Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tạo mạch máu dùng chạy thận nhân tạo chu kỳ ở những trường hợp khó tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.57 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học

TẠO MẠCH MÁU DÙNG CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ
Ở NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÓ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
TỪ THÁNG 01/2012 ĐẾN THÁNG 06/2014
Nguyễn Đỗ Nhân*, Đỗ Kim Quế*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: phẫu thuật tạo cầu nối mạch máu dùng lọc máu chạy thận là một phẫu thuật đơn giản. Tuy
nhiên tuổi thọ cầu nối hạn hữu, bệnh xơ vữa mạch, tiểu đường, bất thường mạch máu, tai biến trong quá trình
sử dụng đặt ra nhiều tình huống phức tạp trong việc tạo thông và duy trì nó thích hợp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả những trường hợp phẫu thuật lần 2, mạch không
phù hợp, mạch ghép, chuyển vị và nông hóa tĩnh mạch.
Mục tiêu nghiên cứu: tần suất nguyên nhân, hiệu quả phẫu thuật và cải thiện tiên lượng gần.
Kết quả nghiên cứu: có 35 bệnh nhân, tỉ lệ nam/nữ là 19/16. Trước mổ: Tắt hoặc hẹp nặng động mạch quay
(06), tĩnh mạch nền tắc hoặc hẹp (08), hẹp tắc nặng tại cầu nối(05), phình mạch, cầu nối lưu lượng cao(04), tắc
ống ghép mạch(6)... Thời gian mổ trung bình 115 + 28,7 phút. Kết quả tốt có 23 trường hợp (65,71%). Biến
chứng sau mổ: tắc cầu nối (02), hẹp miệng nối (02), nhiễm trùng vết mổ(02).
Bàn luận: chuẩn bị bệnh nhân trước mổ là rất quan trọng. Siêu âm mạch máu, khám lâm sàng, trong đó cần
đánh giá các yếu tố về tính chất mạch máu xơ vữa, hẹp, tắc do huyết khối, tiêm chích, chấn thương, mổ lại nhiều
lần, đoạn tĩnh mạch hiệu dụng ,tĩnh mạch cánh tay, dưới đòn. Có các yếu tố tác động vào hiệu quả tạo dò như:
Chọn lựa vị trí tạo dò, mạch tạo dò và miệng nối, theo dõi và phát hiện tắc cầu nối sớm sau mổ.
Kết luận: Mổ lại nhiều lần, mạch máu không phù hợp và tổn thương hẹp mạch do xơ vữa là những khó
khăn trong phẫu thuật tạo dò. Dùng mạch máu tự thận giúp cải thiện tiên lượng. Có 35 trường hợp vào nghiên
cứu này, kết quả sau mổ tốt có 23 trường hợp (65,71%). Tỉ lệ biến chứng tương tự nghiên cứu khác.
Từ khoá: phẫu thuật tạo cầu nối mạch máu

ABSTRACT
ARTERIOVENOUS SHUNTING FOR HAEMODIALYSIS – COMPLICATED CASES


IN THONG NHAT HOSPITAL FROM JAN, 2012 UNTIL JUNE, 2014
Nguyen Do Nhan, Do Kim Que
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 289-294
Background: The efficacy of arteriovenous shunting is varied, depending on various factors, as vacular
anatomy’s diversity, or combined atherosclerosis, or thromboembolism associated with long-term use.
Methods: Retrospective, descriptive study.
Results: 35 patients, male/female ratio is 19/16. Before surgery: occlusion or severely narrowed radial artery
(06), occlusion or narrowed basilar vein (08), occlusion or severe stenosis at the bridge (05), aneurysm, overloaded
bridge (04), occlusion angioplasty (6) ... After surgery: The average operation time was 115 + 28.7 minutes. Good
results for 23 cases (65.71%). Complications after surgery: occlusion of the bridge (02), anastomotic stenosis (02),
wound infection (02).
Discussion: Preoperative patient preparation is very important. Vascular ultrasounding, clinical
* Khoa Ngoại lồng ngực – mạch máu Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đỗ Nhân
ĐT:0982220994

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

Email:

289


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014

examination, including the need to assess the nature and elements of vascular atherosclerosis, stenosis ,
thrombotic categories, injections, injuries, repeated surgeries, effective vein segments, brachial vein, subclavian
vein. There are factors impacting on the effectiveness of arteriovenous shunting such as: selection of intervention

sites, selection of the vein and artery to be shunted, anastomosis, monitoring and early detection of any occlusion
of the bridge after surgery.
Conclusion: Repeated surgeries , inappropriate vascular selection, stenosis caused by atherosclerosis are the
difficulties for arteriovenous shunting surgery. With 35 cases in this study, good postoperative results were
achieved for 23 cases (65.71 %) . Complication rate was similar to other researches.
Key words: arteriovenous shunting

