Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

28 đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị áp xe gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.3 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

28 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG  
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE GAN 
Hồ Đặng Đăng Khoa*, Chung Hoàng Phương**, Nguyễn Văn Hải** 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả các phương pháp điều trị áp xe gan. 
Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang từ 01/2008 đến 12/2012, gồm các bệnh nhân điều 
trị tại Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, có chẩn đoán ra viện là áp xe gan. 
Kết quả: Có 105 bệnh nhân, trong đó 61 nam và 44 nữ, tuổi trung bình là 49,2 ± 18,4. Đặc điểm lâm sàng 
gồm:  sốt  (61,9%),  đau  vùng  gan  (83,8%),  dấu  rung  gan  (39,0%),  ấn  kẽ  sườn  đau  (34,3%),  sờ  thấy  gan  to 
(26,7%). Bạch cầu tăng trên 9000/mm3 (89,5%), bạch cầu đa nhân trung tính trên 70% (70,5%). Siêu âm bụng 
cho thấy  áp xe gan 1 ổ ở 69,5% trường hợp, 60,6% áp xe ở gan phải, 70,5% có kích thước ổ áp xe > 40mm. 
MSCT bụng cho thấy áp xe gan 1 ổ ở 74,3% trường hợp, 66,7% ở gan phải, 79,1% kích thước ổ áp xe > 40mm. 
Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp cho kết quả dương tính với amip ở 30,8%, với sán lá gan ở 37,5%. 
Điều trị nội khoa đơn thuần được chỉ định cho 39% bệnh nhân, cần phối hợp chọc hút dưới hướng dẫn của siêu 
âm ở 44,8% bệnh nhân, trong khi 16,2% bệnh nhân cần phải mổ. Thành công của điều trị đạt được ở 97,1%.  
Kết luận: Tam chứng Fontan chỉ có ở khoảng 1/3 số bệnh nhân áp xe gan. Do vậy, siêu âm bụng và/hoặc 
chụp CT bụng trở nên rất cần thiết để chẩn đoán áp xe gan. Trừ trường hợp có biến chứng vỡ, điều trị áp xe gan 
hiện nay chính yếu vẫn là nội khoa đơn thuần hay phối hợp chọc hút mủ.  
Từ khoá: Áp xe gan, điều trị nội khoa, chọc hút mủ dưới siêu âm, phẫu thuật mở và nội soi. 

ABSTRACT 
CLINICAL, PARACLINICAL FEATURES AND RESULTS OF TREATMENT FOR LIVER ABSCESS 
Ho Dang Dang Khoa, Chung Hoang Phuong, Nguyen Van Hai  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 172 ‐ 179 
Objectives: To describe clinical, paraclinical features and results of treatment for liver abscess. 
Subjects and methods: This is a cross‐sectional retrospective study from 01/2008 to 12/2012. All patients 


treated at GI surgical department of Giadinh hospital with diagnosis at discharge as liver abscess. 
Results: There were 105 patients, including 61 male and 44 female. The mean age was 49.2 ± 18.4. Clinical 
features included fever (61.9%), pain in hepatic region (83.8%), pain with hepatic percussion (39.0%), pain with 
intercostal  press  (34.3%),  hepatomegaly  (26.7%).  WBC  ≥  9000/mm3  (89.5%),  neutrophiles  ≥  70%  (70.5%). 
Ultrasound showed one  abscess in 69.5% of patients, 60.6% in the right lobe, size of abscess > 40mm in 70.5%. 
Abdominal MSCT showed one abscess in 74.3% of patients, 66.7% in the right lobe, size of abscess > 40mm in 
79.1%. Indirect immunofluorescence tests for Entamoeba was positive in 30.8%, for liver fluke was positive in 
37.5%.  Medical  treatment  was  indicated  in  39.0%,  aspiration  under  ultrasound  guidance  in  44.7%,  while 
surgery was indicated in 16.2%. Overall successful rate of treatment was 97.1%. 
Conclusion:  Fontan  triad  present  only  in  one  third  of  patients  with  liver  abscess.  Therefore,  abdominal 
ultrasonography and/or CT become essential in making diagnosis of liver abscess. With the exception of ruptured 
abscess, conservative treatment with or without pus aspiration has been still the main treatment for liver abscess. 
* Khoa Ngoại Tiêu hóa ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định  
Tác giả liên lạc: BS. Hồ Đặng Đăng Khoa   ĐT : 0903.822.001     Email :

172

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 

Nghiên cứu Y học

Keywords:  Liver  abscess,  medical  treatment,  pus  aspiration  under  ultrasound,  open  surgery  and 
laparoscopy. 
chứng  Fontan,  số  lượng  bạch  cầu  và  tỉ  lệ  bạch 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
cầu đa nhân trung tính trong máu, kết quả siêu 
Áp xe gan là một bệnh phổ biển ở các nước 

