so le biên độ điện thế QRS khi mỗi biên
độ kế cạnh nhau cách biệt ≥ 1mm.
Sóng delta ngoài cơn nhịp nhanh: Là phần
đầu làm biến dạng phức bộ QRS, làm cho đoạn
PR ngắn hơn 120 ms và phức bộ QRS dài
hơn 110ms.
Khấc aVL(3): là những thay đổi dương ở cuối
của phức bộ QRS trong suốt cơn nhịp nhanh mà
không xuất hiện trong nhịp xoang.
Đoạn ST chênh lên ở aVR: dương tính khi
đoạn ST chênh lên nằm ngang hay ST chênh lên
≥ 1mm sau điểm J 80 ms hoặc ST chênh xuống ≥
1,5 mm sau điểm J 80 ms(5).

Phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Excel 2007

thông qua bảng thu thập số liệu (phụ lục).
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

170

Các biến định tính: giới(nam, nữ) ; nhóm
tuổi (< 20, 20-29, 30-39, 40-49, 50-59, 60-69, >70);
VVL (VVLTNNT, VVLNT); đường dẫn
truyền(thể điển hình, thể không điển hình,
WPW, ĐDTP ẩn, ĐDTP bên (T), ĐDTP bên (P));
tiêu chuẩn ĐTĐ (sóng P’ thấy rõ, tỉ lệ RP’/P’R,
sóng r’ giả/V1, sóng s giả ở DII, DIII, aVF, sóng
delta ngoài cơn nhịp nhanh, so le biên độ điện
thế QRS, khấc aVL, đoạn ST chênh lên ở aVR).
Các biến định lượng: tần số tim, tuổi.
Mô tả biến định tính bằng tỉ lệ phần trăm,
biến định lượng bằng trung bình ± độ
lệch chuẩn.
Kiểm định mối liên quan giữa các biến định
tính bằng phép kiểm Chi – square
So sánh biến định lượng giữa hai nhóm
bằng t test. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <
0,05.
Phân tích hồi quy logistic đa biến (tuổi,
giới, tần số tim, sóng P’ thấy rõ, sóng r’
giả/V1, sóng s giả/DII,DIII, aVF, sóng delta
ngoài cơn nhịp nhanh, ST chênh lên ở aVR,
khấc ở aVL) để tìm các yếu tố liên quan đến
NNVVLNT hay NNVVLTNNT và đưa ra mô
hình dự đoán đúng.


KẾT QUẢ
102 BN NNVVLTNNT thể điển hình kiểu
chậm nhanh và 105 BN NNVVLNT.
Chẩn đoán
Tuổi trung
bình*

Nhóm chung NNVVLTNNT
(n=207)
(n=102)
45,6± 14,3

48 ± 15,4

NNVVLNT
(n=105)
43,2 ± 12,8

P= 0,015.
35,00%
30,00%
25,00%
20,00%
NNVVLTNNT
15,00%

NNVVLNT

10,00%

5,00%
0,00%
< 20

20- 29 30- 39 40- 49 50- 59 60- 69

> 70

Biểu đồ 1. Phân bố BN theo nhóm tuổi và VVL

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Trong nhóm NNVVLTNNT, tuổi 40- 49
chiếm tỉ lệ cao nhất 25,5%.
Trong nhóm NNVVLNT, tuổi 30- 39 chiếm tỉ
lệ cao nhất 33,3%.
Bảng 2. Phân bố BN theo giới trong từngloại VVL
Chẩn đoán
NNVVLTNNT
NNVVLNT
Tổng số

Nam(%)
31(39,7%)
47(60,3%)
78(100%)

Nữ(%)

71(55%)
58(45%)
129(100%)

Tổng(%)
102(49,3%)
105(50,7%)
207(100%)

Bảng 3. Đặc điểm phân bố đường dẫn truyền phụ
trong nhóm NNVVLNT
BN
52
53
82

ĐDTP bên (P)

23

21,9%

69,20%

70,00%

60%
60,00%
50,00%


53,90%

51,20%
49,80%

46,10%

40%
40,00%

nữ

30,80%

nam

30,00%
20,00%
10,00%
0,00%
WPW(T)

WPW(P)

ĐDTP ẩn (T)

ĐDTP ẩn (P)

Biểu đồ 2. Phân bố giới tính theo đường dẫn truyền
phụ ở nhóm NNVVLNT


χ2 = 4,555b ; độ tự do =1; p= 0,033.

