Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giá trị của HBsAg định lượng để phân biệt người mang HBV không hoạt tính và viêm gan siêu vi B mạn tái hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.89 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015

GIÁ TRỊ CỦA HBsAg ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ PHÂN BIỆT NGƯỜI MANG HBV
KHÔNG HOẠT TÍNH VÀ VIÊM GAN SIÊU VI B MẠN TÁI HOẠT
Võ Triều Lý* , Nguyễn Thị Cẩm Hường*, Phạm Thị Lệ Hoa*

TÓM TẮT
Cơ sở khoa học: Chẩn đoán chính xác người mang HBV không hoạt tính (IC: inactive carrier) không dễ
dàng do bản chất dao động của HBVDNA và ALT theo thời gian.
Mục tiêu: Quan sát phân bố giá trị của HBsAg và xác định ngưỡng HBsAg để chẩn đoán phân biệt trạng
thái IC và AC (mang HBV hoạt tính) ở người nhiễm HBV mạn.
Phương pháp: Khảo sát cắt ngang HBsAg kết hợp theo dõi tiền cứu hay hồi cứu thực hiện tại phòng khám
viêm gan BVĐHYD TPHCM từ 12/2013 - 6/2014. HBsAg định lượng được đo lường bằng xét nghiệm Elecsys
HBsAg II (Roche Diagnostics; khoảng giới hạn 0,05-52,000 IU/mL).
Kết quả: HBsAg của nhóm IC thấp hơn nhóm AC có ý nghĩa (2,39 ± 0,61 so với 3,45 ± 0,05 log10 IU/mL;
p<0,001). HBsAg ở nhóm AC1 thấp hơn AC2 có ý nghĩa (2,99 ± 0,08 so với 3,59 ± 0,04 log10IU/mL; p<0,001).
Ngưỡng HBsAg=650 IU/mL tăng đáng kể độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương của chẩn đoán IC (SPE =
93,2%; PPV = 91,2%), mặc dù làm giảm tương đối độ nhạy và giá trị tiên đoán âm.
Kết luận: HbsAg định lượng của nhóm IC thấp hơn nhóm AC có ý nghĩa thống kê. HBsAg định lượng tại
một thời điểm với giá trị 1000 IU/mL có thể giúp phân biệt IC và AC. Hạ thấp hơn ngưỡng đến 650IU/mL giúp
tăng đáng kể giá trị chẩn đoán dương và độ đặc hiệu đồng thời giảm đi độ nhạy, có thể sử dụng trong trường hợp
cần thiết.
Từ khóa: HBsAg định lượng, người mang HBV không hoạt tính, viêm gan B mạn tái hoạt.

ABSTRACT
HBsAg SERUM LEVELS HELP TO DISTINGUISH INACTIVE FROM ACTIVE HEPATITIS B VIRUS
Vo Trieu Ly, Nguyen Thi Cam Huong, Pham Thi Le Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 330 - 335
Background: It is difficult in accurately identification of inactive carrier due to wide and frequent HBVDNA


and ALT fluctuations.
Objective: Describe HBsAg serum levels of chronic HBV patients and determine HBsAg cut off values to
differentiate between the inactive and the active HBV carriers.
Method: The cross-sectional studies on HBsAg quantification of IC and AC groups of CHB patients (defined
by prospective combined with retrospective inspection of HBVDNA, ALT) done at the out-patient liver clinic at
UMP University Medical Center of HCMC fromDecember 2013 to June 2014. ROC method and diagnostic
value variables were use to define and the best cut-off value that should be used in clinical diagnostic. HBsAg was
quantified by using Elecsys HBsAg IIassay (Roche Diagnostics; range: 0.05-52.000 IU/mL).
Results: HBsAg levels were significantly lower in IC than in AC (2.39 ± 0.61 vs 3.45 ± 0.05 log10 IU/mL;
p<0.001). HBsAg levels were lower in AC1 than AC2 (2.99 ± 0.08 vs 3.59 ± 0.04 log10 IU/mL; p<0.001). Using
HbsAg cut off 650 IU/mL helps to considerably increase specificity and positive predictive value (SPE = 93.2%;
PPV = 91.2%) but relatively decreases sensitivity and negative predictive value.
* BM Nhiễm ĐHYD TP HCM
Tác giả liên lạc: BS.Võ Triều Lý

330

ĐT: 0907411200

Email:

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015

Nghiên cứu Y học

Conclusions: HBsAg levels were significantly lower in IC than in AC. Single-point HBsAg quantification
1000 IU/mL helps to distinguish IC from AC. Lower cut-off value of 650 IU/ml decrease sensitivity but increase

PPV significantly.
Key words: HBsAg quantification, inactive carrier, active carrier.

