Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các hoạt động giúp đỡ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn của đơn vị y xã hội tại Bệnh viện Chợ Rẫy giai đoạn 2009-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.64 KB, 4 trang )

Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015

CÁC HOẠT ĐỘNG GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
CỦA ĐƠN VỊ Y XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY GIAI ĐOẠN 2009 - 2014
Lê Minh Hiển*, Nguyễn Thị Phượng Liên*, Nguyễn Văn Khôi*

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác xã hội (CTXH) là một hoạt động
chuyên nghiệp, một nghề, một dịch vụ xã hội(6).
Cho đến năm 2009, đã có 90 quốc gia là thành
viên của hiệp hội Cán bộ xã hội quốc tế, trong đó
có Việt Nam(5). Trong lĩnh vực Y tế, tại nước Mỹ,
lần đầu tiên CTXH được đưa vào bệnh viện năm
1905 tại Boston(2). Hiện nay, hầu hết các bệnh
viện ở Mỹ đều có phòng Công tác xã hội và đây
là điều kiện để bệnh viện được công nhận là hội
viên của Hội các bệnh viện ở Mỹ(2). Tại Bệnh viện
Chợ Rẫy (BVCR), tổ Y xã hội được thành lập từ
năm 2004, đến tháng 10 năm 2008 đổi tên thành
đơn vị Y Xã Hội (YXH). Đơn vị YXH ra đời với
nhiệm vụ: “Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công
tác y xã hội của bệnh viện. Phối hợp với hệ thống
đoàn thể trong bệnh viện thực hiện các quy định
về y xã hội nhằm đảm bảo sự quan tâm của bệnh
viện đối với người bệnh. Xây dựng mối quan hệ
với các Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Từ
thiện và các đơn vị tài trợ khác như các Nhà hảo
tâm (NHT), các Mạnh thường quân (MTQ), các
cơ quan Báo chí, Đài truyền hình… Tạo nguồn


kinh phí hỗ trợ cho bệnh nhân đang điều trị
trong bệnh viện có hoàn cảnh khó khăn trên cơ
sở các thủ tục quy định của bệnh viện. Tổng hợp
các hoạt động y xã hội và báo cáo định kỳ cho
Giám đốc bệnh viện theo quy định”. Từ năm
2009 đến 2014, đơn vị YXH đã giúp đỡ 5.608 lượt
bệnh nhân với tổng số tiền là 27,589 tỉ đồng(1).
Đây là hoạt động tương đối mới, chưa có mô
hình cụ thể; tuy nhiên, chúng tôi - Đơn vị YXH
BVCR- đã đặt tất cả tâm huyết của mình trong
công việc nhằm góp phần chia sẻ khó khăn cho
rất nhiều bệnh nhân nghèo đang được điều trị
tại Bệnh viện Chợ Rẫy bằng nhiều hình thức
khác nhau.
* Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Minh Hiển

74

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC
ĐƠNVỊ YXHTRIỂNKHAI GIAI ĐOẠN2009-2014
Được sự chỉ đạo của Ban giám đốc bệnh
viện, các chương trình hoạt động mới của đơn vị
YXH được triển khai liên tục hằng năm, năm sau
nhiều hơn năm trước, nhằm đáp ứng nhu cầu
cần được giúp đỡ của bệnh nhân có hoàn cảnh
khó khăn ngày một tăng lên. Đồng thời, với sự
phối hợp nhịp nhàng của đơn vị YXH cùng các
khoa lâm sàng, các phòng ban của bệnh viện đã
kịp thời phát hiện và giúp đỡ nhiều bệnh nhân

có hoàn cảnh khó khăn, giúp bệnh nhân không
còn nợ viện phí và có thể còn dư chi phí cho
những tái khám về sau.
Năm 2009, chúng tôi đã tiến hành chương
trình giúp đỡ chi phí điều trị cho bệnh nhân
khoa Hồi sức–Phẫu thuật tim; thăm và tặng quà
bệnh nhân nhân ngày lễ, tết; vận động các NHT
ủng hộ 1.500 suất ăn miễn phí mỗi ngày cho thân
nhân bệnh nhân và triển khai các hoạt động đấu
tranh, bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân theo đúng
qui định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi về
Bảo hiểm y tế (BHYT) cho bệnh nhân.
Năm 2010, chúng tôi triển khai thêm chương
trình giúp đỡ chi phí điều trị cho bệnh nhân
khoa Huyết học; thực hiện chương trình “giờ
vàng” nhằm kịp thời giúp đỡ người bệnh cơ nhỡ
cần chi phí điều trị cấp cứu; triển khai phát 1.000
suất ăn sáng miễn phí lúc 5 giờ sáng cho thân
nhân bệnh nhân; giúp đỡ phương tiện vận
chuyển bệnh nhân khi xuất viện.
Năm 2011, chúng tôi lại triển khai chương
trình giúp đỡ chi phí điều trị cho bệnh nhân
khoa U gan; giúp đỡ thêm 1,000 suất ăn miễn
phí, vào lúc 16 giờ mỗi ngày cho thân nhân
bệnh nhân.