Chẩn đoán
WPW điển hình
ĐDTP ẩn
ĐDTP bên (T)

Nghiên cứu Y học

Tỉ lệ nam / nữ trong từng đường dẫn
truyền phụ khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với p= 0,3.

Phần trăm
49,5%
50,5%
78,1%

Bảng 4. Khảo sát các tiêu chuẩn ĐTĐ bề mặt chẩn đoán VVL
Tiêu chuẩn ĐTĐ
Tần số tim*
Sóng P’ thấy rõ: Có
Không
r’ giả/ V1:

Không
s giả /DII,DIII,aVF:Có
Không
So le QRS:


Không
Delta / nhịp xoang:Có
Không
Khấc aVL:

Không
ST chênh avR:


Không

Chẩn đoán NHỊP NHANH
VVLTNNT (n= 102)
VVLNT(n = 105)
183,2±19,3
183,4±22,1
9(9,8%)
69(65,7%)
93(91,2%)
36(34,3%)
43(42,2%)
0(0%)
59(57,8%)
105(100,0%)
24(23,5%)
0(0,0%)
78(76,5%)
105(100,0%)
4(3,9%)

26(24,8%)
98(96,1%)
79(75,2%)
0(0%)
44(41,9%)
102(100,0%)
61(58,1%)
38(37,3%)
0(0%)
64(62,7%)
105(100,0%)
10(9,8%)
63(60,0%)

RP’< 70ms
RP’>70ms
Tỉ lệ RP’/P’R

p

183,3±20,7
78(37,7%)
139(63,3%)
43(29,8%)
164(79,2%)
24(11,6%)
183(99,4%)
30(14,5%)
177(85,5%)
44(21,3%)

163(78,7%)
38(18,4%)
169(81,6%)
73(35,3%)

0,95
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000

92(90,2%)

Bảng 5. Sự phân bố vị trí của sóng P’ khi sóng
P’thấy rõ trong cơn NNKPTT
Vị trí sóng P’

Tổng (n= 207)

Chẩn đoán
NNVVLTNNT
NNVVLNT
(n= 102)
(n = 105)
9(9,8%)
0(0%)
0(0%)

69(65,7%)
<1
<1

42(40,0%)
Không

134(64,7%)
180±16
183,6±24,1

p

0,00

Bảng 6. So sánh tần số tim giữa nhóm có ST chênh
lên ở aVR trong từng nhóm NNKPTT
Tần số tim/
NNVVLTNNT NNVVLNT
p
ST chênh lên ở aVR

213±22,14 183,3±20,9 0,000

Chuyên Đề Nội Khoa I

171


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012


Nghiên cứu Y học

Bảng 7. So sánh tiêu chuẩn khấc ở aVL với tiêu
chuẩn ST chênh lên ở aVR và các tiêu chuẩn khác
trong chẩn đoán NNVVLNT
ST chênh Khấc
lên ở aVR ở aVL
Độ nhạy
60%
0%
Độ đặc hiệu 90,2% 62,7%
GTTĐD
86,3%
0%
GTTĐA
68,7% 37,7%

P’ thấy
được
65,7%
91,2%
88,5%
66,9%

So le
Delta
QRS ngoài cơn
24,8% 41,9%
96,1% 100%

86,7% 100%
55,4% 62,6%

Bảng 8. So sánh tiêu chuẩn ST chênh lên ở aVR với
tiêu chuẩn khấc ở aVL và các tiêu chuẩn khác trong
chẩn đoán NNVVLTNNT
ST chênh lên Khấc ở Sóng r’
s giả/
ở aVR
aVL
/V1
DII,DIII,aVF
Độ nhạy
9,8%
37,3%
42,2
23,5%
Độ đặc hiệu
40%
100%
100,0
100,0%
GTTĐD
82,2%
100%
100,0
100%
GTTĐA
31,3%
62,1%