âm và CT bụng, kết quả chọc hút mủ làm kháng 
vùng  nhiệt  đới  trong  đó  có  Việt  Nam(20,14,13,26). 
sinh  đồ  (nếu  có),  phương  pháp  điều  trị  và  kết 
Theo  số  liệu  của  WHO(17,30),  tỷ  lệ  người  trưởng 
quả của từng phương pháp. 
thành mang mầm bệnh amip không triệu chứng 
KẾT QUẢ 
trên  thế  giới  khoảng  10%.  Ở  Việt  nam,  tỷ  lệ 
người lành mang kén amip khoảng 2,3‐15%(1). 
Đặc điểm chung 
Mặc dù việc chẩn đoán áp xe gan đã có thay 
đổi  tích  cực  trong  những  năm  qua  nhờ  những 
tiến  bộ  về  xét  nghiệm  và  chẩn  đoán  hình  ảnh 
(siêu  âm,  chụp  cắt  lớp)  nhưng  một  chiến  lược 
điều  trị  hiệu  quả  vẫn  chưa  hoàn  chỉnh  ở  thời 
điểm hiện tại(27). Tỷ lệ chẩn đoán nhầm vẫn còn 
dao động từ 16 đến 60%(15,28) và tỷ lệ tử vong vẫn 
còn đáng kể (4,4‐16,7%)(23,20,14,13). 
Lựa  chọn  phương  pháp  điều  trị  áp  xe  gan 
tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh(4,14,13). Điều  trị 
nội khoa bằng kháng sinh (kể cả kháng sinh đặc 
trị)  thường  là  bước  khởi  đầu  và  xuyên  suốt, 
nhưng có khi, tiến triển tốt chỉ đạt được khi phối 
hợp  chọc  hút  dưới  siêu  âm  hay  thậm  chí  phải 
phẫu thuật (7,3,9,10,6,14,13,11,12) .  
Tài  liệu  trong  nước  gần  đây  ít  đề  cập  đến 
những  lĩnh  vực,  trong  khi  đó  những  kinh 
nghiệm  trong  chẩn  đoán  và  đều  trị  áp  xe  gan 
rất  cần  được  tổng  kết.  Nghiên  cứu  này  được 
tiến hành với mục đích cập nhật đặc điểm lâm 

sàng, cách tiếp cận chẩn đoán và kết quả điều 
trị áp xe gan. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu. 
Tất cả bệnh nhân (BN) được điều trị tại khoa 
Ngoại  Tiêu  hóa,  bệnh  viện  Nhân  dân  Gia  định 
từ 01/2008 đến 12/2012 với chẩn đoán ra viện là 
áp xe gan. 

Phương pháp nghiên cứu 
Hồi  cứu  cắt  ngang,  mô  tả  từ  01/2008  đến 
12/2012. 
Thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án, các lưu ý 
chính là: thời gian bệnh, các triệu chứng của tam 

Trong  thời  gian  nghiên  cứu,  có  105  BN, 
trong đó 61 nam và 44 nữ. Tuổi trung bình là 
49,2 ± 18,4. Tuổi thấp nhất là 16 tuổi, tuổi cao 
nhất là 87 tuổi. 

Đặc điểm lâm sàng 
Triệu chứng lâm sàng 
Triệu  chứng  lâm  sàng  ở  105  BN  gồm:  sốt 
(61,9%);  đau  vùng  gan  (83,8%);  dấu  rung  gan 
(39,0%), ấn kẽ sườn đau (34,3%); gan to (26,7%).  
Cận lâm sàng 
BN có bạch cầu/máu tăng cao trên 9000/mm3 
chiếm 89,5%, đa nhân trung tính tăng trên 70% 
chiếm 70,5%. 

78  BN  được  xét  nghiệm  huyết  thanh  chẩn 
đoán amip, tỷ lệ dương tính là 30,8%. Bên cạnh 
đó, xét nghiệm tìm sán lá gan trên 64 bệnh nhân, 
tỷ lệ dương tính là 37,5%. 
Bảng 1. Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán 
Huyết thanh chẩn đoán
Âm tính
Amip
Dương tính
Tổng
Âm tính
Sán lá gan
Dương tính
Tổng
Toxocara
Khác
Strongyloides
Echinococcus

Số BN
54
24
78/105
40
24
64/105
2
2
2


Tất cả 105 BN đều được siêu âm và ghi nhận 
1 ổ áp xe ở 69,5%, 2 ổ áp xe ở 1,9%, 3 ổ áp xe ở 
2,9%,  hơn  3  ổ  áp  xe  ở  12,4%,  và  14  BN  (13,3%) 
trên  siêu  âm  không  phát  hiện  được  ổ  áp  xe, 
nhưng MSCT phát hiện được. 
Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận 9 BN có đa 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  

173


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

Nghiên cứu Y học 
ổ áp xe ở cả gan trái và gan phải, chiếm 8,6%. Ở 
gan phải, áp xe gặp nhiều nhất ở hạ phân thuỳ 
VII–VIII, chiếm 25,7%; sau đó là ở hạ phân thuỳ 
V–VI, chiếm 15,2%. Ở gan trái, áp xe gặp nhiều ở 
hạ  phân  thuỳ  II–III  (11,4%).  Tỷ  lệ  ổ  áp  xe  gan 
phải so với trái là: 63/19=3,3. 
Bảng 2. Kích thước ổ áp xe trên siêu âm(mm) 
Kích thước (mm)
Số ổ
Tỷ lệ %

≤ 40
17
16,2
16,2


41–70
41
39,0

71–100
24
22,9
70,5

> 100
9
8,6

Các  ổ  áp  xe  có  kích  thước  >  40mm  chiếm 
74/105 (70,5%), 17 BN có kích thước ổ áp xe dưới 
40 (16,2%). Ổ áp xe gan có kích thước nhỏ nhất 
trên  siêu  âm  phát  hiện  được  là  20x20mm,  lớn 
nhất là 157x100 mm. 
Chúng tôi thực hiện MSCT trên 105 BN và 
ghi nhận có 1 ổ áp xe (74,3%), 2 ổ áp xe (5,7%), 
3  ổ  áp  xe  (2,9%),  và  hơn  3  ổ  áp  xe  (17,1%).  17 
BN  có  đa  ổ  áp  xe  ở  cả  gan  trái  và  gan  phải 
(16,2%). Ở gan phải, áp xe gặp nhiều nhất ở hạ 
phân  thuỳ  VII  –  VIII  (25,7%);  sau  đó  là  ở  hạ 
phân thuỳ V – VI (18,1%) và VI – VII (18,1%). 
Ở gan trái, áp xe gặp nhiều ở hạ phân thuỳ II – 
III (9,5%). Tỷ lệ ổ áp xe gan phải so với trái là: 
70 / 18 = 3,9. Chúng tôi ghi nhận có 1 BN có ổ 
áp xe gan ở hạ phân thùy I. 

