Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị nang ống mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật: Phẫu thuật một thì so với hai thì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.88 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

Nghiên cứu Y học

ĐIỀU TRỊ NANG ỐNG MẬT CHỦ HOẠI TỬ THỦNG
VỚI VIÊM PHÚC MẠC MẬT: PHẪU THUẬT MỘT THÌ SO VỚI HAI THÌ
Trần Ngọc Sơn*, Nguyễn Thanh Liêm*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Trong điều trị nang ống mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật, lựa chọn giữa phẫu
thuật hai thì và phẫu thuật một thì vẫn còn là vấn đề nhiều tranh luận. Mục đích của nghiên cứu này là tổng kết
kinh nghiệm của các tác giả trong điều trị nang ống mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật, đặc biệt với
phẫu thuật một thì.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật điều trị nang ống
mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 5/2005 đến tháng
4/2011. Các dữ liệu được phân tích bao gồm đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán, cách thức phẫu thuật và kết quả điều
trị. Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tùy thuộc vào phẫu thuật viên. Trong phẫu thuật 2 thì, ở thì 1 bệnh nhân
được dẫn lưu đường mật (thực hiện bằng cách đặt dẫn lưu túi mật hoặc trực tiếp vào nang ống mật chủ), rửa và
dẫn lưu ổ bụng; phẫu thuật thì 2 cắt nang ống mật chủ và nối ống gan chung-hỗng tràng Roux-en-Y được thực
hiện sau 1-2 tháng. Trong phẫu thuật 1 thì, bệnh nhân được mổ cắt nang, nối ống gan chung-hỗng tràng Rouxen-Y cùng với rửa và dẫn lưu ổ bụng trong một lần, không đặt dẫn lưu đường mật.
Kết quả: Có 19 bệnh nhân thuộc diện nghiên cứu, tuổi trung bình 2,6±2,9 tuổi (dao động 2 tháng đến 9
tuổi), trẻ gái chiếm 73,7%. Biểu hiện lâm sàng bao gồm đau bụng, chướng bụng ở 94,7%, nôn 89,5%, sốt
68,4%, vàng da và phân bạc màu 26,3%, nắn bụng đau 100%, cảm ứng phúc mạc 73,7%, sờ thấy khối 21,1%.
Thời gian có các triệu chứng cấp tính dao động từ 1 đến 30 ngày (trung bình 5.4±6.5 ngày). Chẩn đoán chính
xác trước mổ đạt được ở 15 ca (78,9%). Kích thước trung bình của nang ống mật chủ là 54± 49 mm (dao động:
15mm đến 180 mm). Trước tháng 2/2008, chỉ có 1/5 ca (20%) được mổ 1 thì nhưng sau đó cả 14/14 ca (100%)
được mổ 1 thì. Không có khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm bệnh nhân được mổ 1 thì hoặc 2 thì về đặc điểm bệnh
nhân, thời gian bị bệnh, các biểu hiện lâm sàng và kích thước của nang. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ
của nhóm bệnh nhân được mổ 1 thì là 8,0±2,8 ngày. Không có trường hợp nào bị rò miệng nối, không có tử
vong. Tất cả các bệnh nhân được ra viện trong tình trạng sức khỏe tốt.
Kết luận: Phẫu thuật 1 thì điều trị nang ống mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật là phẫu thuật


an toàn, khả thi, cho kết quả tốt và nên là lựa chọn thường qui ở các trung tâm phẫu thuật nhi có kinh nghiệm.
Từ khóa: Nang ống mật chủ, hoại tử thủng, viêm phúc mạc mật, phẫu thuật 1 thì, 2 thì.