64,0
57,4%

Sau khi phân tích đơn biến, chúng tôi tìm
được 9 biến có ý nghĩa liên quan đến chẩn
đoán cơ chế NNKPTT (p< 0,05). Các biến đó
là:
Hai biến dân số: Giới tính, Tuổi.
Năm biến trên ĐTĐ bề mặt chuẩn.
Sóng P’ thấy rõ.
Sóng r’ giả / V1.
Sóng s giả/DII,DIII,aVF.
Sóng delta ngoài cơn nhịp nhanh.
So le biên độ điện thế QRS.
Hai biến chúng tôi nghiên cứu trên ĐTĐ
bề mặt.
Khấc ở aVL.
ST chênh lên ở aVR.
Bảng 9. Giá trị dự đoán NNVVLTNNT so với
NNVVLNT qua mô hình hồi quy 9 biến
Dự đoán
NNVVLTNNT NNVVLNT
Hồi NNVVLTNNT
91
11
quy
NNVVLNT
7
89
% đúng toàn bộ

Quan sát

89,2
93,3
91,3

Bảng 10. Giá trị dự đoán NNVVLTNNT so với
NNVVLNT /mô hình hồi quy 5 biến chuẩn
Quan sát

172

Dự đoán
NNVVLTNNT NNVVLNT

Hồi
quy

NNVVLTNNT
NNVVLNT
% đúng toàn bộ

91
24

11
81

89,2
77,1

83,1

Bảng 11. Giá trị dự đoán NNVVLTNNT so với
NNVVLNT khi đưa 5 biến chuẩn và 2 biến chúng tôi
nghiên cứu vào mô hình hồi quy 7 biến
Dự đoán
NNVVLTNNT NNVVLNT
Hồi quy NNVVLTNNT
97
5
95,1
NNVVLNT
14
91
86,7
% đúng toàn bộ
90,8
Quan sát

Bảng 12. So sánh tỉ lệ dự đoán đúng của toàn bộ 3
mô hình
Mô hình
% dự đoán đúng

5 biến
83,1%

7 biến
90,8%


9 biến
91,3%

BÀN LUẬN
Về đặc điểm dân số học
Theo ACC/AHA, NNKPTT là rối loạn nhịp
có thể gặp ở mọi lứa tuổi(1). Tuổi trung bình
trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự các tác
giả khác, nhóm NNVVLTNNT có tuổi trung
bình cao hơn nhóm NNVVLNT với sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Một số tác giả giải thích
NNVVLNT có đường phụ là cầu nối bẩm sinh ở
vòng van nhĩ thất nên tuổi khởi phát sớm, trong
khi đó nhóm NNVVLTNNT đòi hỏi cần nhiều
thời gian hơn trước khi tạo được vòng vào lại,
mặt khác một số tác giả nhận thấy bệnh tim kèm
theo (đặc biệt là bệnh tim thiếu máu cục bộ và
tăng huyết áp) ở nhóm NNVVLTNNT có tỉ lệ
cao hơn ở nhóm NNVVLNT (45% so với 18%)(2)
điều này giải thích vì sao nhóm NNVVLTNNT
lớn tuổi hơn nhóm NNVVLNT và nhóm tuổi 4049 tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong nhóm
NNVVLTNNT (25,5%) còn nhóm NNVVLNT
thì tuổi 30- 39 chiếm tỉ lệ cao nhất (33,3%). Vậy
tuổi tác có thể gợi ý phân biệt 2 nhóm nhịp
nhanh.
Cũng theo ACC/AHA, tỉ lệ nữ trong nhóm
NNVVLTNNT chiếm nhiều hơn nam giới(1) do
nữ có độ dài của vòng nhịp nhanh, độ dài của
vòng blốc nhĩ thất và thời kỳ trơ của đường
dẫn truyền chậm ngắn hơn của nam. Không

có sự khác biệt về giới đối với hệ thống dẫn

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
truyền ngược và thời kỳ trơ của đường dẫn
truyền nhanh(6,7).