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cầu nối động - tĩnh mạch đến nay vẫn được
xem là phương pháp chủ yếu dùng chạy thận
chu kỳ trong điều trị bệnh suy thận mạn giai
đoạn cuối có chỉ định lọc thận(3,4,5). Có nhiều kỹ
thuật, vị trí tạo dò động - tĩnh mạch. Do sự đa
dạng trong giải phẫu mạch máu, bệnh lý nội
khoa xơ vữa mạch máu kết hợp hoặc thời gian
dùng lâu bị huyết khối, mổ lại v.v..nên hiệu quả
phẫu thuật tạo dò động - tĩnh mạch phụ thuộc
vào nhiều yếu tố.
Bệnh viện Thống Nhất từ lâu đã thực hiện
phẫu thuật tạo dò động – tĩnh mạch để chạy
thận, đặc biệt trên những trường hợp phức tạp,
đã mổ nhiều lần ở tuyến trước, bệnh nhân cao
tuổi có nhiều bệnh nội khoa.

TỔNG QUAN
Trên thế giới, số trường hợp cần chạy thận
ngày càng tăng(3,4,5,6). Tại Việt Nam, riêng đối
tượng bảo hiểm y tế, có khoảng 9200 trường hợp
đang chạy thận chu kỳ. Lọc thận chu kỳ là
phương pháp điều trị chính trong suy thận giai

đoạn cuối(1).
Có nhiều phương pháp chạy thận như chạy
qua dò động – tĩnh mạch tự thân (AVF:
arteriovenous fistula), bằng mạch ghép nhân tạo
(AVG: arteriovenous graft) hoặc catheter ở cổ.
Trong đó, tạo dò bằng động- tĩnh mạch đầu ở cổ
tay (kỹ thuật nối bên-bên) của Brescia và cộng sự
là một trong những phương pháp hiệu quả nhất
để chạy thận vì ít biến chứng, dùng được lâu, ít
ảnh hưởng đến chất lượng sống v.v…. Hiện nay,
đa số phẫu thuật viên chọn kỹ thuật này nhưng
kiểu nối tận-bên.

290

Hiện nay, bệnh nhân được chạy thận ngày
càng sống lâu hơn trong khi cầu nối có tuổi thọ
hạn hữu, các bệnh mạch máu trầm trọng hơn do
suy thận, tổn thương cầu nối khi sử dụng
v.v...đặt ra vấn đề cần sửa chữa cầu nối, mổ lại,
tạo mới, và nhiều tình huống lâm sàng phức tạp
khác trong việc tạo dò và duy trì một dò thích
hợp dùng chạy thận.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu mô tả. Số liệu được thu
thập từ những trường hợp phẫu thuật tạo dò
động – tĩnh mạch từ lần 2, mạch máu tự thân
không phù hợp (nhỏ xơ vữa, tổn thương hẹp,
tắc), chuyển vị tĩnh mạch và nông hóa tĩnh

mạch.
Thời gian từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 06
năm 2014 tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố
Hồ Chí Minh.
Các yếu tố liên quan được thu thập gồm:
tuổi, giới, bệnh lý đi kèm, tình trạng trước mổ,
mô tả mạch máu trên siêu âm doppler, vị trí mổ,
số lần mổ, kỹ thuật, kết quả mổ (sau mổ đến
ngày ra viện), biến chứng, mổ lại.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số
Có 35 bệnh nhân, tỉ lệ nam/nữ là 19/16
(54,28% và 45,72%).

Biểu đồ 1: Phân bố giới tính của mẫu.

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học

Tuổi

Vị trí mổ và kỹ thuật

Trung bình là 65+ 11 tuổi (nhỏ nhất là 18
tuổi, cao nhất là 86 tuổi).