ĐẶT VẤN ĐỀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhiễm HBV mạn HBeAg âm tính có biểu
hiện lâm sàng đa dạng, từ người mang HBV
không hoạt tính (IC: inactive carrier) đến viêm
gan siêu vi B mạn HBeAg âm (CHBe(-): chronic
hepatitis B HBeAg negative). Thời gian sống của
nhóm IC không khác so với dân số không nhiễm
HBV. Ngược lại, nguy cơ tiến triển đến xơ gan,
ung thư gan ở bệnh nhân CHBe(-) cao hơn nhiều
so với nhóm IC. Do đó, điều trị thuốc kháng siêu
vi cho bệnh nhân CHBe(-) có thể làm ngừng
phản ứng viêm hoại tử ở gan, làm chậm diễn
tiến bệnh và cải thiện phản ứng xơ gan ở giai
đoạn sớm(4). Tuy vậy, việc chẩn đoán phân biệt
IC và CHBe(-) vẫn còn khó khăn do bản chất
hoạt động sao chép siêu vi (đánh giá bằng
HBVDNA) và hoạt tính tổn thương gan (đánh
giá bằng ALT) thường xuyên dao động, đặc biệt
ở người nhiễm HBV với HBVDNA nằm trong
“vùng xám” từ 104 - 105 copies/ml(1,9).

Thiết kế nghiên cứu

Hiện nay, HBsAg định lượng được xem là

một dấu ấn để đánh giá mật độ của HBV trong
tế bào và cccDNA trong nhân tế bào gan ở người
nhiễm HBV(2,5,7,13). Brunetto (2010) cho thấy rằng
kết hợp HBsAg định lượng trong huyết thanh và
HBVDNA tại một thời điểm giúp xác định
nhiễm HBV không hoạt tính hiệu quả hơn trên
bệnh nhân nhiễm HBV genotype D(1). Cho đến
nay chưa có nghiên cứu nào xác định giá trị
ngưỡng của nồng độ HBsAg để phân biệt IC và
CHBe(-) trên người Việt Nam.

Mục tiêu
- Mô tả phân bố nồng độ HBsAg trong mẫu
nghiên cứu.
Xác định ngưỡng HBsAg để chẩn đoán phân
biệt trạng thái IC và AC.

Nhiễm

Mô tả cắt ngang sử dụng dữ liệu tiền cứu và
hồi cứu.

Địa điểm và thời gian
Phòng khám Viêm Gan BV ĐHYD TP.HCM
từ 12/2013 - 6/2014.

Dân số mẫu
Bệnh nhân nhiễm HBV mạn HBeAg âm
đang theo dõi ngoại trú tại BV ĐHYD TPHCM.


Biến số
Tuổi, giới, tiền sử nhiễm HBV, truyền máu,
tiêm chích, tiền căn gia đình (nhiễm HBV, xơ gan,
ung thư gan), HBVDNA, HBsAg định lượng.

Tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ
Chọn bệnh nhân có HBsAg(+) >6 tháng,
HBeAg(-) và antiHBe(+), không có bệnh gan
khác đi kèm (bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ...
có thể gây tăng ALT), đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Những bệnh nhân có bệnh lý đồng nhiễm
HCV, HIV, suy giảm miễn dịch có thể ảnh
hưởng đến mật độ HBsAg, không đủ dữ liệu
theo dõi để xác định phân loại chẩn đoán IC hay
AC được loại ra khỏi nghiên cứu.

Phân loại chẩn đoán IC hay AC
Căn cứ vàocác dữ liệu hồi cứu và tiền cứu
của bệnh nhân trong quá trình khám định kỳ lưu
trữ trong hệ thống quản lý bệnh nhân của BV, và
dựa theo định nghĩa của Brunetto năm 2010(12)
như sau:
Nhóm IC: HBVDNA <4log copy/mL và ALT
<40 IU/ml trong 6 tháng theo dõi.
Nhóm AC1: Chưa đủ tiêu chuẩn viêm gan
hoạt tính nhưng có HBVDNA dao động trên

331



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015

ngưỡng IC: HBVDNA ≥4 và <5log copy/mL và
ALT bình thường trong 6 tháng theo dõi.

giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm. Mức
ý nghĩa được xác định khi p <0,05.