ĐT 098 22 33 468

Email:


Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Năm 2012, chúng tôi triển khai thêm
chương trình trợ giúp dinh dưỡng cho bệnh
nhân suy mòn, bệnh nhân sau giai đoạn phẫu
thuật cần nguồn dinh dưỡng đặc hiệu; bổ
sung thêm 400 suất ăn miễn phí mỗi ngày cho
thân nhân bệnh nhân.
Năm 2013, khi khảo sát nhu cầu thân nhân
bệnh nhân, nhận thấy cần tăng số lượng suất ăn,
chúng tôi đã bổ sung thêm 350 suất ăn miễn phí
mỗi ngày; giúp đỡ áo quan và phương tiện vận
chuyển thi hài bệnh nhân đã tử vong được về
đến gia đình.
Năm 2014 chúng tôi hỗ trợ thêm 250 suất
ăn miễn phí mỗi ngày cho thân nhân bệnh nhân;
đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho chương
trình hiến tạng nhân đạo và hỗ trợ gia đình
người hiến tạng khi qua đời khi có khó khăn về
chi phí vận chuyển hay cần hỗ trợ áo quan.
Sau sáu năm thành lập, đơn vị YXH đã triển
khai và duy trì 11 chương trình hoạt động nhằm
đáp ứng yêu cầu của Ban Giám đốc bệnh viện và
đã giúp đỡ được 5 608 lượt bệnh nhân có hoàn
cảnh khó khăn. Đơn vị YXH đang dần đi vào
hoạt động ổn định, đã tham mưu cho Ban Giám
đốc bệnh viện ban hành những quy định, quy
trình giúp đỡ bệnh nhân một cách khoa học và

hợp lý hơn.
Phỏng vấn sâu (PVS) Lãnh đạo khoa Huyết
học: “Đơn vị YXH đã tạo lòng tin, sự tin tưởng
của Ban lãnh đạo bệnh viện, thân nhân bệnh
nhân vào các hoạt động giúp đỡ từ các NHT, các
tổ chức từ thiện”.
Thảo luận nhóm (TLN) Điều dưỡng: “Đơn vị
YXH đã xây dựng nhiều chương trình giúp đỡ
bệnh nhân thiết thực và hiệu quả”.

Các kết quả vận động và giúp đỡ bệnh
nhân có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn
2009-2014
Đơn vị YXH đã xây dựng mối quan hệ gắn
bó với các Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội
Từ thiện và các đơn vị tài trợ khác như các
NHT, các MTQ, các cơ quan Báo chí, Đài
truyền hình nhằm tạo nguồn kinh phí ổn định

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Tổng Quan

cho các hoạt động giúp đỡ bệnh nhân, vận
động các suất ăn miễn phí cho thân nhân bệnh
nhân, giúp đỡ bệnh nhân khó khăn được các
Chi hội từ thiện ở các tỉnh giới thiệu đến
BVCR điều trị. Ngoài ra, chúng tôi còn vận
động sự giúp đỡ từ cộng đồng xã hội cho một
số trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh éo le

qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Với tiêu chí khách quan, công khai, minh
bạch trong kêu gọi giúp đỡ, giúp đúng người,
đúng thời điểm… Trong sáu năm, đơn vị YXH
đã vận động được 1 233 lượt NHT(1). Số tiền mặt
đã vận động được 26 588 tỷ đồng đã được lưu
giữ và sử dụng hợp lý cho mục đích giúp đỡ
người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, thể hiện qua
kết quả kiểm toán hằng năm tại BVCR(1). PVS
nhân viên đơn vị Y Xã hội về Nhà hảo tâm, được
biết: “Cô bác đến giúp rất nhẹ nhàng không cầu kỳ,
tặng 50 triệu hay 100 triệu đồng nhưng không yêu
cầu gì, chỉ để lại số điện thoại để liên lạc khi có người
bệnh cần giúp đỡ”.
Đã có 5,608 lượt người bệnh có hoàn cảnh
khó khăn được giúp đỡ, với số tiền 27 589 tỷ
đồng(1). Nhiều nhất là năm 2014 đã giúp đỡ 1 196
lượt người bệnh, với số tiền 6 957 tỷ đồng(1). Số
tiền giúp đỡ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
tăng cao là do số lượng bệnh nhân cần giúp đỡ
tăng lên và do chi phí điều trị bằng các kỹ thuật
cao trong phẫu thuật thần kinh, chỉnh hình và
mạch máu được bệnh viện triển khai nhưng
BHYT chưa thanh toán. TLN nhân viên y tế do
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế thực hiện tại
BVCR: “Mình chỉ cần lập danh sách bệnh nhân cần
được giúp đỡ chuyển đến đơn vị YXH, họ sẽ đến tận
nơi tìm hiểu hoàn cảnh và giúp đỡ. Quan điểm của
bệnh viện là không thể để bệnh nhân rời bỏ bệnh viện
vì không có tiền điều trị nên bằng mọi cách phải tìm

hiểu giúp đỡ những bệnh nhân không có khả năng về
tài chính”(3).
Trong năm 2012 và 2013, tổ CTXH tại bệnh
viện Đa khoa Long An đã giúp đỡ viện phí cho
33 lượt bệnh nhân với tổng số tiền là 194 684 740
đồng(4). Cùng thời điểm này (năm 2012 và 2013)

75


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015

tại BVCR chúng tôi đã giúp đỡ chi phí điều trị
cho 1 800 lượt bệnh nhân với tổng số tiền là 8 843
654 000 đồng(1). Từ đó, có thể thấy chúng tôi đã
cố gắng, nỗ lực vận động sự giúp đỡ của các tổ
chức, cá nhân nhằm có thể chia sẻ với số lượng
ngày càng nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó
khăn cùng với nhu cầu về chi phí điều trị ngày
một tăng lên.
Năm 2009, đơn vị YXH triển khai chương
trình hỗ trợ suất ăn miễn phí giúp cho thân nhân
bệnh nhân chỉ với 1 500 suất mỗi ngày, nhưng
hiện nay số lượng suất ăn đã tăng lên gấp 3 lần,
từ 4 200 đến 4 450 suất mỗi ngày(1). Hoạt động
phát suất ăn miễn phí kéo dài từ 5 giờ sáng đến
17 giờ chiều mỗi ngày, liên tục trong 365 ngày
mỗi năm. Để huy động được số lượng suất ăn

miễn phí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của đơn vị YXH và
bốn Chi hội: Bảo Hòa, Nhơn Hòa, Họ Đạo Chợ
Lớn và quán cơm Hạnh Dung. Bà A. (ngụ Tri
Tôn, An Giang) là mẹ của một bệnh nhân được
điều trị tại khoa Nội Thần kinh cho biết: “Hơn
nữa tháng nay, ngày ba bữa tôi lại đây lấy đồ ăn.
Ngày mới lên viện nuôi con, chưa biết bếp ăn từ thiện
này phải ra ngoài ăn, ngày mất gần 100 nghìn đồng.
Tiền đi chữa bệnh cho con tôi phải đi vay, lại phải lo
tiền ăn, lo lắng lắm. Nhờ bếp ăn này, mẹ con tôi bớt đi
thiếu thốn để trị bệnh”.
Nhân dịp lễ, tết, giáng sinh… Đơn vị YXH
vận động các NHT đến thăm và tặng quà cho
bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân. Chúng tôi
đã vận động và trao tặng 6 387 phần quà nhằm
chia sẽ khó khăn và mang lại những ngày lễ, tết
ấm áp nghĩa tình cho bệnh nhân(1).
Từ một chương trình hỗ trợ chi phí cho bệnh
nhân khoa Hồi sức–Phẫu thuật tim năm 2009,
đến nay chúng tôi đã triển khai thêm các chương
trình hỗ trợ cho bệnh nhân khoa Huyết học và
khoa U gan, bệnh nhân cấp cứu…TLN điều
dưỡng: “Nhờ có đơn vị YXH mà nhiều bệnh nhân
được điều trị, nhân viên y tế an tâm điều trị cho bệnh
nhân”. TLN nhân viên y tế do Viện Chiến lược
và Chính sách Y tế thực hiện tại BVCR: “Đơn vị Y