Về bên mổ thì ưu tiên phẫu thuật tạo dò bên
tay không thuận, nếu không thuận lợi thì chọn
tay thuận. Về vị trí trên tay thì ưu tiên theo thứ
tự từ cổ tay, cẳng tay, khuỷu đến cánh tay. Chọn
tạo dò bằng mạch tự thân trước, đến dùng mạch
ghép nhân tạo. Dùng kỹ thuật khâu mạch tậnbên, bên-bên, thu nhỏ miệng nối.
Bảng 3: Vị trí tạo dò
Cổ tay
Cẳng tay

Biểu đồ 2: Phân bố độ tuổi-tần suất

Khủy tay

Một số bệnh lý nội khoa

Cánh tay

Ghi nhận như tăng huyết áp, tiểu đường,
suy tim, tắc tĩnh mạch chi v.v…
Bảng 1: Bệnh nội khoa kết hợp
Tăng huyết áp
Tiểu đường
Suy tim
Tắc tĩnh mạch chi

Trường hợp
32
13

4
1

Tỉ lệ%
91,43
37,14
11,43
02,86

Kết quả siêu âm Doppler mạch máu 2 tay
Trước mổ ghi nhận các yếu tố: đường kính
động mạch, tĩnh mạch 2 tay, đặc biệt tại những
vị trí có thể tạo dò, tính chất thành mạch, huyết
khối. 1 trường hợp vết thương cũ khuỷu tay trái
gây hẹp nặng động mạch.
Bảng 2: Kết quả siêu âm mạch trước mổ
Tắt hoặc hẹp nặng động
mạch quay
Tắc hoặc hẹp nặng động
mạch trụ
Tĩnh mạch nền tắc hoặc quá
nhỏ
Hẹp động mạch cánh tay
Tắc hoặc hẹp nặng tại cầu
nối
Phình mạch cầu nối lưu
lượng cao
Tắc ống ghép mạch

Trường hợp

6

Tỉ lệ%
17,14

3

08,57

8

22,85

1
5

02,85
14,28

4

11,43

6

17,14

Trái
Phải
Trái

Phải
Trái
Phải
Trái
Phải

Trường hợp
4
3
2
0
18
9
2
1

Tỉ lệ%
11,43
02,86
05,71
00,00
48,57
22,86
05,71
02,86

Bảng 4: Loại mạch máu dùng tạo dò
Mạch tự thân
Mạch chuyển vị
Mạch nông hóa

Mạch nhân tạo

Trường hợp
12
5
8
10

Tỉ lệ%
34,28
14,28
22,85
28,57

Thời gian mổ
Trung bình là 115 + 28,7 phút. Nhanh nhất là
45 phút, dài nhất là 420 phút.

Kết quả sau mổ
Được đánh giá ban đầu dựa vào những yếu
tố : không biến chứng, cầu nối hoạt động, có rù,
sự dãn nở của tĩnh mạch sau cầu nối, dùng được
ngay sau hậu phẫu ngày 01 trong trường hợp
sửa chữa hoặc sau 1-2 tháng với trường hợp tạo
mới. Kết quả tốt có 23 trường hợp (65,71%), mổ
lại có 04 trường hợp (11,42%)

Biến chứng sau mổ gồm
Tắc cầu nối (tự thân, ống ghép): 02 trường
hợp (05,71%), hẹp miệng nối: 02 trường hợp

(05,71%) nhiễm trùng vết mổ: 02 trường hợp
(05,71%), trong đó có 01 trường hợp phải lấy bỏ
ống ghép.

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

291


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014

BÀN LUẬN

hợp này sau mổ đều hoạt động tốt, tránh được
việc tắc cầu nối hoặc đổi vị trí trong lúc mổ.

Thời điểm mổ
Hiện nay, có nhiều quan điểm về thời điểm
mổ tạo dò động – tĩnh mạch. Tuy nhiên, đa số
các tác giả đồng ý là nên mổ vào giai đoạn suy
thận mạn độ IV(GFR < 25 ml/ph, Creatinin >
4mg% hoặc trước thời điểm dự tính chạy thận
khoảng 6 tháng)(5). Trong nghiên cứu này, có 12
trường hợp mổ mới được chọn thời điểm như
trên. Những trường hợp mổ lại, vấn đề thời
điểm mổ không quan trọng bằng việc chuẩn bị
tốt bệnh nhân trước mổ.


Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
Có thể nói đây là một trong những yếu tố
quan trọng nhất quyết định sự thành công của
tạo dò động – tĩnh mạch. Đặt biệt trong nghiên
cứu này, là những trường hợp phức tạp, chúng
tôi đều chuẩn bị từng bước, đánh giá lâm sàng,
siêu âm mạch, thời gian sử dụng cầu nối trước
đó, bệnh sử những tai biến trong quá trình sử
dụng v.v... kể cả tâm lý, trải nghiệm của người
bệnh.
Siêu âm mạch máu trước mổ cũng như việc
khám lâm sàng là rất cần thiết(1,2,8). Kỹ thuật tạo
dò ở những lần mổ trước, diễn tiến bệnh nội
khoa (tiểu đường, xơ vữa mạch) quá trình sử
dụng cầu cũng như biến đổi động học dòng
chảy đã làm thay đổi giải phẫu và tính chất
mạch máu ở nhiều mức độ. Lâm sàng và siêu
âm giúp chúng tôi rất nhiều trong việc đánh giá
sự thay đổi này đặc biệt là các yếu tố về tính chất
mạch máu xơ vữa, hẹp, tắc do huyết khối, tiêm
chích, chấn thương, tính chất đoạn tĩnh mạch
hiệu dụng sau cầu nối cũng như tĩnh mạch cánh
tay, dưới đòn.
Vai trò siêu âm trước mổ thể hiện rõ ưu điểm
trên 11 trường hợp trong nghiên cứu này.
Những bệnh nhân này khám lâm sàng nghi ngờ
có tổn thương mạch máu như mạch quay yếu,
tĩnh mạch vùng cẳng tay bất thường và sẹo nhỏ
vùng khuỷu tay. Siêu âm mô tả được rõ những
tổn thương này, hội chẩn trước mổ đã quyết

định đổi vị trí tạo dò. Cầu nối của các trường

292

Trong nghiên cứu này có 02 trường hợp, siêu
âm mạch phát hiện cầu nối lưu lượng kém do
hẹp ngay tại miệng nối. Kết hợp với chụp mạch
máu xóa nền (DSA) và can thiệp mạch, chúng tôi
đã khảo sát chi tiết và nong thành công 01
trường hợp. Trường hợp còn lại chuyển mổ vì
nong thất bại do tái hẹp trên đoạn dài. Ở những
trường hợp khó, chúng tôi thấy rằng có vai trò
của chụp mạch xóa nền và can thiệp. Tuy nhiên
phương pháp này thay thế được phẫu thuật sửa
chữa hoặc tạo dò không thì cần thời gian để
đánh giá. Đa số trường hợp hẹp cầu nối phức
tạp thường xảy ra trên đoạn dài, nhiều vị trí,
mạch xơ vữa hệ thống. Thêm nữa, chi phí cho
một lần can thiệp mạch không nhỏ.

Chọn lựa vị trí tạo dò
Theo R. Allen(3), có nhiều vị trí để tạo dò
động – tĩnh mạch theo thứ tự ưu tiên dựa vào
các mốc giải phẫu học: đầu tiên là chọn tay
không thuận, sau đó là lần lượt theo thứ tự:
1.

Tĩnh mạch đầu-động mạch quay ở cổ tay

2.


Tĩnh mạch nền-động mạch cánh tay ở
khuỷu

3.

Tĩnh mạch nền-động mạch trụ ở cổ tay

4.

Tĩnh mạch nền-động mạch cánh tay ở
khuỷu

5.

Ghép mạch tự thân(tĩnh mạch hiển)

6.

Mạch ghép nhân tạo.

Theo Gagne và cộng sự(7), tuổi thọ trung bình
của mạch tự thân dài hơn mạch ghép nhân tạo(
mạch nhân tạo là 4,6 tháng).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng chọn
lựa vị trí theo gợi ý trên. Tuy nhiên, chúng tôi
chưa có trường hợp nào dùng tĩnh mạch hiển để
làm mạch ghép.
Tương tự, có 1 trường hợp bệnh nhân được
mổ 6 lần : 2 lần đầu là AVF cổ tay trái và AVG

khủy tay trái thất bại do tĩnh mạch không phù
hợp(nhỏ, tắc). chuyển mổ 2 lần AVF cổ tay
phải(tĩnh mạch nhỏ, tắc), 1 lần AVG khủy tay
phải dùng được 05 tháng thì hẹp tắc và mổ lần 6

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014
sửa miệng nối (sau 1 tháng thì tắc lại). Trường
hợp này được chúng tôi hội chẩn và siêu âm
mạch trước mổ. Kết quả thấy rằng tĩnh mạch tự
thân sau ống ghép còn hoạt động tốt. Trường
hợp này được chuyển mổ quay về lại AVF tự
thân tại khuỷu tay phải. Kết quả sau mổ tốt và
dùng được ngay sau 1 ngày (đến hiện tại đang
dùng 14 tháng). Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi
trường hợp này lâu dài để có những đánh giá
chi tiết hơn. Trước mắt, việc này cũng nói lên
tính ưu việc của mạch tự thân, thứ tự ưu tiên
nên chọn khi mổ tạo dò.
Mặc dù là lựa chọn sau cùng, mạch ghép
nhân tạo cũng có vai trò nhất định. Trong nghiên
cứu này, những trường hợp phải dùng mạch
ghép nhân tạo chúng tôi đều không tìm thấy
tĩnh mạch tự thân phù hợp qua siêu âm và thăm
khám lâm sàng kỹ lưỡng.