Bảng 3. Kích thước ổ áp xe gan trên MSCT(mm) 
Số ổ
Tỷ lệ %

≤40
22
20,9
20,9

41-70
40
38,1

71-100
30
28,6
79,1

> 100
13
12,4

Các  ổ  áp  xe  có  kích  thước  >  40mm  chiếm 
83/105 (79,1%); 22 BN có kích thước ổ áp xe dưới 
40mm, chiếm 20,9%. Ổ áp xe gan có kích thước 
nhỏ nhất trên MSCT phát hiện là 10x10mm, lớn 
nhất là 180x100mm. 
Kết quả cấy mủ không mọc của chọc hút là 
38/49  (77,5%),  của  phẫu  thuật  là  7/17  (41,2%). 
Với  chọc  hút,  đa  số  kết  quả  dương  tính  với 

Klebsiella ESBL (‐) là 24%, với phẫu thuật kết quả 
dương tính với Klebsiella ESBL (‐) là 35,3%. Có 1 
BN chọc hút cấy mủ vừa có Proteus vừa có E.coli.  
Bảng 4. Kết quả cấy mủ 
Chọc hút

174

Phẫu thuật

Số BN
0
1
1
1
9
0
38

Acinobacter
Cầu khuẩn Gr(+)
E.coli
Proteus
Klebsiella
Streptococcus
Không mọc

Số BN
1
0

1
0
6
2
7

Bảng 5. Các phương pháp phẫu thuật 

Dẫn lưu
Cắt gan T
Cắt gan T + mở OMC đặt Kehr
Cắt ổ áp xe, cắt đường rò
Tổng

Mở
Số BN
11
1
1
1
14

Nội soi
Số BN
3
0
0
0
3


Trong 17 BN được chỉ định phẫu thuật, có 
14 BN được mổ mở và 3 BN được mổ nội soi. 
Phương pháp mổ chủ yếu là dẫn lưu áp xe và 
dẫn  lưu  ổ  bụng  (82,3%).  Chúng  tôi  cũng  ghi 
nhận có 1 BN được cắt gan trái; 1 BN được cắt 
gan trái và mở ống mật chủ đặt dẫn lưu Kehr 
do  BN  có  kèm  sỏi  gan  trái  và  sỏi  OMC;  1  BN 
được  cắt  ổ  áp  xe  và  cắt  đường  rò,  vì  tiền  căn 
BN có chọc dẫn lưu ổ áp xe gan, sau đó dò ra 
da dai dẳng. 
Bảng 6. Kết quả điều trị 
Nội khoa đơn thuần
Chọc hút
Phẫu thuật

Khỏi
36
46
16

Xin về
3
1
0

Nặng hơn
2
0
1


Phần  lớn  BN  (102/105)  đều  khỏi  bệnh 
(97,1%),  không  còn  sốt,  siêu  âm  trước  khi  xuất 
viện cho thấy ổ áp xe không còn dịch và đang tái 
tạo, bạch cầu đa phần trở về bình thường.  
Có 3 BN đang điều trị nội khoa đơn thuần, 
thì xin về không đồng ý điều trị tiếp tục, nhưng 
xuất  viện  với  tình  trạng  không  sốt,  không  đau 
bụng. Có 1 BN đã được chọc hút, sau đó hết đau 
hết sốt, sau đó xin về. Có 1 BN sau chọc hút mủ 
áp xe gan thì hết sốt hết đau bụng, thì xin về.  
Có 1 BN đang đều trị nội khoa đơn thuần thì 
nặng hơn do lớn tuổi, suy kiệt, suy hô hấp, viêm 
phổi,  tai  biến  mạch  máu  não  cũ,  áp  xe  gan  bội 
nhiễm;  1  BN  đang  điều  trị  nội  khoa  đơn  thuần 
nặng  hơn  do  nhiễm  khuẩn  huyết,  viêm  phổi, 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 
COPD,  teo  não,  lao  phỗi  cũ,  áp  xe  gan  bội 
nhiễm.  Có  1  BN  sau  phẫu  thuật  áp  xe  gan  thì 
chuyển biến nặng hơn do choáng nhiễm khuẩn 
nhiễm  độc  nặng,  viêm  phổi  nặng,  suy  hô  hấp 
cấp. Cả 3 trường hợp đều tử vong. 

BÀN LUẬN 
Đặc điểm lâm sàng. 
Theo kinh điển, chẩn đoán áp xe gan thường 
không  khó  khăn  lắm  khi  dựa  vào  tam  chứng 

Fontan (đau vùng gan, sốt, gan to và đau). Đau 
thường là ở hạ sườn phải nhưng đôi khi chỉ đau 
ở  vùng  thượng  vị  làm  nhầm  với  đau  của  hội 
chứng loét dạ dày tá tràng. Sốt thường có trước 
đau, đôi khi sốt cao kèm rét run, làm nhầm với 
bệnh  sốt  rét  hay  sốt  do  nhiễm  siêu  vi,  nhiều 
trường  hợp  BN  tự  mua  thuốc  hạ  sốt  uống  cho 
đến  khi  nặng  hơn  mới  đến  bệnh  viện.  Triệu 
chứng  gan  to  và  đau  trong  nghiên  cứu  của 
chúng tôi chỉ ghi nhận ở 26,7% trường hợp, như 
vậy,  chỉ  khoảng  1/3  số  trường  hợp  có  đủ  tam 
chứng  Fontan.  Theo  Beyrouti(1),  tam  chứng 
Fontan  chỉ  gặp  ở  28%  trường  hợp  áp  xe  gan. 
Zibari(31)  cũng  nhận  thấy  triệu  chứng  lâm  sàng 
thường  có  ở  BN  áp  xe  gan  là  sốt  và  đau.  Tuy 
vậy,  một  số  tác  giả  khác  như  Samaniego(20)  và 
P.V.Lình(14,13) ghi nhận  tam chứng này có ở trên 
82‐90% bệnh nhân áp xe gan. Khác  biệt  về  tỉ  lệ 
có tam chứng Fontan có lẽ do giai đoạn diễn tiến 
của áp xe gan và nguyên nhân áp xe gan trong 
các nghiên cứu khác nhau. 

