Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiệu quả của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trong 3 năm (2014-2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.48 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

HIỆU QUẢ CỦA PHƢƠNG PHÁP BƠM TINH TRÙNG VÀO
BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG
TRONG 3 NĂM (2014 - 2016)
Lưu Vũ Dũng*; Vũ Văn Tâm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) đ được sử dụng từ rất lâu trong điều trị
vô sinh và vẫn là một trong những phương pháp điều trị hàng đầu do những ưu điểm riêng.
Đối tượng và phương pháp: mô tả, cắt ngang, hồi cứu các chu kỳ IUI đ thực hiện tại Bệnh viện
Phụ sản Hải phòng trong 3 năm 2014 - 2016 nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp IUI và
một số yếu tố liên quan đến hiệu quả của IUI. Kết quả: có 1.220 chu kỳ thực hiện IUI tại Khoa
Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hải phòng từ 2014 - 2016. Tỷ lệ thành công 18,5%.
Có nhiều yếu tố liên quan tới tỷ lệ có thai như: tuổi vợ, phác đồ kích thích buồng trứng, mật độ
tinh trùng sau lọc rửa, độ dày nội mạc tử cung.
* Từ khóa: Thụ tinh nhân tạo; Bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

Effectiveness of Intra-Uterine Sperm Injection at Haiphong Hospital
of Obstetrics and Gynecology in 3 years (2014 - 2016)
Summary
Objectives: Intra uterine sperm injection has long been used in the treatment of infertility
and remains one of the first-line treatments with its own advantages. Subjects and methods:
A descriptive, cross-sectional and retrospective study was conducted on the IUI cycles performed at
Haiphong Hospital of Obstetrics and Gynecology in 3 years 2014 - 2016 with a view to
assessing the efficacy of intra-uterine sperm injection and its factors related to the effectiveness
of IUI. Results: There were a total of 1,220 IUI cycles performed in Reproductive - Obstetric
Department of Haiphong Hospital of Obstetrics and Gynecology from 2014 to 2016. The success
rate reached 18.5%. There were many factors related to pregnancy rate such as wife's age,
protocol of stimulation ovarian, post-dialysis sperm concentration, endometrial thickness.
* Keywords: Artificial insemination; Intra-uterine sperm injection.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI insemination intrauterine) là một thủ thuật
bơm tinh trùng đ qua lọc rửa vào trong
buồng tử cung của người phụ nữ [1].

Thủ thuật này được sử dụng từ rất lâu trong
điều trị vô sinh. Với những cải tiến không
ngừng trong thời gian gần đây, thủ thuật
này ngày càng an toàn và được áp dụng
rộng rãi ở nhiều trung tâm điều trị vô sinh
trong cả nước. Hiện nay, mặc dù các kỹ thuật

* Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn Tâm ()
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2017

150


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống
nghiệm, tiêm tinh trùng vào bào tương
trứng… được áp dụng với tỷ lệ thành
công rất cao, kỹ thuật IUI vẫn có vị thế
riêng vì những ưu điểm như chi phí thấp
và ít xâm lấn so với các kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản khác. Tuy nhiên, kỹ thuật IUI chỉ
đạt kết quả tối ưu khi được thực hiện
đúng chỉ định cho BN.

Tại Khoa Hỗ trợ Sinh sản - Bệnh viện
Phụ sản Hải Phòng đ sử dụng kỹ thuật
IUI để điều trị vô sinh cho BN hiếm muộn
từ năm 2001, mỗi năm có khoảng 400
chu kỳ. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này nhằm:
Đánh giá hiệu quả của phương pháp bơm
tinh trùng vào buồng tử cung trong 3 năm
2014 - 2016 và nhận xét một số yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả của phương
pháp này.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Tất cả BN được thực hiện kỹ thuật IUI
tại Khoa Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Phụ
sản Hải Phòng từ năm 2014 - 2016.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Có ít nhất 1 vòi trứng thông.
- Buồng trứng còn hoạt động.
- Tinh dịch đồ bình thường hoặc thiểu
tinh nhẹ.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Mô tả cắt ngang, hồi cứu.
* Phương pháp tiến hành:
- BN được chỉ định làm IUI sẽ được
siêu âm vào ngày 2 vòng kinh loại trừ nang
cơ năng.
- BN được kích thích buồng trứng theo

