Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tần suất, biểu hiện lâm sàng và điện tâm đồ tăng kali máu của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.24 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

TẦN SUẤT, BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN TÂM ĐỒ TĂNG KALI MÁU CỦA
BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Hồ Ngọc Trinh*, Lê Văn Lắm*, Phạm Vĩnh Phú*, Nguyễn Phan Thủy Tiên*, Lại Thị Mỹ Duyên*,
Nguyễn Văn Tân**, Nguyễn Đức Công**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng kali máu là một trong những tình trạng rối loạn điện giải nguy hiểm trong thực hành
lâm sàng. Tình trạng tăng kali máu gây nên những biến đổi nguy hiểm về điện sinh lý tế bào, ảnh hưởng đến
nhiều hệ cơ quan của cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tần suất và mức độ tăng kali
máu trong nhóm bệnh nhân (BN) điều trị nội trú, đồng thời khảo sát biến đổi về lâm sàng và điện tâm đồ (ĐTĐ)
trong nhóm bệnh nhân này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả 855 bệnh nhân điều trị nội trú tại
Trung Tâm Tim Mạch (TTTM) và Khoa Nội Thận – Lọc Máu (NT – LM) bệnh viện Thống Nhất từ 01/10/2017
đến 31/03/2018.
Kết quả: Có 855 bệnh nhân trong nghiên cứu này, tuổi trung bình 62,75 ± 17,38, bệnh nhân nữ chiếm
51,1%. Trong đó có 5,1% bệnh nhân có tăng kali máu. Tăng kali mức độ nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là
63,6%, 25,0% và 11,4%. Trong nhóm bệnh nhân tăng kali, có 43,1% bệnh nhân có biến đổi lâm sàng, 32,3%
bệnh nhân có biến đổi điển hình trên điện tâm đồ.
Kết luận: Tăng kali máu là rối loạn điện giải thường gặp trên bệnh nhân điều trị nội trú tại TTTM và khoa
NT – LM ở bệnh viện Thống Nhất. Sự biến đổi về triệu chứng lâm sàng và điện tâm đồ có thể gợi ý chẩn đoán
tăng kali máu.
Từ khóa: tăng kali máu, biến đổi ĐTĐ trong tăng kali máu

ABSTRACT
FREQUENCY, CLINICAL AND ECG MANIFESTATIONS OF HYPERKALEMIC PATIENTS AT
THONG NHAT HOSPITAL
Ho Ngoc Trinh, Le Van Lam, Pham Vinh Phu, Nguyen Phan Thuy Tien, Lai Thi My Duyen,


Nguyen Van Tan, Nguyen Duc Cong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 157 – 162
Objectives: Hyperkalemia represents one of the most important electrolyte disturbances in clinical practice.
Potassium plays a crucial role in normal cell membrane electrophysiology, and hyperkalaemia resulting in
electrophysiological perturbations, most importantly in the cardiac system. This study’s aims were surveying the
situation of hyperkalemia of cardiorenal inpatients and assessing clinical manifestations as well as
electrocardiographic changes of them.
Methods: This is a cross-sectional study, which describes of 855 inpatients who were treated in Cardiological
center and Nephrological department of Thong Nhat hospital from October 1st 2017 to March 31st 2018.
Results: There were 855 patients in this study, the mean age was 62.75 ± 17.38, the percentage of female
patients was 51.1%. Hyperkalemia has been seen in 5.1% of patients. Severe, moderate and mild hyperkalemia
**Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: GS. TS Nguyễn Đức Công
ĐT: 0982 160 860
Email:
.com
*

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

157


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

were 63.6%, 25.0% and 11.4% respectively. In hyperkalemic group, 43.1% of them were reported to have
hyperkalemic clinical manifestations, while that number of typical ECG changes was 32.3%.