ABSTRACT
SURGICAL TREATMENT FOR PERFORATED CHOLEDOCHAL CYST WITH BILE PERITONITIS:
ONE-STAGED VERSUS TWO-STAGED PROCEDURE.
Tran Ngoc Son, Nguyen Thanh Liem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 101 - 105
Objective: In management of perforated choledochal cyst with bile peritonitis (PCC), selection between twostaged procedure and one-staged definitive repair is still controversial. The aim of this study is to report the

* Bệnh viện Nhi Trung Ương
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Ngọc Sơn

Chuyên Đề Ngoại Nhi

ĐT: 0904138502

Email:

101


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

authors’ results in management of PCC with special emphasis on the one-staged procedure.
Methods: Medical records of all patients undergoing surgery for PCC at National Children’s Hospital,
Hanoi, Vietnam from May, 2005 to April, 2011 were reviewed. The clinical presentations, diagnosis,
operative procedures and results were analyzed. The choice of the operative procedure was according to the

surgeon preference. In the two staged procedure, firstly biliary drainage was performed by putting a drain
into the gall bladder or the choledochal cyst, peritoneal lavage and drainage were also carried out. Definitive
repair was scheduled 1-2 months later, consisting of total excision of the cyst and Roux-en Y
hepaticojejunostomy. In the one staged procedure, definitive repair was performed with peritoneal lavage and
drainage at once, without any biliary drain.
Results: There were 19 patients, with mean age 2.6±2.9 years (ranged from 2 month to 9 years) and female
dominance (73.7%). The clinical manifestations were abdominal pain and distention in 94.7%, vomiting 89.5%,
fever 68.4%, jaundice 26.3 and acholic stool 26.3%, abdominal tenderness 100%, peritoneal signs 73.7%,
palpable mass 21.1%. Duration of the acute symptoms ranged from 1 to 30 days (mean 5.4±6.5 days). Exact
preoperative diagnosis was achieved in 15 cases (78.9%) and the remaining cases were diagnosed as peritonitis
due to other causes. Mean size of the choledochal cysts was 54± 49 mm (range: 15 to 180 mm). Before February
2008, the one-staged procedure was performed in only 1/5 cases (20%), but after that all 14/14 cases (100%) were
treated with the one-staged definitive repair. There was no significant difference between the one-staged and the
two-staged group regarding patients’ characteristics, duration of symptoms, clinical presentations and cystic size.
The mean post-operative hospital stay for the one-staged group was 8.0±2.8 days. There was no anastomotic
leakage, no death and all patients were discharged in good health.
Conclusions: One-staged definitive repair of perforated choledochal cyst with bile peritonitis is safe, feasible,
with good results and should be preferred in experienced centers.
Key words: Choledochal cyst, perforated, bile peritonitis, one-staged, two-staged surgery.
nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị
ĐẶT VẤN ĐỀ
NOMCT, đặc biệt là tính khả thi, an toàn và hiệu
Nang ống mật chủ (NOMC) là bệnh lý khá
quả của phẫu thuật 1 thì so với phẫu thuật 2 thì.
hay gặp ở trẻ em. Điều trị qui chuẩn của NOMC
Mục tiêu nghiên cứu
(không thủng, không viêm phúc mạc mật) là
Tổng kết kinh nghiệm của các tác giả trong
phẫu thuật 1 thì cắt toàn bộ nang và nối ống gan
điều trị NOMCT, đặc biệt với phẫu thuật

chung với ruột (thường là hỗng tràng Roux-enmột thì.
Y). Tuy nhiên đối với các trường hợp nang ống
mât chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật
(NOMCT), cách tiếp cận điều trị còn có những
quan điểm khác nhau. Nhiều tác giả khuyến cáo
nên phẫu thuật 2 thì với thì 1 chỉ dẫn lưu đường
mật và thì 2 điều trị cắt nang nối ống gan chung
- ruột 1 vài tháng sau đó(1,6,9,11,12). Tuy vậy cũng có
những tác giả ứng dụng thành công phẫu thuật
1 thì cắt nang nối ống gan chung với ruột
ngay(3,5,7). Cho đến nay các báo cáo về NOMCT
chỉ dựa trên một số ít trường hợp, chưa có
nghiên cứu nào trên loạt ca bệnh lớn(1-3,5-12). Với
kinh nghiệm nhiều năm điều trị OMC trên số
lượng lớn bệnh nhân (BN), chúng tôi tiến hành