phác đồ: CC hoặc CC + FSH hoặc FSH.
- Siêu âm theo dõi sự phát triển của
nang noãn từ ngày 7 hoặc ngày 9 của
vòng kinh, cách ngày hoặc hàng ngày tùy
từng thời điểm phát triển nang noãn.
- Kích thích phóng noãn khi có ít nhất
1 nang no n đạt kích thước > 18 mm,
không quá 5 nang no n trưởng thành.
- Thời điểm thực hiện kỹ thuật IUI sau
tiêm hCG 36 giờ.
- Lấy tinh trùng của chồng bằng phương
pháp thủ dâm.
- Chuẩn bị tinh trùng theo phương pháp
Gradient thang nồng độ.
- IUI bằng catheter Gynestic.
- Hỗ trợ giai đoạn hoàng thể bằng
progesterone và theo dõi có thai sau 2 tuần.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu.
Trong thời gian từ năm 2014 đến 2016
tại Khoa Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản
Hải Phòng, chúng tôi nhận vào nghiên cứu
1.220 chu kỳ thỏa m n điều kiện lựa chọn.
Bảng 1: Đặc điểm BN.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

Min Max

X ± SD


- Các bệnh lý toàn thân: suy gan thận,
bệnh lý tim mạch, lao, di truyền…

Tuổi vợ

18

44

28,34 ± 4,56

- Các bệnh lý lây truyền qua đường
tình dục.

Thời gian vô sinh (năm)

0,5

15

2,39 ± 2,13

Số lần làm IUI

1

8

1,44 ± 0,8


151


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Bảng 4: Số chu kỳ điều trị.

2. Kết quả có thai.
Trong tổng số 1.220 chu kỳ IUI, 226
trường hợp có thai (18,5%).
3. Các yếu tố iên quan đến tỷ lệ có
thai.
Bảng 2: Tuổi vợ.
Thai

Có thai

Không
có thai

< 25

19,8%

80,2%

25 - < 35

16,0%


84,0%

> 35 - 40

11,5%

88,5%

0%

100%

18,5%

81,5%

Tuổi

≥ 40
Tổng

p

Không

thai

Do vòi trứng

14,9%


85,1%

Thiểu tinh

14,8%

85,2%

Rối loạn phóng noãn

22,6%

77,4%

Không rõ nguyên nhân

11,0%

89,0%

Phối hợp nhiều nguyên
10,6%
nhân

89,4%

Nguyên nhân

Tổng


18,5%

0,01

1

14,3%

85,7%

2

11,9%

88,1%

3

8,7%

91,3%

4

18,2%

81,8%

5


100,0%

0%

0%

100,0%

18,5%

81,5%

0,44

81,5%

p

0,25

Tỷ lệ có thai cao nhất ở nhóm thực
hiện IUI lần thứ 4, thứ 5 và thấp nhất ở
nhóm làm IUI lần thứ 3, khác biệt không
có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5: Phác đồ kích thích.
Thai

Có thai


Không
có thai

CC

10,0%

90,0%

CC + FSH

26,0%

74,0%

FSH

22,2%

77,8%

Chu kỳ tự nhiên

9,2%

90,8%

Tổng

18,5%


81,5%

Phác đồ

p

Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ có thai cao
nhất ở nhóm nguyên nhân vô sinh do rối
loạn phóng noãn (22,6%), thấp nhất ở
nhóm vô sinh do phối hợp nhiều nguyên
nhân. Tuy nhiên, khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
152

Không
có thai

Tổng

Bảng 3: Nguyên nhân vô sinh.

thai

Có thai

>5

Tỷ lệ có thai giảm dần theo tuổi vợ,
đặc biệt sau 40 tuổi. Nghiên cứu của

chúng tôi không ghi nhận trường hợp có
thai nào khi vợ > 40 tuổi. Sự khác biệt về
tỷ lệ có thai giữa độ tuổi khác nhau có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).

Thai

Số
chu kỳ

p

0,000

Trong các chu kỳ IUI, tỷ lệ có thai cao
nhất ở nhóm được kích thích buồng trứng
bằng phác đồ phối hợp CC + FSH, chu kỳ
theo dõi phóng noãn tự nhiên có tỷ lệ
thành công thấp nhất (9,2%), khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 6: Mật độ tinh trùng sau lọc rửa.
Mật độ
(triệu/ml)

Có thai

Không có
thai

< 10


0%

100,0%

≥ 10

18,5%

81,5%

18,5%

81,5%

Tổng

p

0,01


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Các trường hợp thiểu năng tinh trùng
nặng, tinh trùng có mật độ sau lọc rửa
< 10 triệu tinh trùng/ml không ghi nhận ca
nào có thai, khác biệt tỷ lệ có thai giữa
2 nhóm mật độ tinh trùng sau lọc rửa có
ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Bảng 7: Số nang noãn.