Đặc điểm cận lâm sàng 
Đa  số  BN  có  số  lượng  bạch  cầu  tăng  trên 
9000/mm3  kèm  tỷ  lệ  bạch  cầu  đa  nhân  trung 
tính  tăng  trên  70%.  Theo  P.V.Lình(15,16),  trên 
90%  BN  áp  xe  gan  có  bạch  cầu  tăng,  đa  số 
trường  hợp  bạch  cầu  tăng  từ  10000  đến 
15000/mm3.  Theo  Đ.K.Sơn(23,  bạch  cầu  cao 
chiếm  93%.  P.D.Hiển(8)  nhận  thấy  trong  áp  xe 

gan,  bạch  cầu  thường  tăng  cao,  có  khi  đến 
18000‐25000/mm3, chủ yếu là tăng bạch cầu đa 
nhân trung tính. Xét nghiệm bạch cầu và công 
thức bạch cầu có giúp ích trong chẩn đoán áp 
xe  gan  nhưng  rõ  ràng  là  không  đặc  hiệu  vì 

Nghiên cứu Y học
bạch cầu tăng và tỉ lệ đa nhân trung tính tăng 
cũng gặp trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác. 
Về hình ảnh, siêu âm là phương tiện không 
xâm lấn đầu tay có thể giúp chẩn đoán có áp xe 
gan  hay  không,  số  lượng  ổ,  mức  độ  hóa  lỏng, 
tình trạng bệnh gan mật đi kèm, nhưng đôi khi 
bỏ sót những ổ áp xe quá nhỏ. Về số lượng ổ áp 
xe, kết quả siêu âm của chúng tôi cho thấy gần 
70%  trường  hợp  chỉ  có  1  ổ  áp  xe  đơn  độc. 
Nghiên cứu của N.Đ.Hối(9,10), ghi nhận tỷ lệ áp xe 
gan  chỉ  có  1  ổ  đến  92,6%.  Đ.K.Sơn(23)  cũng  ghi 
nhận  74%  chỉ  có  1  ổ.  Singh,  Srivastara(21)  nhận 
xét áp xe gan đa ổ hay gặp ở áp xe do vi khuẩn, 
còn áp xe gan amip thường là 1 ổ đơn độc. 
Siêu âm cũng giúp xác định vị trí các ổ áp 
xe  trên  các  hạ  phân  thuỳ  của  gan,  đa  số  tập 
trung nhiều ở gan phải, nhất là ở HPT VII‐VIII; 
còn ở gan trái, áp xe gan trái chủ yếu ở HPT II‐
III. Ít khi phát hiện được áp xe ở hạ phân thuỳ 
I. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với ghi 
nhận của nhiều tác giả khác. Theo  Đ.K.Sơn(23), 
áp  xe  gan  phải  chiếm  82%.  Theo  N.Đ.Hối(9,10) 
áp  xe  gan  phải  chiếm  74,1%.  Theo 

Samaniego(20), áp xe gan ở thuỳ phải chiếm 60‐
84%. Vị trí ít gặp nhất là áp xe gan HPT I, chỉ 
chiếm 0,6 – 0,9%.  
Siêu âm còn giúp đo kích thước các ổ áp xe 
gan. Chúng tôi có 70,5% kích thước lớn nhất của 
ổ  áp  xe  >40mm,  16,2%  dưới  40mm.  Theo 
P.V.Lình(14,13), tỉ lệ ổ áp xe >40mm là 86,6%. Theo 
T.Kiên(12),  tỉ  lệ  ổ  áp  xe  lớn  >40mm  là  77,2%. 
Singh(21) nhận xét áp xe gan đơn độc thường có 
kích thước trên 50mm, còn có áp xe gan đa ổ do 
vi khuẩn thường có kích thước nhỏ hơn. 
Tất  cả  BN  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi 
đều được chụp MSCT bụng có cản quang. Đây 
là kỹ thuật hình ảnh mới giúp chẩn đoán áp xe 
gan  cũng  như  theo  dõi  diễn  tiến  điều  trị.  Theo 
nhiều  tác  giả(31,1,7),  MSCT  tỏ  ra  ưu  việt  hơn  siêu 
âm, nó có độ nhạy hơn 95% và có thể xác định 
được  ổ  áp  xe  nhỏ  khoảng  10mm.  MSCT  còn 
giúp phát hiện những bệnh trong ổ bụng có thể 
liên quan đến chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt 
như: di căn gan do ung thư tuỵ, ung thư đại trực 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  

175


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

Nghiên cứu Y học 

tràng;  áp  xe  do  viêm  túi  thừa  đại  tràng,  viêm 
ruột thừa dưới gan,.... 
Kết  quả  chụp  MSCT  trong  lô  nghiên  cứu 
của chúng tôi cũng gần giống với kết quả của 
siêu âm về phân bố vị trí áp xe. Đáng lưu ý là 
có 14 BN siêu âm không ghi nhận tổn thương, 
nhưng trên MSCT lại phát hiện được những ổ 
áp xe nhỏ rải rác trên gan. BN có ổ áp xe gan ở 
hạ  phân  thùy  I  cũng  chỉ  được  phát  hiện  nhờ 
chụp MSCT bụng.   

