Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát đặc điểm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BIẾN CHỨNG THẬN Ở
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
Lê Đình Tuân*; Nguyễn Thị Hồ Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tình hình tổn thương thận và mối liên quan với thời gian phát hiện đái
tháo đường (ĐTĐ), mức kiểm soát HbA1c, glucose máu và lipid máu ở bệnh nhân (BN) ĐTĐ
týp 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 501 BN ĐTĐ týp 2 điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: tỷ lệ BN có microalbumin niệu (MAU) (+)
26,5%, macroalbumin niệu (MAC) (+) 6,6%, suy thận 4,8% (suy thận độ I là 4,0%, suy thận độ II
0,8%), có biến chứng thận 33,1%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng thận
với các mức độ kiểm soát HbA1c, triglycerid máu (p < 0,01). Thời gian phát hiện ĐTĐ càng dài,
tỷ lệ xuất hiện biến chứng thận càng tăng (p < 0,001). Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa biến chứng thận với glucose máu, cholesterol, HDL-C, LDL-C. Kết luận: tỷ lệ BN
ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương có biến chứng thận 33,1%. Có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng thận với mức độ kiểm soát HbA1c,
triglycerid máu và thời gian phát hiện ĐTĐ.
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Biến chứng thận; Microalbumin niệu; Macroalbumin niệu;
Suy thận.

Survey on some Features of Diabetic Nephrophathy on Outpatients
with Type 2 Diabetes Mellitus at National Endocrinology Hospital
Summary
Objectives: To assess renal complications and relationship between these complications and
duration of diabetes, HbA1c, fasting bood glucose and hyperlipidemia in patients with type 2
diabetes. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 501
type 2 diabetic outpatients in National Endocrinology Hospital. Results: The percentage of MAU
was 26.5%, MAC 6.6%, kidney failure 4.8% (stage I 4.0% and stage II 0.8%), renal
complications were 33.1%. There is significant relationship between the level of HbA1c control,


triglyceridemia control and renal complications (p < 0.01). The longer duration of diabetes, the
greater the incidence of kidney complications (p < 0.001). There is not an associations between
fasting blood glucose levels, cholesterol, HDL-C, LDL-C and renal complications (p > 0.05).
Conclusions: The proportion of kidney complications in outpatients with type 2 diabetes was
33.1%. There is significant relationship between the level of HbA1c control, triglyceridemia,
duration of diabetes and renal complications.
* Keywords: Type 2 diabetes; Kidney complications; Microalbuminuria; Macroalbuminuria;
Kidney failure.
* Đại học Y Dược Thái Bình
** Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân ()
Ngày nhận bài: 20/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/06/2017
Ngày bài báo được đăng: 21/07/2017

55


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ có
tính chất hệ thống trên hầu hết các cơ
quan tổ chức, gây nhiều tổn thương cơ
quan đích. Trong các biến chứng mạn
tính, biến chứng thận do ĐTĐ là một biến
chứng thường gặp, bệnh cảnh lâm sàng
kín đáo, nên dễ bị bỏ qua các triệu chứng
ban đầu, khi có biểu hiện lâm sàng thì
chức năng thận đã suy giảm, nhanh
chóng dẫn đến suy thận mạn tính không
hồi phục [1, 3, 5]. Chức năng thận suy

giảm, sẽ làm nặng thêm các biến chứng
khác của BN ĐTĐ, gia tăng biến cố và tỷ
lệ tử vong. Bệnh thận ĐTĐ là một trong
những biến chứng vi mạch máu xảy ra
với tỷ lệ 20 - 40% BN ĐTĐ [3, 5]. Vì vậy,
việc chẩn đoán sớm biến chứng thận do
ĐTĐ là việc làm hết sức cần thiết giúp
phát hiện sớm tổn thương thận và có biện
pháp điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn tiến
triển tổn thương thận. Bệnh viện Nội tiết
Trung ương có lưu lượng BN khám, theo
dõi và điều trị khá lớn, tuy nhiên nghiên
cứu đánh giá thực trạng biến chứng thận
ở BN ĐTĐ týp 2 đang theo dõi ngoại trú
tại bệnh viện còn chưa nhiều. Do vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
nhằm: Khảo sát đặc điểm tổn thương
thận và tìm hiểu mối liên quan giữa biến
chứng thận ở BN ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
501 BN ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
56

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07 2016 đến 12 - 2016.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ BN ĐTĐ týp 2 lứa tuổi 30 - 69 điều trị

ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung
ương từ 9 - 12 tháng.
+ BN đồng ý tham gia nghiên cứu. BN
thu thập đủ các chỉ tiêu nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
+ ĐTĐ týp 1, ĐTĐ thai kỳ, các loại ĐTĐ
khác có nguyên nhân.
+ BN có bệnh nội tiết khác kèm theo
(Basedow, Hội chứng Cushing, to đầu chi…).
- BN bị bệnh thận trước khi bị ĐTĐ.
+ BN có biến chứng cấp tính như:
nhiễm khuẩn huyết, hôn mê nhiễm toan
ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
+ BN mất máu cấp hoặc mạn, thiếu
sắt, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm sắc tố sắt,
tan huyết, một số bệnh huyết sắc tố (bệnh
huyết sắc tố F, C, D, S).
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt
ngang.
- Tất cả BN ĐTĐ nghiên cứu được hỏi
và thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, đăng ký
theo mẫu nghiên cứu thống nhất.
- Đánh giá mức độ chấp hành chế độ
điều trị của BN:
+ Chấp hành tốt các biện pháp điều trị
theo hướng dẫn.
+ Không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi
phác đồ điều trị.
+ Có sổ theo dõi một số chỉ số như

huyết áp, cân nặng, thời gian phát hiện
ĐTĐ glucose máu mao mạch tại nhà.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
+ BN được khám, làm xét nghiệm máu
và theo dõi sức khỏe định kỳ 2 lần (trong
03 tháng điều trị).
+ Kịp thời phát hiện các triệu chứng
bất thường và phản ánh cho bác sỹ theo
dõi.
- Chẩn đoán ĐTĐ theo ADA năm 2015
[7], dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn:
+ HbA1c ≥ 6,5%.
+ Glucose huyết đói (ít nhất 8 giờ sau
ăn) ≥ 7,0 mmol/l.
+ Glucose huyết ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol/l.
+ Glucose huyết 2 giờ sau nghiệm
pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2:
theo Thái Hồng Quang (2010) [5]:
+ Bệnh diễn biến từ từ, khởi phát sau
30 tuổi, BN thường béo.

+ Ít có nhiễm toan ceton, biến chứng
mạch máu sớm.
+ Insulin máu bình thường hoặc tăng,
peptid - C bình thường.
+ Giai đoạn đầu kiểm soát glucose
máu bằng chế độ ăn, luyện tập và thuốc viên.

- Tiêu chuẩn xác định biến chứng thận,
khi có một trong các triệu chứng sau:
+ MAU (+): MAU ≥ 30 mg/24 giờ và
< 300 mg/24 giờ.
+ MAC (+): MAU ≥ 300 mg/24 giờ.
+ Suy thận: khi mức lọc cầu thận
< 60 ml/phút ước tính theo Cockcroft và
Gault. Các giai đoạn suy thận: theo
Nguyễn Văn Xang dựa vào mức lọc cầu
thận và creatinin máu [3].
- Tiêu chuẩn đánh giá kiểm soát đa
yếu tố của BN ĐTĐ týp 2 của Hội Nội tiết
và ĐTĐ Việt Nam năm 2009 [5]:

Bảng 1:
Chỉ số

Đơn vị

Tốt

Chấp nhận

Kém

mmol/l

4,4 - 6,1

6,2 - 7,0


> 7,0

4,4 - 8,0

≤ 10,0

> 10,0

%

< 6,5

≤ 7,5

> 7,5

Cholesterol toàn phần

mmol/l

< 4,5

4,5 - ≤ 5,2

≥ 5,3

Triglycerid

mmol/l


1,5

1,5 - ≤ 2,2

> 2,2

LDL-C

mmol/l

< 2,5

2,5 - 3,4

≥ 3,4

HDL-C

mmol/l

> 1,1

≥ 0,9

< 0,9

Glucose máu
Lúc đói
Sau ăn

HbA1c

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 16.0.
57


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và tổn thương thận.
Tuổi trung bình 59,7 ± 7,2, trong đó 216 BN nam và 285 BN nữ, thời gian phát hiện
bệnh ĐTĐ trung bình 10,09 ± 7,67 (năm).
Bảng 2: Đặc điểm kiểm soát đa yếu tố của đối tượng nghiên cứu.
Tốt

Chấp nhận

Kém

(n; (%))

(n; (%))

(n; (%))

Glucose

125 (25,0)

104 (20,8)


272 (54,2)

HbA1c

177 (35,3)