Về đặc điểm ĐTĐ
Tần số tim trung bình trong 2 nhóm loạn
nhịp này tương tự nhiều tác giả khác và sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Các tác giả đều
cho rằng tần số tim trong cơn nhịp nhanh không
giá trị giúp dự đoán cơ chế NNKPTT, nhịp
nhanh hay chậm không chỉ phụ thuộc vào
đường dẫn truyền dài hay ngắn mà còn phụ
thuộc vào tốc độ dẫn truyền nút nhĩ thất nhanh
hay chậm.
Ho Y.L. (2003) khảo sát 338 BN NNKPTT
thấy ở chuyển đạo aVR đoạn ST chênh lên nằm
ngang hay ST chênh lên ≥ 1mm sau điểm J 80 ms
hoặc ST chênh xuống ≥ 1,5 mm sau điểm J 80 ms
trong cơn NNKPTT đều với phức bộ QRS hẹp
giúp dự đoán cơ chế cơn NNVVLNT so với
NNVVLTNNT, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê p=0,001. Tiêu chuẩn này cũng đã được
nhiều tác giả sử dụng(5,9,10). Họ cho rằng sự thay
đổi đoạn ST trong chuyển đạo aVR trong suốt
cơn nhịp nhanh không do sự thay đổi của tái

cực thất mà do sự dẫn truyền ngược lên của
sóng P. Trong NNVVLTNNT, sự hoạt động
ngược trở lại nhĩ gây ra một sóng P ngược hầu
hết có hướng vuông góc với chuyển đạo aVR, vì
vậy hầu hết NNVVLTNNT không có đoạn ST
chênh lên ở chuyển đạo aVR. Trong khi đó ở
NNVVLNT, sự hoạt động ngược trở lại nhĩ xảy
ra lệch tâm từ vị trí của đường dẫn truyền phụ,
nên ST chênh lên ở aVR.
Tuy nhiên sử dụng chuyển đạo aVL để
chẩn đoán cơ chế VVL thì chúng tôi chỉ mới
tìm thấy một nghiên cứu(3). Theo tác giả này:
trong suốt NNVVLTNNT hoạt động điện sớm
nhất được ghi nhận tại đoạn xa của xoang
vành chiếm 47% bệnh nhân do tồn tại một
xung động từ nút nhĩ thất sử dụng mô liên kết
nút nhĩ nằm bên trái xung động này đến
xoang vành trước khi xung động đến từ cấu
trúc bên phải. Xung động phát sinh xuyên
qua hệ thống cơ của xoang vành và hướng về
phần nhĩ phải, bắt vào đường dẫn truyền

Chuyên Đề Nội Khoa I

Nghiên cứu Y học

chậm và cuối cùng khử cực bó His. Cùng thời
gian này, xung động phía trước khử cực hệ
thống xoang vành và nhĩ trái, tạo trục trái của
sóng P ngược trở lại trên ĐTĐ và tạo khấc

dương gần với phức bộ QRS trên chuyển đạo
aVL(3).
ST chênh lên ở chuyển đạo aVR trong cơn
nhịp nhanh có độ nhạy 60%, độ đặc hiệu 90,2%,
giá trị tiên đoán dương 86,3% để chẩn đoán
NNVVLNT có giá trị tương đối cao. So với các
tiêu chuẩn cũ để chẩn đoán NNVVLNT là sóng
P’ thấy được tương ứng theo thứ tự là (65,7%,
91,2%, 88,5%), sóng delta ngoài cơn nhịp nhanh
theo thứ tự là (41,9%, 100%, 100%), so le biên độ
điện thế QRS theo thứ tự là (24,8%, 96,1%,
86,7%) chứng tỏ rằng tiêu chuẩn ST chênh lên ở
aVR có ý nghĩa giúp chẩn đoán NNVVLNT khá
cao.
Khấc ở aVL có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị
tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm theo thứ
tự là 37,3%, 100%, 100%, 64%. So với các tiêu
chuẩn cũ để chẩn đoán NNVVLTNNT là sóng
r’/V1 tương ứng theo thứ tự là (42,2%, 100%,
100%, 64%) sóng s giả / DII,DIII,aVF tương ứng
theo thứ tự là (23,5%, 100%, 100%, 57,4%) chứng
tỏ dấu hiệu khấc ở aVL có giá trị khá cao giúp
chẩn đoán NNVVLTNNT.
Nếu kết hợp cả 2 biến tuổi và giới với các
tiêu chuẩn của ĐTĐ đưa vào mô hình hồi quy
đa biến đã nâng giá trị dự đoán đúng lên 91,3%.
Chứng tỏ tuổi và giới cũng có ý nghĩa giúp
phân biệt NNVVLTNNT và NNVVLNT khi kết
hợp với các tiêu chuẩn ĐTĐ. Tuy nhiên sự
chênh lệch này không đáng kể, chỉ nâng lên