Nhóm AC2: Đủ tiêu chuẩn viêm gan hoạt
tính (CHBe(-): HBVDNA ≥4log copy/mL và ALT
tăng>2 ULN hoặc HBVDNA ≥5log copy/mL.

KẾT QUẢ

Kỹ thuật đo lường
Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, dấu ấn
huyết thanh của HBV, HBsAg định lượng được
thực hiện tại khoa xét nghiệm BV ĐHYD
TP.HCM.
HBsAg định tính, HBeAg, Anti-HBe được
thực hiện bằng kỹ thuật miễn dịch vi hoạt hóa
phát quang (Chemiluminescent Microparticle
Immunoassay - CMIA) với bộ thuốc thử của
Abbottt và đọc kết quả trên máy miễn dịch tự
động Architecture i2000SR. Kết quả thu được từ
máy là chỉ số tính bằng tỉ lệ giữa hai giá trị đo
được bằng quang học của mẫu thử (Sample

Relative light units - RLU) và giá trị ngưỡng
(Cut-off RLU).
HBsAg định lượng được đo lường bằng kỹ
thuật miễn dịch điện hóa phát quang của Roche
Elecsys
HBsAg
II
Quant
(Electrochemiluminescence). Khoảng đo cho
mẫu không pha loãng: 0,05 - 130 IU/mL. Khoảng
đo cho mẫu pha loãng 400 lần: 20 – 52.000
IU/mL.
HBVDNA được thực hiện bằng kỹ thuật
real-time PCR; với đoạn dò TaqMan, khuếch đại
và đo kết quả trên máy COBAS; ngưỡng phát
hiện là 250 copy/mL.

Xử lý số liệu
Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm
SPSS 16.0. Sự khác biệt về tỉ lệ giữa 2 nhóm được
so sánh bằng phép kiểm chi bình phương. Các giá
trị liên tục được so sánh bằng phép kiểm T hay
Mann-Whitney U (cho phân phối không chuẩn),
ANNOVA cho ≥3 nhóm hay Kruskal Wallis (phân
phối không chuẩn). Giá trị ngưỡng HBsAg được
xác định bằng đường cong ROC (Receiver
Operating Characteristic). Các giá trị chẩn đoán
được phân tích bằng các giá trị: độ nhạy, đặc hiệu,

332


Từ tháng 12/2013 đến tháng 6/2014, có 169
bệnh nhân nhiễm HBV mạn, HBeAg âm, được
chọn vào nghiên cứu và được phân theo tiêu
chuẩn như trên thành 81 ca thuộc nhóm IC, 21
nhóm AC1 và 67 nhóm AC2 (căn cứ trên thời
gian theo dõi trung bình lần lượt là 15;12 và 9
tháng). Nhóm AC1 được xác định căn cứ trên
quan sát HBVDNA trong giới hạn ngay trên
mức chẩn đoán HBV có hoạt tính >4 log đến <5
log IU/ml và ALTkhông tăng. Nhóm này được
xem là chưa đủ dữ kiện phân loại viêm gan hoạt
tính hay viêm gan tái hoạt và được ký hiệu AC1.
Ngược lại, nhóm AC2 được xem là đủ tiêu
chuẩn phân loại viêm gan tái hoạt (CHB e(-)).

Phân bố nồng độ HBsAg (bảng 1)
Bảng 1: Phân bố nồng độ HBsAg trong mẫu nghiên
cứu (n=169)
Mật độ
Toàn DS
IC
HBsAg
n
%
n (%)
(log10IU/mL)
<2
15
8,9

15 (100)
2-<3
76
45
58 (76,3)
3-<4
68
40,2
5 (7,4)
≥4
10
5,9
3 (30,0)
Trung bình: 2,94±0,057

AC
n (%)
0 (0)
<0,001
18 (23,7)
63 (92,6)
7 (70,0)

Mật độ HBsAg ở các bệnh nhân nhiễm HBV
HBeAg âm trong dân số nghiên cứu có phân
phối chuẩn với trung bình HBsAg là: 2,94±0,057
log10IU/mL. 85% có nồng độ HBsAg từ 2-4
log10IU/mL. chỉ có 9% bệnh nhân có mật độ
HBsAg thấp <2 log10IU/mL và 5,9% có mật độ
HBsAg ≥4 log10 IU/mL.