176 (35,1)

148 (29,6)

Cholesterol

274 (54,7)

121 (24,1)

106 (21,2)

HDL-C

52 (10,4)

120 (24,0)

329 (65,6)

LDL-C

307 (61,3)


108 (21,6)

86 (17,1)

Triglycerid

181 (36,1)

115 (23,0)

205 (40,9)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ BN có kiểm soát LDL-C tốt cao nhất (61,3%), kiểm soát HbA1c tốt 35,3%, tỷ lệ
kiểm soát HDL-C tốt thấp nhất (10,4%).
Bảng 3: Đặc điểm tổn thương thận và biến chứng thận.
Chỉ tiêu

Số lượng (n = 501)

Tỷ lệ (%)

MAU (+)

133

26,5

MAC (+)


33

6,6

Suy thận độ I

20

4,0

Suy thận độ II

4

0,8

Suy thận độ III

0

0,0

Suy thận độ IV

0

0,0

Tổng


24

4,8



166

33,1

Không

336

67,9

Tổn thương
thận
Suy thận

Biến chứng
thận

Tỷ lệ BN có MAU (+) là 26,5%, suy thận 4,8%, biến chứng thận 33,1%.
58


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
2. Mối liên quan giữa biến chứng thận với một số đặc điểm ở BN ĐTĐ týp 2.

Bảng 4: Mối liên quan giữa biến chứng thận với mức độ kiểm soát HbA1c, glucose
máu khi đói và thời gian phát hiện ĐTĐ.
Biến chứng thận

Chỉ tiêu

HbA1c

Glucose

Thời
gian
phát
hiện
ĐTĐ

Có (n = 166)

Không (n = 335)

Tốt (n = 177)

41 (24,7)

136 (40,6)

Chấp nhận (n = 176)

49 (29,5)


127 (37,9)

Kém (n = 148)

76 (45,8)

72 (21,5)

Tốt (n = 125)

37 (22,3)

88 (26,3)

Chấp nhận (n = 104)

30 (18,1)

74 (22,1)

Kém (n = 272)

99 (59,6)

173 (51,6)

< 5 năm (n = 117)

25 (15,1)


92 (27,5)

5 - 10 năm (n = 187)

59 (35,5)

128 (38,2)

> 10 năm (n = 197)

82 (49,4)

115 (34,3)

p

< 0,001

< 0,05

< 0,001

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ kiểm soát HbA1c và thời gian
phát hiện ĐTĐ với biến chứng thận.
Bảng 5: Mối liên quan giữa biến chứng thận với mức độ kiểm soát các thành phần
lipid máu.
Chỉ tiêu

Cholesterol


Triglycerid

LDL-C

HDL-C

Biến chứng thận
Không (n = 335)

Có (n = 166)

Tốt (n = 274)

184 (54,9)

88 (54,2)

Chấp nhận (n = 121)

82 (24,5)

39 (23,5)

Kém (n = 106)

69 (20,6)

37 (22,3)

Tốt (n = 181)


134 (40,0)

47 (28,3)

Chấp nhận (n = 115)

79 (23,6)

36 (21,7)

Kém (n = 205)

122 (36,4)

83 (50,0)

Tốt (n = 307)

205 (61,2)

102 (1,4)

Chấp nhận (n = 108)

70 (20,9)

38 (22,9)

Kém (n = 86)


60 (17,9)

26 (15,7)

Tốt (n = 52)

31 (9,3)

21 (12,7)

Chấp nhận (n = 120)

78 (23,2)

42 (25,3)

Kém (n = 329)

226 (67,5)

103 (62,0)

p

> 0,05

< 0,01

> 0,05


> 0,05

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ kiểm soát triglycerid với biến
chứng thận.
59


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
BÀN LUẬN
Tổn thương thận do ĐTĐ là biến
chứng gặp với tỷ lệ cao từ 10 - 90% tùy
từng đối tượng nghiên cứu, hậu quả cuối
cùng là suy thận mạn tính giai đoạn cuối
[1]. Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu
đã công bố: tỷ lệ biến chứng thận ở BN
ĐTĐ khá cao từ 22,7 - 38,9% [5]. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BN có biến
chứng thận là 33,1%, tỷ lệ BN có MAU (+)
26,5%. Tỷ lệ biến chứng thận trong
nghiên cứu này tương tự kết quả của
Nguyễn Thị Thu Thảo [6] với MAU (+)
26,0%. Kết quả này thấp hơn so với kết
quả của Nguyễn Thị Phi Nga [4] gặp tổn
thương thận 68,4%, sự khác biệt này có
thể do cách lựa chọn đối tượng, địa điểm
nghiên cứu và phương pháp xét nghiệm
MAU, MAC để đánh giá biến chứng thận
ở các cơ sở nghiên cứu khác nhau…
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối

liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức
độ kiểm soát HbA1c với biến chứng thận,
chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa biến chứng thận với các mức độ
kiểm soát glucose máu. Biến chứng thận
ở nhóm HbA1c tốt là 24,7%, nhóm HbA1c
chấp nhận được 29,5%, nhóm HbA1c
kém 45,8%. Như vậy, kiểm soát tốt
HbA1c làm chậm tiến triển biến chứng
thận. Nghiên cứu của Phạm Thị Hồng
Hoa [2] cho thấy: khi HbA1c kiểm soát
kém, biến chứng thận tăng từ 5,3% lên
8,7% sau 1 năm, sau 2 năm tăng lên
11,0%, sau 3 năm tăng chậm hơn
(11,9%) so với thời điểm ban đầu, sau 3
năm kiểm soát kém HbA1c thì tỷ lệ biến
60

chứng thận tăng thêm 6,6%. Khi kiểm
soát HbA1c tốt, tỷ lệ biến chứng thận sau
1 năm tăng từ 6,1% lên 6,5%, sang năm
thứ 2 tăng lên 7,3% và thời điểm cuối ổn
định tăng lên 7,6%. Như vậy, kiểm soát
tốt HbA1c làm chậm tiến triển biến chứng
thận. Nghiên cứu UKPDS [9] đã khẳng
định: nếu làm giảm được HbA1c 1% sẽ
giảm được 21% biến cố về thận. Nghiên
cứu ADVANCE [10] cho thấy lợi ích của
việc kiểm soát chặt glucose máu và làm
giảm huyết áp vừa độc lập vừa có tính

cộng hưởng trong việc làm giảm 24% tỷ
lệ tử vong do bệnh lý tim mạch và giảm
33% biến chứng thận. Tăng glucose máu
đóng vai trò quan trọng trong tiến triển tổn
thương mạch máu tại cơ quan đích bao
gồm biến chứng thận ĐTĐ. Kiểm soát
glucose máu chặt giúp điều trị tích cực,
giúp ngăn ngừa bệnh thận ĐTĐ, mục tiêu
HbA1c cho BN ĐTĐ là < 7%, dù có hay
không có suy thận. Nghiên cứu DCCT một thử nghiệm đa trung tâm ngẫu nhiên
lâm sàng trên 1.441 người bị ĐTĐ týp 1
so sánh hiệu quả của kiểm soát glucose
máu tích cực với điều trị thông thường về
sự phát triển và tiến triển của các biến
chứng mạn tính ở BN ĐTĐ týp 1 [8]. Sau
thời gian trung bình 6,5 năm, điều trị tích
cực làm giảm xuất hiện của microalbumin
niệu 34% (95%CI 2 - 56%) trong nhóm
phòng bệnh (không có bệnh lý võng mạc)
và 43% (21 - 58%) ở nhóm ngăn ngừa
thứ phát, những người có biến chứng
sớm tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu
(bệnh lý võng mạc nền có hoặc không có
microalbumin niệu) nhưng mức lọc cầu
thận bình thường.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
Rối loạn lipid máu là đặc điểm điển
hình ở BN ĐTĐ týp 2, biểu hiện xuất hiện

từ rất sớm, là một nhân tố quan trọng
cùng với kháng insulin thúc đẩy sự phát
sinh và tiến triển ĐTĐ. Rối loạn lipid máu
gặp > 50% BN ĐTĐ týp 2, là một trong
những yếu tố nguy cơ tim mạch quan
trọng thúc đẩy biến chứng mạch máu ở
BN ĐTĐ [5]. Rối loạn lipid máu có vai trò
chủ yếu làm tăng nguy cơ vữa xơ động
mạch ở BN ĐTĐ, làm thay đổi chức năng
nội mạc và là yếu tố thêm vào tỷ lệ tăng
huyết áp ở BN ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu
ghi nhận rối loạn lipid máu ở BN ĐTĐ týp
2 thường gặp là giảm HDL-C, tăng
triglycerid, tăng cholesterol, tăng LDL-C
nhỏ đậm đặc. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa mức độ kiểm soát triglycerid với biến
chứng thận. Tuy nhiên, chúng tôi chưa
thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa biến chứng thận với các mức độ
kiểm soát cholesterol, LDL-C và HDL-C.
Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan
giữa lipid máu và các biến chứng mạch
máu nhỏ nói chung, trong đó có biến
chứng thận. Nhiều nghiên cứu cũng cho
thấy mối liên quan giữa biến chứng thận
với tình trạng rối loạn lipid máu: nghiên
cứu của Khalid Al-Rubeaan trên 54.670 BN
ĐTĐ týp 2 thấy tỷ lệ BN có biến chứng
thận ở nhóm có rối loạn lipid máu cao gấp