Conclusions: Hyperkalemia is a common electrolyte disorder seen in inpatients of Cardiologic center and
Nephrologic department at Thong Nhat hospital. Changes in clinical and ECG manifestations can play an
important role in the diagnosis of hyperkalemia.
Keywords: hyperkalemia, ECG manifestations in patients with hyperkalemia
ngoại bào và cuối cùng là sự bài tiết kali qua
ĐẶT VẤN ĐỀ
thận(8,15).
Tăng kali máu thường được phát hiện tình
Đa số bệnh nhân tăng kali máu không có
cờ dựa trên xét nghiệm điện giải đồ hoặc khi
triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng tăng kali
bệnh nhân có biểu hiện hậu quả nghiêm trọng,
máu không đặc hiệu và liên quan chủ yếu đến
như rối loạn nhịp tim, có khả năng gây tử vong.
chức năng cơ và tim. Đối với cơ xương, triệu
Trong những trường hợp tăng kali máu nặng,
chứng phổ biến nhất là yếu cơ và mệt mỏi, ngoài
nếu không được điều trị nhanh chóng, tỉ lệ tử
ra bệnh nhân có thể liệt mềm, giảm hoặc mất
vong có thể tới lên đến 30%(2).
phản xạ gân cơ, thở dốc; các triệu chứng ở cơ
Tại Hoa Kỳ năm 2014 đã có 76.028 lượt vào
trơn có thể là buồn nồn, nôn; và nguy hiểm nhất
cấp cứu với chẩn đoán chính là tăng kali máu
là ảnh hưởng của tăng kali máu trên cơ tim, các
trong năm 2014. Đối với các bệnh nhân (BN)
triệu chứng có thể là đánh trống ngực, đau ngực,
được nhập viện, thời gian nằm viện trung bình
nặng có thể gây ngưng tim. Ngoài ra các triệu
là 3,3 ngày(1). Kinh phí chi trả cho việc điều trị các

chứng của bệnh nền và tiền sử rất có giá trị trong
bệnh nhân bị bệnh thận mạn hay suy tim kèm
việc xác định các nguyên nhân có thể dẫn đến
tăng kali máu lớn hơn số tiền đó dùng để chữa
tăng kali máu(5).
tăng kali máu đơn thuần(14).
Kali rất quan trọng trong việc điều chỉnh
Mặc dù tỉ lệ mới mắc và tỉ lệ hiện mắc của
hoạt động điện bình thường của tim. Tăng kali
tăng kali máu trong dân số chung vẫn chưa có số
ngoại bào làm giảm kích thích cơ tim, làm suy
liệu cụ thể ở Việt Nam và Thế Giới, nhưng một
giảm cả hệ điều hòa nhịp tim và dẫn truyền các
số nghiên cứu hồi cứu tại Mỹ lại cho thấy tỉ lệ
mô. Tăng kali máu dần dần xấu đi dẫn đến ức
mới mắc là từ khoảng 2,5% tới 3,2% trong dân số
chế xung của nút xoang và giảm dẫn truyền nút
chung có các yếu tố nguy cơ khác nhau(7). Một
nhĩ thất và hệ thống His-Purkinje, dẫn đến chậm
nghiên cứu hồi cứu tại Canada đã cho thấy 2,6%
nhịp tim và block dẫn truyền và cuối cùng là
những bệnh nhân từ 66 tuổi trở lên nhập vào
ngừng tim. Do vậy, ngoài điện giải đồ, điện tâm
khoa cấp cứu có tình trạng tăng kali máu, được
đồ (ĐTĐ) là cận lâm sàng thường được làm ngay
định nghĩa là nồng độ kali máu từ 5,5 mmol/l trở
để chẩn đoán mức độ tăng kali máu(3).
lên(7).
Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục tiêu
Kali là cation chính trong nội bào (98%), 2%

khảo sát tần suất và mức độ tăng kali máu, đồng
còn lại ở khu vực ngoài ngoại bào. Tỉ số kali nội
thời theo dõi sự biến đổi về lâm sàng và ĐTĐ
và ngoại bào (Ki/Ke) là yếu tố quyết định điện
của nhóm bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung
thế màng lúc nghỉ và được điều hòa bởi bơm
Tâm Tim Mạch và khoa Nội Thận – Lọc Máu,
Na+-K+−ATPase trên màng tế bào. Mặc dù chỉ
bệnh viện Thống Nhất.
chiếm 2% tổng lượng kali ngoại bào, nhưng kali
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU
ngoại bào ảnh hưởng chính trên tỉ số Ki/Ke và
trên điện thế màng lúc nghỉ. Có 3 cơ chế điều
hòa thăng bằng kali: lượng kali cung cấp hàng
ngày qua ăn uống, sự di chuyển kali nội và