15 bệnh nhân có HBsAg thấp đều thuộc
nhóm IC; Ngược lại, không có bệnh nhân nào
nhóm AC có HBsAg ở mức thấp<2 log10IU/mL.
Nhìn chung phần lớn (73/81, 90%) bệnh nhân
nhóm IC có HBsAg <3log10IU/mL.
Trong số bệnh nhân có HBsAg ≥4
log10IU/mL, có 7/10 thuộc nhóm AC nhưng cũng
có 3/10 ca thuộc nhóm IC. Có 18 bệnh nhân có
HBsAg 2-<3 (log10 IU/mL) mặc dù thuộc nhóm

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
AC Biểu đồ 1 cho thấy giá trị trung bình HBsAg
của nhóm IC thấp hơn nhóm AC (2,39 ± 0,61 so
với 3,45 ± 0,05 log10 IU/mL, p<0,001
Trong nhóm AC, 21 ca AC1 có HBsAg định
lượng thấp hơn 67 ca AC2 có ý nghĩa thống kê
(2,99 ± 0,08 so với 3,59 ± 0,04 log10 IU/mL;
p<0,001).
So sánh HBsAg định lượng trong từng nhóm
bệnh nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa IC và AC2 (p<0,001), AC1 và AC2 (p<0,001),
giữa IC và AC1 (p<0,001).

Nghiên cứu Y học

Bảng 2: So sánh giá trịchẩn đoán IC của các
ngưỡng HBsAg

Ngưỡng (IU/mL)
SEN (%)
SPE (%)
PPV (%)
NPV (%)

HBVDNA
<2000
100
85,2
86,2
100

<1000
90,1
79,5
80,2
89,7

HBsAg
<800
77,9
88,6
86,3
79,1

<650
76,5
93,2
91,2

81,2

Ngưỡng HBsAg=1000 (IU/mL) có độ nhạy
(SEN), độ đặc hiệu (SPE), giá trị chẩn đoán
dương (PPV) và giá trị chẩn đoán âm (NPV) cao
nhất (SEN=90,1%; SPE=79,5%; PPV=80,2%;
NPP=89,7%). Ngưỡng HBsAg=650 IU/mL tăng
đáng kể độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương
của chẩn đoán (SPE=93,2%; PPV=91,2%), nhưng
giảm độ nhạy và giá trị tiên đoán âm (bảng 2).

BÀN LUẬN
Phân bố nồng độ HBsAg trong mẫu nghiên cứu

Biểu đồ 1: Phân bố HBsAg ở 3 nhóm bệnh IC, AC1
và AC2

Giá trị ngưỡng của HBsAg để phân biệt
nhóm IC và AC

Giá trị trung bình của HBsAg trong mẫu
nghiên cứu là 2,94±0,057 (log10 IU/mL) (bảng 1).
Giá trị này cũng tương tự như dân số nghiên cứu
của Trần Ngọc Ánh (2012): 3,46±0,33 (log10
IU/mL)(12)và P.H.Phiệt (2010): 3±0,7 (log10
IU/mL)(10).

So sánh nồng độ HBsAg ở 2 nhóm IC và AC
Nghiên cứu ghi nhận giá trị trung bình của
HBsAg định lượng khác biệt có ý nghĩa giữa các

nhóm bệnh, thấp nhất ở nhóm IC (2,39 ± 0,61
log10 IU/mL), cao nhất ở nhóm AC2 (3,59 ± 0,04
log10 IU/mL), p<0,001 (biểu đồ 1). Kết quả khác
biệt này được ghi nhận cũng tương tự với các
nghiên cứu của Tin Nguyen (2010) với nhóm IC
và AC2 có giá trị HBsAg lần lượt là 2,86 log10
IU/mL và 3,35 log10 IU/mL; p=0,001(2).
Biểu đồ 2: Đường cong ROC nồng độ HBsAg để
chẩn đoán IC
Diện tích dưới đường cong của HBsAg để
chẩn đoán IC là 0,917 (KTC 95%: 0,87-0,96; p <
0,001) (biểu đồ 2). Ngưỡng cắt HBsAg =1110
IU/mL đạt giá trị chẩn đoán với độ nhạy và độ
đặc hiệu cao nhất (SEN=92,6%; SPE=79,5%).