Nguyên nhân 
Do  hạn  chế  của  phương  pháp  hồi  cứu, 
chúng  tôi  không  có  được  đủ  các  thông  tin  về 
khảo sát vi khuẩn và ký sinh trùng ở 105 BN. 
Với  BN  được  xét  nghiệm  huyết  thanh  chẩn 
đoán amip, tỷ lệ dương tính là 31,8%. Đáng lưu 
ý là xét nghiệm tìm sán lá gan cũng dương tính 
ở  37,3%  trong  số  bệnh  nhân  được  chỉ  định  xét 
nghiệm  huyết  thanh  chẩn  đoán  sán  lá  gan. 
Ngoài ra, chúng tôi có một số BN mang những 
chủng  ký  sinh  trùng  ít  gặp  khác  như:  Tocaxara, 
Strongyloides, Echinococcus, Gnathostoma…  
Theo  Đ.K.Sơn(23),  xét  nghiệm  huyết  thanh 
chẩn đoán amip dương tính ở 100% (9/9 BN) áp 
xe  gan  amip.  Michel(17)  cho  rằng,  kết  hợp  đặc 
điểm lâm sàng, siêu âm có ổ áp xe và xét nghiệm 
huyết thanh xác nhận amip dương tính là đủ các 
yếu  tố  để  chẩn  đoán  áp  xe  gan  amip  và  tiến 
hành  ngay  việc  điều  trị.  Xét  nghiệm  miễn  dịch 

huỳnh  quang  là  một  xét  nghiệm  có  giá  trị  để 
chẩn  đoán  xác  định  áp  xe  gan  amip  với  tỷ  lệ 
chính xác cao. 
Theo  chúng  tôi,  hiện  nay,  sán  lá  gan  cũng 
như một số ký sinh trùng ít gặp khác cũng nên 
được  quan  tâm  tầm  soát  trước  1  bệnh  nhân  áp 
xe gan để có hướng điều trị phù hợp. 
Trong  64  BN  áp  xe  gan  được  can  thiệp 
ngoại  khoa  (chọc  hút  và/hoặc  phẫu  thuật), 
chúng tôi ghi nhận kết quả cấy mủ không mọc 
đến 67,2%.  Trong số các trường hợp cấy có kết 
quả  dương  tính,  Klebsiella  ESBL  (‐)  chiếm  15 
BN  (23,4%);  trong  đó  có  3  BN  vừa  chọc  hút 
vừa phẫu thuật, 3 BN được phẫu thuật, 11 BN 

176

được  chọc  hút.  Đồng  thời  chúng  tôi  cũng  ghi 
nhận các vi khuẩn khác như Acinobacter (1 BN 
được  cấy  lúc  phẫu  thuật),  Proteus  (1  BN  được 
cấy lúc chọc hút mủ), E. coli (1 BN chọc hút và 
1 BN phẫu thuật), và Streptococcus (2 BN phẫu 
thuật).  Tỉ  lệ  cấy  mủ  không  mọc  vi  khuẩn  cao 
có thể do phần lớn bệnh nhân đã được điều trị 
kháng sinh trước khi lấy mẫu. 

Điều trị nội khoa 
Điều trị nội khoa ở BN áp xe gan đã được đề 
cập  trong  nhiều  nghiên  cứu.  Với  các  áp  xe  gan 
do  ký  sinh  trùng,  có  thể  dùng  thuốc  đặc  hiệu 

diệt  amip,  hoặc  sán  lá,  có  hay  không  dùng 
kháng sinh phối hợp. Chúng tôi có 11 BN được 
sử  dụng  thuốc  đơn  trị,  đều  cho  kết  quả  tốt  với 
các  ổ  áp  xe  nhỏ,  chủ  yếu  là  sử  dụng  thuốc  đặc 
hiệu  trị  giun  sán  (Albendazole,  Mekozentel, 
Triclendazole)  và  thuốc  trị  vi  khuẩn  kỵ  khí  và 
amip  (Metronidazole).  Reed  cũng  cho  thuốc 
được  lựa  chọn  điều  trị  hàng  đầu  đối  với  áp  xe 
gan  amip  là  Metronidazole,  lợi  ích  là  thời  gian 
điều  trị  ngắn.  Các  thuốc  hàng  thứ  hai  như 
Emetine và Cloroquine càng tránh dùng càng tốt 
vì Emetine có thể có tác dụng phụ về tim mạch 
và  dạ  dày,  ruột,  còn  Cloroquine  thì  có  tỷ  lệ  tái 
phát  cao.  Không  có  bằng  chứng  nào  cho  thấy 
phối hợp hai thuốc thì công hiệu hơn dùng một 
thuốc đơn độc. Nhiều tác giả nghiên cứu điều trị 
áp  xe  gan  amip,  đều  có  chung  nhận  xét 
Metronidazole  hiện  nay  là  thuốc  được  ưa 
chuộng  vì  tác  dụng  tốt.  Tuy  nhiên, 
Metronidazole  cũng  có  vài  tác  dụng  phụ  như 
buồn nôn, nôn vì thuốc có vị tanh của kim loại, 
đôi khi có co giật hay bệnh thần kinh ngoại vi. 
Trong điều trị bệnh do amip nói chung và áp 
xe gan do amip nói riêng thì việc sử dụng phối 
hợp kháng sinh hay không còn có nhiều ý kiến 
khác  nhau.  Có  tác  giả  cho  rằng  chỉ  cần  dùng 
thuốc diệt amip còn dùng kháng sinh là vô ích, 
hay  không  cần  sử  dụng  thêm  kháng  sinh  nếu 
không có nhiễm khuẩn kết hợp ngay cả khi BN 
được  điều  trị  bằng  thủ  thuật  chọc  dò  hay  mổ 

dẫn  lưu  ổ  mủ.  Chúng  tôi  sử  dụng  kháng  sinh 
phối  hợp  ở  89,5%  trường  hợp,  chủ  yếu  là  sử 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 
dụng Cephalosporin kết hợp với Metronidazole. 
Có  tác  giả(7,5,9,10,6,11)  cho  rằng  nên  phối  hợp  với 
kháng sinh phổ rộng đặc biệt là tác dụng trên vi 
khuẩn gram (‐) khi nghi ngờ bội nhiễm. Do mối 
quan hệ về độc lực giữa vi khuẩn đường ruột và 
amip đang hoạt động nên ngoài việc dùng thuốc 
diệt amip thì việc sử dụng  thêm  kháng  sinh  có 
tác dụng diệt các tạp khuẩn ở ruột. Trên thực tế, 
tỷ lệ cấy mủ áp xe gan amip có vi khuẩn mọc rất 
thấp,  nhưng  nhiều  tác  giả  vẫn  sử  dụng  kháng 
sinh với mục đích dự phòng bội nhiễm. 

Chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm 
Chọc hút mủ áp xe gan dưới hướng dẫn của 
siêu âm là một phương pháp hiện đại để điều trị 
áp  xe  gan.  Ở  Việt  Nam,  nhiều  tác  giả 
N.Đ.Hối(9,10), 
T.Kiên(12), 
(Đ.K.Sơn(23), 
P.V.Lình(14,13)…) cũng đã áp dụng phương pháp 
này  để  đều  trị  áp  xe  gan  amip  và  đều  đạt  kết 
quả tốt. 
Trong  47  BN  được  điều  trị  bằng  phương 

pháp chọc hút, chúng tôi chọc hút sớm vào ngày 
đầu tiên nhập viện cho 12 BN (23,1%), ngày thứ 
2 cho 14 BN (26,9%).  Chúng  tôi  có  1  BN  từ  khi 
nhập viện đến khi chọc hút là 13 ngày, do ổ áp 
xe  chưa  hoá  lỏng,  nên  được  đều  trị  nội  khoa 
trước. Trong giai đoạn sớm, dù kích thước ổ áp 
xe bao nhiêu cũng chỉ nên điều trị nội khoa. Có 
tác  giả  vẫn  điều  trị  nội  khoa  cho  áp  xe  >  10cm 
nếu  ổ  áp  xe  đang  giai  đoạn  sớm  chưa  hoá  mủ 
hoàn  toàn.  P.V.Lình(14,13)  đã  chọc  hút  thử  cho  6 
BN  áp  xe  gan  giai  đoạn  sớm,  đến  viện  sau  khi 
khởi phát bệnh khoảng 5 ngày; tác giả đã nhận 
xét  rằng  chọc  hút  ở  giai  đoạn  này  BN  rất  đau, 
mủ  đặc  lẫn  máu  và  tổ  chức  hoại  tử  đễ  làm  tắc 
kim, hút rất khó, lượng mủ hút được rất ít so với 
kích  thước  trên  siêu  âm.  Reed(19)  cũng  chủ 
trương  điều  trị  nội  khoa  áp  xe  gan  amip  ở  giai 
đoạn sớm, việc chọc hút mủ chỉ đặt ra khi điều 
trị nội khoa thất bại. Matthew(16) thì chủ trương 
chọc hút bằng kim cho BN áp xe gan không đáp 
ứng với điều trị đặc hiệu sau 3‐5 ngày. 

Các phương pháp phẫu thuật 
Trong  17  BN  được  chỉ  định  phẫu  thuật, 
phương pháp mổ chủ yếu là dẫn lưu mủ (80%), 

Nghiên cứu Y học
trong đó 14 BN được mổ mở và 3 BN được phẫu 
thuật nội soi. Đa phần chỉ định mổ là do áp xe 
gan vỡ (9 BN), chọc hút dẫn lưu không hiệu quả 

(5 BN). Chúng tôi có 1 BN được cắt gan trái do 
áp xe gan trái vỡ; 1 BN được cắt gan trái và mở 
ống mật chủ đặt dẫn lưu Kehr do BN có kèm sỏi 
gan trái và sỏi OMC; 1 BN được cắt ổ áp xe và 
cắt đường rò, vì tiền căn BN có chọc dẫn lưu ổ 
áp xe gan, sau đó dò ra da kéo dài. 3 BN được 
chỉ định mổ nội soi do áp xe gan nghi vỡ.  
Phẫu thuật mở bụng để dẫn lưu ổ mủ được 
áp dụng từ thời kỳ chưa có Emetine, nhưng kết 
quả thời đó có nhiều hạn chế do tính chất phẫu 
thuật  lớn,  nhiều  ống  dẫn  lưu  nên  dễ  bị  bội 
nhiễm, tỷ lệ tai biến và biến chứng cao; hơn nữa, 
có những ổ mủ nằm sâu trong nhu mô gan dễ bị 
bỏ sót và khó giải quyết do phải rạch qua nhiều 
nhu mô gan lành gây chảy máu, thời gian điều 
trị thường kéo dài.  
Hiện nay, phẫu thuật cũng chỉ được chỉ định 
trong trường hợp ổ áp xe gan có biến chứng vỡ 
vào  ổ  phúc  mạc(25,14,13,19),  hoặc  khi  các  phương 
pháp khác thất bại. Chỉ định mổ cũng gần như 
là bắt buộc đối với các áp xe gan do sỏi mật (áp 
xe gan đường mật). Với nghiên cứu của Tan và 
cộng  sự(24),  80%  áp  xe  đa  ổ  ≥  50mm  và  24%  có 
nguyên  nhân  từ  đường  mật,  tác  giả  thấy  phẫu 
thuật dẫn lưu là tốt hơn so với chọc hút. Điều trị 
bằng phẫu thuật ít thất bại, tổng thời gian nằm 
viện  ngắn  hơn,  nhưng  rõ  ràng  đây  là  phương 
pháp điều trị xâm lấn, có thể có biến chứng liên 
quan  đến  phẫu  thuật.  Một  số  tác  giả  cho  kích 
thước và số ổ áp xe là yếu tố tiên đoán sự thất 

bại  của  phương  pháp  chọc  hút  để  chuyển  qua 
mổ. 
Chỉ định cắt gan trong áp xe gan rất hạn chế. 
Theo  N.D.Quang(21),  thường  là  cắt  gan  không 
điển  hình  khi  ổ  áp  xe  quá  to,  chứa  nhiều  mủ, 
đẩy nhu mô gan lành sang đối diện. Singh(21) cho 
rằng chỉ nên đề cập đến cắt gan một phần khi có 
sự phá huỷ gan nghiêm trọng do áp xe gan, hay 
khi có biến chứng vỡ ổ áp xe gan gây chảy máu 
lớn khó cầm. Tỷ lệ tử vong của cắt gan thường 
cao hơn phương pháp khác. 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  