102

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một hồi cứu mô tả loạt ca bệnh. Đối
tượng nghiên cứu bao gồm tất cả các bệnh nhân
được điều trị NOMCT với viêm phúc mạc mật
tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung Ương
(BVNTW) trong khoảng thời gian từ tháng 5/
2005 đến tháng 4/2011. Các dữ liệu được tập hợp
phân tích bao gồm đặc điểm lâm sàng, chẩn
đoán, cách thức phẫu thuật và kết quả điều trị.
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tùy thuộc
vào phẫu thuật viên. Trong phẫu thuật 2 thì, ở
thì 1 BN được dẫn lưu đường mật (thực hiện

bằng cách đặt dẫn lưu túi mật hoặc trực tiếp vào

Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
nang ống mật chủ), rửa và dẫn lưu ổ bụng; phẫu
thuật thì 2 cắt nang ống mật chủ và nối ống gan
chung-hỗng tràng Roux-en-Y được thực hiện
sau 2 tuần -1 tháng. Trong phẫu thuật 1 thì, BN
được mổ cắt nang, nối ống gan chung-hỗng
tràng Roux-en-Y cùng với rửa và dẫn lưu ổ bụng
trong một lần, không đặt dẫn lưu đường mật.
Kỹ thuật cắt nang và nối ống gan chung - hỗng
tràng trong mọi trường hợp là đồng nhất. Các ca
bệnh được chia thành 2 nhóm phụ thuộc vào
cách tiếp cận điều trị phẫu thuật (1 thì hay 2 thì)
và các biến nghiên cứu được so sánh tương ứng.
Các phương pháp thống kê được sử dụng là
Chi-square, Fisher’s exact test và T-test.

KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ 1/5/2005 đến
30/4/2011, Khoa Ngoại BVNTW đã điều trị tổng
cộng 461 BN bị NOMC. Trong số này có 19 bệnh
nhân có NOMCT chiếm tỷ lệ 4,1%. Ở nhóm 19
BN thuộc đối tượng nghiên cứu này, độ tuổi của
BN dao động từ 2 tháng đến 9 tuổi (trung bình
2,6±2,9 tuổi) và trẻ gái chiếm đa số với 14 trẻ
(73,7%) so với 5 trẻ trai (26,3%).

Biểu hiện lâm sàng bao gồm đau bụng,
chướng bụng ở 18 BN (94,7%), nôn -17 BN
(89,5%), sốt – 13 BN (68,4%), vàng da và phân
bạc màu – 5 BN (26,3%), nắn bụng đau 100%,
cảm ứng phúc mạc - 14 BN (73,7%), sờ thấy khối
– 4 BN (21,1%). Ngoài ra còn có các triệu chứng
khác như ỉa lỏng 3 BN (15,8%), khó thở (2 BN10,5%), vật vã kích thích hoặc li bì (2 BN –
10,5%). Thời gian có các triệu chứng cấp tính dao
động từ 1 đến 30 ngày (trung bình 5,4±6,5 ngày),
trong đó trong vòng 10 ngày ở 18 BN (94,7%).
Chỉ có 1 trẻ gái 9 tuổi người dân tộc có thời gian
bị bệnh tới 1 tháng trước khi đến BVNTW, được
điều trị dài ngày ở các bệnh viện tuyến dưới do
chướng bụng không rõ nguyên nhân. Có tới 9
BN (47,4%) đã được điều trị ở các bệnh viện
tuyến dưới không đỡ nên chuyển tới BVNTW.
Có 3 BN (15,8%) đã được mổ với các chẩn đoán
khác (viêm ruột thừa, viêm phúc mạc) và được
dẫn lưu ổ bụng (ra dịch mật).
Siêu âm (SA) ổ bụng được thực hiện trên tất

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Nghiên cứu Y học

cả các BN. SA phát hiện thấy có NOMC ở 13 BN,
dịch tự do ổ bụng -13 BN, dịch khu trú dưới gan
phải - 8 BN, túi mật thành dày - 6 BN, nang lớn ổ
bụng 3 BN, đầu tụy to - 2 BN, tràn dịch màng
phổi 1 BN. Có 1 BN SA chẩn đoán là viêm ruột