Nhiễm

Ngoài ra, nghiên cứu cũng quan sát thấy cả
15 bệnh nhân có nồng độ HBsAg <2 log10
IU/mLđều thuộc nhóm IC (bảng 2). Theo Chan
H.L. (2011) ở nhóm bệnh nhân có HBsAg <2 log10
IU/mL và HBVDNA <4log10copy/mL, khả năng
mất HBsAg tích lũy sau 5 năm và 8 năm lần lượt
là 18% và 38%(3).
Trong dân số nghiên cứu cũng quan sát thấy
có 3 bệnh nhân nhóm IC có HBVDNA thấp

333



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015

nhưng nồng độ HBsAg cao (> 4log10 IU/mL)
(bảng 2). Những trường hợp này này có phải là
trường hợp đã có tích hợp đoạn gen mã hóa cho
HBsAg của HBV vào bộ gen của ký chủ nên
HBsAg được sản xuất tự nhiên và không có liên
quan với hoạt tính sao chép của HBV nên bệnh
nhân có HBVDNA thấp hay chăng? Để trả lời câu
hỏi này bệnh nhân cần được theo dõi HBVDNA
nhiều lần, cùng với HBsAg mỗi 6 tháng.
Thêm một điểm đặc biệt được ghi nhận là có
18 bệnh nhân nhóm AC (có HBVDNA cao) có
HBsAg thấp (từ 2-<3 log10IU/mL) (bảng 2). Điều
này cũng chưa rõ có phải liên quan đến đột biến
chèn đoạn hoặc mất đoạn PreS1 và PreS2 trên
gen PreS như Kathryn M. Kitrinos (2013)mô tả
trên bệnh nhân genotype D(6) hay như của
Pollicino T. (2012)(11) do các protein bề mặt bị giữ
lại trong lưới nội bào tương hay không.Tuy
nhiên, hiện nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về liên
quan giữa nồng độ HBsAg và đột biến gen S.

Giá trị ngưỡng của HBsAg để phân biệt
nhóm IC và AC
Phân tích ROC cho thấy giá trị HBsAg có ý
nghĩa phân biệt IC và AC. Diện tích dưới
đường conglà 0,917 (KTC 95%: 0,87-0,96; p

<0,001) (biểu đồ 2).
Để dễ áp dụng cho thực hành lâm sàng
nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến độ nhạy
và độ đặc hiệu của chẩn đoán chúng tôi đề nghị
nên chọn ngưỡng HBsAg=1000 IU/ml để nhận
diện bệnh nhân thuộc nhóm IC (SEN=90,1%;
SPE=79,5%; PPV=80,2%; NPP=89,7%). Nếu sử
dụng ngưỡng HBsAg=650 IU/mL có thể giúp
tăng đáng kể độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán
dương của chẩn đoán mặc dù làm giảm tương
đối độ nhạy và giá trị tiên đoán âm (bảng 2), cần
thiết dùng trong tình huống việc chẩn đoán xác
định IC có ý nghĩa quan trọng hơn.
Khi sử dụng ngưỡng HBsAg=1000 (UI/mL)
để áp dụng cho thực hành lâm sàng đồng thời có
thể so sánh với nghiên cứu khác ghi nhận các giá
trị SEN, SPE, PPV, NPV lần lượt là 91,1; 83; 66,2;
96,2% (bảng 2)(1) cũng tương tự như các giá trị

334

của nghiên cứu này (90,1; 79.5; 80,2; và
89,7%).Khi hạ ngưỡng HBsAg < 800 IU/mL hay
<650 IU/mL thì độ đặc hiệu (SPE) và giá trị tiên
đoán dương (PPV) cho IC tăng cao hơn nhiều
(88,6 và 86,3 so với 93,2 và 91,2%) (bảng 2).