177


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

Nghiên cứu Y học 
Chúng  tôi  tìm  trên  PUBMED  được  một 
nghiên cứu tổng kết 53 BN áp xe gan được điều 
trị bằng phẫu thuật nội soi(29,22). Tỷ lệ thành công 
là  90,5%  và  cho  thấy  có  ưu  thế  hơn  mổ  mở  và 
chọc  hút,  thời  gian  hồi  phục  nhanh,  thời  gian 
nằm hậu phẫu ngắn hơn, ít bị nhiễm khuẩn vết 
mổ và ít tốn kém hơn. Với tính chất ”đơn giản” 
của phẫu thuật dẫn lưu áp xe gan và ổ bụng (khi 
áp  xe  gan  vỡ)  thì  hiện  nay,  dẫn  lưu  áp  xe  gan 
qua nội soi có thể được chỉ định nếu thất bại với 

điều trị nội khoa hay chọc hút.  

Kết quả điều trị 
Tỷ lệ khỏi bệnh của những BN được điều trị 
nội  khoa  đơn  thuần  là  95,1%.  Tỷ  lệ  khỏi  bệnh 
của  những  BN  được  chọc  hút  mủ  dưới  hướng 
dẫn siêu âm là 100%. Có 3 BN chọc hút dẫn lưu 
áp xe gan không hiệu quả, nhưng sau đó được 
phẫu  thuật  và  đều  khỏi  bệnh.  Tỷ  lệ  khỏi  bệnh 
của nhóm BN được phẫu thuật là 16/17 (94,1%). 
Một BN chuyển biến nặng hơn do choáng nhiễm 
khuẩn nhiễm độc nặng, viêm phổi nặng, suy hô 
hấp cấp. 
Tỷ  lệ  tử  vong  chung  của  chúng  tôi  là  3/105 
(2,9%).  Điều  này  cũng  phù  hợp  với  số  liệu  của 
nhiều tác giả như: Tarcoveanu(25) (2,8%), Cosme(5) 
(4,4%).  So  sánh  giữa  các  phương  pháp  điều  trị, 
điều  trị  chọc  hút  mủ  dưới  hướng  dẫn  của  siêu 
âm  cho  kết  quả  tốt  100%,  không  có  tử  vong; 
trong khi điều trị phẫu thuật có tỷ lệ tử vong là 
5,9%,  điều  trị  nội  khoa  đơn  thuần  có  tỷ  lệ  tử 
vong là 4,9%. P.Dương(6) cũng nhận thấy điều trị 
nội khoa và chọc hút cho kết quả tốt 100%, còn 
phẫu thuật có tỷ lệ tử vong là 4%.  
Như vậy, phương pháp chọc hút mủ qua da 
dưới hướng dẫn của siêu âm kết hợp điều trị nội 
khoa  hiện  vẫn  đóng  vai  trò  quan  trọng  trong 
điều trị áp xe gan,  phẫu thuật chỉ được chỉ định 
khi điều trị nội khoa hay chọc hút thất bại hoặc 
khi áp xe gan đã có biến chứng. 


31/12/2012, chúng tôi nhận thấy: 
Về lâm sàng: đau vùng gan và sốt gặp ở đa 
số bệnh nhân (62‐84%) nhưng gan to, ấn kẽ sườn 
đau,  rung  gan  đau  chỉ  gặp  ở  khoảng  1/3  số 
trường hợp (26,7‐39%). 
Về  cận  lâm  sàng:  siêu  âm  bụng  là  phương 
pháp  hình  ảnh  đơn  giản,  không  xâm  hại,  giúp 
phát hiện ổ áp xe, xác định số lượng, vị trí, kích 
thước ổ áp xe cũng như hướng dẫn chọc hút khi 
cần.  Tuy  nhiên,  chụp  MSCT  mới  có  thể  giúp 
phát hiện các ổ áp xe nhỏ cũng như định vị áp 
xe tốt hơn. 30,8% BN được thử xét nghiệm miễn 
dịch  chẩn  đoán  amip  cho  kết  quả  dương  tính, 
37,5% BN được thử xét nghiệm miễn dịch chẩn 
đoán sán lá gan dương tính.  
Điều trị áp xe gan thành công 97,1%, tử vong 
2,9%.  Trong  số  các  trường  hợp  điều  trị  thành 
công: 39,0% chỉ điều trị nội, 44,8% phải phối hợp 
chọc hút và 16,2% phải phẫu thuật. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.

3.
4.

5.


6.

7.
8.
9.
10.

11.

KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 105 BN được chẩn đoán và 
điều trị áp xe gan, tại khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh 
viện  Nhân  dân  Gia  Định  từ  01/01/2008  đến 

12.

13.