Số nang

Có thai

Không
có thai

1

11,7%

88,3%

2

12,6%

87,4%

3

16,4%

83,6%

4

23,1%

76,9%


18,5%

81,5%

Tổng

p

1. Tuổi vợ.

0,15

Tỷ lệ có thai tăng dần theo số nang
no n trưởng thành. Tỷ lệ có thai cao nhất
ở nhóm có 4 nang no n trưởng thành,
khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
Bảng 8: Niêm mạc tử cung.
Độ dày
NMTC (mm)

Có thai

Không có thai

≤7

6,2%


93,8%

7 - ≤ 14

18,5%

81,5%

> 14

14,7%

85,3%

18,5%

81,5%

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
có thai giảm dần theo tuổi của vợ, từ
19,8% khi tuổi vợ < 25 giảm còn 11,5%
khi tuổi vợ từ 35 - 40 tuổi. Thậm chí
không có BN nào có thai khi vợ > 40 tuổi.
Như vậy, tuổi của người phụ nữ phản ánh
khả năng dự trữ buồng trứng và chất
lượng noãn, giảm dần theo tuổi và đặc
biệt giảm rất nhanh sau 35 tuổi. Kết quả
này cũng phù hợp với y văn cũng như các
nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
2. Nguyên nhân vô sinh.


p

0,02
Tổng

từ năm 2014 - 2016. Tỷ lệ thành công là
18,5%, tương đương với các trung tâm
hỗ trợ sinh sản lớn ở trong nước và ngoài
nước: như Tô Minh Hương tại Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội (2006), tỷ lệ có thai
14,9% [1], cao hơn so với kết quả IUI có
thai của cùng trung tâm năm 2005 là
13,1% [2].

Tỷ lệ có thai cao nhất ở nhóm có độ
dày niêm mạc tử cung từ 7 - 14 mm vào
thời điểm cho hCG, thấp nhất ở nhóm có
niêm mạc tử cung ≤ 7 mm, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
BÀN LUẬN
Trên đây là kết quả nghiên cứu của
1.220 chu kỳ thực hiện IUI tại Khoa Hỗ trợ
Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hải phòng

Tỷ lệ có thai cao nhất ở nhóm có nguyên
nhân do rối loạn phóng noãn và thấp nhất
ở nhóm phối hợp nhiều nguyên nhân.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Duran và CS (2002), cũng như của Tô Minh

Hương và CS (2006) nghiên cứu trên 141
chu kỳ IUI tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
từ tháng 8 - 2004 đến tháng 8 - 2005
[2, 5].
3. Số chu kỳ điều trị.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
có thai cao nhất ở nhóm thực hiện IUI lần
thứ 4, thứ 5 và thấp nhất ở nhóm làm IUI
lần thứ 3. Kết quả này khác với Tô Minh
Hương (2005), tác giả ghi nhận tỷ lệ có
thai cao nhất ở nhóm bơm IUI lần 1 và
153


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
lần 2 và giảm dần từ những lần sau [2].
Sự khác biệt này có thể do tại trung tâm
chúng tôi thường chỉ định kích thích
buồng trứng với phác đồ đầu tay là theo
dõi phóng noãn tự nhiên hoặc sử dụng
clomiphen citrat, hơn nữa tâm lý BN
thường lo lắng và hồi hộp ở những chu
kỳ đầu, dẫn đến giảm tỷ lệ có thai. Từ chu
kỳ thứ 4, 5 chúng tôi chỉ định phác đồ có
sử dụng FSH nên tỷ lệ có thai cao hơn.
Từ chu kỳ thứ 6, không ghi nhận ca có
thai nào.
4. Phác đồ kích thich buồng trứng.
Chúng tôi ghi nhận sự khác biệt thống
kê giữa tỷ lệ có thai của các phác đồ kích

thích buồng trứng khác nhau, cao nhất
với phác đồ phối hợp CC + FSH, thấp
nhất ở nhóm theo dõi chu kỳ tự nhiên.
Kết quả này tương tự như nghiên cứu
của Verhuist (2006), tác giả cũng ghi nhận
tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn 2 lần của IUI
có kích thích buồng trứng so với IUI với
chu kỳ tự nhiên (CI 2,0 - 3,5) [6]. Theo
Cantineau AEP (2011), tỷ lệ có thai lâm
sàng ở nhóm dùng gonadotropin cao hơn
CC 1,76 lần [7].
5. Số nang noãn.
Tỷ lệ có thai tăng khi số nang noãn
tăng, điều này có thể giải thích, mỗi nang
no n trưởng thành có cơ hôi thụ thai tăng
lên khi tăng số nang no n là tăng cơ hội
có thai cộng gộp. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Ngô Hạnh Trà tiến
hành tại Bệnh viện Từ Dũ (2003), tỷ lệ có
thai tăng gấp 2 lần khi số nang no n tăng.
Tuy nhiên, khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê [3].
154