được 0,5%. Trong khi đó có hai vấn đề cần chú ý
là:
Hai biến độc lập tuổi và giới này thay đổi
theo từng nơi phụ thuộc điều kiện kinh tế và sự
hiểu biết của bệnh nhân cũng như điều kiện cơ
sở vật chất, nhân lực của bệnh viện.
Càng nhiều biến vào mô hình thì càng khó
khăn để thực hiện.
Vì vậy đưa 2 biến tuổi và giới vào mô hình
đa biến không có ý nghĩa nhiều.

173


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

KẾT LUẬN
Tuổi và giới cũng có ý nghĩa giúp chẩn đoán
phân biệt NNVVLTNNT và NNVVLNT, tuy
nhiên để dễ áp dụng thì chỉ cần mô hình kết hợp
5 biến trên ĐTĐ bề mặt chuẩn (sóng P’ thấy rõ,
sóng r’ giả/V1, sóng s giả/DII, DIII, aVF, sóng
delta ngoài cơn nhịp nhanh, so le biên độ điện
thế QRS) với 2 biến chúng tôi khảo sát trên ĐTĐ
bề mặt (khấc ở aVL, ST chênh lên ở aVR) đã
nâng giá trị dự đoán đúng lên 90,8%.

4.


5.

6.

7.

8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

174

Blomstrom-Lundqvist C, Scheinman MM, et al. (2003).
ACC/AHA/ESC guidelines for the management of patients with
supraventricular arrhythmias-executive summary. J Am Coll
Cardiol, 42(8), 1493-1531.
Bottoni N, Tomasi C, et al. (2003). Clinical and
electrophysiological
characteristics
in
patients
with
atrioventricular reentrant and atrioventricular nodal reentrant
tachycardia. Europace, 5(3), 225-229.

Di Toro D, Hadid C, et al. (2009). Utility of the aVL lead in the
electrocardiographic diagnosis of atrioventricular node reentrant tachycardia. Europace, 11(7), 944-948.

9.
10.

Green M, Heddle B, et al. (1983). Value of QRS alteration in
determining the site of origin of narrow QRS supraventricular
tachycardia. Circulation, 68(2), 368-373.
Ho YL, Lin LY, et al. (2003). Usefulness of ST-segment elevation
in lead aVR during tachycardia for determining the mechanism
of narrow QRS complex tachycardia. Am J Cardiol, 92(12), 14241428.
Liuba I, Jonsson A, Safstrom K & Walfridsson H (2006). Genderrelated differences in patients with atrioventricular nodal reentry
tachycardia. Am J Cardiol, 97(3), 384-388.
Marchlinski FE (2009). Diagnosing the mechanism of
supraventricular tachycardia: restoring the luster of a fading art. J
Am Coll Cardiol, 53(25), 2359-2361.
Maury P, Zimmermann M & Metzger J (2003). Distinction
between atrioventricular reciprocating tachycardia and
atrioventricular node re-entrant tachycardia in the adult
population based on P wave location; should we reconsider the
value of some ECG criteria according to gender and age?
Europace, 5(1), 57-64.
Williamson K, Mattu A, et al. (2006). Electrocardiographic
applications of lead aVR. Am J Emerg Med, 24(7), 864-874.
Zhong YM, Guo JH, et al. (2006). A modified
electrocardiographic algorithm for differentiating typical
atrioventricular
node
re-entrant

tachycardia
from
atrioventricular reciprocating tachycardia mediated by concealed
accessory pathway. Int J Clin Pract, 60(11), 1371-1377.

Chuyên Đề Nội Khoa I



×