158

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Tim
mạch và khoa Nội thận – Lọc máu ở bệnh viện

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh. Toàn bộ bệnh

nhân nhập viện điều trị nội trú tại Trung tâm
Tim mạch và khoa Nội thận – Lọc máu từ
01/10/2017 – 31/03/2018.

Phân tích số liệu

Tiêu chuẩn loại ra
Bệnh nhân đưa vào nghiên cứu chưa có đầy
đủ các cận lâm sàng thường quy: điện tâm đồ,
điện giải đồ, chức năng thận, đường huyết.

Các biến số phân nhóm sẽ cho ra tỉ lệ được
trình bài dưới dạng phần trăm và dùng kiểm
định Chi bình phương để kiểm định sự khác
nhau giữa hai hoặc nhiều tỉ lệ phần trăm. Các
biến số liên tục sẽ được kiểm định biến số có
tuân theo luật phân phối chuẩn không, những
biến số tuân theo luật phân phối chuẩn sẽ được
trình bày dưới dạng số trung bình ± độ lệch
chuẩn và dùng kiểm định t-student để đánh giá
sự khác biệt. Khác biệt được xem là có ý nghĩa
thống kê khi giá trị p<0,05.

Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả. Sử dụng
kết quả xét nghiệm điện giải đồ.
Khai thác tiền sử, bệnh sử, kết hợp cận lâm
sàng để chẩn đoán bệnh. ĐTĐ cùng thời điểm
với chẩn đoán tăng kali máu hoặc gần nhất với
thời điểm chẩn đoán được đánh giá và so sánh

với ĐTĐ nền của bệnh nhân tại thời điểm nồng
độ kali máu trong giới hạn bình thường nếu có.
Nồng độ kali huyết thanh bình thường là từ
3,5–5 mmol/L. Tăng kali máu được định nghĩa
khi nồng độ kali trong huyết thanh
>5mmol/L(8,15), với 3 mức độ tăng kali máu gồm
nhẹ (5,1–5,9 mmol/L), trung bình (6,0–6,4
mmol/L) và nặng (≥ 6,5 mmol/L).
Biến đổi lâm sàng được định nghĩa là khi
bệnh nhân có một trong các triệu chứng khó thở,
đánh trống ngực, đau ngực, nôn ói, dị cảm, yếu
cơ/liệt mềm.
Các biến đổi trên ĐTĐ tại thời điểm tăng kali
máu được định nghĩa với sóng T cao nhọn là khi
sóng T có biên độ ≥ 2/3 sóng R từ 2 chuyển đạo
trở lên, khoảng PR kéo dài khi khoảng PR >0,20
giây, sóng P dẹt là khi chiều cao sóng P < 0,5 mm
trên điện tâm đồ, QRS giãn rộng là khi thời gian
phức bộ QRS > 0,12s trên điện tâm đồ, rối loạn
nhịp tim là khi điện tâm đồ có 1 trong các biểu
hiện sau đây: rối loạn nhịp chậm, nhịp nhanh
thất, rung thất, hoặc vô tâm thu.

Phần mềm R 3.5.1 ()
được dùng phân tích thống kê tất cả các số liệu
ghi nhận được trong nghiên cứu này.

KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này đã thu thập được 855 BN

điều trị nội trú tại khoa Nội Thận – Lọc máu và
Trung tâm Tim mạch bệnh viện Thống Nhất.
Tuổi trung bình của BN tham gia nghiên cứu là
62,75 ± 17,38, trong đó tuổi trung bình ở nhóm
tăng kali cao hơn nhóm không tăng kali
(p=0,010).
Tỉ lệ BN tăng kali máu ở khoa Nội thận – lọc
máu cao hơn trung tâm tim mạch (TTTM)
(p<0,0001).
Về bệnh nền, tỉ lệ BN có suy tim mạn, bệnh
thận mạn, nhóm BN đang chạy thận, bệnh đái
tháo đường trong nhóm tăng kali máu cao hơn
trong nhóm không tăng kali (p < 0,05). Không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở bệnh tăng
huyết áp, bệnh mạch vành mạn, suy thượng
thận và xơ gan giữa hai nhóm tăng và không
tăng kali máu (p > 0,05) (Bảng 1).