thừa. X-quang bụng không chuẩn bị được chụp
trên 11 BN, trong đó thấy ổ bụng mờ ở 6 BN, ở 5
BN có mức nước – hơi. Chụp cắt lớp vi tính CT
được thực hiện trên 7 BN, trong đó 5 BN chẩn
đoán được nang OMCT. Có 1 BN 2 tháng tuổi cả
SA và CT chỉ chẩn đoán được là nang lớn chiếm
gần toàn bộ ổ bụng. Ở một BN đã được dẫn lưu
ổ bụng ở tuyến trước, CT cũng không phát hiện
ra nang ống mật chủ. BN này được chụp đường
mật trong mổ và thấy có hình ảnh nang ống mật
chủ với đường kính 2,5 cm.
Xét nghiệm máu cho thấy Hb<10g% ở 6 BN
(31,6%), tăng bạch cầu ở 13 BN (68,4%) tăng
bạch cầu trung tính ở 11 BN (57,9%). Trong 17
BN được xét nghiệm men gan, GOT tăng ở 12
BN (70,6%), GPT tăng ở 10 BN (58,8%), Bilirubin
tăng ở 10 BN trên 11 BN được làm xét nghiệm
(90,9%), chủ yếu là tăng mức độ nhẹ (<40
μmol/l) và tăng bilirubin trực tiếp. 2 BN tăng
amylase trên 5 BN được xét nghiệm. 5 BN được
chọc dò ổ bụng và ở cả 5 BN đều thấy có dịch
mật tự do trong ổ bụng.
Chẩn đoán chính xác trước mổ NOMCT đạt
được ở 15 ca (78,9%). Các ca còn lại được chẩn
đoán là viêm phúc mạc, viêm tụy có viêm phúc
mạc, viêm túi mật hoại tử và u nang ổ bụng.
Ở tất cả BN trong mổ đều thấy nang ống
mật chủ hoại tử thủng. Kích thước trung bình
của nang ống mật chủ là 54 ± 49mm (dao động:
15 mm đến 180 mm). Có 2 BN viêm phúc mạc

với dịch mật khu trú ở dưới gan phải. Ở 2 BN
còn thấy có hình thành nang giả chứa dịch mật
xanh và bùn mật ở vị trí hậu cung mạc nối, trong
đó 1 BN 2 tháng tuổi nang giả này chiếm gần
toàn bộ ổ bụng. Ở các BN còn lại đều thấy dịch
mật tự do ổ bụng. Giả mạc dưới gan phải và ở
các quai ruột quan sát thấy ở 6 BN. Ở 1 BN còn
thấy có dấu hiệu viêm tụy (“vảy nến” ở mạc nối
lớn gần tụy và phù nề đầu tụy). Vị trí hoại tử

103


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

thủng của nang ống mật chủ ở thành sau nang
trong 7 trường hợp (36,8%), thành trước -3 BN,
thành bên phải 5 BN, thành bên trái 4 BN; trong
đó có 3 BN chỗ hoại tử phía dưới gần sát chỗ đổ
vào của ống cổ túi mật, 3 BN chỗ thủng gần sát
ống gan chung, 2 BN chỗ hoại tử lên cả một
phần ống gan chung gần sát ngã 3 đường mật.

mật chủ là từ 1,8% cho đến 12,2%(1-3). Nghiên
cứu này của chúng tôi đã cho thấy tỷ lệ của
NOMCT trên tổng số các BN bị nang ống mật
chủ được điều trị tại BVNTW là 4,1%. Theo tìm
hiểu của chúng tôi, đây cũng là báo cáo loạt

bệnh nhân NOMCT lớn nhất trong y văn cho
đến thời điểm hiện tại.

