Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thông khí phổi và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực ở bệnh nhân giãn phế quản tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.14 KB, 5 trang )

Phạm Kim Liên và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

134(04): 175 - 179

THÔNG KHÍ PHỔI VÀ HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC Ở
BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
THÁI NGUYÊN
Phạm Kim Liên, Hà Văn Cấp, Dương Hồng Thái
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm mục tiêu “Mối liên quan đặc điểm lâm sàng, thông khí phổi với hình thái
phế quản trên phim chụp cắt lớp vi tinh lồng ngực độ phân giản cao ở bệnh nhân giãn phế
quản”, chúng tôi thực hiện ở 35 bệnh nhân giãn phế quản không kể những bệnh nhân có tiền sử
hút thuốc lá, với phương pháp mô tả các đặc điểm lâm sàng: số lượng đờm, ho máu, khó thở, sốt,
chỉ số BMI, các chỉ số thông khí phổi: FEV1 % (Số lý thuyết), FVC, hình ảnh chụp cắt lớp vi
thính lồng ngực: Vị trí, hình thái giãn phế quản. Chúng tôi thu được kết quả như sau: Đối tượng
nghiên cứu có độ tuổi trung bình 57,5 ± 18,2, phân bố bệnh tương đương về giới, tiền sử mắc lao
phổi chiếm 42,2%, 60% bệnh nhân gầy, sốt 48,5%, khó thở chiếm 31,4%. Ho khạc nhiều đờm
(>100ml) có 2/35 bệnh nhân, ho máu chiếm 22,8%, FEV1 % (số lý thuyết) là 79,4 ± 21,6, rôi loạn
thông khí tắc nghẽn 11,4 %, rối loạn thông khí hỗn hợp 24,3%. Chủ yếu gặp giãn khu trú ở 1 thùy,
chỉ có 5,7% giãn lan tỏa, giãn hình trụ có 54,2%, giãn hình nang có 45,8%, sốt và khó thở gặp tỷ lệ
cao ở nhóm bệnh nhân giãn dạng nang, giãn hình nang có liên quan với giảm chỉ số FEV1 và
FEV1/FVC có ý nghĩa thống kê. Ho ra máu gặp nhiều hơn ở nhóm giãn phế quản dạng nang,
nhưng chưa thống kê được mối liên quan do số liệu còn hạn chế.
Từ khóa: Giãn phế quản, chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao, thông khí phổi

ĐẶT VĂN ĐỀ*
Giãn phế quản được đặc trưng bởi tình trạng


giãn vĩnh viễn không hồi phục các nhânh phế
quản vừa và nhỏ. Giãn phế quản có thể gặp ở
mọi lứa tuổi nhưng tăng theo độ tuổi và tỷ lệ
cao nhất là ở phụ nữ lớn tuổi và phụ nữ có xu
hướng bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với nam
giới, biểu hiện lâm sàng là ho mãn tính với
mủ đờm liên quan đến đợt cấp tính hay tình
trạng ho ra máu với nhiều mức độ khác nhau.
Bệnh nhân có thể phát triển suy giảm dần
chức năng phổi do nhiễm khuẩn liên tục,
viêm và phá hủy các phế quản nếu có sự
chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị xảy ra..
Trong một số nghiên cứu nước ngoài đã cho
thấy ở bệnh nhân bị giãn phế quản thì tình
trạng suy giảm chức năng thông khí cao hơn
so với người có phế quản bình thường. Đặc
biệt sự suy giảm thông khí hỗn hợp gặp ở
bệnh nhân không chỉ có nhiều đoạn phế quản
bị giãn mà còn kèm theo tình trạng tắc nghẽn,
và số lượng đoạn phế quản bị giãn cũng
tương quan với mức độ nặng rối loạn thông
khí hỗn hợp..
*

Tel:

Với sự đa dạng về biều hiện lâm sàng, hình
thái như vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu ảnh
hưởng của bệnh đến chức năng phổi như thế
nào? Vì vậy chúng tôi nghiên cứu: “Mối liên

quan đặc điểm lâm sàng, thông khí phổi với
hình thái phế quản trên phim chụp cắt lớp vi
tinh lồng ngực độ phân giản cao ở bệnh nhân
giãn phế quản.” với mục tiêu sau:
Xác định mối liên quan đặc điểm lâm sàng,
thông khí phổi với hình thái phế quản trên
phim chụp cắt lớp vi tinh lồng ngực độ phân
giản cao ở bệnh nhân giãn phế quản
ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU

VÀ

PHƯƠNG

PHÁP

Đối tượng nghiên cứu: gồm 35 bệnh nhân
được chẩn đoán giãn phế quản
Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
Chẩn đoán xác định giãn phế quản trên hình
ảnh chụp cát lớp vi tính đạt 1 trong các tiêu
chuẩn sau:
+ Đường kính trong của phế quản lớn hơn 1,5
lần đường kính động mạch phế quản di kèm
+ Mất hình ảnh nhọn dần của phế quản trong
độ dài 2 cm.
175



Phạm Kim Liên và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

+ Thấy được phế quản trong khoảng 1cm sát
màng phổi. [1], [4], [7]
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa
Trung Ương Thái Nguyên
Thời gian nghiên cứu: 3/2014 đến 11/2014
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả,
thiết kế nghiên cứu cắt ngang
Cỡ mấu: Cõ mẫu toàn bộ, chọc mẫu có chủ đích
Chỉ tiêu nghiên cứu
+ Đặc điểm chung: Tuổi, giới
+ Lâm sàng: Triệu chứng cơ năng: Ho đờm,
số lượng đờm/ngày, ho máu, khó thở,
Toàn thân: BMI, sốt, ngón tay dùi trống
Tại phổi: Các loại ran phế quản
Tiền sử bệnh: lao phổi
+ Thông khí phổi: Các chỉ số: FVC, FEV1
(L), FEV1 (%LT), FEV1/FVC
+ Hình ảnh chụp cắt lớp: Vị trí giãn theo phân
thùy, kiểu hình giãn (Hình trụ, tràng hạt,
nang, hỗn hợp), một số hình ảnh bệnh ký kèm
theo: Xẹp , xơ , đông đặc, nút nhầy trong lòng
phế quản, mức khí dịch)
Kỹ thuật thu thập số liệu:
Lâm sàng: Hỏi khám trực tiếp, ghi theo mẫu
bệnh án
Quy trình chọn đối tượng nghiên cứu: Những

bệnh nhân vào khoa hô hấp nội tiết có triệu
chứng ho khạc đờm mạn tính, hoặc ho máu,
không có tiền sử tiếp xúc bụi, khí độc hại
thường xuyên sẽ được khám lâm sàng, chụp
X quang thường quy, chụp HRCT, nếu thấy
có hình ảnh giãn phế quản thì được đưa vào
nghiên cứu, thu thập các thông tin theo mẫu
bệnh án nghiên cứu.
Đo thông khí phổi: Bằng máy hô hấp ký hiệu
KOKO của Nhật Bản, tại khoa nội hô hấp-nội
tiết, khi bệnh nhân hết đợt cấp, phân tích kết
quản bởi bác sĩ chuyên hô hấp
Chup HRCT phổi: Trên máy CT của BV
ĐKTU Thái Nguyên, với độ dày lớp cắt 1
mm, khoảng cách giũa các lớp 1cm. Đọc
phim bởi BS Xquang và BS Chuyên hô hấp
đọc độc lập, nếu kết quả không phù hợp thì
hội chẩn thêm 1 bs Xquang.
176

134(04): 175 - 179

Phương pháp sử lý số liệu: Trên phần mềm
thống kê y học SPSS, sử dụng các thuật toán
thống kê phục vụ nghiên cứu mô tả: Tỷ lệ %,
Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định
các mối liên quan bằng test t.
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Sau thời gian nghiên cứu 9 tháng chúng tôi
thu thập được 35 bệnh nhân giãn phế quản có

đặc điểm như sau
Bảng 1. Đặc điểm chung bệnh nhân giãn phế quản
Bệnh nhân
Tuổi
Nam
Nữ
Hút thuốc lá
Tiền sử lao

n=35
57,5 ± 18,2
18 (51,4%)
17 (48,6%)
8 (22,8%)
15 (42,8%)