Bảng 1. Đặc điểm tuổi, giới, bệnh nền của nhóm BN nghiên cứu
Tổng số (N=855)
Nam, n (%)
Nữ, n (%)
Tuổi (TB ± ĐLC)

418 (48,9)
437 (51,1)
62,75 ± 17,38

Tăng kali máu (n=44)
Giới

23 (52,3)
21 (47,7)
69,52 ± 16,64
Khoa

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

Không tăng kali máu (n=811)
395 (46,2)
416 (53,8)
62,38 ± 17,35

Giá trị p

0,759
0,010

159


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

TTTM, n (%)
Nội thận – lọc máu, n (%)

Tổng số (N=855)
709 (82,9)
146 (17,1)


Tăng huyết áp, n (%)
Suy tim mạn, n (%)
Bệnh mạch vành mạn, n (%)
Bệnh thận mạn, n (%)
Chạy thận, n (%)
Đái tháo đường, n (%)
Suy thượng thận, n (%)
Xơ gan, n (%)

610 (71,3)
126 (14,7)
362 (42,3)
156 (18,2)
33 (3,56)
234 (27,4)
5 (0,6)
6 (0,7)

Tăng kali máu (n=44)
10 (22,7)
34 (77,3)
Bệnh nền
37 (84,1)
13 (29,5)
16 (36,4)
35 (79,5)
9 (20,5)
28 (63,6)
0 (0)

1 (2,3)

Không tăng kali máu (n=811)
699 (86,2)
112 (13,8)
573 (70,7)
113 (13,9)
346 (42,7)
121 (14,9)
24 (3,0)
206 (25,4)
5 (0,6)
5 (0,6)

Giá trị p
< 0,0001

0,080
0,009
0,505
< 0,0001
< 0,0001
< 0,0001
1
0,272

Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của BN tăng kali máu

Tần suất tăng kali máu


Lâm sàng
Biến đổi lâm sàng, n (%)
Khó thở, n (%)
Đau ngực, n (%)
Buồn nôn/nôn, n (%)
Đánh trống ngực, n (%)
Dị cảm, n (%)
Yếu cơ, n (%)

Trong nghiên cứu này có 44 trong tổng số
855 BN tăng kali máu, chiếm tỉ lệ 5,1% (Hình 1).

Tăng kali máu (n=44)
19 (43,1)
15 (34,1)
6 (13,6)
5 (11,4)
4 (9,1)
4 (9,1)
3 (6,8)

Đặc điểm ĐTĐ của BN tăng kali máu

Hình 1. Tỉ lệ tăng kali máu trong dân số nghiên cứu
Tăng kali máu mức độ nhẹ chiếm tỉ lệ cao
nhất 63,6%, tiếp đến là tăng kali mức độ trung
bình 25,0% và thấp nhất là tăng kali máu mức độ
nặng 11,4% (Hình 2).

Trong số 31 trường hợp tăng kali máu được

khảo sát điện tâm đồ, biểu hiện biến đổi điện
tâm đồ chiếm tỉ lệ 58,1%, trong đó biến đổi điển
hình trên điện tâm đồ của tăng kali máu chiếm tỉ
lệ 32,3%, sóng T cao nhọn đối xứng chiếm tỉ lệ
25,8%, tiếp theo là chậm dẫn truyền chiếm
16,1%, không có trường hợp nào có biểu hiện rối
loạn nhịp nhanh và chậm.
Bảng 3. Đặc điểm điện tâm đồ của BN tăng kali máu
Thông số
Biến đổi điện tâm đồ lúc tăng kali, n (%)
+
Biến đổi điển hình , n (%)
Sóng T cao nhọn, n (%)
++
Chậm dẫn truyền , n (%)
Rối loạn nhịp nhanh và chậm, n (%)