1,57 lần so với nhóm không có rối loạn
lipid máu (trong đó, nhóm có MAU (+) cao
gấp 3,37 lần, nhóm có MAC (+) cao gấp
1,24 lần) (p < 0,001) [11]. Tương tự, Vijay
Viswanathan và CS (2012) nghiên cứu
trên 2.630 BN ĐTĐ týp 2 thấy có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê của xuất hiện
MAU với triglycerid [12].

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 501 BN ĐTĐ týp 2
theo dõi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Nội tiết Trung ương, chúng tôi rút ra kết luận:
- Đặc điểm tổn thương thận: tỷ lệ BN
có MAU (+) 26,5%, MAC (+) 6,6%, suy
thận nói chung 4,8% (suy thận độ I 4,0%,
suy thận độ II 0,8%), có biến chứng thận
33,1%.
- Mối liên quan giữa biến chứng thận
với một số đặc điểm ở BN ĐTĐ týp 2:
+ Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa mức kiểm soát HbA1c, mức kiểm
soát triglycerid với biến chứng thận
(p < 0,01).
+ Thời gian phát hiện ĐTĐ càng dài, tỷ
lệ xuất hiện biến chứng thận càng tăng
(p < 0,001).
+ Chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa biến chứng thận với
glucose máu, cholesterol, HDL-C, LDL-C.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thy Khuê. Bệnh đái tháo
đường. Nội tiết học đại cương. Nhà xuất bản
TP. Hồ Chí Minh. 2003, tr.335-400.
2. Phạm Thị Hồng Hoa. Nghiên cứu kết
quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận
lâm sàng, biến chứng ở BN ĐTĐ týp 2 được
quản lý điều trị ngoại trú. Luận án Tiến sỹ
Y học. Học viện Quân y. 2009.
3. Hoàng Hà Kiệm. Thận học lâm sàng.
Nhà xuất bản Y học. 2010.
4. Nguyễn Thị Phi Nga. Nghiên cứu nồng
độ TNFα, CRP huyết thanh và liên quan với
hình thái, chức năng động mạch cảnh gốc
bằng siêu âm doppler mạch ở BN ĐTĐ týp 2.
Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2009.

61


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
5. Thái Hồng Quang. Thực hành bệnh ĐTĐ.
Bệnh nội tiết. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
2010.
6. Nguyễn Thu Thảo. Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và tình trạng kháng insulin trên
BN ĐTĐ týp 2 mới chẩn đoán. Luận án Tiến
sỹ Y học. Học viện Quân y. 2012.
7. American diabetes association (ADA).
Report of experts committee on the diagnosis

and classification of diabetes mellitus. Diabetes
cares. 2015, 20, pp.1183-1197.
8. Diabcare - Asia. A survey - study on
diabetes management and diabetes complication
status in Asian countries. Region. 1998,
pp.56-58.
9. UKPDS Group. Association of glycemia
with macrovascular and microvascular
complication of type 2 diabetes (UKPDS 35)

62

prospective observational study. BMJ. 2000,
Vol 21, pp.405-412.
10. The ADVANCE Collaboration Group.
Intensive blood glucose control and vascular
outcomes in patients with type 2 diabetes.
New England journal of medicine. 2008, 358,
pp.2545-2559.
11. Khalid Al-Rubeaan, Amira M Youssef,
Shazia N Subhani et al. Diabetic nephropathy
and its risk factors in a society with a type 2
diabetes epidemic: A Saudi National Diabetes
Registry-Based Study. PLoS One. 2014, 9 (2),
e88956.
12. Vijay Viswanathan, Priyanka Tilak,
Satyavani Kumpatla. Risk factors associated
with the development of overt nephropathy
in type 2 diabetes patients: A 12 year
observational study. Indian J Med Res. 2012,

136 (1), pp.46-53.



×