Bảng 1 cho thấy, về tuổi trung bình trong kết
quả của chúng tôi cũng tương tự kết quả
Hoàng Minh Lợi: 54,1 ± 17,4, Jin-Hwa Lee:
50±12 [3], [5]
Nghiên cứu của chúng tôi thấy bệnh nhân nữ
và nam tương đương nhau (nữ 46,6%; nam
51,4%), kết quả này không phù hợp với kết
quả của Hoàng minh Lợi , (nam 73,1%) có
thể do nhóm bệnh nhân của chúng tôi có tiền
sử lao phổi nhiều, đây là bệnh không phân
biệt giói tính, mặt khác chúng tôi không chọn
bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá hay tiếp xúc
với bụi và khí độc hại.
Bảng 2. Đặc điểm triệu chứng cơ năng và toàn

thân của nhóm nghiên cứu
Triệu chứng
Gầy
Sốt
Khó thở
Đờm nhày, mủ
≤50ml/ngày
>50-100ml/ngày
>100ml/ngày
Ho máu
Phổi có ran ẩm,ran rít, ngày
Không có ran

n
21
17
11
27
18
7
2
8
25
10

%
60,0
48,5
31.4
77,2


22,8
71,4
28,5

Qua bảng này, chúng tôi thấy triệu chứng lâm
sàng phong phú, phù hợp với nghiên cứu của
Martinez (2005), Hoàng Minh Lợi (2001) [3],
[4]. Rất ít bệnh nhân khạc nhiều đờm như y
văn đã viết (>100ml), có thể do nghiên cứu


Phạm Kim Liên và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Bảng 4. Đặc điểm vị tri giãn phế quản trên phim
chụp HRCT

của chúng tôi thường gặp giãn sau lao, giãn
khu trú, vì vậy đờm sẽ không nhiều được.
Bảng 3. Kết quả thông khí phổi
Các chỉ số thông khí
FEV% So với lý thuyết
FVC % So với lý thuyết
FEV1/FVC
Phân loại thông khí
Bình thường
Tắc nghẽn
Hỗn hợp


134(04): 175 - 179

Phải (20)

Giá trị trung bình
79,4 ± 21,6
72,7 ± 18, 7
65,3 ± 17,5
%
n
26
74,3
4
11,4
5
24,3

Trái (13)

Trên
Giưa
Dưới
Lan tỏa tất cả
Trên
Dưới
Lan tỏa

Lan tỏa 2 bên


n
8
0
10
2
4
8
1
2

%
22,8
0
28,6
5,7
11,4
22,8
2,8
5,7

Bảng 5: Tần xuất các kiểu giãn và 1 số hình ảnh
kèm theo trên HTCT

Qua bảng này chúng tôi thấy kết quả về giá trị
trung bình của các chỉ số thông khí phổi cao
hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thùy Linh
(2008): FEV1 ; 46,2% SLT, FEV1/VC
69,6%,[2], sự khác biệt này có thể vì đối
tượng của chúng tôi bị giãn phế quản khu trú
ở 1 thùy chiếm tỷ lệ cao nên ít ảnh hưởng đến

thông khí phổi hơn và có thể do chúng tôi
không chọn bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc bụi
và khí độc hại, nên tình trạng giảm thông khí
gặp với tỷ lệ và mức độ thấp hơn.

Kiểu giãn và hình ảnh kèm theo
Hình trụ
Hình nang
Nút nhày phế quản
Đông đặc

n
19
16
29
8

%
54,2
45,8
82.8
22,8

Qua bảng trân, chúng tôi thấy giãn dạng hình
trụ và hình nang là 2 hình thái được quan sát
trên HRCT với tỷ lệ không khác nhau nhiều
(54,2% so với 45,8%), nghiên cứu của JinHwa Lee: Giãn hình trụ 25%, hình trùy 4%,
nang 71%, nghiên cứu của Hoàng minh Lợi:
Giãn hình trụ 55%, hỗn hợp 31%


Vị trí giãn phế chủ yếu giãn ở từng thùy phổi,
trong đó giãn ở thùy dưới chiếm tỷ lệ cao hơn
cả, rất ít bệnh nhân giãn lan tỏa (5,7%).