Số TH (n=31)
18 (58,1)
10 (32,3)
8 (25,8)
5 (16,1)
0 (0)

Biến đổi điển hình gồm sóng T cao nhọn, PR dài, giảm
biên độ sóng P, phức bộ QRS rộng.
+

Chậm dẫn truyền gồm block nhĩ thất độ 1, 2, 3 hoặc
block nhánh phải, block nhánh trái, block phân nhánh

trái trước, block phân nhánh trái sau.
++

Hình 2. Tỉ lệ tăng kali máu theo mức độ
Đặc điểm lâm sàng BN tăng kali máu
Trong số 44 trường hợp tăng kali máu, số
trường hợp có biến đổi lâm sàng là 19 trường
hợp, chiếm 43,1%. Trong đó, khó thở, đau ngực
và buồn nôn/nôn là các triệu chứng thường gặp
nhất lần lượt chiếm tỉ lệ 34,1%, 13,6% và 11,4%.

160

BÀN LUẬN
Nghiên cứu này được thực hiện trên 855
bệnh nhân tại bệnh viện Thống Nhất, đây là
một bệnh viên đa khoa hạng I, là nơi thực
hành của nhiều trường đại học tại thành phố

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hồ Chí Minh. Bệnh viện luôn cập nhật các
khuyến cáo của các Hiệp hội chuyên ngành
trong và ngoài nước để các bác sĩ áp dụng vào
thực hành lâm sàng.
Đối tượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu
với độ tuổi trung bình là 62,75 ±17,38 tuổi và tỉ lệ
giới tính nữ/nam là 1,04/1.

Tỉ lệ tăng kali máu
Nhìn chung, nghiên cứu của các tác giả trong
nước có tỉ lệ tăng kali máu cao hơn so với nghiên
cứu này. Theo các tác giả Nguyễn Hữu Sơn
(2009), Vũ Thị Loan (2014) thì tỉ lệ tăng kali máu
lần lượt là 62,8% và 20,1%. Sự khác biệt này là vì
các tác giả trên đều tiến hành nghiên cứu ở bệnh
nhân có bệnh thận mạn, đặc biệt là trong nhóm
bệnh nhân có rối loạn điện giải như theo tác giả
Nguyễn Hữu Sơn, trong khi nghiên cứu của
chúng tôi được tiến hành trên tất cả bệnh nhân
điều trị nội trú tại khoa NT – LM và TTTM(12).
Khi so sánh với tác giả Nguyễn Đỗ Quang
Trung (2017), với tỉ lệ tăng kali máu là 2,1%, thì
nghiên cứu này có tỉ lệ tăng kali máu cao hơn, lý
do là vì tác giả Nguyễn Đỗ Quang Trung tiến
hành trên tất cả bệnh nhân điều trị nội trú tại
bệnh viện Hữu Nghị(11).
Nghiên cứu này có sự tương đồng với
nghiên cứu của tác giả Marianne (2013) và
Sandra Wagne (2017) với tỉ lệ tăng kali máu lần
lượt là 6,7% và 6,4%(9,18).
Theo các nghiên cứu của các tác giả Yuki
Saito (2017), Reimar W. Thomsen (2017) thì tỉ lệ
tăng kali máu lần lượt là 12,3% và 28%, cao hơn
so với nghiên cứu này. Điều này có thể giải thích
do các nghiên cứu trên thực hiện ở nhóm bệnh
nhân có bệnh thận mạn và theo dõi diễn tiến
trong một thời gian dài(16,17).
Biểu hiện lâm sàng của tăng kali máu

Tỉ lệ bệnh nhân có biến đổi lâm sàng trong
nhóm tăng kali máu có sự khác biệt khi so với
các nghiên cứu liên quan của các tác giả trong và
ngoài nước.
Nghiên cứu này có tỉ lệ biến đổi lâm sàng
chiếm 43,1%, cao hơn khi so sánh với tác giả