Mạch tạo dò và miệng nối
Là một yếu tố luôn được các phẫu thuật viên

quan tâm. Miệng nối nhỏ thì có nguy cơ không
đủ lưu lượng, có thể tắc cầu nối. Miệng rộng thì
tăng lưu lượng quá mức, tăng tiền tải, suy tim.
Một số nghiên cứu nước ngoài gợi ý kích thước
miệng nối từ 10-15mm, số khác thì 5-7mm. Theo
Robin-2003, kích thước mạch máu phù hợp:
- Động mạch: lớn hơn 1,6 mm
- Miệng nối: lớn hơn 4mm
- Tĩnh mạch: lớn hơn 2,2 mm, nằm nông
(<1cm), thẳng trên 1 đoạn dài(10cm), nằm vùng
trước hoặc bên để dễ châm kim.
Theo Nguyễn Sanh Tùng nghiên cứu trên
115 bệnh nhân tại Hà Nội, kích thước miệng nối
nên từ 6-8mm để đạt lưu lượng đủ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kích thước
miệng nối trung bình 4-8mm, tùy theo trường
hợp. Có 2 trường hợp quá lưu lượng, miệng nối
dãn 12mm. Chúng tôi thu nhỏ lại còn 4-6mm.
cầu nối sau đó đủ lưu lượng.

Chuyển vị tĩnh mạch
Chuyển vị có thể thực hiện nhờ tĩnh mạch
nền ở nhiều vị trí như: đoạn cánh tay theo
Dagler(4), Đỗ Kim Quế(1), đoạn cẳng tay theo Thái

Nghiên cứu Y học

Minh Sâm(2). Việc chuyển vị này giúp ích rất
nhiều cho việc chọn lựa tĩnh mạch vì vẫn tạo
được dò tại vị trí mong muốn trong khi tĩnh

mạch đầu không phù hợp. Tuy nhiên, do đặc
điểm nằm phía sau, thành mỏng(1), chuyển vị đi
xa, nên đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo và kỹ
thuật phẫu tích để không tổn thương thành
mạch, xoắn mạch.
Trong nghiên cứu này, 05 trường hợp
chuyển vị đều sử dụng được cầu nối sau 40
ngày. Theo (1) là 35 ngày và Ryan(9) là 74 ngày.
Chúng tôi có 01 trường hợp bị xoắn mạch khi
nối, được phát hiện ngay trong mổ và gỡ xoắn,
tạo hình lại miệng nối. Sau mổ, cầu nối hoạt
động tốt. Theo Đỗ Kim Quế(1) cũng có trường
hợp này.
Có 01 trường hợp chúng tôi mổ lại tạo dò tại
khuỷu tay trái bên-bên do AVF chuyển vị ở cổ
tay trái lưu lượng kém. Chúng tôi nhận thấy vị
trí tĩnh mạch chuyển vị khá phù hợp. Tuy nhiên
tính chất co dãn kém và khá nhỏ. Trường này,
bệnh nhân được mổ tại cổ tay 03 lần ở nơi khác,
trong đó 2 lần đầu AVF thất bại, lần 3 mổ
chuyển vị. Chúng tôi chưa tìm được mô tả chi
tiết mổ nên chưa thể đánh giá nhiều hơn.

Xơ hóa tĩnh mạch
Có 03 trường hợp bệnh nhân vào trong bệnh
cảnh nặng, phải hồi sức nội khoa một thời gian,
cần tiêm chích nhiều. Quá trình này làm xơ hóa
tĩnh mạch cẳng tay không thể làm cầu nối dù
rằng trước đó nó khá thuận lợi. Việc này được
chúng tôi trao đổi và rút kinh nghiệm trong kíp

điều trị, khi cần tiêm chích cố gắng tránh phải
dùng đoạn tĩnh mạch mà chúng tôi đánh giá là
có thể dùng làm cầu nối, đặc biệt là tĩnh mạch
đầu, tĩnh mạch nền cẳng tay. Sau 03 trường hợp
này, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào
tĩnh mạch vùng cẳng tay bị xơ hóa.