KẾT LUẬN
Qua khảo sát 169 bệnh nhân ngoại trú nhiễm
HBV mạn HBeAg âm, chúng tôi có những kết

luận sau:
Trung bình của HBsAg là 2,94±0,057 (log10
IU/mL). Nhóm IC có trung bình HBsAg thấp
hơn nhóm AC (2,39 ± 0,61 so với 3,45 ± 0,05 log10
IU/mL, p<0,001). Nhóm AC1 có HBsAg thấp hơn
nhóm AC2 (2,99 ± 0,08 so với 3,59 ± 0,04 log10
IU/mL, p<0,001).
Nếu ngưỡng cắt HBsAg=1000 IU/mL, thì khả
năng chẩn đoán IC đạt được với độ nhạy là
90,1%, độ đặc hiệu là 79,5% và PPV = 80,2%;
NPV = 89,7%. Nếu ngưỡng HBsAg=650 IU/mL,
có thể giúp tăng đáng kể độ đặc hiệu và giá trị
tiên đoán dương của chẩn đoán (SPE = 93,2%;
PPV = 91,2%), mặc dù làm giảm tương đối độ
nhạy và giá trị tiên đoán âm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Brunetto MR, Oliveri F, Colombatto P (2010), "Hepatitis B

Surface Antigen Serum Levels Help to Distinguish Active
From Inactive Hepatitis B Virus Genotype D
Carriers".Gastroenterology 2010;139:483–490, 139, pp. 483–490.
Chan HLY, Wong GLH, Tse CH, Chan HY, Wong VW (2011),
"Viral Determinants of Hepatitis B Surface Antigen
Seroclearance in Hepatitis B eAntigen–Negative Chronic
Hepatitis B Patients".The Journal of Infectious Diseases, pp. 408.
Chan HLY, Wong GLH, Tse CH, Chan HY, Wong VWS (2011),
"Definition of inactive hepatitis B carrier by serum HBsAg and
HBV DNA levels – a long-term follow-up study on HBsAg
seroclearance". Journal of Hepatology, 54(1), pp. S144-S145.
Hoofnagle JH, Doo E, Liang TJ, Fleischer R, Lok AS (2007),
"Management of hepatitis B: summary of a clinical research
workshop". Hepatology, 45(4), pp. 1056-75.
Jang JW (2010), "Growing attention to an old marker, hepatitis
B surface antigen, in the natural history of chronic hepatitis B".
The Korean Journal of Hepatology, 16, pp. 342-346.
Kitrinos KM, Chan HL, Gane EJ (2013), "Impact of Genetic
Variability in the Pre S1/S2 and Hepatitis B Surface Antigen
(HBsAg) Regions of the Hepatitis B virus (HBV) on
Quantitative HBsAg Levels". Hepatology AASLD ABSTRACTS,
58, pp. 712.

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
7.

8.


9.

10.

11.

Lee JM, Ahn SH (2011), "Quantification of HBsAg: Basic
virology for clinical practice".World J Gastroenterol, 17(3), pp.
283-289.
Nguyen T (2010), "Hepatitis B surface antigen levels during
the natural history of chronic hepatitis B_ A perspective on
Asia". EASL Journal of hepatology, 52, pp. 508-513.
Papatheodoridis GV (2013), "Hepatitis B virus treatment:
Which patients can have treatment deferred?". Clinical Liver
Disease, 2(1), pp. 15 - 17.
Phạm Hoàng Phiệt, Nguyễn Phương Thảo (2010), "Khảo sát mối
tương quan giữa lượng HBsAg với một số kết quả về virus học
và lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính hoạt động
chưa điều trị đặc hiệu". Tạp Chí Gan Mật, 13, pp. tr. 5-6.
Pollicino T, Amaddeo G, Restuccia A, Raffa G, Alibrandi A, et
al (2012), "Impact of hepatitis B virus (HBV) preS/S genomic

Nhiễm

12.
13.

Nghiên cứu Y học


variability on HBV surface antigen and HBV DNA serum
levels". Hepatology, 56(2), pp. 434-43.
Trần Ngọc Ánh (2012), "Nồng độ HBsAg, HBV-DNA ở bệnh
nhân viêm gan B mạn tính". Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học, 79.
Vigano M, Lampertico P (2012), "Clinical Implications of
HBsAg quantifications in patients with chronic hepatitis
B".The Saudi Journal of GastroEnterology, 18(2), pp. 81-86.

Ngày nhận bài báo:

27/10/2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/10/2014

Ngày bài báo được đăng:

10/01/2015

335



×