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Hữu Sơn với tỉ lệ bệnh nhân có triệu
chứng chiếm 20,4%, tác giả Đỗ Gia Tuyển với
đánh trống ngực chiếm 26,5% và tăng phản xạ
gân xương chiếm 6,8%, tác giả Pernelle Noize
(2011) với tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng ở tim là
33% và triệu chứng thần kinh là 4,9%. Vì biểu
hiện triệu chứng lâm sàng của tăng kali máu
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tăng
kali, tốc độ tăng kali, các rối loạn điện giải toan
kiềm khác đi kèm, và các bệnh lý đồng mắc.
Điều này có thể giải thích dựa trên đối tượng
nghiên cứu có sự khác biệt, như theo tác giả
Nguyễn Hữu Sơn và Đỗ Gia Tuyển thực hiện
trên những bệnh nhân bệnh thận mạn và loại trừ
1 số bệnh cấp tính, tác giả Pernelle Noize tiến
hành trên dân số cộng đồng nhập viện có xét
nghiệm kali máu tăng, trong khi đó nghiên cứu
của chúng tôi bao gồm tất cả những bệnh nhân
điều trị nội trú tại TTTM và khoa Nội Thận – Lọc
Máu(4,12,13).
Theo tác giả Stefan Evers (1998) ghi nhận

biểu hiện yếu/liệt 2 chi dưới hoặc tứ chi xảy ra
khi nồng độ kali máu ≥ 7,0 mmol/L, trung bình
là 9,0 mmol/L. Trong khi nghiên cứu của chúng
tôi không ghi nhận trường hợp yếu/liệt chi, có
thể giải thích vì nghiên cứu chúng tôi chỉ ghi
nhận 1 trường có giá trị kali máu cao ≥ 7,0
mmol/L (7,7 mmol/L), với giá trị trung vị về
nồng độ kali máu là 5,7 (5,4 – 6,2) mmol/L(6).
Đặc điểm điện tâm đồ của tăng kali máu
Theo tác giả Đỗ Gia Tuyển (2016), biểu hiện
sóng T cao nhọn đối xứng chiếm 25,0% và phức
bộ QRS dãn rộng chiếm 8,3%, có sự tương đồng
với nghiên cứu này(4).
Theo tác giả Nguyễn Hữu Sơn (2009) và
Brian T. Montague (2008), tỉ lệ sóng T cao nhọn,
đối xứng lần lượt là 18,4% và 17,8%, thấp hơn so
với nghiên cứu chúng tôi. Điều này vì sự biến
đổi điện tâm đồ xảy ra trên bệnh nhân tăng kali
máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 2
yếu tố quan trọng là mức độ tăng kali (nhẹ,
trung bình hoặc nặng) và thời gian tăng kali (cấp
hoặc mạn). Trong khi tác giả Nguyễn Hữu Sơn
nghiên cứu trên đối tượng có bệnh thận mạn và

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

161


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

loại trừ những bệnh nhân có các bệnh lý gây rối
loạn điện giải khác phối hợp, tác giả Brian T.
Montague tiến hành trên bệnh nhân đến từ cộng
đồng nhập viện có tăng kali máu, thì ở nghiên
cứu chúng tôi thực hiện trên tất cả bệnh nhân
điều trị nội trú ở khoa nội thận lọc máu và trung
tâm tim mạch do đó các bệnh cảnh cấp tính và
các bệnh lý đồng mắc sẽ nhiều hơn, và như vậy
điện tâm đồ biến đổi với tỉ lệ cao hơn(10,12).

6.

Theo tác giả Jung Nam An (2012), tỉ lệ biến
đổi điện tâm đồ điển hình trên bệnh nhân tăng
kali máu lần lượt là 36,7%. Tỉ lệ biến đổi điện
tâm đồ của nghiên cứu kể trên cao hơn so với
nghiên cứu của chúng tôi, có thể lý giải vì giá trị
kali đưa vào phân tích của nghiên cứu chúng tôi
là 5,0 mmol/L với giá trị trung vị của kali máu là
5,7 (5,4 – 6,2) mmol/L, thấp hơn so với nghiên
cứu của tác giả Jung Nam An nồng độ kali máu
là ≥ 6,5 mmol/L(2).