Bảng 6. Liên quan một số đặc điểm lâm sàng với hình thái giãn
Hình thái giãn

Hình trụ (n=19)

Dạng nang (n=16)

Lâm sàng

n

%

n

%

Không sốt (18)

12

34,4

6

17,1


Sốt (17)

7

20,0

10

28,5

Không khó thở (24)

15

42,8

9

25,7

Khó thở (11)

4

11,4

7

20,0


Đờm <50ml/ngày (18)

16

45,7

2

5,7

Đờm >50ml/ngày (9)

2

5,7

7

20,0

Ho máu 8

1

2,8

7

20,0


p
<0,05
<0,05

Qua bảng này chúng tôi thấy sốt và khó thở là 2 triệu chứng gặp ở nhóm giãn phế quản dạng
nang chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm giãn hình trụ, sự khác biệt có ý nghĩa thồng kê với p <
0,05, chúng tôi cho ràng giãn phế quản dạng nang là kiểu giãn làm hạn chế rất nhiều khả năng
thoát dịch tiết của phế quản, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây tổn
thương phế quản, có thể tạo nên các nút nhày làm hẹp và tắc lòng phế quản vì vậy biểu hiện sốt
và khó thở thường gặp hơn, số lượng đờm nhày mủ cũng gặp nhiều hơn ở nhóm giãn dạng nang.
Ho máu gặp 8 bệnh nhân thì có 7/8 bệnh nhân giãn dạng nang, tuy nhiên đặc điểm này gặp với số
lượng ít bệnh nhân nên chúng tôi chưa phân tích được mối liên quan.
177


Phạm Kim Liên và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

134(04): 175 - 179

Bảng 7. Phân bố kiểu rối loạn thông khí với hình thái giãn
Hình trụ ( n=19)

Hình thái GPQ
Thông khí phổi
Bình thường( 26)
Tắc nghẽn(n=4)
Hỗn hợp(n=5)


Hình nang ( n=16)

N

%

N

%

15
1
3

42,8
2,8
8,5

11
3
2

31.4
8,5
8,5

Nghiên cứu của chúng tôi chưa phân tích được liên quan hình thái giãn phế quản với kiểu rối loạn
thông khí bởi sô lượng đối tượng nghiên cứu hạn chế. Tuy nhiên thấy thông khí phổi bình thường
gặp nhiều hơn ở nhóm giãn phế quản hình trụ. Nghiên cứu của Jin-Hwa Lee thấy rối loạn thông

khí phổi gặp nhiều hơn ở nhóm giãn phế quản dạng nang và tác giả này còn thấy tỷ lệ rối loạn
thông khí tắc nghẽn cao do dã chọn cả những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá.
Bảng 8. Liên quan giá trị trung bình của thông khí phỏi với hình thái giãn

FEV% So với lý thuyết
FVC % So với lý thuyết
FEV1/FVC

Gian dang hình trụ
n=19
76,6 ± 13,5
79,3 ± 16,7
74,6 ± 17,7

Giãn dạng nang
n=16
67,4 ±11,7
75,3±18,6
63,4 ± 15,5

p
<0,05
>0,05
<0,05

Qua bảng này chúng tôi thấy nhóm giãn dạng nang thì FEV1 và tỷ lệ FEV1/FVC thấp hơn ở
nhóm giãn hình trụ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05, kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Jin-Hwa Lee: Giãn phế quản hinh nang thì các chỉ số thông khí phổi giảm rõ rệt so với
giãn phế quản hình trụ.
KẾT LUẬN

Nghiên cứu trong thời gian 10 tháng tại Khoa
hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái
Nguyên, với cách chọn mẫu có chủ đích,
chúng tôi thu nhận được 35 bệnh nhân giãn
phế quản được chẩn đoán xác định qua hình
ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao, thu
được kết quả nhu sau:
Độ tuổi trung bình 57,5 ± 18,2, phân bố bệnh
tương đương về giới, tiền sử mắc lao phỏi
chiếm 42,2%, 60% bệnh nhân gầy, bệnh
nhân sốt 48,5%, bệnh nhân khó thở chiếm
31,4%. Ho khạc nhiều đờm (>100ml) có 2/35
bệnh nhân, ho máu chiếm 22,8%, FEV1 % số
lý thuyết là 79,4 ± 21,6, rôi loạn thông khí tắc
nghẽn 11,4 %, rối loạn thông khí hỗn hợp
24,3%. Chủ yếu gặp giãn khu trú ở 1 thùy, chỉ
có 5,7% giãn lan tỏa, giãn hình trụ có 54,2%,
giãn hình nang có 45,8%, sốt và khó thở gặp
tỷ lệ cao ở nhóm bệnh nhân giãn dạng nang,
giãn hình nang có liên quan với giảm chỉ số
FEV1 và FEV1/FVC có ý nghĩa thống kê. Ho
ra máu gặp nhiều hơn ở nhóm giãn phế quản
178