Biến chứng
Nhiễm trùng vết mổ là biến chứng chung
trong các cuộc phẫu thuật, đặc biệt trên bệnh
nhân suy thận, bệnh nội khoa đi kèm, suy
giảm sức đề kháng. Trong nghiên cứu này có

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

293


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014

02 trường hợp nhiễm trùng ống ghép, trong đó
01 trường hợp phải lấy bỏ ống ghép, trường
hợp còn lại tắc ống ghép sau 02 tháng phải tạo
dò mới.
Một số nguyên nhân dẫn đến biến chứng
hoặc thất bại sau mổ lâu dài không chỉ là vấn đề
đánh giá trước và sau mổ. Việc sử dụng đúng
cách, bảo quản cầu nối cũng rất quan trọng. Một

số yêu cầu để tăng tuổi thọ cầu nối: chờ đủ thời
gian để cầu nối (tĩnh mạch) trưởng thành
(thường là sau 4-6 tuần). Vị trí châm kim cách xa
miệng nối 3-5cm (đoạn hiệu dụng sau cầu nối).
Châm kim một điểm hay di chuyển bậc thang.
Băng ép vừa đủ khi chạy thận xong để cầm máu.
Đồng thời, chúng tôi luôn hướng dẫn bệnh nhân
cách nhận biết cầu nối hoạt động hay đã tắc theo
cách đơn giản nhất. 02 trường hợp trong nghiên
cứu này được chính bệnh nhân phát hiện tắc cầu
nối và mổ kịp thời để lấy huyết khối.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.
5.

6.

7.

8.

Tạo dò động – tĩnh mạch có vai trò quan

trọng trong điều trị bệnh thận giai đoạn cuối. Mổ
lại nhiều lần, mạch máu không phù hợp và tổn
thương hẹp mạch do xơ vữa là những khó khăn
trong phẫu thuật tạo dò.
Có 35 trường hợp vào nghiên cứu này, kết
quả sau mổ tốt có 23 trường hợp (79,31%). Tỉ lệ
biến chứng tương tự nghiên cứu khác.
Ưu tiên chọn mạch tự thân làm cầu nối.
Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ có vai trò quyết
định cho thành công của cuộc mổ, đặc biệt là vai

294

trò của khám lâm sàng kỹ lưỡng và siêu âm
mạch máu.

9.

10.

Đỗ Kim Quế (2005), Kết quả phẫu thuật chuyển tĩnh mạch nền
tạo dò động tĩnh mạch cánh tay, Y học Tp.Hồ Chí Minh,Tập
9, phụ san của số 1,
Thái Minh Sâm(2010), phẫu thuật tạo dò động tĩnh mạch để
chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1008 đến
5/2010, Y Học TP. HồChí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số4/2011
Allen R (2009): Vascular Access Surgery for Haemodilysis.
The transplantation society.
Beathard G (2003): A practioner resoure guid to Hemodialisis,
Artoriovenous Fistulas.

Cull JD, Cull DL, Taylor SM, Carsten III CG, Snyder BA,
Youkey JR, Langan EM 3rd, Blackhurst DW. Prothetic thigh
arterivenous access: Outcome with SVS/AAVS reporting
standards. J Vasc Surg 2004; 39:381 -86.
Dagher FJ, Gelber R, Ramos E, Sadler J (1976). The use basilic
vein and branchial artery as an AV fistula for long-term
hemodialysis. J Surg Res; 20: 373-376.
Gagne PJ, Martinez J, DeMassi R, Gregory R, Parent FN,
Gayle R, Meier GH 3rd, Philput C (2000). The effect of venous
anastomosis Tyrell vein collar on the primary patency of
arteriovenous grafts in patients undergoing hemodialysis. J
Vasc Surg ; 32:1149-54.
National Kidney and Urologic Diseases Information
Clearinghouse (NKUDIC),
/>Rao AK, Azin GD, Hood DB, Rowe DL, Kohl RD, Katz SG,
Weaver FA (2004). Basilic vein transposition fistula: A good
for maitaining hemodialysis access site options? J Vasc Surg;
39:1043-47.
Ryan SV, Calligaro KD, Scharff J, Dougherty (2004).
Management of the infectedprothetic grafts. J Vasc Surg;
39:73-78.

Ngày nhận bài báo:

11-04-2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20-04-2014


Ngày bài báo được đăng:

20-05-2014

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014



×