9.

7.


8.

10.

11.

12.

13.

KẾT LUẬN
Tăng kali máu là rối loạn điện giải thường
gặp trên bệnh nhân điều trị nội trú tại TTTM và
khoa NT – LM ở bệnh viện Thống Nhất. Sự biến
đổi về triệu chứng lâm sàng và điện tâm đồ có
thể gợi ý chẩn đoán tăng kali máu.

14.

15.
16.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.

5.


Alvarez P, et al (2017). Focus on Hyperkalemia Management:
Expert Consensus and Economic Impacts. Journal of Managed
Care & Specialty Pharmacy, 23(4-a):S2-S20.
An JN, et al (2012). Severe hyperkalemia requiring
hospitalization: predictors of mortality. Crit Care, 16(6):R225.
Bộ Y tế. (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực.
Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà, Nguyễn Thị An Thủy (2016).
Tình trạng tăng kali máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
Tạp chí Nghiên cứu Y học, pp.94-101.
Lederer E (2017). Hyperkalemia Clinical Presentation.
Medscape,
/>
162

17.

18.

Evers S, et al (1998). Secondary hyperkalaemic paralysis. J
Neurol Neurosurg Psychiatry, 64(2):249-52.
Fleet JL, et al (2012). Validity of the International Classification
of Diseases 10th revision code for hyperkalaemia in elderly
patients at presentation to an emergency department and at
hospital admission. BMJ Open, doi: 10.1136/bmjopen-2012002011.
Hall JE, et al (2016). Renal Tubular Reabsorption and Secretion,
Renal Regulation of Potassium, Calcium, Phosphate, and
Magnesium; Integration of Renal Mechanisms for Control of
Blood Volume and Extracellular Fluid Volume. In: Guyton and
Hall Textbook of Medical Physiology, pp.347-407. Elsevier,

Philadelphia, PA.
Kuijvenhoven MA, et al (2013). Evaluation of the concurrent use
of potassium-influencing drugs as risk factors for the
development of hyperkalemia. Int J Clin Pharm, 35(6):1099-104.
Montague BT, Ouellette JR and Buller GK (2008). Retrospective
review of the frequency of ECG changes in hyperkalemia. Clin J
Am Soc Nephrol. 3(2):324-30.
Nguyễn Đỗ Quang Trung (2017). Tầm soát biến cố tăng kali
máu thông qua kết quả cận lâm sàng tại bệnh viện Hữu Nghị.
Đại học Y dược Hà Nội.
Nguyễn Hữu Sơn (2009). Nghiên cứu thực trạng rối loạn điện
giải ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính tại bệnh viện đa khoa
Bắc Giang. Đại học Y dược Thái Nguyên, pp.52-58.
Noize P, et al (2011). Life-threatening drug-associated
hyperkalemia: a retrospective study from laboratory signals.
Pharmacoepidemiol Drug Saf, 20(7):747-53.
Polson M, et al (2017). Clinical and Economic Impact of
Hyperkalemia in Patients with Chronic Kidney Disease and
Heart Failure. J Manag Care Spec Pharm, 23(4-a):S2-S9.
Rastegar A and Soleimani M (2001). Hypokalaemia and
hyperkalaemia. Postgrad Med J, 77(914):759-64.
Saito Y, et al (2017). Incidence of and risk factors for newly
diagnosed hyperkalemia after hospital discharge in nondialysis-dependent CKD patients treated with RAS inhibitors.
PLoS One, 12(9):e0184402.
Thomsen RW, et al (2018). Elevated potassium levels in patients
with chronic kidney disease: occurrence, risk factors and clinical
outcomes-a Danish population-based cohort study. Nephrol Dial
Transplant, 33(9):1610-1620.
Wagner S, et al (2017). Association of plasma potassium with
mortality and end-stage kidney disease in patients with chronic

kidney disease under nephrologist care - The NephroTest study.
BMC Nephrol. 18(1):295.

Ngày nhận bài báo:

15/05/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/05/2019

Ngày bài báo được đăng:

02/07/2019

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019



×