dạng nang, nhưng chưa thống kê được mối
liên quan do số liệu còn hạn chế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Thước (2010), “Giãn
phế quản”, CT ngực, Nxb y học, tr159-161
2. Hoàng Minh Lợi (2001), “ Nghiên cứu đặc

điểm lâm sàng, hình ảnh xquang phổi và cắt lớp
vi tính độ phân giải cao trong bệnh giãn phế quản”
. Luận án Tiến sĩ Y học. Học viện Quân Y.
3. Nguyễn Thùy Linh (2008) “ Đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học bệnh nhân
Giãn phế quản tại Bệnh viện Bạch Mai năm 20072008” Luận văn tốt nghiệp bác si chuyên khoa,
Trường Đại học Y hà Nội
4. Bùi Xuân Tám (1999), “Giãn phế quản”, Bệnh
hô hấp, Nxb y học, tr 238-293
5. Jin-Hwa Lee, et al (2004),” Relationships
between High-Resolution Computed Tomography,
Lung Function and Bacteriology in Stable
Bronchiectasis” 19(1):62-68
6. Martines (2005), Quality of life deteminants in
patients with cliniclly stable bronchiatis” Chest,
128, tr 739-745
7. Otto H.Wegenner 1992 “The Lung”, whole body
computed tomography, Germany, tr 101-222.


Phạm Kim Liên và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

134(04): 175 - 179

SUMMARY
LUNG FUNTION AND IMAGES HIGH -RESOLUTION COMPUTED
TOMOGRAPHY IN PATIENTS WITH BRONCHIECTASIS
IN THE THAI NGUYEN CENTRAL HOSPITAL

Pham Kim Lien*, Ha Van Cap, Duong Hong Thai
College of Medicine and Pharmacy - TNU

Study lung funtion and images High-Resolution Computed Tomography in patients with
bronchiectasis in the Thai Nguyen Central Hospital aims: The relationship between clinical
characteristics, lung funtion with bronchitis on film morphology Computed tomography chest
high resolution easy bronchiectasis patients", we performed studies in 35 patients human
bronchiectasis, not selected patients with a history of smoking, the method describes the clinical
characteristics: the number of sputum, hemoptysis, dyspnea, fever, body mass index, pulmonary
ventilation indices: FEV1% , FVC, images HRCT chest: location, morphology bronchiectasis. We
obtained the following results: Study subjects had an average age of 57.5 ± 18.2, equal distribution
of patient gender, history of pulmonary tuberculosis accounted for 42.2%, 60% lean patients fever
of 48.5%, 31.4% dyspnea. much phlegm (> 100 ml) with 2/35 patients, hemoptysis 22.8%,
FEV1% was 79.4 ± 21.6, obstructive airway 11.4%, Patients with mixed ventilatory impairment
24.3%. Localized primarily seen relaxing in one lobe, only 5.7% diffuse bronchiectasis, cylindrical
bronchiectasis 54.2%, cystic bronchiectasis 45.8%, fever and dyspnea difficulties encountered
high rate of patients cystic bronchiectasis, cystic bronchiectasis associated with reduced FEV1 and
FEV1/ FVC with statistical significance. The proportion of patients with hemoptysis were more in
cystic bronchiectasis group, but no statistical correlation is due to the limited data
Keywords: Bronchiectasis, HRCT, Lung Function Tests

Ngày nhận bài:04/12/2014; Ngày phản biện:20/12/2014; Ngày duyệt đăng: 08/5/2015
Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trường Đại học Y Dược - ĐHTN
*

Tel:

179




×