Bảng 1: So sánh giữa các BN được mổ 1 thì và 2 thì

Nghiên cứu này cho thấy biểu hiện lâm sàng
của NOMCT hay gặp nhất là đau, chướng bụng,
nôn với các dấu hiệu nắn bụng đau và có cảm
ứng phúc mạc. Điều khác biệt với các triệu
chứng của nang ống mật chủ đơn thuần theo
chúng tôi là ở NOMCT thường có chướng bụng
do có viêm phúc mạc mật. Khám BN có thể thấy
dấu hiệu có dịch tự do ổ bụng. Các xét nghiệm
máu là không đặc hiệu nhưng có thể giúp bác sĩ
lâm sàng định hướng chẩn đoán bệnh liên quan
đến gan mật (bilirubin, men gan tăng nhẹ). Siêu
âm có thể giúp chẩn đoán NOMCT khi phát
hiện ra hình ảnh nang ống mật chủ và dịch tự
do ổ bụng. Tuy nhiên trong loạt BN của chúng
tôi, có tới gần 1/3 các trường hợp siêu âm không
phát hiện ra nang ống mật chủ: có 3 BN siêu âm
chỉ chẩn đoán là có nang lớn ổ bụng không rõ
nguồn gốc, thậm chí 1 BN được chẩn đoán là
viêm ruột thừa. Chụp CT ổ bụng có thể giúp
chẩn đoán NOMCT chính xác hơn khi có hình
ảnh nang ống mật chủ với dịch quanh nang. Tuy
vậy trong loạt bệnh nhân này có trường hợp
ngay cả CT cũng chỉ cho chẩn đoán nang lớn ổ
bụng không rõ nguồn gốc. Trong nghiên cứu
này, chọc dò ổ bụng cho thấy có dịch mật tự do

là dấu hiệu đặc hiệu của thủng đường mật. Do
đó theo chúng tôi, kết hợp giữa lâm sàng, siêu
âm và chọc dò ổ bụng có thể cho kết quả chẩn
đoán chính xác NOMCT ở đại đa số các trường
hợp. CT có thể hữu ích cho các trường hợp chẩn
đoán phân biệt khó hơn. Theo một vài tác giả, xạ
đồ gan mật cũng là phương tiện có giá trị trong
chẩn đoán NOMCT(10).

Biến so sánh
Tuổi
Giới
Thời gian bị bệnh
cấp tính (ngày)
Kích thước của
nang (cm)
Thời gian nằm viện
sau mổ (ngày)

Nhóm mổ 2 thì Nhóm mổ 1
p
thì
1,6±0,8
2,8±2,4
0,32
3 nữ / 1 nam 11 nữ/ 4 nam 1,0
2,0±0,8
6,4±7,1
0,25
4,9±3,8


3,9±2,7

0,51

22,7±8,3*

8,2±3,8

<0,001

*

Tổng thời gian nằm viện sau 2 lần mổ

Trước tháng 2/2008, chỉ có 1/5 ca (20%) được
mổ 1 thì nhưng sau đó cả 14/14 ca (100%) được
mổ 1 thì. Không có khác biệt có ý nghĩa giữa 2
nhóm bệnh nhân được mổ 1 thì hoặc 2 thì về đặc
điểm bệnh nhân, thời gian bị bệnh, các biểu hiện
lâm sàng và kích thước của nang (Bảng 1). Thời
gian nằm viện trung bình sau mổ của nhóm
bệnh nhân được mổ 1 thì là 8,0±2,8 ngày, ngắn
hơn đáng kể so với tổng số ngày nằm viện sau 2
lần mổ của các bệnh nhân mổ 2 thì. Không có
trường hợp nào bị rò miệng nối, không có tử
vong. Tất cả các bệnh nhân được ra viện trong
tình trạng sức khỏe tốt. Theo dõi sau khi ra viện
từ 1 tháng đến 5 năm, các bệnh nhân đều có sức
khỏe tốt, phát triển bình thường, không có bệnh

nhân nào có biến chứng viêm đường mật, hẹp
miệng nối hoặc các biến chứng khác.

BÀN LUẬN
NOMCT khá hiếm gặp ở trẻ em. Nguyên
nhân dẫn đến thủng NOMC còn chưa rõ nhưng
các giả thuyết đã được nêu lên là tăng áp suất
trong nang do tắc ống mật tụy chung bởi cặn
protid(1), tác dụng của dịch tụy trào ngược vào
NOMC phá hủy thành đường mật còn chưa
trưởng thành ở trẻ em(2). Các nghiên cứu trên thế
giới cho thấy tỷ lệ NOMCT ở trẻ em bị nang ống

104

Điều trị BN bị thủng đường mật với viêm
phúc mạc mật là khó khăn và có nguy cơ biến
chứng cao(4). Vì NOMCT là hiếm gặp nên các
nghiên cứu tổng kết trên một vài ca bệnh khó

Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
có thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho việc
lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu: mổ một
thì hay 2 thì. Tất nhiên nếu mổ được 1 thì
thành công sẽ có lợi nhiều cho bệnh nhân: chỉ
mổ một lần, bệnh nhân không phải chịu đựng
dẫn lưu đường mật trong thời gian hàng

tháng, có thể rút ngắn tổng thời gian điều trị,
giảm chi phí... Tuy vậy, khó khăn cho điều trị
một thì có thể thấy là tình trạng nặng, nhiễm
trùng của bệnh nhân, khó khăn trong cắt nang,
nguy cơ rò miệng nối cao nếu nối ống gan
chung với ruột ngay…(4,12). Nghiên cứu này của
chúng tôi trên số lượng khá lớn BN (19 BN) tại
một trung tâm đã cho thấy chỉ có 4 trường hợp
ở giai đoạn trước 2008 phải mổ 2 thì, còn lại 15
trường hợp NOMCT đã được điều trị bằng
phẫu thuật cắt nang và nối ống gan chunghỗng tràng Roux-en-Y cung với rửa và dẫn lưu
ổ bụng ngay trong một lần cho kết quả tốt.
Không có bệnh nhân nào ở nhóm mổ 1 thì bị
rò miệng nối mật ruột sau mổ, điều mà nhiều
tác giả khác lo ngại. Theo dõi sau khi ra viện từ
1 tháng đến 5 năm cũng cho thấy không có
biến chứng. So sánh đặc điểm bệnh nhân, thời
gian bị bệnh, lâm sàng và kích thước nang
giữa 2 nhóm mổ 1 thì và mổ 2 thì không thấy
sự khác biệt. Sự khác biệt ở đây là do phẫu
thuật viên khác nhau: các phẫu thuật viên có
kinh nghiệm mổ nang ống mật chủ nhiều hơn
có xu hướng mổ một thì hơn.

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Nghiên cứu Y học

Tóm lại, phẫu thuật 1 thì điều trị nang ống
mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật

là khả thi, an toàn, cho kết quả tốt và nên là
lựa chọn thường qui ở các trung tâm có nhiều
kinh nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.
10.

11.

12.

Ando H, lto T, Watanabe Y, et al (1995). Spontaneous
perforation of choledochal cyst. J Am Coll Surg; 181: 125–128.
Ando K, Miyano T, Kohno S, et al (1998). Spontaneous

perforation of choledochal cyst: a study of 13 cases. Eur J
Pediatr Surg; 8: 23–25.
Arda IS, Tuzun M, Aliefendioglu D, et al (2005). Spontaneous
rupture of extrahepatic choledochal cyst: two pediatric cases
and literature review. Eur J Pediatr Surg;15(5):361-3.
Chardot C, Iskandarani F, et al (1995). Spontaneous
perforation of the biliary tract in infancy: a series of 11 cases.
Eur J Pediatr Surg; 6: 341–346
Karnak I, Tanyel FC, et al (1997). Spontaneous rupture of
choledochal cyst: an unusual cause of acute abdomen in
children. J Pediatr Surg;32(5):736-8.
Maheshwari M, Parekh BR, Lahoti BK (2002). Biliary
peritonitis: a rare presentation of perforated choledochal cyst.
Indian Pediatr; 39:588–592.
Moss RL, Musemeche CA (1997). Successful management of
ruptured choledochal cyst by primary cyst excision and
biliary reconstruction. J Pediatr Surg; 32: 1490–1491.
Sai Prasad TR, Chui CH, Low Y, et al (2006). Bile duct
perforation in children: is it truly spontaneous? Ann Acad
Med Singapore; 35(12):905-8.
Seema, Sharma A, Seth A, et al (2000). Spontaneous rupture of
choledochal cyst. Indian J Pediatr; 67: 155–156.
Treem WR, Hyams JS, et al (1991). Spontaneous rupture of a
choledochal cyst: clues to diagnosis and etiology. J Pediatr
Gastroenterol Nutr; 13: 301–306.
Ueno S, Hirakawa H, Yokoyama S, et al (2005). Emergent
biliary drainage for choledochal cyst. Tokai J Exp Clin Med;
30(1):1-6.
Wagholikar GD, Chetri K, Yachha SK, et al (2004).
Spontaneous perforation-a rare complication of choledochal

cyst. Indian J Gastroenterol;23(3):111-2.

105



×