178

Beyrouti MI et al (2006). Pyogenic liver abscesses: a study of 25 
cases. Tunis Med, May, 84(5), pp.282‐285. 
Blessmann  J,  Linh  PV.,  Phuong  Anh  TN,  Hao  DT  (2002). 
Epidemiology  of  amebiasis  in  a  region  of  high  incidence  of 
amebic  liver  abscess  in  central  Viet  nam.  Am.  J.  Trop.  Med. 
Hyg, 66, pp. 578‐583. 
Chí NH (2001). Áp xe gan amip. Các bệnh nhiễm trùng thường 
đường tiêu hoá thường gặp. NXB TP.Hồ Chí Minh, tr. 297‐315. 
Cornet  L,  Richard  M  (1988).  Indications  chirurgicales  actuelles 
dans les abces amibiens du foie. A  propos  d’une  serie  DE  270 

CAS. Anales de chirurgie, 41, pp. 519‐524. 
Cosme A et al (2010). Pyogenic versus amoebic liver abscesses. 
A comparative clinical study in a series of 58 patients. Rev Esp 
Enferm Dif. Feb, 102(2), pp. 90‐99. 
Dương P, Chí PHC, Anh NM (1991). Phác đồ điều trị áp xe gan 
do amip. Báo cáo khoa học. Hội thảo ngoại khoa Cần thơ – Hậu 
giang, tr. 89‐98. 
Graw‐Hill  M  (2000).  Hepatic  abscess.  Principlesof  Surg,  7,  pp. 
1398‐1401. 
Hiển PD (1993). Áp xe gan. Bài giảng bệnh học ngoại khoa sau 
đại học. Học viện Quân y, 2, tr. 68‐82. 
Hối NĐ (1986). Điều trị áp xe gan. Bài giảng điều trị học ngoại 
khoa. NXB Y học, 1, tr. 329‐339. 
Hối NĐ, Diệp NT (1991). Áp xe gan amip: chẩn đoán và điều 
trị. Báo cáo khoa học. Hội thảo ngoại khoa Cần thơ – Hậu giang, 
tr. 62‐70. 
Kayalabi S, Yilmaz et Gurel M (1975). Abces du foie, pyogenes 
et amibiens. Etudes stastique de 86 cas operes. Lyon chirurgie, 
71, pp. 295‐296. 
Kiên T, Dũng NV (1991). Điều trị áp xe gan amip bằng phương 
pháp chọc hút mủ qua hướng dẫn của siêu âm. Báo cáo khoa 
học. Hội nghị ngoại khoa Cần thơ – Hậu giang, tr. 35‐39. 
Lình PV (1992). Góp phần nghiên cứu ứng dụng siêu âm trong 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 

14.

15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.

22.

23.

24.

chẩn đoán và hướng dẫn chọc hút mủ để điều trị áp xe gan nhu 
mô và theo dõi kết quả sau điều trị. Luận án PTS khoa học Y 
dược, HVQY. 
Lình PV, Ha NM, Hung NK (1992). Nhận xét biến chứng áp xe 
gan. Tập san NCKH. Đại học Y Huế, 1, tr. 37‐43. 
Maltz  G,  Knaner  M  (1991).  Amebic  liver  abscess:  a  15  year 
experience. A. J. Gastroenteol, 86, pp. 704‐709. 
Matthew J, Hyer MD, Scott JMD (1992). Liver abscess. Surgical 
Therapy, pp. 266‐269. 
Michel  R  (1997).  Hepatic  infection  and  acute  hepatice  failure. 
Surg scientific principles and practice, pp. 95‐960. 
Quang ND  (1991).  Áp  xe  gan  amip.  Bách  khoa  toàn  thư  bệnh 
học, 1, tr. 7‐14. 
Reed  SL  (1984).  Amebiasis  and  infection  with  free  living 
amebas. Harrison’s principles of internal Medicine, pp. 883‐887. 
Samaniego  L,  Calderon  J  (1992).  Amebic  liver  abscess  in 

Tarapoto Peru. Rev. Gastroenterol Peru, 12, pp. 135‐145. 
Singh VP, Srivastava SN, Vaish SK, Soman PN (1973). Amoebic 
liver abscess in Eastern Uttar Pradesh India. Trop. Dis. Bull, 71, 
pp. 258. 
Siu  WT,  Chan  WC,  Hou  SM,  Li  MK  (1997).  Laparoscopic 
manage‐  ment  of  ruptured  pyogenic  liver  abscess.  Surg 
Laparosc Endosc. 1997;7, pp. 426–428. 
Sơn ĐK, Khánh TG, Quyết NT (1985). Kết quả điều trị áp xe gan 
amip nhân 334 trường hợp từ 1978 – 1983. Tạp chí ngoại khoa, 
3, tr. 10‐19. 
Tan YM, Chung YFA, Chow PKH, et al (2005). An apparaisal of 
 

Nghiên cứu Y học

25.
26.

27.

28.
29.
30.
31.

surgical  and  percutaneous  drainage  for  pyogenic  liver  abscess 
larger than 5cm. Ann Surg 2005, 241,pp. 485‐490. 
Tarcoveanu  E  et  al  (2008).  Pyogenic  liver  abscesses.  Chirugia 
(bucur), Jul‐Aug, 103(4), pp.417‐427 
Thanh VD, Thang N.D. (1973). 50 trường hợp chẩn đoán áp xe 

gan to trong 18 năm ở bệnh viện 108. Công trình NCKH, Bệnh 
viện TWQĐ 108. 
Tùng BS (1995). Nhận xét chẩn đoán và điều trị áp xe gan nhu 
mô qua 145 trường hợp, kết quả nghiên cứu ứng dụng siêu âm. 
Luận văn Chuyên khoa cấp II, HVQY. 
Vinh NX (1991). Áp xe gan amip: chẩn đoán và điều trị. Báo cáo 
khoa học. Hội thảo ngoại khoa Cần thơ – Hậu giang, tr. 41‐45. 
Wang LT (1974). Pleuropulmonary complication of amebiasis in 
Taiwan. Trop. Dis. Bull, 71, pp. 1028. 
World  Health  Organization  (1997).  Amoebiasis.  WHO  Wkly 
Epidemio Rec, 72, pp. 97‐100. 
Zibari  GB  et  al  (2000).  Pyogenic  liver  abscesses.  Surg  Infect 
(Larchmt), 1(1), pp. 15‐21 

 

 
Ngày nhận bài báo 
 
 
Ngày phản biện nhận xét bài báo 
Ngày bài báo được đăng 
 
10/12/2013 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  

 
 
 


 15/8/2013 
 23/9/2013 
 
 

179



×