6. Nội mạc tử cung.
Phác đồ điều trị có liên quan mật thiết
đến số lượng và chất lượng nang noãn,
cũng như nội mạc tử cung. Độ dày nội
mạc tử cung thuận lợi cho làm tổ từ 7 14 mm, < 7 hay > 14 mm, tỷ lệ có thai
giảm có ý nghĩa thống kê. Ngô Hạnh Trà

và CS (2003) cũng nhận thấy nội mạc tử
cung > 6,5 mm cho tỷ lệ có thai cao gấp
2 lần nhóm có nội mạc tử cung < 6,5 mm [3].
7. Phƣơng pháp IUI thực sự có hiệu
quả với tinh trùng thiểu năng nhẹ và
trung bình.
Mật độ tinh trùng sau lọc rửa > 10 triệu
tinh trùng/ml. Những trường hợp thiểu
năng nặng không ghi nhận ca nào có thai.
Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Tooba Merhannia tại Iran (2006) đưa ra
ngưỡng có thai của mẫu sau lọc rửa phải
trên 10 triệu/ml và trên 50% tinh trùng di
động [8].
KẾT LUẬN
Kỹ thuật IUI đ được áp dụng thường
quy tại Khoa Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện
Phụ sản Hải Phòng từ năm 2001. Sau nhiều
nghiên cứu và cải tiến, kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo này đ ngày càng hoàn thiện,
giúp các cặp vợ chồng vô sinh có cơ hội
có thai tương đối khả quan với chi phí
thấp và an toàn. Chúng tôi cũng ghi nhận
nhiều yếu tố liên quan tới tỷ lệ có thai
như: tuổi vợ, phác đồ kích thích buồng
trứng, mật độ tinh trùng sau lọc rửa, độ
dày nội mạc tử cung. Trên cơ sở đó giúp
các bác sỹ lâm sàng đưa ra những quyết
định chính xác nâng cao cơ hội có thai
cho BN.



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Minh Hương và CS. Đánh giá kết
quả điều trị hiếm muộn bằng phương pháp
bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh
viện Phụ sản Hà Nội. Hội nghị Vô sinh và Hỗ
trợ sinh sản, Hà Nội tháng 9 năm 2006. 2006.
2. Đỗ Thị Hải và CS. Kỹ thuật bơm tinh trùng
vào buồng tử cung (intra uterine insemination IUI) tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trong
2 năm 2004 - 2005. Hội nghị Vô sinh và Hỗ trợ
sinh sản, Hà Nội tháng 9 năm 2006.
3. Ngô Hạnh Trà. Tỷ lệ thành công của
bơm tinh trùng vào buồng tử cung và một số
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vô sinh
các vấn đề mới. 2003, tr.65-69.
4. Samuel F. Marcus. Intrauterine insemination.
Textbook of in vitro fertilization and assisted
reproduction. pp.259-269.

5. Duran H.E et al. Intrauterine insemination:
a systematic review on determinants of success.
Hum Reprod Update. 2002, 8, pp.373-384.
6. Veltman-Verhulst S.M, Cohlen B.J,
Hughes E. Intra-uterine insemination for
unexplained subfertility (Review). Corchane
Database of systematic Reviews, Issue 9. Art.
No: CD001838. DOI: 10/1002/14651858.CD001838.
pub4. 2012.

7. Cantineau A.E, Cohlen B.J, Heineman M.J.
Ovarian stimulation protocols (anti-oestrogens,
gonadotrophins with and without GnRH
agonists/antagonists) for intrauterine insemination
(IUI) in women with subfertility. Cochrane
Database Syst Rev. 2007, Apr 18 (2):CD005356.
Review. PMID:17443584.
8. Tooba Mehrannia et al. The relationship
between total motile sperm count and
pregnancy rate after intrauterine insemination.
Pak J Med Sci. 2006, July - September, 22 (3),
pp.223-227.

155



×