76


Xã hội BVCR trong thời gian qua đã hoạt động tích
cực và hiệu quả, nhờ vậy mà chúng tôi tập trung hoàn
toàn vào chuyên môn, không phải lo đi tìm nguồn giải
quyết cho bệnh nhân nghèo nữa”(3). Theo số liệu
tổng kết của Dương Thị Minh Thu, trưởng
phòng CTXH Bệnh viện Nhi Trung Ương, năm
2010 và 2011 đã vận động NHT trên 9 tỷ
đồng(4).Trong số đó có nhiều trang thiết bị như:
giường, tủ, xe cứu thương, máy tim phổi nhân
tạo, bơm tiêm điện, monitor (không rõ số tiền
viện phí đã giúp cho bệnh nhân). Như vậy, cùng
với các phòng CTXH ở một số bệnh viện trong
cả nước, đơn vị YXH BVCR đã cùng chung tay
với đội ngũ Y Bác sỹ góp phần hỗ trợ cho công
tác điều trị bệnh ngày một tốt hơn, giúp đỡ bệnh
nhân có hoàn cảnh khó khăn được điều trị đến
nơi đến chốn.
Công tác tư vấn các thủ tục khám, chữa bệnh
và bảo vệ quyền lợi người bệnh là hoạt động
phát sinh từ nhu cầu thực tế khi bắt đầu triển
khai các hoạt động của đơn vị YXH. Chúng tôi
đã giúp bệnh nhân bổ sung các hồ sơ, thủ tục cần
thiết nhằm hoàn tất các quy định về BHYT. Đa
số bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đến từ các
tỉnh, vùng sâu, vùng xa và một số bệnh nhân
thuộc dân tộc thiểu số nên cả bệnh nhân và thân
nhân bệnh nhân đều không hiểu biết đầy đủ về
các qui định khám, chữa bệnh và quyền lợi để
được hưởng BHYT. Đã có 65 lượt bệnh nhân
được giúp đỡ. TLN điều dưỡng: “Từ khi đơn vị

YXH được thành lập, có nhiều bệnh nhân được
hưởng quyền lợi BHYT hơn ”. Để làm tốt công tác
này, đòi hỏi nhân viên CTXH cần có kiến thức
trong các lĩnh vục: y khoa, xã hội và pháp luật.
Phải xem khó khăn của bệnh nhân là khó khăn
của chính mình, đấu tranh để bệnh nhân được
hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT là phương án để
nhân viên CTXH tìm ra nguồn kinh phí điều trị
cho người bệnh.
Đơn vị YXH đã hổ trợ phương tiện vận
chuyển khi xuất viện cho một số bệnh nhân đã
kiệt quệ kinh tế sau một thời gian dài điều trị
các bệnh lý nặng, bệnh ác tính và các bệnh lý
cần có một số kỹ thuật cao trong chẩn đoán và

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
điều trị. Có trường hợp bệnh nhân tử vong,
thân nhân bệnh nhân tìm đến Đơn vị YXH
nhờ giúp một chuyến xe để đưa bệnh nhân về
nhà để mai táng. Từ 2009 đến 2014 đã có 94
người bệnh cần và được giúp phương tiện vận
chuyển khi xuất viện(1).
Chúng tôi đã giúp đỡ áo quan cho bệnh
nhân tử vong mà gia đình bệnh nhân quá nghèo,
không đủ tiền mua áo quan để đưa bệnh nhân đi
mai táng. Năm 2013 và 2014, đơn vị YXH đã
giúp 05 áo quan cho bệnh nhân tử vong(1). Chị

H.T.B., quê ở Cần Đước, Long An là vợ của bệnh
nhân T.V.C. nghẹn ngào nói trong nước
mắt:“Chồng tôi mất đi để lại một mình tôi nuôi 3 đứa
con nhỏ đang ăn học, gia đình tôi rất khó khăn, xin
cho gia đình chúng tôi hòm để chôn chồng”.
Chúng tôi đã phối hợp nhịp nhàng với các
khoa lâm sàng để giúp đỡ nguồn dinh dưỡng
đặc hiệu cho những bệnh nhân suy mòn do bệnh
lý cơ bản nặng, bệnh nhân ở giai đoạn hậu phẫu
cần bổ sung vi chất dinh dưỡng bằng đường
uống, nhất là bệnh nhân ở các khoa Ngoại. Đơn
vị YXH đã giúp 38 lượt bệnh nhân nhận được
nguồn sữa đặc hiệu, đáp ứng đầy đủ các thành
phần dinh dưỡng theo đúng phát đồ của khoa
Dinh dưỡng(1).
Theo số liệu thống kê của chúng tôi thì khoa
Huyết học có số bệnh nhân cần được giúp đỡ
đứng hàng thứ hai trong 44 khoa lâm sàng(1). Nơi
đây tiếp nhận, điều trị và theo dõi chặt chẽ bệnh
lý Hemophilia A. Trong sáu năm, có 552 lượt
bệnh nhân của khoa Huyết học được giúp đỡ với
số tiền 1.798.344.796 đồng(1). Có được kết quả
trên là do từ năm 2010 đến nay, đơn vị YXH đã
phối hợp với khoa Huyết học xây dựng chương
trình hỗ trợ chuyên sâu nhằm giúp đỡ bệnh
nhân Hemophilia A thuộc diện BHYT hộ nghèo
hay BHYT bảo trợ không có khả năng thanh toán
5% chi phí điều trị đồng chi trả với BHYT.
Bệnh nhân P.H.N., nam, 20 tuổi, được chẩn
đoán bệnh Hemophilia A từ lúc 1 tuổi và phải

thường xuyên nhập viện vì biến chứng máu tụ ở
các cơ và khớp, nặng nề nhất là biến chứng máu

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Tổng Quan

tụ ở hố chậu trái. Bệnh nhân N. đã được ê kíp
phẫu thuật BVCR lấy ra khỏi cơ thể khối máu tụ
500 gam ở hố chậu trái sau phúc mạc. Sau phẫu
thuật bệnh nhân tâm sự: “Vết mổ của tôi còn hơi
đau nhưng so với cảm giác đau nhói khi chưa mổ thì
mười phần đã giảm được chín. Mười một năm kể từ
khi bệnh máu khó đông biến chứng đây là lần đầu tiên
tôi được sống trong cảm giác dễ chịu nhất, bản thân
như vừa được ra đời lần thứ hai”. Chúng tôi đã hỗ
trợ 5% chi phí điều trị từ sản phẩm yếu tố VIII
đông khô, chế phẩm yếu tố VIII kết tủa lạnh
đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của các đơn vị Báo
chí, Đài truyền hình, các NHT…để giúp N. an
tâm điều trị lâu dài ở giai đoạn chăm sóc vết
thương sau mổ khi phải đối diện với nguy cơ
chảy máu vết mổ hay nhiễm trùng vết mổ.

KẾT LUẬN
Đơn vị YXH Bệnh viện Chợ Rẫy đã tích cực
góp phần chia sẽ khó khăn cho rất nhiều bệnh
nhân nghèo được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy
bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua các
chương trình hoạt động đa dạng, giúp bệnh

nhân được điều trị bệnh đến nơi đến chốn và
được an tâm điều trị. Đơn vị YXH Bệnh viện
Chợ Rẫy đã thu hút được sự quan tâm của nhiều
đơn vị, tổ chức, các nhà hảo tâm, các mạnh
thường quân…nhằm chung tay làm giảm bớt
khó khăn cho bệnh nhân nghèo, không phụ lòng
tin của Ban Giám đốc, Lãnh đạo các khoa- phòng
ban và nhất là sự mong đợi của bệnh nhân và
thân nhân bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.
5.

6.

Bệnh viện Chợ Rẫy (2014), Báo cáo tổng kết 6 năm hoạt động
Y Xã hội (giai đoạn 2009 – 2014), Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 1
Bộ Y tế (2011), Kỷ yếu Hội nghị triển khai đề án phát triển
nghề công tác xã hội trong lĩnh vực Y tế (giai đoạn 2011 –
2020), trang 9
Bộ Y tế (2012), Kỷ yếu Hội thảo phát triển nghề công tác xã hội
trong ngành Y tế, trang 10
Bộ Y tế (2014), Kỷ yếu Hội thảo phát triển nghề công tác xã hội

trong ngành Y tế, trang 11
International Federation of Social Workers (2013), Our
members, available at accessed by 04/12/2013.19
Mai Thị Kim Thanh (2011), Nhập môn công tác xã hội,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 14

77



×